Khủng hoảng Kênh đào Suez là gì?

Nguồn:What was the Suez Crisis?“, History, 27/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng Suez là kết quả của quyết định bởi Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser vào tháng 7/1956 nhằm quốc hữu hóa 120 dặm Kênh đào Suez vốn trước đó được đồng kiểm soát bởi Anh và Pháp. Quyết định này một phần nhằm tài trợ cho việc xây dựng đập Aswan trên sông Nile, một dự án mà các nước phương Tây đã từ chối tài trợ. Hơn hai phần ba lượng dầu được sử dụng bởi châu Âu được vận chuyển qua tuyến đường thủy mang tính quan trọng chiến lược nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ này, và Thủ tướng Anh Anthony Eden đã thề đòi lại “con đường huyết mạch vĩ đại của đế chế.”

Continue reading “Khủng hoảng Kênh đào Suez là gì?”

29/01/1861: Kansas được sáp nhập vào Mỹ

Nguồn: Kansas enters the Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1861, Kansas, với tư cách một bang tự do, đã trở thành tiểu bang thứ 34 được kết nạp vào Liên minh miền Bắc (the Union). Cuộc đấu tranh giữa phe ủng hộ và phe chống đối chế độ nô lệ ở Kansas là một trong các nhân tố chính gây ra Nội chiến Mỹ.

Năm 1854, Kansas và Nebraska là các vùng lãnh thổ dùng chủ quyền nhân dân (phổ thông đầu phiếu) để quyết định vấn đề chế độ nô lệ. Trong khi không có tranh luận nào về vấn đề này ở Nebraska, vì bang này gồm toàn người định cư từ miền Trung Tây, nơi không có chế độ nô lệ; thì ở Kansas, tình hình lại rất khác. Dù hầu hết người dân đều theo chủ nghĩa bãi nô, vẫn có khá nhiều người Missouri ủng hộ chế độ nô lệ sống ở vùng biên giới. Continue reading “29/01/1861: Kansas được sáp nhập vào Mỹ”

Lê-nin và việc ‘chặt một cây xanh giam tù một tháng’

Tác giả: Nguyễn Lục Gia

Với tư cách Chủ tịch Hội đồng Lao động và Quốc phòng, gọi đầy đủ là Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô-viết Liên bang Nga (1917-1924), ngày 14/06/1920, V. I. Lê-nin đã ban hành một Quyết định mà về sau Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác – Lê-nin trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đặt thành tiêu đề Quyết định về việc xử phạt chủ nhiệm nhà an dưỡng “Goóc-ki” E. I-a. Vê-ve. Vê-ve là đảng viên Bôn-sê-vích từ năm 1917, công nhân Cận vệ đỏ, chủ nhiệm nhà an dưỡng Goóc-ki trong quãng thời gian 1918-1924. Nội dung của Quyết định đề cập đến quy trình áp dụng các hình thức xử phạt đối với Vê-ve về tội danh tự ý chặt một cây thông, làm tổn hại tài sản xã hội chủ nghĩa. Quyết định nguyên văn như sau. Continue reading “Lê-nin và việc ‘chặt một cây xanh giam tù một tháng’”

28/01/1945 : ‘Đường Miến Điện’ được mở cửa trở lại

Nguồn: Burma Road is reopened, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một phần của “Đường Miến Điện” (Burma Road) – đoạn đường dài 717 dặm chạy từ Lashio, Myanmar đến Côn Minh, Trung Quốc, đã được quân Đồng minh mở cửa trở lại để tiếp tục cung cấp tiếp viện cho Trung Quốc.

Năm 1937, chiến tranh Trung -Nhật nổ ra. Khi ấy, do bị người Nhật chiếm đóng bờ biển, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một tuyến đường để đưa các hàng tiếp viện quan trọng từ bên ngoài vào nội địa, tránh được vòng vây của Nhật Bản. Con đường được hoàn thành vào năm 1939, và kể từ đó, hàng hóa đến Trung Quốc qua hai chặng: đường biển đến Rangoon, và sau đó là đường tàu hỏa đến Lashio. Tuy nhiên, vào tháng 04/1942, khi Nhật Bản chiếm được phần lớn Miến Điện, tuyến đường từ Lashio sang Trung Quốc bị đóng cửa, và dòng tiếp viện bị cắt. Continue reading “28/01/1945 : ‘Đường Miến Điện’ được mở cửa trở lại”

Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P6)

Tng hp: Mai Nguyễn

41 – Tướng Cao Văn Viên: Tổng tham mưu trưởng kỳ lạ nhất Sài Gòn

Năm 1971, choáng váng bởi tổn thất nặng sau chiến dịch Lam Sơn 719, ông Thiệu nhờ Trần Văn Đôn nói với đại tướng Cao Văn Viên (trong hình), Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn, hãy quét tầm nhìn chiến lược đến các quân khu, chịu khó tiếp xúc với các tư lệnh vùng để tăng cường quân lực, chứ đừng ở mãi trong văn phòng riêng như ông Viên vẫn làm.

Tại sao ông Thiệu không trực tiếp nói với Cao Văn Viên mà phải nhờ Trần Văn Đôn? Bởi Thiệu có nói nhưng đại tướng Viên vẫn không nhúc nhích, cứ ngồi một chỗ để chỉ huy ngót một triệu quân qua…điện đàm là chính. Ông Đôn gặp Cao Văn Viên hỏi lý do. Ông Viên bảo: Continue reading “Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P6)”

27/01/1973: Ký Hiệp định Hòa bình Paris

Nguồn: Paris Peace Accords signed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, đại diện của Mỹ, Việt Nam Cộng hòa, chính quyền miền Bắc và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) đã chính thức ký  “Hiệp định chấm dứt chiến tranh và khôi phục hòa bình ở Việt Nam” tại Paris.

Vì phía Việt Nam Cộng hòa nhất quyết không công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam, nên mọi đề cập đến Chính phủ này đều chỉ nằm trong phiên bản song phương do chính quyền miền Bắc và Mỹ ký. Còn phía Việt Nam Cộng hòa được trao một phiên bản hiệp định riêng biệt, trong đó không đề cập đến chính phủ Việt Cộng. Đây là một phần trong nỗ lực từ trước đó rất lâu của Sài Gòn nhằm từ chối công nhận Việt Cộng là một bên hợp pháp trong các cuộc thảo luận về chấm dứt chiến tranh. Continue reading “27/01/1973: Ký Hiệp định Hòa bình Paris”

26/01/1945: Liên Xô giải phóng Auschwitz

Nguồn: Soviets liberate Auschwitz, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, quân Liên Xô đã tiến tới Auschwitz, Ba Lan, và giải phóng những người còn sống sót trong các trại tập trung. Họ cũng đồng thời tiết lộ cho toàn thế giới biết về nỗi kinh hoàng ở nơi đây.

Auschwitz khi ấy đã bị biến thành một khu trại tập trung rộng lớn, được đánh số lần lượt là Auschwitz I, II, và III. Ngoài ra, còn có 40 trại “vệ tinh” nhỏ hơn nằm xung quanh. Tại Auschwitz II (thành lập tháng 10/1941 ở Birkenau) lực lượng SS của Đức đã tạo ra một nơi giết chóc khổng lồ, gồm có 300 trại tù; 4 “nhà tắm công cộng” mà thực ra chính là các phòng hơi ngạt; cùng nhiều hầm tử thi và lò hỏa thiêu. Hàng ngàn tù nhân còn bị đưa ra làm vật thí nghiệm y tế bởi tay bác sĩ Josef Mengele, hay còn được biết đến là “Thiên thần của Cái chết.” Continue reading “26/01/1945: Liên Xô giải phóng Auschwitz”

Tư duy người Trung Quốc trong mắt một người phương Tây


Tác giả: Kiệt Phu | Biên dịch: Mộc Vệ

Ông Lexus, một người Đức từng du học ở Trung Quốc vừa có phát ngôn gây tranh luận rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc. Ông Lexus nói: trên weibo, ông thấy người Trung Quốc rất khó hiểu, dường như ông nói gì cũng bị người Trung Quốc chửi bới. Ông còn đề cập một hiện tượng: “Những bài viết bị gỡ bỏ trên weibo đa số là vì có người tố giác. Tôi cảm thấy mọi người luôn rình rập lẫn nhau, thật khó hiểu. Chúng ta chỉ nên tố giác phần tử xấu xa khủng bố. Còn đối với người khác quan điểm mà hành động như thế là hỏng bét, hệ quả là mọi người tự tạo thành thói quen kiểm duyệt chính mình, những điều nên nói lại không dám nói, gặp ai cũng phải cảnh giác”.

Ông Lexus cảm nhận, trên weibo người ta chỉ tìm cách chụp mũ và chửi nhau. Dường như nhiều người Trung Quốc không kể lý lẽ, không thích nghe nói lý sự… Phải giải thích về vấn đề này như thế nào? Continue reading “Tư duy người Trung Quốc trong mắt một người phương Tây”

Triển vọng quan hệ Nhật – Mỹ – Nga dưới thời Trump

Nguồn: Bill Emmott, “Japanese Foreign Policy in the Trump Era”, Project Syndicate, 13/12/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tháng 12/2016 sẽ là tháng hòa giải đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đó là khi ông có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo của hai quốc gia đã đối đầu Nhật Bản trong Thế chiến II: Hoa Kỳ và Nga.

Có khả năng ông Abe sẽ đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin, sau đó không lâu sẽ là cuộc hội đàm giữa ông và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nhưng các sự kiện này thực chất là dấu hiệu báo trước một tương lai bất ổn và khó khăn đối với Nhật Bản cũng như toàn bộ khu vực Đông Á. Continue reading “Triển vọng quan hệ Nhật – Mỹ – Nga dưới thời Trump”

25/01/1942: Thái Lan tuyên chiến với Anh và Mỹ

Nguồn: Thailand declares war on the United States and England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Thái Lan – “quốc gia bù nhìn” trong tay Nhật Bản, đã tuyên chiến với các nước Đồng minh.

Khi Thế chiến nổ ra ở châu Âu vào tháng 09/1939, Thái Lan đã tuyên bố trung lập. Điều này khiến cho Pháp và Anh vô cùng thất vọng. Hai nước này đều có thuộc địa xung quanh đất Thái và đã hy vọng người Thái sẽ hỗ trợ Đồng minh ngăn chặn Nhật Bản xâm lược các lãnh thổ thuộc khu vực Thái Bình Dương. Nhưng người Thái thậm chí còn đi ngược lại mong muốn của các nước châu Âu, khi “làm bạn” với Nhật Bản và thêm vào sách giáo khoa bản đồ tương lai của “nước Thái Lan rộng lớn” với một phần lãnh thổ nằm trên đất Trung Quốc. Continue reading “25/01/1942: Thái Lan tuyên chiến với Anh và Mỹ”

Liên Xô đã chết vĩnh viễn!

Nguồn: Ghia Nodia, The Soviet Union is Dead for Good,” Project Syndicate, 29/12/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đêm giao thừa năm nay đánh dấu kỷ niệm lần thứ 25 ngày Liên Xô chính thức tan rã. Nhưng, thay vì ăn mừng, nhiều người Nga – và một số người ở phương Tây – lại phân vân về kết cục đó.

Tổng thống Nga Vladimir Putin dẫn đầu danh sách những người nghi ngờ. Hồi năm 2005 ông đã đưa ra lập trường về việc Liên Xô tan rã, khi gọi đó là “một thảm kịch địa chính trị lớn của thế kỷ 20.” Và một số người ở phương Tây cho rằng các nhà nước mới nổi lên từ đống đổ nát – cụ thể là Ukraine và các nước cộng hòa Baltic – sẽ là nguồn cơn chính cho thái độ oán giận và chủ nghĩa trả thù của Nga trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh. Continue reading “Liên Xô đã chết vĩnh viễn!”

24/01/1972: Lính Nhật được tìm thấy đang trốn ở Guam

Nguồn: Japanese soldier found hiding on Guam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, sau 28 năm lẩn trốn trong rừng rậm của đảo Guam, trung sĩ người Nhật Shoichi Yokoi đã được các nông dân địa phương phát hiện. Khi được tìm thấy, ông thậm chí còn không biết rằng Thế chiến II đã kết thúc.

Guam là một hòn đảo rộng 200 dặm vuông nằm về phía tây Thái Bình Dương. Năm 1898, người Mỹ đã giành được hòn đảo này sau chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha. Năm 1941, Nhật Bản tấn công và chiếm lấy Guam. Đến năm 1944, sau ba năm bị người Nhật chiếm đóng, lực lượng của Mỹ đã tái chiếm hòn đảo. Đây cũng là thời điểm mà Yokoi, sau khi bị đồng đội bỏ rơi trong lúc rút lui, đã quyết định bỏ trốn chứ không chịu đầu hàng người Mỹ. Continue reading “24/01/1972: Lính Nhật được tìm thấy đang trốn ở Guam”

Hệ thống chính trị đa đảng có thể hủy hoại Singapore

Nguồn:Multi-party political system could ruin Singapore: Ong Ye Kung”, TODAY, 24/01/2017.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Nếu bối cảnh chính trị ở đây phát triển thành một hệ thống với nhiều hơn một đảng chính trị chi phối, thì điều đó có thể có nghĩa là xảy ra rất nhiều “va chạm trên thực tế” bởi các công đoàn và hiệp hội khác nhau và thậm chí là cả các phương tiện truyền thông trở nên bị chia rẽ khi các bên đều tìm kiếm sự ủng hộ, Bộ trưởng Giáo dục Ong Ye Kung (phục trách Giáo dục đại học và Kỹ năng) cho biết.

Và nếu các đảng chính trị tập hợp với nhau theo những ngọn cờ “xấu”, như chủng tộc, ngôn ngữ hay tôn giáo, thì “thứ kết hợp độc hại” này có thể làm đất nước bị phá hỏng, ông Ong cho biết, và lưu ý rằng ngay cả khi các đảng chính trị đại diện cho các quan điểm đa dạng, chính bản chất đó “vẫn có thể biến tướng, gây bất hòa và chia rẽ xã hội”. Continue reading “Hệ thống chính trị đa đảng có thể hủy hoại Singapore”

Chu Hữu Quang: Cha đẻ bính âm, nhà bất đồng chính kiến

Nguồn: Margalit Fox, “Zhou Youguang, Who Made Writing Chinese as Simple as ABC, Dies at 111,” The New York Times, 14/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin ông Chu Hữu Quang (Zhou Youguang), người được biết đến với tư cách là cha đẻ của bính âm Hán ngữ (pinyin) vì đã tạo nên một hệ thống viết chữ Hán bằng bảng chữ cái Latinh vốn trở thành tiêu chuẩn quốc tế kể từ khi được giới thiệu cách đây khoảng 60 năm, đã qua đời hôm thứ Bảy ở Bắc Kinh. Ông thọ 111 tuổi.

Trong những thập niên gần đây, với sự tự tin vì có tuổi thọ trời ban, ông Chu cũng là một người phê bình thẳng thắn chính quyền Trung Quốc.

“Họ làm được gì,” ông hỏi thẳng trong một cuộc phỏng vấn với BBC năm 2012. “Đến bắt tôi đi?” Continue reading “Chu Hữu Quang: Cha đẻ bính âm, nhà bất đồng chính kiến”

23/01/1941: Lindbergh khuyên Mỹ đàm phán với Hitler

Nguồn: Lindbergh to Congress: Negotiate with Hitler, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Charles A. Lindbergh, người được xem là anh hùng dân tộc của Mỹ kể từ sau chuyến bay một mình không ngừng qua Đại Tây Dương, đã ra điều trần trước Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện về Đạo luật Lend-Lease và đề xuất rằng Mỹ nên đàm phán một hiệp ước trung lập với Hitler.

Lindbergh sinh năm 1902 tại Detroit, có cha là một Hạ nghị sĩ. Niềm đam mê với việc bay trên bầu trời đã khiến ông theo học tại trường hàng không Lincoln, Nebraska, và sau đó trở thành một phi công kiêm liên lạc viên. Ông thường xuyên bay theo con đường từ St. Louis đến Chicago, và rồi bất ngờ quyết định cố gắng để trở thành phi công đầu tiên bay một mình không nghỉ từ New York đến Paris. Continue reading “23/01/1941: Lindbergh khuyên Mỹ đàm phán với Hitler”

Trung Quốc bình luận về diễn văn nhậm chức của Trump

Nguồn: Thời báo Hoàn Cầu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sáng ngày 20 tháng 1 theo giờ địa phương, tức ngày 21 giờ Bắc Kinh, Tổng thống thứ 45 nước Mỹ Donald Trump chính thức tuyên thệ nhậm chức. Ông đã đọc một bài diễn văn nhậm chức có màu sắc cá nhân rất mạnh. Bài diễn văn này nhất định sẽ gây ra sự đánh giá vô cùng phức tạp tại nước Mỹ và trên toàn thế giới.

Trước mặt mấy vị Tổng thống tiền nhiệm, đầu tiên Trump công khai công kích chính sách đối nội đối ngoại trước đây của Mỹ, mô tả nước Mỹ trước đó mỗi ngày đều là sai lầm, ông điểm lại từng thất bại trong các lĩnh vực đời sống dân chúng. Ông tuyên bố: “Hôm nay không chỉ là sự chuyển giao quyền lực từ Tổng thống tiền nhiệm sang Tổng thống kế nhiệm, từ một chính đảng này sang một chính đảng khác”, mà là “sự chuyển giao quyền lực từ Washington vào tay nhân dân Mỹ”. Continue reading “Trung Quốc bình luận về diễn văn nhậm chức của Trump”

22/01/1840: Thực dân Anh đặt chân đến New Zealand

Nguồn: British colonists reach New Zealand, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1840, dưới sự lãnh đạo của chính khách người Anh – Edward G. Wakefield, thực dân Anh lần đầu tiên đặt chân đến cảng Nicholson trên đảo Auckland, New Zealand.

Năm 1642, hoa tiêu người Hà Lan, Abel Tasman, đã trở thành người châu Âu đầu tiên khám phá ra quần đảo ở Nam Thái Bình Dương mà sau này được gọi là New Zealand. Khi cố gắng cập bến lên đất liền, một số thành viên trong đoàn của Tasman đã bị các chiến binh Maori bản địa giết chết. Nguyên nhân là vì người Maori xem tiếng kèn trumpet ra hiệu của người châu Âu là dấu hiệu của một cuộc chiến. Continue reading “22/01/1840: Thực dân Anh đặt chân đến New Zealand”

Bức tường Hadrian là gì?

Nguồn:What is Hadrian’s Wall?“, History, 21/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Được xây dựng theo lệnh của Hoàng đế La Mã Hadrian và được đặt tại Vương quốc Anh, Bức tường Hadrian là một pháo đài phòng thủ đánh dấu biên giới phía tây bắc của Đế quốc La Mã trong ba thế kỷ. Bức tường có chiều dài 73 dặm và trải dài từ hai đầu bờ biển, cắt ngang miền Bắc nước Anh ngày nay, giữa Wallsend ở phía đông đến Bowness-on-Solway ở phía tây. Việc xây dựng có thể đã được bắt đầu vào khoảng năm 122 SCN, sau khi Hadrian đến thăm một tỉnh La Mã mà thời bấy giờ được gọi là Britannia, và người ta cho rằng đã có một đội quân 15.000 người làm việc trong ít nhất sáu năm để hoàn thành bức tường. Phần lớn bức tường được làm từ đá, mặc dù một vài phần được đắp từ đất cỏ. Continue reading “Bức tường Hadrian là gì?”

#267 – Triển vọng của chủ nghĩa kiến tạo đối với lý thuyết QHQT

Nguồn: Ted Hopf, “The Promise of Constructivism in International Relations Theory”, International Security, Vol. 23, No. 1 (Summer 1998), pp. 171-200.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Chủ nghĩa kiến tạo – kẻ thách thức sự thống trị liên tục của chủ nghĩa tân hiện thực và tân tự do thể chế trong nghiên cứu QHQT ở Hoa Kỳ – thường bị các học giả “dòng chính [mainstream]” đánh giá với rất nhiều sự nghi ngờ.[1] Có nhiều lý do giải thích cho sự chào đón [không thân thiện] này, trong đó ba nguyên nhân chính là việc các học giả dòng chính đánh giá, một cách sai lầm, thuyết kiến tạo có tính chất hậu hiện đại [postmodern] và phản thực chứng [antipositivist]; bản thân thuyết kiến tạo cũng mâu thuẫn trong việc áp dụng các phương pháp xã hội học dòng chính mà vẫn không phải hy sinh sự khác biệt về lý thuyết của chúng; và, có liên quan đến mâu thuẫn trên, sự thất bại của thuyết kiến tạo đối với việc phát triển một chương trình nghiên cứu khác biệt [so với hai lý thuyết dòng chính còn lại]. Trong bài viết này, tôi sẽ làm rõ các luận điểm của phái kiến tạo, chỉ ra sự khác biệt giữa dòng kiến tạo “thường quy” [conventional constructivism] và “phê phán” [critical constructivism], và đề xuất một chương trình nghiên cứu có khả năng cung cấp một cách tiếp cận khác đối với các vấn đề quan hệ quốc tế chính yếu được nghiên cứu và một vài ví dụ chỉ ra những gì mà chỉ có thuyết kiến tạo mới có thể đóng góp vào việc nghiên cứu chính trị quốc tế đó. Continue reading “#267 – Triển vọng của chủ nghĩa kiến tạo đối với lý thuyết QHQT”

21/01/1793: Vua Louis XVI bị xử tử

Nguồn: King Louis XVI executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1793, một ngày sau khi bị buộc tội cấu kết với ngoại bang và bị tuyên án tử hình bởi Quốc Ước (National Convention), Vua Louis XVI đã bị đưa lên máy chém ở Quảng trường Cách mạng tại Paris.

Louis XVI lên ngôi năm 1774. Ngay từ đầu, ông đã không phải người thích hợp để xử lý các vấn đề tài chính nghiêm trọng thừa hưởng từ ông nội của mình, vua Louis XV. Năm 1789, trong một nỗ lực cuối cùng để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính của đất nước, Louis triệu tập Hội nghị các Đẳng cấp (States-General) gồm đại diện của Đẳng cấp thứ nhất (tăng lữ), Đẳng cấp thứ hai (quý tộc), và Đẳng cấp thứ ba (gồm đại tư sản, tư sản công thương, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân nghèo). Continue reading “21/01/1793: Vua Louis XVI bị xử tử”