29/07/1967: Hoả hoạn trên tàu sân bay USS Forrestal

Nguồn: Rocket causes deadly fire on aircraft carrier, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, vụ hỏa hoạn trên USS Forrestal, một tàu sân bay của Hải quân Mỹ đang neo ngoài khơi bờ biển Việt Nam, đã giết chết 134 quân nhân. Vụ hỏa hoạn chết người này bắt đầu do một vụ phóng tên lửa vô tình.

Trong Chiến tranh Việt Nam, USS Forrestal thường neo ngoài khơi bờ biển miền Bắc Việt Nam, tiến hành các hoạt động tác chiến. Sáng ngày 29/7, con tàu đang chuẩn bị làm nhiệm vụ thì một tên lửa từ một trong những máy bay chiến đấu phản lực F-4 Phantom trên tàu đã vô tình được phóng đi. Tên lửa đã lao qua boong tàu và trúng vào một máy bay phản lực A-4 Skyhawk đang đậu. Chiếc Skyhawk, đang chờ cất cánh, được lái bởi John McCain, thượng nghị sĩ tương lai của Arizona. Continue reading “29/07/1967: Hoả hoạn trên tàu sân bay USS Forrestal”

Về số phận của Nho giáo

Tác giả: Hồ Sĩ Qúy*

Nho giáo là một trong số hiếm hoi các học thuyết chính trị – xã hội có số phận thật đặc biệt trong lịch sử tư tưởng nhân loại.

Đặc biệt ở chỗ, trải qua hàng nghìn năm, đến nay, Nho giáo vẫn là một “học thuyết sống”- còn đang sống, chứ không phải chỉ được trưng bày trong các “bảo tàng” như không ít học thuyết khác. Tuy trường tồn, nhưng số phận của Nho giáo lại “chẳng hề may mắn”, ngược lại, vị thế của Nho giáo rất thăng trầm. Nó thường bị người đời và các chính thể cầm quyền nhìn nhận khá phức tạp. Và do vậy, việc đánh giá vai trò của Nho giáo trong các thời đại cũng luôn diễn ra theo những khuôn thước khác nhau, với các thái độ khác biệt nhau, và thường là đối lập nhau. Sang thế kỷ 21, Nho giáo vẫn gây tranh cãi ở sức sống và tính lợi hại của nó. Mức độ ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo và sức thu hút của bản thân học thuyết Nho giáo vẫn phụ thuộc một cách đáng ngại vào những quan điểm thế quyền. Điều đó làm rối thêm sự tranh cãi trong nhiều diễn đàn và dường như đang có xu hướng tăng lên cùng với sự trỗi dậy của “con sư tử Trung Hoa” đương đại. Continue reading “Về số phận của Nho giáo”

Thế giới hôm nay: 28/07/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,4% theo năm trong quý hai, đánh bại dự đoán 1,8% của giới quan sát, nhờ chi tiêu tiêu dùng mạnh và gia tăng đầu tư tư nhân. Khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên của kinh tế Mỹ là tin tốt cho các nhà hoạch định chính sách. Và lạm phát cũng đang giảm bớt khi giá tiêu dùng chỉ tăng 3% trong tháng 6, mức thấp nhất trong hơn hai năm. Hôm thứ Tư, chủ tịch Fed Jerome Powell nói ông không còn nghĩ Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay.

Giới lãnh đạo quân sự của Niger tuyên bố ủng hộ cuộc đảo chính chống lại tổng thống Mohamed Bazoum. Một nhóm sĩ quan đã tuyên bố tiếp quản trên truyền hình quốc gia vào thứ Tư, cho đóng cửa biên giới và áp đặt lệnh giới nghiêm trên toàn quốc. Ông Bazoum tuyên bố trên X (trước đây là Twitter) sẽ bảo vệ nền dân chủ “khó khăn lắm mới giành được” của đất nước. Cuộc đảo chính sẽ làm phức tạp thêm những nỗ lực của phương Tây nhằm giúp Niger kiềm chế các nhóm nổi dậy ở nước này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/07/2023”

Chuyển động Quốc Phòng (21/7 – 27/7/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (21/7 – 27/7/2023)”

Hun Sen đang tìm kiếm công thức kỳ diệu cho chính trị Campuchia

Nguồn: Markus Karbaum, “In Cambodia, Hun Sen Searches for the Magic Political Formula,” The Diplomat, 18/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đã rõ ai là người chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Campuchia, nhưng vị Thủ tướng lâu năm sẽ phải đối mặt với thách thức trong việc trao quyền cho con trai cả của mình, đồng thời tránh để xảy ra xung đột nội bộ nghiêm trọng.

Người đứng đầu chính phủ Campuchia đã không lường trước được điều này. Cuối tháng 6 vừa qua, ba tuần trước cuộc bầu cử quốc hội, Facebook tuyên bố sẽ đình chỉ tài khoản có 14 triệu người theo dõi của Thủ tướng Hun Sen trong sáu tháng. Lý do là vì trong một bài phát biểu hồi tháng 1, Hun Sen đã đe dọa sử dụng bạo lực với các đối thủ chính trị, và bài phát biểu này đã được công khai dưới dạng video. Hội đồng giám sát độc lập tại công ty mẹ của Facebook, Meta, xem đây là hành vi vi phạm nguyên tắc người dùng. Để giữ thể diện trước lệnh cấm này, Hun Sen đã xóa tài khoản của mình, cùng với hàng nghìn bài viết mà ông đã đăng kể từ năm 2016. Continue reading “Hun Sen đang tìm kiếm công thức kỳ diệu cho chính trị Campuchia”

27/07/1949: Máy bay phản lực thương mại đầu tiên bay thử nghiệm

Nguồn: First commercial jet makes test flight, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, chiếc máy bay phản lực đầu tiên trên thế giới, de Havilland Comet, đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên ở Anh. Máy bay phản lực này cuối cùng sẽ cách mạng hóa ngành hàng không, giảm một nửa thời gian di chuyển bằng đường hàng không, bằng cách cho phép máy bay lên cao nhanh hơn và bay cao hơn. Continue reading “27/07/1949: Máy bay phản lực thương mại đầu tiên bay thử nghiệm”

Những dấu hỏi quanh việc Ngoại trưởng Trung Quốc bị cách chức

Nguồn: Chris Buckley và David Pierson, “China’s Foreign Minister Is Removed After a Month of Silence,” New York Times, 25/07/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tần Cương, một nhân vật được Tập Cận Bình trọng dụng, đã bị thay thế bởi Vương Nghị, một nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm, để lại nhiều câu hỏi chưa có lời đáp về sự thất sủng của Tần.

Chỉ mới 5 tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc, Tần Cương, còn giữ vị trí trung tâm trong nhiệm vụ khôi phục quan hệ ngoại giao cấp cao Mỹ-Trung: Ông đã bắt tay với Ngoại trưởng Antony J. Blinken tại Bắc Kinh và nhận lời mời tới thăm Mỹ. Continue reading “Những dấu hỏi quanh việc Ngoại trưởng Trung Quốc bị cách chức”

Bài học từ Ukraine (P2): Tác chiến điện tử và cuộc chiến gây nhiễu

Nguồn: Shashank Joshi, The latest in the battle of jamming with electronic beams, The Economist, 03/7/2023

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Xem thêm: Phần 1

Gây nhiễu đang là biện pháp hữu hiệu để loại bỏ drone và tên lửa khỏi bầu trời.

Khi các pháo thủ Ukraine bắt đầu sử dụng các quả đạn pháo có độ chính xác cao Excalibur vào khoảng thời gian đầu cuộc chiến, họ thật sự rất hài lòng, và có phần tự đắc. Với các loại đạn pháo thông thường, các pháo thủ phải bắn nhiều loạt đạn vào mục tiêu để tiêu diệt chúng, ngay cả khi họ biết chính xác họ đang nhắm vào đâu. Excalibur, được dẫn đường bằng GPS, dường như đã trở thành một “viên đạn bạc”: một phát bắn, và một mục tiêu bị tiêu diệt. Thế nhưng, vào tháng 3 năm 2023 có thứ gì đó đã thay đổi. Các quả đạn Excalibur chỉ đơn giản là rơi từ trên trời xuống theo đúng nghĩa đen, hay thất bại trong việc tiêu diệt mục tiêu. Và điều này xảy ra không chỉ một lần: hàng tuần trôi qua mà không có mục tiêu nào bị tiêu diệt thành công. Đây là một lời nhắc nhở đáng lo ngại về tác động sâu sắc của tác chiến điện tử (electronic warfare) tới cuộc chiến tại Ukraine. Continue reading “Bài học từ Ukraine (P2): Tác chiến điện tử và cuộc chiến gây nhiễu”

Thế giới hôm nay: 26/07/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trung Quốc miễn nhiệm Tần Cương, người đã không xuất hiện kể từ ngày 25 tháng 6, và bổ nhiệm Vương Nghị vào vị trí bộ trưởng ngoại giao (ông Vương là ngoại trưởng tiền nhiệm). Ông Tần chỉ mới giữ chức vụ này được bảy tháng. Giới chức nói ông vắng mặt vì “lý do sức khỏe,” khiến nhiều người đồn đoán. Chủ tịch Tập Cận Bình đã ký sắc lệnh cho phép miễn nhiệm ông Tần, người từng được coi là cấp dưới thân tín của ông, theo hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã.

Phan Công Thắng (Pan Gongsheng) được bổ nhiệm làm thống đốc mới của ngân hàng trung ương Trung Quốc. Từng là nghiên cứu viên cấp cao tại Harvard và làm phó thống đốc từ năm 2012, ông Phan trở thành bí thư đảng uỷ ngân hàng từ ngày 1 tháng 7. Các mục tiêu của ông gồm giảm thiểu mức nợ cao của chính quyền địa phương và đà suy thoái trong lĩnh vực bất động sản. Kinh tế Trung Quốc đang chậm lại sau khi các biện pháp phong toả covid kết thúc vào năm ngoái. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/07/2023”

Putin còn hữu ích với Tập Cận Bình bao lâu nữa?

Nguồn:  Sergey Radchenko, “習近平還能支持普丁多久”, New York Times 23/7/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Năm 1969, Trung Quốc và Liên Xô dường như đang ở trên bờ vực chiến tranh.

Hai nước đã có một cuộc đụng độ chết người ở biên giới vào tháng 3 năm đó và một cuộc đụng độ khác vào tháng 8. Điện Kremlin nói bóng gió về một cuộc tấn công hạt nhân. Trong vài năm tiếp theo, họ khẩu chiến dữ dội với nhau. Mao Trạch Đông cảnh báo, “Ai ị lên đầu chúng tôi thì chúng tôi sẽ trả đũa!” Nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev gọi Mao là “Đồ phản bội.” Một liên minh mà Moskva và Bắc Kinh trước đây coi là không thể phá vỡ đã nhanh chóng bị phá vỡ. Continue reading “Putin còn hữu ích với Tập Cận Bình bao lâu nữa?”

25/07/1943: Benito Mussolini bị phế truất

 Nguồn: Benito Mussolini falls from power, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Benito Mussolini, nhà độc tài nước Ý, đã bị chính Đại Hội đồng Phát xít (Grand Council) của mình bỏ phiếu truất quyền và bị bắt giữ sau khi rời cuộc gặp với Vua Victor Emmanuel, người đã nói với ông rằng họ đã thua trong cuộc chiến. Mussolini đã phản ứng nhẹ nhàng một cách khác thường. Continue reading “25/07/1943: Benito Mussolini bị phế truất”

Thế giới hôm nay: 25/07/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quốc hội Israel thông qua đạo luật tước quyền phủ quyết của Tòa án Tối cao đối với các quyết định “vô lý” của chính phủ. Bộ trưởng tư pháp Yariv Levin nói đây là “bước đầu tiên” trong việc “sửa chữa hệ thống tư pháp,” trong khi các nghị sĩ đối lập tẩy chay cuộc bỏ phiếu. Biểu tình phản đối cải cách vẫn leo thang khi hàng chục nghìn người tụ tập bên ngoài toà nhà quốc hội hô vang “dân chủ hoặc nổi loạn.” Một diễn đàn kinh doanh hàng đầu, bao gồm khoảng 150 công ty lớn nhất Israel, đã đình công vào thứ Hai.

Máy bay không người lái của Nga đã phá hủy các kho chứa ngũ cốc trên sông Danube ở Ukraine, vốn là một tuyến xuất khẩu quan trọng. Các cảng này nằm gần Romania, một nước thành viên NATO. Kể từ khi rút khỏi thỏa thuận cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng Biển Đen, Nga đã nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng cảng của nước này. Trước đó, Nga cáo buộc Ukraine tiến hành “tấn công khủng bố” bằng máy bay không người lái làm hư hại ít nhất hai tòa nhà ở Moscow. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/07/2023”

Myanmar là tiền tuyến của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới?

Nguồn: Ye Myo Hein và Lucas Myers, “Is Myanmar the Frontline of a New Cold War?,” Foreign Affairs, 19/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và Trung Quốc đang định hình lại cuộc nội chiến Myanmar như thế nào?

Kể từ khi quân đội Myanmar lên nắm quyền trong cuộc đảo chính vào đầu năm 2021, nước này đã rơi vào vòng xoáy chết chóc. Những cuộc biểu tình ôn hòa chống chính quyền của quần chúng đã dần bùng lên thành kháng chiến vũ trang, khiến phần lớn đất nước rơi vào cuộc nội chiến mới. Kể từ đó, xung đột đã chuyển sang nổi dậy kéo dài, với các lực lượng mới, ủng hộ dân chủ chiến đấu bên cạnh các nhóm vũ trang sắc tộc, vốn đã đối đầu chính quyền trung ương suốt hàng chục năm. Dù ngày càng có khả năng xảy ra bế tắc chiến lược, cả chính quyền quân sự lẫn lực lượng kháng chiến đều tỏ ra quyết tâm tiếp tục chiến đấu. Các quốc gia láng giềng đã cố gắng làm trung gian hòa giải, nhưng một nền hòa bình thông qua thương lượng vẫn còn rất xa vời. Continue reading “Myanmar là tiền tuyến của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới?”

Thế giới hôm nay: 24/07/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu đã được cấy máy tạo nhịp tim trong ca phẫu thuật khẩn cấp vào sáng Chủ nhật. Văn phòng thủ tướng cho biết ông sẽ kịp xuất viện để kịp dự cuộc bỏ phiếu vào thứ Hai về kế hoạch đại tu ngành tư pháp. Biểu tình phản đối dự luật vẫn tiếp tục diễn ra bên ngoài toà nhà quốc hội ở Jerusalem. Nếu được thông qua, những cải cách do ông Netanyahu đề xuất sẽ tước quyền của Tòa Tối cao trong việc vô hiệu hóa các quyết định “vô lý” của chính phủ. Những người phản đối cho rằng dự luật sẽ tạo điều kiện cho tham nhũng và chính quyền yếu kém.

Đảng Nhân dân trung hữu (PP) của Tây Ban Nha đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ngay sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa. Phó lãnh đạo đảng nói tất cả các dấu hiệu đều cho thấy họ sẽ lần đầu về nhất kể từ năm 2016. Song bà tránh né các câu hỏi về Vox, đảng cực hữu mà PP cần để có đa số cầm quyền. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/07/2023”

Quan hệ của Trung Quốc với Đài Loan và Phương Tây nhìn từ quần đảo Mã Tổ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “On Taiwan’s remote islands, Lithuanian beer is the star,” Nikkei Asia, 20/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những chiếc kệ cửa hàng tiện lợi ở Quần đảo Mã Tổ đã phản ánh căng thẳng địa chính trị với Trung Quốc.

Khoảng 10 cửa hàng tiện lợi đang hỗ trợ cuộc sống của người dân địa phương trên Quần đảo Mã Tổ của Đài Loan chính là mô hình thu nhỏ của địa chính trị.

Nhiều loại bia bán ở các cửa hàng này đến từ Litva, một quốc gia nhỏ ở vùng Baltic đã khiến Bắc Kinh phẫn nộ khi cho phép đặt Văn phòng Đại diện Đài Loan ở thủ đô Vilnius. Continue reading “Quan hệ của Trung Quốc với Đài Loan và Phương Tây nhìn từ quần đảo Mã Tổ”

23/07/1914: Áo-Hung ra tối hậu thư cho Serbia

Nguồn: Austria-Hungary issues ultimatum to Serbia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, lúc sáu giờ tối, gần một tháng sau khi Thái tử Áo Franz Ferdinand và vợ bị ám sát bởi một người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc ở Sarajevo, Bosnia, Nam tước Giesl von Gieslingen, Đại sứ của Đế chế Áo-Hung tại Serbia, đã gửi tối hậu thư cho Bộ Ngoại giao Serbia.

Sau vụ ám sát Franz Ferdinand, nhận được hỗ trợ từ các đồng minh ở Berlin, Áo-Hung đã quyết định theo đuổi một chính sách cứng rắn đối với Serbia. Kế hoạch của họ, được phát triển với sự phối hợp của Bộ ngoại giao Đức, là thúc đẩy một cuộc xung đột quân sự mà Vienna hy vọng sẽ kết thúc nhanh chóng và dứt khoát với một chiến thắng áp đảo cho Áo, trước khi phần còn lại của châu Âu – cụ thể là đồng minh hùng mạnh của Serbia, Nga – có thời gian để phản ứng. Continue reading “23/07/1914: Áo-Hung ra tối hậu thư cho Serbia”

Trung Quốc công bố sai sự thật số người chết vì Covid-19

Nguồn:官方统计揭示中国新冠真实死亡人数,随后数据被删除”, The New York Times, 20/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Số liệu chính thức từ Trung Quốc cung cấp một cái nhìn hiếm hoi nhưng ngắn gọn về số người chết đích thực do dịch bệnh Covid-19 gây ra, cho thấy số ca tử vong do Covid-19 trong thời gian đầu năm nay tại một tỉnh ở Trung Quốc có thể gần bằng con số Bắc Kinh công bố về tổng số ca tử vong ở quốc gia này trong toàn bộ thời gian đại dịch diễn ra.

Số liệu nói trên được đăng ở trang web của chính quyền tỉnh vào hôm Thứ Năm (13/7) và đã bị xóa chỉ vài ngày sau đó. Nhưng các nhà dịch tễ học sau khi xem xét phiên bản trang được lưu trong bộ nhớ cache của thông tin đã cho biết đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy số liệu thống kê chính thức của nước này đã chênh lệch quá nhiều so với thực tế. Continue reading “Trung Quốc công bố sai sự thật số người chết vì Covid-19”

22/07/1942: Người Do Thái bị đưa từ khu ổ chuột Warsaw đến Treblinka

Nguồn: Deportations from Warsaw ghetto to Treblinka begin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, việc trục xuất có hệ thống người Do Thái khỏi khu ổ chuột Warsaw đã bắt đầu khi hàng nghìn người bị vây bắt mỗi ngày, sau đó được chuyển đến một trại tập trung/trại tử thần mới được xây dựng tại Treblinka, ở Ba Lan.

Ngày 17/07, Heinrich Himmler, người đứng đầu lực lượng SS của Đức Quốc Xã, đã đến Auschwitz, trại tập trung ở miền đông Ba Lan, và chứng kiến hơn 2.000 người Do Thái ở Hà Lan bị đưa đến trại. 500 người trong số này – chủ yếu là người già, người bệnh, và trẻ nhỏ – đã bị giết chết bằng khí ngạt. Continue reading “22/07/1942: Người Do Thái bị đưa từ khu ổ chuột Warsaw đến Treblinka”

Chuyển động Quốc Phòng (14/7 – 20/7/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Thế giới hôm nay: 21/07/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nga đã tấn công các cảng Biển Đen của Ukraine trong đêm thứ ba liên tiếp và tuyên bố tất cả các tàu đến các cảng này đều bị coi là “tàu chở hàng quân sự tiềm năng.” Lúa mì, vốn phần lớn được trồng ở Ukraine, tăng giá sau thông báo của Nga. Hôm thứ Hai, Nga đã rút khỏi thỏa thuận cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen. Các quan chức Mỹ cảnh báo Nga có thể tấn công các tàu dân sự và sau đó đổ lỗi cho Ukraine. Có khoảng 18 người bị thương trong các cuộc không kích của Nga vào thành phố cảng Mykolaiv, và cơ sở hạ tầng ở Odessa vẫn tiếp tục bị bắn phá.

Iraq trục xuất đại sứ Thụy Điển vài giờ sau khi một đám đông xông vào đại sứ quán nước này ở Baghdad. Chính phủ cũng đình chỉ giấy phép hoạt động cho tập đoàn viễn thông Thụy Điển Ericson, theo báo cáo của truyền thông địa phương. Người biểu tình ở Iraq phản đối việc cảnh sát Thụy Điển cho phép tổ chức một cuộc tuần hành đốt kinh Koran ở Stockholm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/07/2023”