Đồng đô la Mỹ tham gia chiến tranh tiền tệ

currency-wars

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Dollar Joins the Currency Wars,” Project Syndicate, 01/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong một thế giới nơi nhu cầu nội địa ở nhiều nền kinh tế tiên tiến và các thị trường mới nổi suy yếu, các nhà hoạch định chính sách đã bị cám dỗ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm thông qua xuất khẩu. Điều này đòi hỏi một đồng tiền yếu cũng như các chính sách tiền tệ thông thường lẫn trái lệ (unconventional) nhằm đạt được mức giảm giá đồng tiền cần thiết.

Từ đầu năm đến nay, hơn 20 ngân hàng trung ương trên thế giới đã nới lỏng chính sách tiền tệ, theo sau động thái tương tự của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Nhật Bản (BOJ). Trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone), các nước ở ngoại vi cần đồng nội tệ yếu để giảm thâm hụt cán cân thương mại và châm mồi tăng trưởng. Continue reading “Đồng đô la Mỹ tham gia chiến tranh tiền tệ”

19/05/1967: Liên Xô phê chuẩn hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân ngoài không gian

nucleartesting-620x310

Nguồn:Soviets ratify treaty banning nuclear weapons from outer space,” History.com (truy cập ngày 18/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 19 tháng 5 năm 1967, một trong những điều ước quốc tế lớn đầu tiên được xây dựng để hạn chế sự phổ biến của các loại vũ khí hạt nhân có hiệu lực khi Liên Xô phê chuẩn một thỏa thuận cấm thử vũ khí hạt nhân ngoài không gian. Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, và nhiều quốc gia khác đã ký và/hoặc phê chuẩn hiệp ước này.

Với sự ra đời của cái gọi là “chạy đua không gian” giữa Hoa Kỳ và Liên Xô từ năm 1957 khi Liên Xô phóng thành công vệ tinh Sputnik, một số người bắt đầu lo sợ rằng không gian vũ trụ có thể là biên giới tiếp theo cho việc mở rộng vũ khí hạt nhân. Continue reading “19/05/1967: Liên Xô phê chuẩn hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân ngoài không gian”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (19/05/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Chiến lược phối hợp hải dương mới của Hoa Kỳ – A Cooperative Strategy for 21st Century Seapower (CS – 21) đã được công bố hồi tháng 3 song vẫn nhận được nhiều ý kiến phân tích và phản hồi. Rõ ràng, Hải quân Hoa Kỳ nhận thấy mối đe dọa nghiêm trọng đến các khái niệm tác chiến thời hậu Chiến tranh Lạnh và đang thay đổi chiến lược nhằm đối phó với kẻ thù tương lai. Sự thay đổi này có thể được tóm tắt trong 3 yêu cầu sau:

Thứ nhất, tìm cách gia tăng mức độ rủi ro của đối thủ. Yêu cầu này tập trung chủ yếu vào khả năng tấn công tầm xa và độ chính xác của tên lửa. Chiến lược chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD) của các quốc gia như Trung Quốc, Triều Tiên, Iran là một trong những vấn đề được quan tâm trong CS – 21. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, Hải quân Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị thế độc tôn trên biển. Biên đội các tàu sân bay được xem là vũ khí lợi hại, có thể triển khai khắp thế giới nhằm bảo vệ các lợi ích của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trước sự phát triển của các loại tên lửa mới, các tàu trong biên đội, nhất là tàu sân bay dễ dàng trở thành mục tiêu dễ bị tấn công. Đáng kể trong số này có tên lửa DF – 21 của Trung Quốc. Bằng cách triển khai các tên lửa tấn công tầm xa chính xác trên nhiều loại tàu, kể cả tàu vận tải và tàu đổ bộ, Washington có thể giảm thiểu thiệt hại mà vẫn tăng cường được sức tấn công đáp trả kẻ thù. Nếu sớm được đưa vào trang bị, hệ thống vũ khí laser và súng điện từ sẽ góp phần tăng cường năng lực của hải quân Hoa Kỳ. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (19/05/2015)”

Hồ Chí Minh – Nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam

baodientu.chinhphu.vn

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 17/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Hồ Chí Minh (1890-1969) là người đã lãnh đạo phong trào dân tộc ở Việt Nam trong hơn ba mươi năm, chiến đấu chống lại Nhật Bản, đế quốc Pháp và sau đó là Việt Nam Cộng hòa được Mỹ chống lưng. Ông là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1945 cho tới khi qua đời.

Hồ Chí Minh (tên khai sinh là Nguyễn Tất Thành) sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại làng Hoàng Trù, miền Trung Việt Nam. Nước Việt Nam lúc đó là một thuộc địa của Pháp, thường được gọi là Đông dương thuộc Pháp, đồng thời có một vị hoàng đế trị vì trên danh nghĩa. Cha của Hồ Chí Minh làm quan trong triều đình, nhưng bị cách chức vì chỉ trích thực dân Pháp. Continue reading “Hồ Chí Minh – Nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam”

Tại sao Trung Quốc tăng trưởng mạnh dù tham nhũng tràn lan?

China Railways Corrup_Cham

Nguồn: Yao Yang, “Graft or Growth in China?”, Project Syndicate, 04/05/2015.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hạ bệ được nhiều “con hổ” cấp cao trong chính phủ và được ca ngợi rộng rãi như là một thành phần chủ đạo trong các cải cách cơ cấu sâu rộng mà Trung Quốc cần thực hiện nếu nó muốn xây dựng một nền kinh tế dựa trên thị trường toàn diện và bền vững hơn. Nhưng lại có rất nhiều lo ngại rằng ở một đất nước nơi mà quan chức chính phủ đóng vai trò chủ yếu trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, việc nhổ bỏ tận gốc rễ nạn tham nhũng có thể làm suy yếu sự phồn vinh.

Một số đã viện dẫn những khó khăn đáng kể gần đây của các khách sạn và nhà hàng sang trọng (mà ở Trung Quốc được hỗ trợ rất nhiều bởi chi tiêu chính phủ) như một bằng chứng cho thấy chiến dịch chống tham nhũng đang làm nản lòng các hoạt động nâng cao tăng trưởng. Nhưng sự sụt giảm này rất có thể là tạm thời, với các khách hàng mới đang nổi lên sau một thời gian điều chỉnh. Continue reading “Tại sao Trung Quốc tăng trưởng mạnh dù tham nhũng tràn lan?”

18/05/1974: Ấn Độ thử thành công vũ khí hạt nhân

SBuddhaCrater640c20

Nguồn:India joins the nuclear club,” History.com (truy cập ngày 17/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày 18 tháng 5 năm 1974, trên sa mạc Thar (còn gọi là Rajasthan) thuộc địa phận Pokhran, Ấn Độ đã thử thành công vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình, một quả bom phân hạch có sức nổ tương đương quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima, Nhật Bản.

Cuộc thử nghiệm rơi vào lễ kỉ niệm ngày Đức Phật giác ngộ, và sau vụ nổ Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi đã nhận được một lời nhắn “Đức Phật đã mỉm cười” từ các nhà khoa học tiến hành cuộc thử nghiệm.

Cuộc thử nghiệm, đưa Ấn Độ trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân thứ sáu trên thế giới, đã phá vỡ sự độc quyền hạt nhân của năm thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là Hoa Kỳ, Liên Xô, Vương quốc Anh, Trung Quốc, và Pháp. Continue reading “18/05/1974: Ấn Độ thử thành công vũ khí hạt nhân”

Phân tích sơ bộ tình hình nhân sự Đại hội 12

hungdungsangtrong

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Vietnam’s Leadership Transition in 2016: A Preliminary Analysis“, ISEAS Perspective, No. 24, May 2015.

Biên dịch: Trung Nhân

Giới thiệu

Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) sẽ là một sự kiện chính trị quan trọng đối với Việt Nam trong năm 2016. Một trong những vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự đại hội sẽ là việc bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng, cũng như một số vị trí lãnh đạo khác như Bộ Chính trị và Tổng Bí thư ĐCSVN. Bộ máy lãnh đạo mới được giới thiệu tại Đại hội sẽ cung cấp một số chỉ dấu quan trọng về viễn cảnh kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của Việt Nam trong tương lai. Continue reading “Phân tích sơ bộ tình hình nhân sự Đại hội 12”

Mỹ-Nhật: Hướng tới một liên minh hi vọng

0,,18414543_303,00

Nguồn: Abe Shinzō, “Toward an Alliance of Hope,” Project Syndicate, 01/05/2015.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi Thế chiến II kết thúc ở Thái Bình Dương, người Nhật Bản chúng tôi, với cảm giác hối hận sâu sắc, đã bắt đầu bước vào con đường xây dựng lại và đổi mới đất nước. Hành động của những bậc tiền nhiệm của chúng tôi đã đem lại đau thương khôn xiết cho các dân tộc châu Á, và chúng tôi không bao giờ được phép làm ngơ trước sự thật đó. Tôi ủng hộ quan điểm mà những đời thủ tướng Nhật Bản trước đây đã bày tỏ về vấn đề này.

Với việc thừa nhận sự thật và nỗi hối hận ấy, trong nhiều thập niên qua, người Nhật Bản chúng tôi tin rằng chúng tôi phải làm tất cả những gì có thể để đóng góp vào sự phát triển của châu Á. Chúng tôi phải nỗ lực hết sức mình vì hòa bình và thịnh vượng của khu vực. Continue reading “Mỹ-Nhật: Hướng tới một liên minh hi vọng”

17/05/1990: Gorbachev gặp Thủ tướng Litva

458614586_XS

Nguồn:Gorbachev meets with Lithuanian prime minister,” History.com (truy cập ngày 16/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 17 tháng 5 năm 1990, lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã gặp Thủ tướng Litva Kazimira Prunskienė trong một nỗ lực để giải quyết những bất đồng phát sinh từ việc Litva tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô trước đó. Đối với Gorbachev, cuộc gặp mặt này là một bài kiểm tra kỹ năng và khả năng của ông trong việc duy trì đế chế Xô viết đang sụp đổ.

Litva trở thành một phần của Liên Xô trong suốt 50 năm sau khi bị Liên Xô chiếm giữ năm 1939. Năm 1989, Gorbachev công khai bác bỏ cái gọi là học thuyết Brezhnev. Học thuyết này – ra đời năm 1968 để biện minh cho sự can thiệp quân sự của Liên Xô nhằm dập tắt những cuộc biểu tình chống chính phủ ở Tiệp Khắc – cho phép Liên Xô sử dụng vũ lực để bảo vệ chính quyền cộng sản vốn đang tồn tại ở các quốc gia khác. Continue reading “17/05/1990: Gorbachev gặp Thủ tướng Litva”

Hirohito – Vị Nhật hoàng trị vì lâu nhất

Hirohito

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 16/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Nhật hoàng Hirohito (1901-1989) giữ ngôi Thiên Hoàng của Nhật Bản từ năm 1926 cho đến lúc chết. Vai trò của ông trong chính phủ Nhật thời kỳ Thế chiến thứ hai vẫn còn là đề tài gây nhiều tranh cãi.

Hirohito sinh ngày 29 tháng 4 năm 1901 tại Tokyo, là con trai cả của Hoàng thái tử Yoshihito (Thiên hoàng Đại Chính). Cha của ông lên ngôi Thiên hoàng khi ông lên 11 tuổi.

Năm 1921, Hirohito viếng thăm Châu Âu trong sáu tháng. Ông là thành viên đầu tiên của hoàng gia Nhật Bản xuất ngoại. Năm 1924, ông kết hôn với công chúa Nagako và họ có với nhau bảy người con. Hirohito lên ngôi vua khi cha ông mất vào năm 1926 (lấy hiệu là Chiêu Hòa – ND). Continue reading “Hirohito – Vị Nhật hoàng trị vì lâu nhất”

#254 – Những đối thủ cạnh tranh ngôi vương của đồng đô la Mỹ (P2)

renminbi

Nguồn: Alan Wheatley (2013). “Chapter two: The pretenders to the dollar’s crown”, Adelphi Series, 53:439, pp. 45-74.

Biên dịch: Nguyễn Thị Tố Uyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc và đồng Nhân dân tệ

Nhân dân tệ là đồng tiền có cơ hội tốt nhất để phát triển thành công cụ quyền lực. Theo Singh việc đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ là một ‘xu hướng không thể tránh khỏi’ và rằng các bất đồng chủ yếu là về việc khi nào điều đó sẽ xảy ra: một số dự đoán đến năm 2020 đồng nhân dân tệ sẽ được sử dụng rộng rãi ở nước ngoài; một số khác nghĩ rằng sẽ mất một hoặc nhiều thế hệ để đạt được mục tiêu đó. Sự phân hóa quan điểm rộng lớn phản ánh sự thiếu rõ ràng trong chiến lược của Bắc Kinh. Liệu Trung Quốc có thật sự nghĩ đến chiến lược tổng thể nào đó cho đồng nhân dân tệ? Xét cho cùng, Trung Quốc đang ở những giai đoạn đầu của việc quyết định kiểu siêu cường nào mà nước này muốn đạt đến. Continue reading “#254 – Những đối thủ cạnh tranh ngôi vương của đồng đô la Mỹ (P2)”

16/05/1960: Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Xô thất bại

Khrushchev_U2

Nguồn:U.S.-Soviet summit meeting collapses,” History.com (truy cập ngày 15/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 16 tháng 5 năm 1960, trong bối cảnh Liên Xô vừa bắn hạ một chiếc máy bay do thám U-2 của Mỹ hôm mùng 1 tháng 5, nhà lãnh đạo Nga Nikita Khrushchev đã chỉ trích Mỹ và Tổng thống Dwight D. Eisenhower tại một cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nguyên thủ quốc gia tại Paris. Cơn bộc phát của Khrushchev đã khiến Eisenhower tức giận và làm tiêu tan bất cứ cơ hội nói chuyện hay đàm phán thành công nào tại hội nghị.

Ngày 1 tháng 5 năm 1960, Liên Xô bắn hạ một máy bay do thám của CIA và bắt giữ phi công, Gary Francis Powers. Hoa Kỳ phủ nhận chiếc máy bay được sử dụng cho hoạt động tình báo, thay vào đó tuyên bố đó chỉ đơn thuần là một chiếc máy bay phụ vụ dự báo thời tiết đi lạc hướng. Sau đó Liên Xô đã bắt giữ Powers, thu thập được phần lớn mảnh vỡ từ chiếc máy bay, và Powers thừa nhận ông đang làm việc cho CIA. Sự việc trở thành một thất bại quan hệ công chúng của Eisenhower và ông buộc phải thừa nhận chiếc máy bay quả thật đã được sử dụng để do thám Liên Xô. Continue reading “16/05/1960: Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Xô thất bại”

Charles Gordon – Vị tướng đánh bại Thái Bình Thiên quốc

Charles-Gordon

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 15/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Tướng Charles Gordon (1833-1885) trở thành vị anh hùng dân tộc của nước Anh vì những chiến công tại Trung Quốc và sự hy sinh của ông khi bảo vệ Khartoum khỏi quân nổi dậy Sudan.

Charles Gordon sinh ngày 28 tháng 1 năm 1833, là con trai của một sĩ quan quân đội cấp cao. Năm 1852 ông được lệnh phục vụ trong binh đoàn Công binh Hoàng gia. Ông trở nên nổi bật trong cuộc Chiến tranh Crimea (1853-1856), và năm 1860, ông tình nguyện tham gia chiến tranh “Mũi tên” (còn có tên là Chiến tranh nha phiến lần hai) tại Trung Quốc. Tháng 5/1862, binh đoàn công binh của Gordon được phái đi để tăng cường trấn giữ trung tâm thương mại của Châu Âu tại Thương Hải trước sự uy hiếp của quân Thái Bình nổi dậy (chỉ quân của Thái Bình Thiên quốc – ND). Một năm sau, ông trở thành tổng tư lệnh của một lực lượng gồm 3.500 nông dân được huấn luyện để bảo vệ thành phố. Trong 18 tháng sau đó, quân lính của Gordon đóng vai trò quan trọng trong việc đánh bại các cuộc nổi dậy của quân Thái Bình. Continue reading “Charles Gordon – Vị tướng đánh bại Thái Bình Thiên quốc”

Chính sách Đổi mới (Renovation policy)

img-3879copy2-1410759508

Tác giả: Trần Nam Tiến

Đổi mới là sự lựa chọn cách mạng nhằm mục tiêu phát triển của Việt Nam bắt đầu diễn ra từ năm 1986, là một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của Việt Nam. Đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) đưa ra, được Đại hội VII (6-1991), Đại hội VIII (6-1996), Đại hội IX (4-2001) tiếp tục hoàn thiện và phát triển, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mục đích của Đổi mới là nhằm tìm kiếm con đường đi lên xã hội chủ nghĩa phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam; thay đổi những mặt, những yếu tố chưa phù hợp, chứ không phải thay đổi mục tiêu, lý tưởng chủ nghĩa xã hội. Bản chất của Đổi mới chính là không ngừng mở rộng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Continue reading “Chính sách Đổi mới (Renovation policy)”

15/05/1988: Liên Xô bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan

article-1324122-004442DD00000258-209_634x429

Nguồn:Soviets begin withdrawal from Afghanistan,” History.com (truy cập ngày 14/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 15 tháng 5 năm 1988, sau hơn tám năm can thiệp quân sự vào Afghanistan để hỗ trợ chính phủ thân cộng sản, Liên Xô bắt đầu rút quân. Sự kiện này đánh dấu bước khởi đầu cho sự chấm dứt của một giai đoạn dai dẳng, đẫm máu, và vô ích của Liên Xô trong việc chiếm đóng Afghanistan.

Tháng 12 năm 1979, quân đội Xô viết bắt đầu tiến quân vào Afghanistan trong một nỗ lực củng cố chính quyền cộng sản thân Liên Xô đang bị các lực lượng nổi dậy trong nước đe dọa. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng ngàn binh lính Nga và các cơ sở hạ tầng hỗ trợ đổ vào Afghanistan. Từ đó bắt đầu một cuộc xung đột quân sự dữ dội với quân nổi dậy Hồi giáo người Afghanistan vốn khinh bỉ chính quyền cộng sản và lực lượng Xô viết đang hỗ trợ nó. Trong suốt tám năm sau đó, hai bên liên tục chiến đấu giành quyền kiểm soát Afghanistan, và cả Liên Xô và quân nổi dậy đều không thể đạt được chiến thắng quyết định. Continue reading “15/05/1988: Liên Xô bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan”

Tại sao bỏ phiếu là bắt buộc ở một số quốc gia?

polling-station

Tác giả: Nguyễn Huy Hoàng

Bầu cử là một trong những cơ chế phổ biến nhất ở các nền dân chủ để người dân, thông qua những lá phiếu của họ, có thể bầu ra đại diện cho mình trong các vị trí lãnh đạo nhà nước. Ở hầu hết các nước trên thế giới, bầu cử là không bắt buộc. Người dân có thể chọn tham gia hoặc không tham gia bỏ phiếu.

Vì không bắt buộc nên tỉ lệ cử tri đi bầu ở mỗi quốc gia này là rất khác nhau. Chẳng hạn, trong cuộc Bầu cử Quốc hội Việt Nam lần thứ 13, diễn ra vào năm 2011, tỉ lệ cử tri đi bầu trên cả nước là 99,51%; thậm chí ở một số tỉnh, con số này còn lên tới 99,99%. Trong khi đó, trong cuộc Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ lần thứ 57, diễn ra vào năm 2012, tỉ lệ này chỉ đạt 58,2%. Cuộc tổng tuyển cử của Vương quốc Anh năm 2015 diễn ra tuần trước có tỉ lệ cử tri đi bầu cao hơn khi 66,1% số cử tri đã đi bỏ phiếu. Continue reading “Tại sao bỏ phiếu là bắt buộc ở một số quốc gia?”

Che Guevara – Hiệp sĩ của Cách mạng Châu Mỹ Latinh

6257423775_f3d8f800f0_z

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 14/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Che Guevara (1928-1967), người Argentina, là một nhà lãnh đạo cách mạng Cuba và một vị anh hùng cánh tả. Bức ảnh của ông do Alberto Korda chụp trở thành một hình ảnh biểu tượng của thế kỷ 20.

Ernesto Guevara de la Serna, được biết đến với tên gọi Che Guevara, sinh ngày 14 tháng 6 năm 1928 tại Rosario, Argentina trong một gia đình trung lưu. Ông theo học ngành dược tại Đại học Buenos Aires. Trong thời gian này ông đã thực hiện những chuyến hành trình đi khắp miền Nam và Trung Mỹ. Sự nghèo khổ và áp bức ở khắp nơi mà ông chứng kiến, cùng với niềm tin vào chủ nghĩa Marx đã thuyết phục ông rằng con đường duy nhất mà Nam Mỹ và Trung Mỹ phải đi là cách mạng vũ trang. Continue reading “Che Guevara – Hiệp sĩ của Cách mạng Châu Mỹ Latinh”

Đã hết những thời kỳ tăng trưởng mạnh kéo dài?

xgqjrdcx-1386554669

Nguồn: Michael J.Boskin, “Are the Good Times Over?“, Project Syndicate, 27/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trong vòng 25 năm trước cuộc Đại Suy thoái 2008-2009, Hoa Kỳ đã trải qua hai lần suy thoái ngắn và nhẹ cùng với hai giai đoạn dài tăng trưởng mạnh. Ở quy mô toàn cầu, thu nhập tăng cao, lạm phát giảm và thị trường chứng khoán khởi sắc. Hơn nữa, sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng lớn gần nhất (do giá dầu – NBT) vào đầu những năm 1980 đã mang lại những thành tựu kinh tế vĩ mô lớn mạnh và ổn định chưa từng có trong suốt một phần tư thế kỷ. Tuy nhiên, ở lần khủng hoảng này, việc tăng trưởng trở lại là điều khó khăn hơn rất nhiều.

Sự phục hồi của Mỹ sau cuộc Đại Suy thoái không ổn định, mức tăng trưởng cứ nhích lên rồi lại tụt xuống. Trên thực tế, Mỹ đã chưa bao giờ trải qua được ba quý liên tiếp nào có mức tăng trưởng 3% trong suốt một thập niên qua. Mặc dù giá dầu giảm có lợi cho người tiêu dùng nhưng lợi thế này phần nào bị hạn chế bởi việc đầu tư vào ngành năng lượng bị giảm, và tác động của đồng đô la mạnh hơn sẽ ngày càng lớn. Continue reading “Đã hết những thời kỳ tăng trưởng mạnh kéo dài?”

14/05/1955: Khối Hiệp ước Warszawa được thành lập

warsawpact

Nguồn:The Warsaw Pact is formed,” History.com (truy cập ngày 13/5/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 14 tháng 5 năm 1955, Liên Xô cùng bảy quốc gia vệ tinh của nó ở châu Âu đã ký một hiệp ước thành lập Khối Warszawa (Vác-sa-va), một tổ chức phòng thủ chung đưa Liên Xô trở thành chỉ huy lực lượng vũ trang của các nước thành viên.

Khối Warszawa được đặt tên theo nơi hiệp ước được ký là Warszawa, Ba Lan, bao gồm các nước thành viên là Liên Xô, Albania, Ba Lan, Romania, Hungary, Đông Đức, Tiệp Khắc, và Bulgaria. Hiệp ước kêu gọi các quốc gia thành viên cùng bảo vệ bất cứ thành viên nào bị một lực lượng bên ngoài tấn công và thiết lập một khối quân sự thống nhất dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Ivan Stepanovich Koniev của Liên Xô. Lời dẫn nhập hiệp ước thành lập Khối Warszawa đã chỉ ra lý do tồn tại của nó. Continue reading “14/05/1955: Khối Hiệp ước Warszawa được thành lập”

Làm thế nào để chống lại chiến lược bầy đàn rô-bốt

15810993200_d41e2722f5_k-470x260

Nguồn: Paul Scharre, “Counter-Swarm: A Guide to Defeating Robotic Swarms”, War on the Rocks23/3/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kỳ 1: Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì? | Kỳ 2: Rô-bốt tham chiến: Ưu thế của số lượng | Kỳ 3: Các đàn rô-bốt và tương lai của chiến tranh | Kỳ 4: Yếu tố con người trong chiến tranh rô-bốt | Kỳ 5: Ra lệnh cho các bầy đàn rô-bốt

Mô hình bầy đàn với số lượng lớn các hệ thống tự hành chi phí thấp có thể được ứng dụng một cách hữu hiệu trên nhiều phương diện trong chiến tranh. Thế nhưng, không chỉ riêng quân đội Hoa Kỳ tiến hành khai thác các ưu điểm của cách tiếp cận này, mà còn có cả các quốc gia khác. Chiến thuật bầy đàn mở ra vô số các cơ hội để quân đội Hoa Kỳ tăng cường tác chiến hiệu quả, bằng cách cải thiện phạm vi, tần suất, khả năng chấp nhận rủi ro, số lượng, khả năng phối hợp, trí thông minh và tốc độ trên chiến trường. Thế nhưng, có thể chính các bầy đàn của đối phương mới là yếu tố thay đổi toàn cục chiến tranh. Continue reading “Làm thế nào để chống lại chiến lược bầy đàn rô-bốt”