Marshall – Thẩm phán da màu đầu tiên của Tòa án Tối cao Mỹ

GTY_thurgood_marshall_nt_130827_16x9t_608

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 15/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Thurgood Marshall (1908-1993) lãnh đạo phong trào nhân quyền tại Mỹ trong thế kỷ 20. Năm 1950, với tư cách là trưởng luật sư của Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu (NAACP), ông đã tranh tụng thành công trước Tòa án Tối cao trong vụ việc hai sinh viên Mỹ gốc Phi đã bị đối xử bất công khi bị hai trường đại học công từ chối. Vụ kiện nổi tiếng nhất của Marshall là vụ giữa Brown và Hội đồng giáo dục, theo đó kêu gọi chấm dứt nạn phân biệt trong trường học ở Mỹ. Năm 1967, Marshall là người Mỹ gốc Phi đầu tiên trở thành thẩm phán Tòa án tối cao. Continue reading “Marshall – Thẩm phán da màu đầu tiên của Tòa án Tối cao Mỹ”

Sự trỗi dậy trong chính sách đối ngoại Nhật Bản

0,,17808617_303,00

Nguồn: Yuriko Koike, “Japan Stands Up”, Project Syndicate, 24/06/2015.

Biên dịch: Trần Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã quyết định gia hạn kỳ họp hiện tại của Quốc hội đến ngày 27 tháng 9, nghĩa là thêm 95 ngày, biến đây trở thành kỳ họp liên tục dài nhất trong lịch sử quốc hội Nhật kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Lí do của việc này chính là quyết tâm của thủ tướng Abe muốn thông qua một loạt những dự luật mới về an ninh quốc gia nhằm diễn dịch lại Hiến pháp Nhật Bản, cho phép nâng cao vai trò của đất nước trong việc đảm bảo an ninh quốc gia cũng như thúc đẩy hòa bình thế giới.

Những động thái này của Thủ tướng Abe nối tiếp những gì ông đã thể hiện ở hội nghị G7 gần đây, khi ông đã phá vỡ phong cách truyền thống của Nhật Bản. Suốt 39 năm qua, những đại diện của Nhật Bản ở G7 thường chỉ tập trung sôi nổi vào các thảo luận kinh tế, còn khi những lãnh đạo của các quốc gia công nghiệp phát triển khác bàn về các điểm nóng chính trị an ninh thì họ thường giữ im lặng phần lớn thời gian, và chỉ đưa ra đề xuất về hành động hoặc, thông thường hơn, là không hành động. Continue reading “Sự trỗi dậy trong chính sách đối ngoại Nhật Bản”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (15/07/2015)

taubuom-2_dajt

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Cội nguồn chiến lược A2/AD của Trung Quốc xuất phát từ chính nỗi sợ trong quá khứ của họ, Harry J. Kazianis – cựu biên tập của tờ The National Interest khẳng định trong bài viết của mình. Theo Kazianis, mục tiêu mà chiến lược A2/AD của Trung Quốc muốn nhắm tới là ngăn chặn các lực lượng Hoa Kỳ tiến gần bờ biển, xuất phát từ những bài học trong quá khứ. Đô đốc Wu Shengli, cựu tư lệnh hải quân Trung Quốc đã từng nói: “Trong lịch sử Trung Quốc hiện đại, các thế lực thực dân và đế quốc đã tiến hành hơn 470 cuộc xâm lược Trung Quốc, trong đó có 84 lần xâm lược lớn là đến từ biển”. Thêm vào đó, khi trực tiếp đụng độ với các nước phương Tây, người Trung Quốc thật sự bị sốc. Khoan nói về những yếu tố khác, nhưng chính sự vượt trội về công nghệ là điều khiến Trung Quốc lép vế trong cuộc đối đầu. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (15/07/2015)”

Joan d’Arc – Nữ anh hùng trong Chiến tranh trăm năm

Capture-of-Joan-of-Arc

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 14/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Xuất thân từ một gia đình nông dân, Joan xứ Arc (thường gọi là Joan d’Arc, hoặc Jeanne d’Arc – ND) đã lãnh đạo quân đội Pháp trong thời kỳ nước này nằm dưới ách thống trị của người Anh. Đức tin tín ngưỡng cùng với lòng can đảm trên chiến trường của cô đã lên tinh thần cho quân đội Pháp và giành được những thắng lợi quan trọng. Những trận thắng của cô cũng mở đường cho Charles VII lên ngôi vua Pháp. Joan d’Arc không chỉ được tôn vinh bởi sự hy sinh cho đất nước mình, mà cô còn là một biểu tượng của lòng dũng cảm và sự bền bỉ cho bất cứ dân tộc nào đang bị tước mất tự do. Continue reading “Joan d’Arc – Nữ anh hùng trong Chiến tranh trăm năm”

Kinh Thánh: Tác phẩm văn hóa vô giá của nhân loại

bible-study_724_482_80

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Một số hiểu lầm về Kinh Thánh

Cho tới nay dường như vẫn có nhiều người nghĩ rằng Kinh Thánh là sách nói về giáo lý của đạo Ki-tô, thuần tuý là sách tôn giáo, chỉ dùng cho các tín đồ Ki-tô giáo mà thôi – mà tôn giáo lại là lĩnh vực nhạy cảm, ở ta quen gọi là “thuốc phiện của nhân dân”, chớ có dại mà đụng chạm tới – vì vậy ai không theo Ki-tô giáo thì chẳng cần và chớ nên đọc Kinh Thánh. Cuốn sách gối đầu giường của hơn một tỷ tín đồ và được cả thế giới không ngừng xuất bản với số lượng nhiều nhất này chưa từng thấy bán tại các hiệu sách ở ta. Báo in, báo điện tử ngại đăng các bài viết liên quan tới Kinh Thánh.

Thực ra cách hiểu như vậy là lệch lạc và bất lợi cho mọi người trong việc tìm hiểu văn hóa nhân loại và văn hóa phương Tây nói chung cũng như văn hóa Ki-tô giáo nói riêng. Continue reading “Kinh Thánh: Tác phẩm văn hóa vô giá của nhân loại”

14/07/1963: Xô-Trung bất đồng về tương lai của chủ nghĩa cộng sản

Chinese_stamp_in_1950

Nguồn:Rupture between USSR and China grows worse,” History.com (truy cập ngày 13/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1963, căng thẳng trong quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc đã lên tới đỉnh điểm khi chính phủ hai nước bị cuốn vào một cuộc tranh luận gay gắt về tương lai của chủ nghĩa cộng sản. Về phần mình, Hoa Kỳ lại tỏ ra vui mừng khi chứng kiến sự chia rẽ giữa hai cường quốc cộng sản của thế giới.

Giữa năm 1963, các quan chức của Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gặp nhau tại Moskva để cố gắng hàn gắn những rạn nứt trong hệ tư tưởng của hai quốc gia. Chính phủ Trung Quốc đã công khai chỉ trích cái mà họ gọi là “những xu hướng phản cách mạng” ở Liên Xô. Đặc biệt là Trung Quốc rất không hài lòng với chính sách hợp tác với phương Tây của Moskva. Continue reading “14/07/1963: Xô-Trung bất đồng về tương lai của chủ nghĩa cộng sản”

Đằng sau bế tắc về khủng hoảng nợ Hy Lạp

_81134789_81134788

Nguồn: Jeffrey D. Sachs,Down and Out in Athens and Brussels,” Project Syndicate, 11/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thảm họa tại Hy Lạp được thế giới chú ý vì hai lý do. Thứ nhất, chúng ta đau khổ khi thấy một nền kinh tế sụp đổ ngay trước mắt, với những dòng người xếp hàng chờ cứu trợ và rút tiền vốn chưa từng xuất hiện kể từ sau cuộc Đại Suy thoái. Thứ hai, chúng ta hoảng sợ trước thất bại của vô số các nhà lãnh đạo và tổ chức – các chính trị gia, Ủy ban châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) – trong việc ngăn chặn một tình trạng hỗn loạn đã chậm rãi diễn ra trong nhiều năm qua.

Nếu sự quản lý yếu kém này vẫn tiếp tục, không chỉ Hy Lạp mà còn cả khối châu Âu thống nhất sẽ bị suy yếu nghiêm trọng. Để cứu lấy Hy Lạp và châu Âu, gói cứu trợ tài chính mới phải bao gồm hai việc lớn nhưng chưa được thống nhất. Continue reading “Đằng sau bế tắc về khủng hoảng nợ Hy Lạp”

Khổng Tử – Người sáng lập nền Nho giáo

confucius

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 13/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Khổng Tử là một triết gia người Trung Quốc có tầm ảnh hưởng lớn. Các môn đồ của ông đã ghi chép lại những bài giảng của Khổng Tử trong cuốn Luận Ngữ. Trong thế kỷ thứ hai trước công nguyên, đạo Khổng trở thành triết học chính thức của Trung Hoa. Các quan chức triều đình buộc phải vượt qua một bài thi về những tư tưởng của Khổng Tử mới có thể ra làm quan. Những triết lý của ông về chính quyền, trật tự xã hội, và mối quan hệ giữa người với người là nền tảng của cuộc sống và văn hóa Trung Hoa cho đến tận thế kỷ 20. Những triết lý này vẫn giữ được tầm quan trọng ở Đông Á, khu vực chịu ảnh hưởng mạnh từ văn hóa Trung Quốc.

Khổng Tử sống ở thời nhà Chu, một thời kỳ của những cuộc xung đột chính trị – xã hội, còn được gọi là thời Chiến quốc. Cho tới năm 50 tuổi, ông giữ nhiều chức quan nhỏ ở nước Lỗ. Với hy vọng trở thành một vị quan triều đình, ông chuyển tới nước Tề hùng mạnh. Continue reading “Khổng Tử – Người sáng lập nền Nho giáo”

Đã đến lúc G2 thay thế G7?

us_china_flags-100525862-primary.idge

Nguồn: Joschka Fischer, “The Irrelevant Seven”, Project Syndicate, 23/06/2015.

Biên dịch: Hoàng Hải Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hội nghị thượng đỉnh G7 mới nhất đã diễn ra và kết thúc trong khung cảnh thơ mộng của vùng núi An-pơ, thuộc vùng Garmisch‑Partenkirchen nước Đức. Nhóm G8 không còn tồn tại nữa do nước Nga đã bị loại bỏ, diễn đàn nay chỉ bao gồm các cường quốc phương Tây cũ. Ở thời điểm mà việc xuất hiện của một số nền kinh tế lớn và đông dân như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia đang thách thức sự thống trị của các nước phương Tây, nhiều người tin rằng hệ thống quốc tế hiện tại đã đến lúc cần phải đại tu.

Thực tế, một trật tự thế giới mới gần như chắc chắn và sẽ sớm xuất hiện.  Hình hài của nó sẽ được quyết định bởi hai hiện tượng chính yếu là toàn cầu hóa và số hóa.

Toàn cần hóa đang làm cho các nền kinh tế vốn chưa công nghiệp hóa hoàn toàn được hưởng những lợi ích của công nghiệp hóa và trở nên hội nhập với thị trường toàn cầu – một xu hướng đã xác định lại sự phân công lao động toàn cầu và làm biến đổi các chuỗi giá trị. Cuộc cách mạng trong công nghệ truyền thông số củng cố thêm sự chuyển biến này. Continue reading “Đã đến lúc G2 thay thế G7?”

13/07/1930: World Cup đầu tiên được tổ chức

1930-world-cup

Nguồn:First World Cup,” History.com (truy cập ngày 12/7/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày 13 tháng 7 năm 1930, Pháp đánh bại Mexico với tỷ số 4-1 và Hoa Kỳ đánh bại Bỉ với tỷ số 3-0 là những trận bóng đầu tiên của Giải vô địch bóng đá thế giới (World Cup), được tổ chức tại thành phố chủ nhà Montevideo, Uruguay. Từ đó, World Cup đã trở thành sự kiện thể thao được theo dõi nhiều nhất trên thế giới.

Sau khi bóng đá bị loại khỏi chương trình thi đấu của Thế vận hội Mùa hè 1932 tại Los Angeles, chủ tịch FIFA Jules Rimet đã giúp tổ chức một giải đấu quốc tế vào năm 1930. Trước sự thất vọng của các cầu thủ châu Âu, Uruguay, quốc gia liên tiếp dành huy chương vàng tại Thế vận hội Mùa hè 1924 tại Paris và Thế vận hội Mùa hè 1928 tại Amsterdam, đã được chọn để đăng cai World Cup đầu tiên. Continue reading “13/07/1930: World Cup đầu tiên được tổ chức”

Kinh tế qua hoạt hình: Thuế và thương mại tự do

1. Thuế

Hầu hết các xã hội hiện đại đều đánh thuế theo 1 cách nào đó. Nhưng không phải lúc nào thuế cũng liên quan đến tiền.

Người Trung Quốc cổ nộp thuế bằng các thỏi trà nén. Còn bộ tộc Jivaroan tại Brazil  thì nộp bằng sọ người. Continue reading “Kinh tế qua hoạt hình: Thuế và thương mại tự do”

Churchill – Người đưa nước Anh đi qua Thế chiến II

Canadian photographer Yousuf Karsh's famous image of a defiant Winston Churchill.

Tổng hợp: Phạm Hồng Anh

Là một người lính, phóng viên, nhà văn, chính khách, sử gia, nhà ngoại giao và một vị lãnh đạo thế giới, Winston Churchill được nhớ đến chủ yếu trên cương vị người đã dẫn dắt nước Anh đi qua Thế chiến thứ hai. Ông nổi tiếng vì sự kiên trì và cương quyết chống lại Đức và vực dậy một nước Anh đã mất hết tinh thần.

Winston Leonard Spencer Churchill sinh ngày 30 tháng 11 năm 1874 tại Lâu đài Blenheim ở Woodstock, Oxford trong một gia đình quý tộc – Công tước xứ Marlborough. Ông lớn lên giữa những người hầu cận và những người bạn của gia đình. Ông hầu như không nói chuyện với cha, còn mẹ ông hiếm khi tới thăm con trai khi ông ở trường nội trú. Churchill theo học ở trường Harrow. Ông không phải là học sinh xuất sắc nhất, có tính cách nổi loạn và tiếp thu chậm, nhưng Churchill rất giỏi thể thao và tham gia các lớp huấn luyện sĩ quan quân đội. Churchill ghi danh vào Học viện quân sự Hoàng gia Sandhurst, và năm 1895 gia nhập trung đoàn kỵ binh hạng nhẹ. Ông đóng quân ở Cuba, Ấn Độ và Ai Cập. Continue reading “Churchill – Người đưa nước Anh đi qua Thế chiến II”

Lý Quang Diệu nói về tương lai Quan hệ Mỹ – Trung

Lee Kuan Yew

Nguồn: Graham Allison & Robert D. Blackwill, Interview: Lee Kuan Yew on the Future of U.S.- China Relations“, The Atlantic, 05/03/2013.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong trích đoạn này của cuốn sách, một trong những chính khách vĩ đại nhất của Châu Á cho rằng cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ là không thể tránh khỏi, nhưng xung đột thì không.

Rất ít cá nhân có vai trò hệ trọng trong lịch sử nước họ như Lý Quang Diệu, người thủ tướng đã khai sinh ra Singapore. Trong nhiệm kì dài hơn ba thập niên của mình, ông đã góp phần biến Singapore từ một thuộc địa nghèo khó, thiếu tài nguyên của Anh thành một trong những quốc gia giàu có và phát triển nhất Châu Á. Qua năm tháng, Ông Lý cũng trở thành một trong những nhà trí thức gần gũi với công chúng và xuất chúng nhất của châu Á, người có được những hiểu biết sâu sắc về những xu hướng của châu lục nhờ vào kinh nghiệm và góc nhìn độc đáo của mình.

Trong cuộc nói chuyện dưới đây, ông Lý tập trung vào vấn đề địa chính trị quan trọng nhất trong thời đại của chúng ta: sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ông cho rằng Hoa Kỳ nên cùng với Trung Quốc tạo ra một trật tự thế giới mới một cách xây dựng hơn thay vì tìm cách ngăn trở việc Trung Quốc nổi lên như một siêu cường toàn cầu. Continue reading “Lý Quang Diệu nói về tương lai Quan hệ Mỹ – Trung”

12/07/1990: Boris Yeltsin rời bỏ ĐCS Liên Xô

Boris-Yeltsin-right-with--007

Nguồn:Yeltsin resigns from Communist Party,” History.com (truy cập ngày 11/7/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1990, chỉ hai ngày sau khi Mikhail Gorbachev tái đắc cử chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, Boris Yeltsin, tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Liên bang Nga, thông báo ông sẽ rời khỏi Đảng. Hành động của Yeltsin là một đòn nghiêm trọng đối với những nỗ lực của Gorbachev nhằm giữ lại một Liên Xô đang tan rã.

Vào tháng 7 năm 1990, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô đã gặp nhau tại đại hội để thảo luận và tiến hành bầu cử. Gorbachev, người đã lên nắm quyền ở Liên Xô từ năm 1985, phải chịu đựng một cuộc tấn công nặng nề của những người theo đường lối cứng rắn trong Đảng Cộng sản. Họ tin rằng những cải cách chính trị và kinh tế của ông đang hủy hoại sự kiểm soát của Đảng đối với đất nước. Continue reading “12/07/1990: Boris Yeltsin rời bỏ ĐCS Liên Xô”

Amenhotep III – Vị vua thời kỳ vàng son của Ai Cập

2617998-3x2-940x627

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 10/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Triều đại của pharaoh (pha-ra-ông) Amenhotep III đánh dấu thời kỳ thịnh vượng nhất của nền văn minh Ai Cập, cả về sức mạnh chính trị và những thành tựu văn hóa.

Amenhotep là con trai của Tuthmosis IV với người vợ lẽ Mutemwia. Ông trở thành vua ở tuổi 12, được mẹ cùng nhiếp chính. Thời kỳ đầu ông chọn con gái của một vị quan cấp tỉnh làm hoàng hậu. Trong giai đoạn về sau, Hoàng hậu Tiy thường xuyên xuất hiện bên cạnh nhà vua.

Được thừa hưởng một đế chế trải rộng từ sông Euphrates tới Sudan, Amenhotep duy trì vị thế Ai Cập chủ yếu qua ngoại giao và các cuộc hôn nhân giữa các hoàng tộc Mitanni (Syria), Babylonia và Arzawa (Anatolia). Ông là vị pharaoh đầu tiên đưa ra các thông cáo về cuộc hôn nhân của mình, các cuộc đi săn và các dự án xây dựng. Những thông tin này được khắc trên những con ấn lớn bằng đá hình bọ hung và được gửi đi khắp nơi trong đế chế. Continue reading “Amenhotep III – Vị vua thời kỳ vàng son của Ai Cập”

Bất bình đẳng ảnh hưởng đến tăng trưởng như thế nào?

20150620_blp502

Nguồn:How inequality affects growth”, The Economist, 15/06/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Bất bình đẳng là một trong những chủ đề hàng đầu trong chương trình nghị sự chính trị ở nhiều nước trên thế giới. Vào hôm 14 tháng 6, bà Hillary Clinton, ứng cử viên hàng đầu của Đảng Dân chủ để kế nhiệm ông Barack Obama làm Tổng thống Hoa Kỳ, đã lấy sự bất bình đẳng làm trọng tâm của bài diễn văn tranh cử chính. Ngày 18 tháng 6, Giáo hoàng Francis sẽ truyền tải thông tri, một tuyên bố cấp cao của tòa thánh Vatican, dự kiến sẽ đưa ra giải pháp cho vấn đề bất bình đẳng toàn cầu cùng với một số vấn đề khác. Và vào ngày 15 tháng 6, các nhà kinh tế của IMF đã xuất bản một nghiên cứu đánh giá các nguyên nhân và hậu quả của việc gia tăng bất bình đẳng.

Các tác giả cho rằng trong các vấn đề gây ra bởi sự bất bình đẳng, các chính phủ cần quan tâm đặc biệt tới ảnh hưởng của nó đối với tăng trưởng kinh tế. Họ ước tính rằng một điểm phần trăm tăng thêm trong phần thu nhập của nhóm 20% người có thu nhập cao nhất sẽ kéo tăng trưởng giảm 0,08 điểm phần trăm trong 5 năm, trong khi phần tăng trong thu nhập của nhóm 20% người có thu nhập thấp nhất lại thực sự thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng sự bất bình đẳng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế như thế nào? Continue reading “Bất bình đẳng ảnh hưởng đến tăng trưởng như thế nào?”

11/07/1995: Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

screen-shot-2015-05-03-at-9-41-00-pm-1030x527

Nguồn:US establishes diplomatic relations with Vietnam,” History.com (truy cập ngày 10/7/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1995, hơn hai thập niên sau khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam, đề cập tới sự hợp tác của Việt Nam trong việc tìm kiếm 2.238 người Mỹ nằm trong danh sách mất tích trong Chiến tranh Việt Nam (như một lý do cho quyết định này).

Việc bình thường hóa của Hoa Kỳ với quốc gia cựu thù bắt đầu từ đầu năm 1994, khi tổng thống Clinton tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài 19 năm với Việt Nam. Bất chấp việc dỡ bỏ lệnh cấm vận, hàng rào thuế quan cao vẫn tiếp tục được áp lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, nước đang chờ được trao quy chế “tối huệ quốc,” một quy chế thương mại của Hoa Kỳ mà Việt Nam có thể đạt được sau khi mở rộng chương trình cải cách thị trường tự do. Continue reading “11/07/1995: Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam”

Hòa bình nhờ dân chủ (Democratic peace)

1344488828

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Thuyết hòa bình nhờ dân chủ lập luận rằng các quốc gia có hệ thống chính trị dân chủ tự do không bao giờ tiến hành chiến tranh chống lại nhau. Nhà nghiên cứu Jack Levy trong một bài báo đăng trên tạp chí Journal of Interdisciplinary History vào năm 1988 cho rằng đây có lẽ là thực tế trong quan hệ quốc tế có tính chất gần nhất với một quy luật thực nghiệm vốn hiếm hoi trong các ngành khoa học xã hội.

Thuyết hòa bình nhờ dân chủ được cho là bắt nguồn từ bài luận “Nền hòa bình vĩnh cửu” (Perpetual Peace) năm 1795 của Emanuel Kant, trong đó ông cho rằng giữa các quốc gia sẽ có được nền hòa bình nếu như họ theo thể chế cộng hòa tự do. Mặc dù Kant không đề cập đến khía cạnh dân chủ, nhưng thực tế các nền cộng hòa tự do nhìn chung có xu hướng theo đuổi dân chủ. Chính vì vậy có thể nói Kant chính là người khai sinh ra những ý tưởng đầu tiên cho thuyết hòa bình nhờ dân chủ. Continue reading “Hòa bình nhờ dân chủ (Democratic peace)”

10/07/1990: Gorbachev tái đắc cử Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô

95e07d3e5d85f093f0102495c5d3b4729e47d229

Nguồn:Gorbachev re-elected as head of Communist Party,” History.com (truy cập ngày 08/7/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1990, như một dấu hiệu cho thấy sự ủng hộ đối với những cải cách kinh tế và chính trị sâu rộng của mình, Mikhail Gorbachev đã đứng vững trước nhiều lời chỉ trích nặng nề từ các đối thủ chính trị và tái đắc cử chức Tổng Bí thư Đảng cộng sản Liên Xô với đa số phiếu ủng hộ. Tuy nhiên, chiến thắng của Gorbachev chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991.

Gorbachev lên nắm quyền ở Liên Xô vào năm 1985 và ngay lập tức bắt đầu thúc đẩy cải cách trong các chính sách đối nội và đối ngoại của Liên Xô. Trong nước, ông ủng hộ sự tự do kinh tế lớn hơn và theo hướng kinh tế thị trường tự do trong một số lĩnh vực nhất định. Ông cũng yêu cầu tự do chính trị lớn hơn, và trả tự do cho một số lượng lớn tù nhân chính trị. Trong chính sách đối ngoại, Gorbachev tìm cách làm tan băng Chiến tranh Lạnh trong mối quan hệ với Hoa Kỳ. Continue reading “10/07/1990: Gorbachev tái đắc cử Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô”

Đáp trả Trung Quốc: hợp tác dựa trên sức mạnh

Nguồn: Patrick Cronin, “Respond to the China Challenge by Cooperating Through Strength”, War on The Rocks, 18/5/2015.

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đây là phần cuối trong chuỗi bài của Patrick Cronin viết về chiến lược thống trị Châu Á -Thái Bình Dương của Trung Quốc. Xem lại bốn phần trước: Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm, Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung QuốcCác nước Đông Nam Á trước nỗ lực bá quyền của Trung QuốcMười bước để Mỹ ngăn chặn chiến lược của Trung Quốc

Một thách thức mang tính cấp bách cho các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ là tìm ra phương pháp hiệu quả để đáp trả lại hành động gia tăng sức ép của Trung Quốc vốn không quan tâm đến các quy tắc hay các nước láng giềng. Điều cần thiết lúc này là một đánh giá rõ ràng về điều gì tạo ra các hành vi không thể chấp nhận được và việc phát triển một tập hợp các lựa chọn chính sách linh hoạt giúp áp đặt chi phí lên các hành động mang tính cưỡng ép và gây mất ổn định.

Trong khi chúng ta cần hiện diện quân sự tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương, những thách thức từ “vùng xám” của Trung Quốc đòi hỏi nhiều hơn là những phương án có sẵn từ Bộ Quốc phòng. Thật vậy, một đánh giá chính sách liên cơ quan của chính phủ nên hài hoà với các hệ quả mang tính chiến lược của Hoa Kỳ: duy trì và thích ứng với một hệ thống hướng nội và dựa trên luật lệ ở khu vực Ấn Độ – Châu Á – Thái Bình Dương. Continue reading “Đáp trả Trung Quốc: hợp tác dựa trên sức mạnh”