Thái Lan “tấn công quyến rũ” Campuchia

cam-photo-front11

Nguồn: Vannarith Chheang, “Thailand’s Cambodian charm offensive”, East Asia Forum, 29/11/2014.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Hiệu đính: Phạm Thị Khánh Ly

Chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia mới đây của Thủ tướng Thái Lan, ông Prayuth Chan-ocha thể hiện một phần cuộc chiến ngoại giao đầy khó khăn của chính quyền quân sự Thái Lan trong việc xây dựng và tăng cường tính chính danh của nó tại nước ngoài. Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh các áp lực ngoại giao từ phía châu Âu và Mỹ không ngừng tăng  khi họ yêu cầu đất nước này nhanh chóng  khôi phục lại thể chế dân chủ.

Tính chính danh, an ninh và phát triển kinh tế là ba lợi ích cốt lõi của chính quyền Prayuth. Continue reading “Thái Lan “tấn công quyến rũ” Campuchia”

Chính trị của việc bầu cử Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

 562214-ki-moon

Nguồn: Shashi Tharoor, “The Politics of UN Leadership“, Project Syndicate, 13/11/2014.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trên thế giới, các vòng (hay chiến dịch) bầu cử đang ngày càng kéo dài hơn. Chẳng hạn như ở Hoa Kỳ, các chính trị gia tham vọng đã bắt đầu chiến dịch vận động ráo riết tại các bang chủ chốt cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Tuy nhiên một số cuộc tranh cử – ví dụ như cuộc đua cho vị trí Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tiếp theo cũng được tổ chức vào năm 2016 – thì vẫn im lìm. Điều này cần phải thay đổi.

Cuộc chạy đua đến vị trí Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vốn thường diễn ra lặng lẽ đến mức có cảm tưởng đây là một bí mật. Cuộc tranh đua này hầu như chẳng có nét nào giống với sự phô trương của một chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Continue reading “Chính trị của việc bầu cử Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (16/12/2014)

Chinese Carrier Battle Group

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Châu Á – Thái Bình Dương vừa qua chứng kiến những chuyển động quân sự đáng chú ý. Theo một báo cáo của IHS Jane’s, Hải quân Trung Quốc (PLAN) đang tiến hành một cuộc tập trận không-hải lớn tại Thái Bình Dương với máy bay và tàu chiến đi ngang qua khu vực phía nam đảo Okinawa của Nhật Bản. Cuộc tập trận này bao gồm những phương tiện vũ khí hiện đại nhất của Hạm đội Đông Hải.  Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (16/12/2014)”

#232 – Hỗ trợ anh em: Bộ An ninh Quốc gia Đông Đức và Việt Nam DCCH trong Chiến tranh VN

eastgermanpolice2

Nguồn: Martin Grossheim, “Fraternal Support: The East German ‘Stasi’ and the Democratic Republic of Vietnam during the Vietnam War”, Cold War International History Project Working Paper #71, September 2014.>>PDF

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: “Chủ nghĩa xét lại” ở Việt Nam DCCH: Bằng chứng mới từ kho tư liệu Đông Đức

Giới thiệu

Trong thế giới thời kỳ hậu Thế Chiến II, nhiều mối liên kết mới được thiết lập giữa cái gọi là “Thế giới thứ hai” và “các nước phương Nam.” Tài liệu này nghiên cứu vai trò của Cộng hòa Dân chủ Đức, hay Đông Đức, như là thành viên thứ cấp của phe xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển của chủ nghĩa xã hội nhà nước và hiện đại hóa nhà nước tại Việt Nam. Bài viết phân tích những mối liên hệ được tạo nên giữa cơ quan mật vụ của một nước nhỏ trong Chiến tranh Lạnh, Đông Đức, và cơ quan tình báo mới được thành lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (Việt Nam DCCH) thời kỳ hậu thuộc địa. Tổng quát hơn, bài viết nhấn mạnh vai trò của các nước ngoại vi và chứng minh tầm quan trọng của những nước vừa và nhỏ trong lịch sử Chiến tranh Lạnh.[1] Continue reading “#232 – Hỗ trợ anh em: Bộ An ninh Quốc gia Đông Đức và Việt Nam DCCH trong Chiến tranh VN”

Thách thức đại chiến lược Trung Quốc: Xây đảo trên Biển Đông

1535847_-_main

Tác giả: Alexander Vuving, “China’s Grand-Strategy Challenge: Creating Its Own Islands in the South China Sea”, The National Interest, 8/12/2014.

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Quang Khải

Những hình ảnh chụp từ vệ tinh được tờ tạp chí tình báo quốc phòng IHS Jane’s phân tích cho thấy Trung Quốc đang xây dựng trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa một doi đất mang hình dáng sân bay dài 3.000m và một hải cảng đủ lớn cho các tàu chở dầu và tàu chiến lớn neo đậu. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc làm vậy, đảo này là hòn đảo mới nhất được Trung Quốc xây dựng trong chuỗi hành động xây đảo lấn biển mà nước này đang tiến hành ở cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên biển Đông.

Trung Quốc xây đảo để làm gì? Mục đích tối thượng của những dự án này là gì? Lăng kính thông thường chúng ta sử dụng để giải mã các động thái chiến lược trên trường quốc tế không phù hợp để trả lời những câu hỏi ấy. Lăng kính thông thường nhìn trò chơi giữa các quốc gia dưới góc độ cờ vua, nhưng ở biển Đông, Trung Quốc lại đang chơi cờ vây. Continue reading “Thách thức đại chiến lược Trung Quốc: Xây đảo trên Biển Đông”

Điện ảnh và nền chính trị độc tài ở Nga và Trung Quốc

Vladimir-Putin-shakes-han-011

Nguồn: Ian Buruma, “Rusia and China: The Movie“, Project Syndicate, 11/11/2014.

Biên dịch: Phan Việt Hưng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Thời đại chúng ta đang sống thường được phản ánh một cách rõ nét qua tấm gương nghệ thuật. Nhiều tác phẩm đã viết về thời kỳ hậu cộng sản ở Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, 2 bộ phim gần đây, “Thiên chủ định” (A Touch of Sin) của Giả Chương Kha sản xuất năm 2013 ở Trung Quốc và “Thủy quái” (Leviathan) của Andrew Zviagintsev sản xuất năm 2014 ở Nga, cho thấy bối cảnh xã hội và chính trị của hai nước này một cách trung thực hơn bất kỳ sách báo in  nào tôi đã từng xem. Continue reading “Điện ảnh và nền chính trị độc tài ở Nga và Trung Quốc”

Cách mạng Văn hóa (Cultural Revolution)

Chinese-Propaganda-poster-001

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Cách mạng Văn hóa, với tên gọi đầy đủ là Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản, là một trong những chiến dịch tuyên truyền lớn nhất và quan trọng nhất của Mao Trạch Đông, gây nên một giai đoạn hỗn loạn xã hội kéo dài suốt một thập kỷ tại Trung Quốc. Các nhà bình luận đưa ra những mốc thời gian khác nhau nhưng Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định Cách mạng Văn hóa kéo dài từ tháng 05 năm 1966 đến tháng 10 năm 1976. Continue reading “Cách mạng Văn hóa (Cultural Revolution)”

Lựa chọn xã hội và phúc lợi xã hội

615x200-ehow-images-a01-t3-f1-make-career-choice-800x800

Tác giả: Amartya Sen | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Con người luôn sinh sống theo các nhóm cộng đồng, và cuộc sống cá nhân của họ lúc nào cũng phụ thuộc vào quyết định của tập thể. Nhưng việc đưa ra lựa chọn nhóm có thể là một thách thức rất khó khăn, đặc biệt với những lợi ích và mối quan tâm khác nhau của những thành viên trong nhóm. Vậy thì quyết định tập thể nên được đưa ra như thế nào?

Một kẻ độc tài muốn kiểm soát mọi khía cạnh cuộc sống của người dân sẽ tìm cách bỏ qua ưu tiên của tất cả những người khác. Nhưng rất khó đạt được mức độ quyền lực như thế. Quan trọng hơn, người ta dễ dàng nhận ra rằng bất cứ thể chế độc tài nào cũng là cách tồi tệ để quản trị một đất nước. Continue reading “Lựa chọn xã hội và phúc lợi xã hội”

Vì sao chúng ta đang trở lại Kỉ nguyên Thịnh vượng?

5-piketty-640x360

Tác giả: Paul Krugman | Biên dịch: Nguyễn Khánh

Thomas Piketty, hiện đang là giáo sư tại Đại học kinh tế Paris, không phải là một cái tên quá quen thuộc . Nhưng việc này có thể thay đổi khi cuốn sách được dịch sang tiếng Anh của ông, “Tư bản ở thế kỉ 21”, được công bố với lối suy luận tuyệt vời, bao quát về tính bất bình đẳng. Tới lúc này, những tác động ông mang lại vô cùng sâu sắc. Không khó để nghe ai đó nói rằng chúng ta đang sống trong Kỉ nguyên Thịnh vượng lần thứ hai, hoặc như cách Piketty vẫn thích dùng, một Belle Époque thứ hai- được định nghĩa bởi sự gia tăng không tưởng của nhóm “một phần trăm”. Những sự thật đó trở nên không xa lạ là nhờ vào cuốn sách của Piketty. Ông và một số đồng nghiệp (có thể kể đến Anthony Atkinson ở Đại học Oxford và Emmanuel ở Đại học Berkeley), đã tiên phong trong việc tìm ra một phương thức sử dụng số liệu để nghiên cứu sự tập trung của thu nhập và sự giàu có trong quá khứ- đầu thế kỉ 20 ở Mỹ và Anh, và cuối thế kỉ 18 ở Pháp. Continue reading “Vì sao chúng ta đang trở lại Kỉ nguyên Thịnh vượng?”

“Đóng băng” Donbass: Putin trong thế kẹt

donetsk-elections

Tác giả: Stephen Holmes & Ivan Krastev | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang

Nhiệt độ toàn cầu đang tăng lên, nhưng các cuộc xung đột bị đóng băng trong lòng Liên Xô cũ lại không hề có dấu hiệu tan băng. Ngược lại, tảng băng này đang ngày càng lan rộng.

Việc Nga ủng hộ cuộc bầu cử của những phần tử ly khai tại Donetsk và Luhansk, hai tỉnh quan trọng của vùng Donbass (Ukraine) đã cho thấy rằng lần này, Kremlin đã quyết định tạo ra một cuộc Chiến tranh Lạnh thu nhỏ “bán vĩnh viễn” (semi-permanent) tại các khu vực do quân nổi dậy kiểm soát trên lãnh thổ nước láng giềng quan trọng nhất này của Nga. Continue reading ““Đóng băng” Donbass: Putin trong thế kẹt”

Cơn bão chính trị – pháp lý trên Biển Đông

stormclouds_sea

Tác giả: Nguyễn Hồng Thao

Những ngày đầu tháng 12/2014, Philippines và Việt Nam oằn mình phòng chống siêu bão Habupit. Trên Biển Đông, một cơn bão khác đang tích điện và sẽ tạo ra những hệ quả khó lường cho các chính trị gia: Cơn bão chính trị – pháp lý tranh giành quyền ảnh hưởng trên Biển Đông.

Ngày 5/12/2014, Vụ các vấn đề đại dương, môi trường và khoa học quốc tế, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Tài liệu pháp lý chính thức thể hiện quan điểm bác bỏ yêu sách đường đứt đoạn của Trung Quốc bằng các lập luận pháp lý sắc bén. Tài liệu này đăng trên tạp chí “Limits in the Sea” số 143, một tạp chí có độ tin tưởng cao trong lĩnh vực luật biển. Continue reading “Cơn bão chính trị – pháp lý trên Biển Đông”

Ai là người Trung Quốc? Chính trị bản sắc tại Đài Loan và Hong Kong

mah1 

Tác giả: Victor Louzon | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Ngày 26/09, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhắc lại hy vọng nhìn thấy Trung Quốc đại lục và Đài Loan được thống nhất trên cơ sở nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Phát biểu này diễn ra trong một thời điểm trái khoáy, khi Hong Kong đang chìm ngập trong những cuộc biểu tình học sinh – sinh viên quy mô lớn đòi quyền bầu cử phổ thông đầu phiếu thực sự. Tuyên bố của ông Tập Cận Bình bị phản đối không chỉ bởi các lực lượng chính trị ủng hộ độc lập tại Đài Loan, mà còn bởi Hội đồng Các Vấn đề Đại lục của Đài Loan mà hiện đang do Quốc Dân Đảng – một đảng thân Trung Quốc – nắm giữ. Cuộc đấu tranh ở Hong Kong và phản ứng của Đài Loan đã bộc lộ sự bất đồng ngày càng lớn với Bắc Kinh, điều đã phủ nhiều nghi ngờ lên tính khả thi của mô hình “một quốc gia, hai chế độ”. Continue reading “Ai là người Trung Quốc? Chính trị bản sắc tại Đài Loan và Hong Kong”

Cách mạng công nghiệp (Industrial revolution)

wind-farm-620x350

Tác giả: Đào Minh Hồng

Cách mạng Công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh bắt đầu từ những phát minh máy móc trong ngành dệt (những năm 60 thế kỷ 18), sau đấy lan sang Mỹ, Pháp, Đức…(kéo dài đến giữa thế kỷ 19). Ý nghĩa lớn nhất của Cách mạng Công nghiệp là thay thế lao động thủ công (lao động tay chân) của con người bằng lao động của máy móc, từ sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí. Cuộc cách mạng này đã làm thay đổi cơ bản những điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật của xã hội loài người. Ngoài ra, theo quan điểm của chủ nghĩa Marx, Cách mạng Công nghiệp một mặt đẩy mạnh sản xuất, mặt khác hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa là tư sản và vô sản. Continue reading “Cách mạng công nghiệp (Industrial revolution)”

Văn minh, bản sắc, và bạo lực: Đọc Amartya Sen

297698_thumb

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Bài liên quan: Sự va chạm giữa các nền văn minh? / Phương diện chính trị của các Giá trị châu Á

Tuy ít được biết ngoài giới kinh tế, Amartya Sen (quê quán Bangalore, Ấn Độ, Nobel năm 1998, hiện là giáo sư Harvard) là một kinh tế gia đáng cho đồng nghiệp của ông hãnh diện.  Đã là một nhà toán kinh tế (một ngành cực kì khó!) hàng đầu ngay khi còn trẻ, Sen không bao giờ dùng toán để “loè” người đọc, trái lại, ông luôn tìm cách giải thích bằng ngôn ngữ thông thường những định lí mà ông khám phá.  Từ vài thập kỉ gần đây, Sen quay sang suy nghĩ về những vấn đề triết lí lớn, những vấn đề kinh tế trọng đại (như nạn đói, công bằng thu nhập, vv…) và luôn luôn có những nhận định sâu sắc, lí luận khúc chiết, xây dựng trên một nền tảng kiến văn vô cùng quảng bác. Continue reading “Văn minh, bản sắc, và bạo lực: Đọc Amartya Sen”

#231 – Lý Quang Diệu viết về chiến lược Thao quang dưỡng hối của TQ

china-is-the-chinese-dragon-ready-to-show-its-L-sBVUuB

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Tao guang yang hui”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 28-50.

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

Tôi gặp Tập Cận Bình lần đầu tiên ở Đại lễ đường Nhân dân trong một chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 11 năm 2007. Ban đầu tôi không yêu cầu gặp ông ta. Tôi đã đề nghị gặp một người khác, nhưng rồi người ta sắp xếp cho tôi gặp ông, như vừa nói. Họ coi ông ở vị trí cao trong danh sách ưu tiên. Đó là lần đầu tiên ông ấy gặp một vị lãnh đạo nước ngoài sau khi được bổ nhiệm vào Thường vụ  Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, một động thái rõ ràng để ám chỉ với thế giới rằng người ta đã dự kiến để ông tiếp quản vị trí của Hồ Cẩm Đào. Continue reading “#231 – Lý Quang Diệu viết về chiến lược Thao quang dưỡng hối của TQ”

Những nước bình thường: Phương Đông 25 năm hậu cộng sản

Flame-Towers-Baku

Tác giả: Andrei Shleifer & Daniel Traisman | Biên dịch: Trần Ngọc Cư 

Hai mươi lăm năm sau khi Bức tường Bá Linh sụp đổ, một cảm thức nuối tiếc về cơ hội đã bỏ lỡ đang trùm lên các nước một thời nằm ở phía Đông đường ranh này. Trở lại thời điểm đó, hi vọng của dân chúng tại đây đã dâng cao trong không khí hồ hởi đón mừng sự sụp đổ đột ngột của chủ nghĩa cộng sản. Từ Bratislava đến Ulaanbaatar, cơ hồ thể chế dân chủ và sự thịnh vượng kinh tế đã đến đợi ở góc đường.

Ngày nay, tâm trạng người dân tại những nước này trở nên u ám hơn. Với một vài trường hợp ngoại lệ, như Estonia và Ba Lan, những nước hậu cộng sản còn lại bị coi là những trường hợp thất bại – kinh tế bị oằn xuống dưới sức nặng của tầng lớp hưởng hưu bổng đang sống chật vật và giới đầu sỏ chính trị đang sống xa hoa, còn chính trị thì bị hoen ố bởi các trò gian lận ở thùng phiếu và sự xuất hiện những lãnh đạo độc tài. Continue reading “Những nước bình thường: Phương Đông 25 năm hậu cộng sản”

Tác động địa chính trị của giá dầu giảm

petrol_2172567b

Tác giả: Martin Feldstein | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Chính trị dầu lửa

Giá dầu đã giảm hơn 25% trong năm tháng qua, xuống mức dưới 80 USD một thùng. Nếu giá dầu tiếp tục được giữ ở mức này, nó sẽ có tác động quan trọng — một số tốt, một số xấu — tới nhiều nước trên thế giới. Nếu nó tiếp tục giảm, mà nhiều khả năng sẽ như thế, những hệ quả địa chính trị đối với một số nước sản xuất dầu mỏ có thể sẽ là bi kịch.

Giá dầu luôn phụ thuộc vào kỳ vọng về nguồn cung và cầu trong tương lai của những người tham gia thị trường. Vai trò của những kỳ vọng này khiến thị trường dầu mỏ trở nên khác biệt với hầu hết các thị trường khác. Continue reading “Tác động địa chính trị của giá dầu giảm”

Kinh tế học: Vì sao nên nỗi?

252669-gfc-global-financial-crisis-indon-stockbroker-in-jakarta

Tác giả: Paul Krugman | Biên dịch: Minh Tuấn – Hoàng Sơn

Bài liên quan: John Maynard Keynes: Chủ nghĩa tư bản đối mặt với thách thức lớn nhất của nó

Chủ quan khi bão manh nha hình thành. Hoảng loạn khi bão ập đến. Chia rẽ về cách khắc phục hậu quả cơn bão. Đó là kết quả gần ba thập kỷ lạc lối của kinh tế học.

  1. Nhầm lẫn giữa sự thật và cái đẹp

Hiện giờ khó mà tin được mới cách đây không lâu giới kinh tế học còn đang chúc tụng nhau về thành công của môn khoa học này. Những thành công trên cả lý thuyết lẫn thực tiễn đó đã mở ra một giai đoạn vàng của những người trong giới. Về mặt lý thuyết, họ nghĩ đã giải quyết được những tranh cãi nội bộ. Continue reading “Kinh tế học: Vì sao nên nỗi?”

Phòng thủ một Iraq bị chia cắt

_77504246_e2c8ca6b-4f7e-4b14-b0cc-0d9a84ac3fa5

Tác giả: Monica Duffy Toft | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang

Hoa Kỳ và các nước đồng minh đang phải đối mặt với một thách thức chính sách lớn ở Iraq. Các cuộc không kích nhằm vào Nhà nước Hồi giáo (IS) có thể đánh đuổi các chiến binh Hồi giáo tại những khu vực trọng yếu; nhưng, trong hoàn cảnh hiện nay, cần phải có các binh sĩ để nắm giữ và quản lý những vùng lãnh thổ đã được giải phóng.

Do đó, việc đảm bảo an ninh cho Iraq đòi hỏi phải triển khai một lực lượng hùng mạnh, đó là lý do tại sao Tổng thống Mỹ Barack Obama lại đưa việc tái thiết quân đội Iraq vào chiến lược của mình. Nhưng để đạt được điều này cần phải vượt qua ba trở ngại liên quan nhau: thực trạng thiếu kinh nghiệm quân sự của các lãnh đạo Iraq; tham nhũng và chủ nghĩa thân hữu; và mức độ hỗ trợ bên ngoài còn chưa rõ ràng. Continue reading “Phòng thủ một Iraq bị chia cắt”

Hoạt động đối ngoại của VN trong và sau Khủng hoảng Giàn khoan 981

bac-kinh-tuyen-bo-rut-hd981-khoi-bien-dong-1405476202-4z894c

Tác giả: Trần Văn Thành

Từ 02/5 đến 15/7/2014, Trung Quốc coi thường luật pháp quốc tế, ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan nước sâu Hải Dương Thạch Du 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (sau đây gọi là sự kiện giàn khoan 981). Hành động này đã tạo ra thách thức to lớn đối với chủ quyền quốc gia Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với an ninh khu vực.

Để bảo vệ chủ quyền quốc gia, Việt Nam đã huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó ngoại giao (bao gồm ngoại giao nhà nước, ngoại giao quân sự và ngoại giao nhân dân) đóng vai trò hết sức quan trọng. Continue reading “Hoạt động đối ngoại của VN trong và sau Khủng hoảng Giàn khoan 981”