Ai ám sát Boris Nemtsov?

nemtsov-murder-cctv-russia.si

Ngun: Nina L. Khrushcheva, “Kremlin Murder Incorporated,” Project Syndicate, 2/3/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong vở Murder in the Cathedral (Án mạng trong nhà thờ), T. S. Eliot mô tả vụ ám sát Tổng Giám mục Anh Thomas Becket là một động thái được âm thầm ra lệnh. Quốc vương Henry II của Anh không cần phải trực tiếp ra lệnh; những hiệp sĩ của ông ta biết phải làm gì với những ai bị cho là phá hoại đất nước.

Eliot có thể đã lấy bối cảnh của vở kịch là nước Anh thế kỷ 12, nhưng ông viết nó vào năm 1935, chỉ 2 năm sau khi Hitler lên nắm quyền ở Đức. Thế nên vở kịch chí ít phần nào là lời cảnh báo về sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít ở châu Âu. Đáng buồn là vở kịch vẫn còn nguyên tính thời sự. Ngày nay, vở kịch của Eliot có thể được hiểu như lời cảnh báo về đường lối của nước Nga, nơi nền chính trị dưới quyền Tổng thống Vladimir Putin ngày một trở nên đẫm máu như thời Trung cổ. Continue reading “Ai ám sát Boris Nemtsov?”

Nguồn của Luật Quốc tế trong Sự kiện ngoài khơi Changi 1603

Andries-van-Eertvelt-xx-Dutch-Ships-Running-Down-Onto-a-Rocky-Shore

Nguồn: Navin Rajagobal, “Roots of international law in 1603 incident off Changi,” The Straits Times, 23/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tôi muốn nhân cơ hội này để nhấn mạnh một sự kiện lịch sử quan trọng với những hậu quả toàn cầu lâu dài diễn ra rất gần hòn đảo của chúng ta. Rất ít người dân Singapore nhận thức được sự kiện này, và tôi không trách cứ gì họ, bởi nó diễn ra năm 1603. Thứ Tư này, 25 tháng 2, đánh dấu 412 năm sự kiện diễn ra.

Sự kiện tôi đang đề cập đến diễn ra gần bờ biển phía Đông của Singapore, gần Changi. Santa Catarina, con tàu buôn Bồ Đào Nha với thuyền trưởng Sebastian Serrao, đã bị một tàu nhỏ hơn do Jacob van Heemskerk đến từ Hà Lan tấn công và bắt giữ. Santa Catarina và hàng hóa quý giá của nó: lụa, đồ sứ, long não, và các chiến lợi phẩm khác nhanh chóng được lai dắt về Amsterdam. Khi bán đấu giá, số tiền thu được lên tới gần 300.000 bảng Anh, một khoản tiền lớn đối với Bắc Âu thế kỷ 17. Continue reading “Nguồn của Luật Quốc tế trong Sự kiện ngoài khơi Changi 1603”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (03/03/2015)

kuz2

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Một báo cáo của Quỹ Heritage đề cập tới Chỉ số sức mạnh quân sự Hoa Kỳ cho rằng quân đội nước này không đủ năng lực để có thể đối mặt với nhiều mối đe doạ toàn cầu cùng một lúc. Đây là một kết luận không có gì ngạc nhiên đối với một tổ chức đi theo xu hướng bảo thủ như Quỹ Heritage. Kết luận chủ yếu của báo cáo chính là việc Hoa Kỳ chỉ có thể đảm bảo tác chiến đồng thời tại hai chiến trường lớn toàn cầu. Tiêu chuẩn này xuất hiện từ thời Chiến tranh Lạnh, nhưng bị Lầu Năm Góc cho là không hợp lý và thiếu tính chiến lược. Báo cáo hằng quý gần đây nhất cho rằng Hoa Kỳ chỉ cần xây dựng một lực lượng đủ mạnh để giành chiến thắng trên một chiến trường chủ chốt và “kìm chân” đối thủ cơ hội khác, thay vì phải căng mình đối đầu tại hai chiến trường rộng lớn. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (03/03/2015)”

Trung Quốc có “từ bỏ Triều Tiên” hay không?

China-North-Korea

Tác giả: Vương Hồng Quang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Gần đây, chuyên gia vấn đề Triều Tiên là giáo sư Lý Đôn Cầu của Đại học Triết Giang viết bài đăng trên Thời báo Hoàn Cầu, cho rằng “Có một số học giả chiến lược kiến nghị Trung Quốc từ bỏ Triều Tiên, vấn đề cực kỳ quan trọng”.

Tôi không đồng ý quan điểm của GS Lý Đôn Cầu, bởi lẽ hiện nay Trung Quốc không tồn tại vấn đề từ bỏ Triều Tiên.

Thứ nhất, giáo sư Lý nói “Trung Quốc và Triều Tiên là hai quốc gia độc lập”, điểm này tôi hoàn toàn tán thành, nhưng nói “Hai nước Trung Quốc-Triều Tiên có lợi ích nhất trí” thì tôi không dám gật đầu bừa. Trung Quốc-Triều Tiên mỗi nước có lợi ích của mình, có lợi ích có thể gần nhau hoặc nhất trí, có lợi ích thì khác nhau nhiều. Continue reading “Trung Quốc có “từ bỏ Triều Tiên” hay không?”

Tại sao khủng hoảng 2008 nổ ra?

Stock-Market-Crash

Nguồn:  J. Bradford Delong, “What failed in 2008?”, Project Syndicate, 28/01/2015.

Biên dịch: Trần Nguyễn Dạ Vi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Để giải quyết một vấn đề, chỉ biết phải làm gì là chưa đủ. Bạn cần phải thực sự thi hành giải pháp – và chấp nhận thay đổi cách làm nếu như hóa ra bạn không thực sự biết nhiều như bạn tưởng. Đó là thông điệp của hai cuốn sách mới, trong đó chúng cùng nói cho bạn tất cả những gì bạn cần biết về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008: Điều gì gây ra nó, điều gì có thể làm để nó không tái diễn, và tại sao những điều này chưa được thực hiện.

Cuốn thứ nhất là “The Shifts and the Shocks” (Các thay đổi và cú sốc), viết bởi nhà báo phái bảo thủ ngưới Anh Martin Wolf. Ông bắt đầu bằng cách liệt kê ra những thay đổi quan trọng đã tạo ra thảm họa kinh tế mà hiện nay vẫn còn tiếp tục định hình thế giới. Khởi điểm của ông là sự tăng vọt lượng tài sản của những người giàu trong nhóm 0,1% và 0,01% và hậu quả là áp lực khiến mọi người, chính phủ và các công ty ngày càng gánh vào những mức nợ không bền vững. Continue reading “Tại sao khủng hoảng 2008 nổ ra?”

Cuộc chiến chống các giá trị phương Tây của Trung Quốc

chinese-students-graduate

Nguồn: Minxin Pei, “China’s War on Western Values,” Project Syndicate, 10/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Phần lớn tin tức từ Trung Quốc trong những ngày này đều ám màu ảm đạm do chính quyền tăng cường đàn áp những người chỉ trích. Nhưng rất ít các nhà quan sát, đặc biệt là các nhà phân tích kinh tế nhận ra một điều rằng: cuộc chiến của giới lãnh đạo Trung Quốc chống lại chủ nghĩa tự do và “các giá trị phương Tây” đang trực tiếp phá hoại những nỗ lực của chính họ trong công cuộc loại bỏ tận gốc tham nhũng, thúc đẩy cải cách và khả năng kinh doanh, và tăng cường quan hệ với thế giới bên ngoài. Nền chính trị trên đà thoái hóa của chính quyền sẽ gây ra nhiều hậu quả trầm trọng cho sự phát triển kinh tế liên tục của Trung Quốc.

Thứ nhất, chính phủ đã tăng cường kiểm duyệt Internet, chặn người dùng truy cập các cổng thông tin và các trang phổ biến, bao gồm cả Google, Facebook, và tờ New York Times. Hơn nữa, nhiều luật sư về nhân quyền nổi tiếng đã bị bắt giữ, trong đó có Phổ Chí Cường (Pu Zhiqiang) – người ủng hộ tự do ngôn luận, đã bị giam hơn sáu tháng trong khi các công tố viên đang cố gắng buộc tội ông. Continue reading “Cuộc chiến chống các giá trị phương Tây của Trung Quốc”

Chủ nghĩa kiến tạo (Constructivism)

900-world-map-poster

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Hầu như sự phát triển của các lý thuyết quan hệ quốc tế đều được nảy sinh từ các phản ứng với chất xúc tác là các sự kiện lịch sử: sự nổi lên của chủ nghĩa tự do sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, của chủ nghĩa hiện thực sau các khủng hoảng trong thời kỳ hưu chiến và sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, và của chủ nghĩa kiến tạo (constructivism) sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Việc Chiến tranh Lạnh chấm dứt đã làm xói mòn những luận giải của cả chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa hiện thực. Cả hai đều đã không thể tiên đoán cũng như nhận thức đầy đủ về sự biến chuyển mang tính hệ thống đang tái định hình trật tự thế giới cũng như sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh. Tình hình đó tạo điều kiện cho sự nổi lên của một trường phái mới: chủ nghĩa kiến tạo. Continue reading “Chủ nghĩa kiến tạo (Constructivism)”

3 Mục tiêu ngoại giao quân sự của Trung Quốc

U138P200T1D332909F8DT20100809073737

Nguồn: Shannon Tiezzi, “3 goals of China’s military diplomacy”, The Diplomat, 30/01/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc tìm cách hoàn thành ba việc trong chính sách ngoại giao quân sự: răn đe, lập chương trình nghị sự và tái trấn an.

Hôm thứ Năm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (đồng thời là Chủ tịch UB Quân ủy Trung ương) nói rằng Trung Quốc sẽ quan tâm hơn tới ngoại giao quân sự như là một phần của tổng thể chiến lược đối ngoại. Ông Tập đã phát biểu tại một cuộc họp với các cơ quan quân đội và các quan chức quân sự khác liên quan đến công tác ngoại giao. Cán bộ tham dự bao gồm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Phạm Trường Long (Fan Changlong), một Phó Chủ tịch quân ủy khác kiêm Tư lệnh không quân Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng (Xu Qiliang), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thường Vạn Toàn; Tổng tham mưu trưởng Phòng Phong Huy (Fang Fenghui) và Tư lệnh hải quân Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli). Continue reading “3 Mục tiêu ngoại giao quân sự của Trung Quốc”

Đạo quân thứ năm của Putin tại Châu Âu

Putin-Merkel-Hollande

Nguồn: Yuriy Gorodnichenko, Gérard Roland & Edward Walker; “Putin’s European Fifth Column”, Project Syndicate, 15/02/2015.

Biên dịch:  Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Nếu thế giới đã học được điều gì đó từ sự căng thẳng trong những tháng gần đây giữa Nga và phương Tây, thì đó là không bao giờ được đánh giá thấp tham vọng chiến lược và kỹ năng của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Phương Tây nên xem xét những lời đề nghị gần đây của Putin với một số nước trong Liên minh châu Âu theo hướng như vậy.

Cho dù Putin có thực sự tin rằng cuộc nổi dậy chống Nga năm ngoái ở Ukraine là hệ quả trực tiếp từ sự can thiệp của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu hay không, thì một điều không thể nghi ngờ là ông ta nhận thức được rằng những lý tưởng thân châu Âu – và khả năng trở thành thành viên EU của Ukraine – đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cuộc đấu tranh ở Ukraine và hạn chế những hành động của ông. Continue reading “Đạo quân thứ năm của Putin tại Châu Âu”

Sự suy giảm đổi mới trong Quân đội Hoa Kỳ

image-777x583

Nguồn: Dan Steinbock, “The Decline of US Military Innovation”, Project Syndicate, 27/01/2015.

Biên dịch: Trần Thị Bích Thuận, Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Hoa Kỳ đang đối mặt với nguy cơ đánh mất lợi thế quân sự của mình. Lực lượng vũ trang của nước này vẫn có thể được coi là tiên tiến nhất thế giới khi Hoa Kỳ chi hơn gấp hai lần vào việc nghiên cứu và phát triển quân sự so với các cường quốc lớn khác như Pháp hay Nga, và hơn gấp chín lần so với Trung Quốc và Đức. Tuy nhiên, khả năng tiếp tục dẫn đầu về công nghệ của Hoa Kỳ đã không còn được đảm bảo nữa.

Từ năm 2005, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã cắt giảm 22% chi tiêu về nghiên cứu và phát triển (R&D) quân sự. Năm 2013, như một phần của thỏa thuận để ngăn chặn tranh cãi về trần nợ công, Quốc hội Hoa Kỳ đã yêu cầu cắt giảm chi tiêu tự động 1,2 ngàn tỷ đô la. Continue reading “Sự suy giảm đổi mới trong Quân đội Hoa Kỳ”

Sự sụp đổ của Kinh tế học Samuelson

samuelson_1_800crop

Nguồn: Robert Skidelsky, “The Fall of the House of Samuelson”, Project Syndicate, 25/01/2015

Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Bài liên quan: #80 – Bước ngoặt trong kinh tế học thế kỷ 20

Đọc cuốn The Samuelson Sampler trong bối cảnh của cuộc Đại Suy thoái (2007-2008) giúp ta có được cái nhìn tổng quát về lối tư duy của một thời đã qua. Cuốn sách này là tập hợp các bài viết trong chuyên mục hàng tuần của nhà kinh tế học quá cố Paul Samuelson trên tạp chí Newsweek trong khoảng thời gian 1966-1973.

Samuelson đã từng đoạt giải Nobel và là bậc lão thành trong số các nhà kinh tế học Mỹ: cuốn sách giáo khoa nổi tiếng Kinh tế học của ông đã được tái bản 14 lần ngay trong khoảng thời gian ông còn sống. Cuốn sách này đã giới thiệu cho các nhà kinh tế học tương lai trên toàn thế giới các nguyên lý kinh tế cơ bản nhất. Nếu không phải là người đầu tiên và duy nhất sáng tạo ra “hợp đề tân cổ điển” thì ông cũng là người có công truyền bá hợp đề này – một sự kết hợp của kinh tế học tân cổ điển và kinh tế học Keynes vốn đã làm nên xu thế chủ đạo của kinh tế học trong suốt 50 năm. Continue reading “Sự sụp đổ của Kinh tế học Samuelson”

Hạn chế quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an LHQ

christians-in-pakistan-un-security-council

Nguồn: Gareth Evans, “Limiting the Security Council Veto“, Project Syndicate, 04/02/2015.

Biên dịch: Vũ Trọng Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào năm 2001, Pháp đã đưa ra một kiến nghị rằng 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (Nhóm P5) nên tự nguyện hạn chế sử dụng quyền phủ quyết của họ khi giải quyết vấn đề các tội ác tàn bạo quy mô lớn.[1] Và giờ đây, khi sắp sửa kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Liên Hợp Quốc, chính quyền của tổng thống Pháp Francois Hollande lại tiếp tục tích cực theo đuổi ý tưởng trên. Liệu những nỗ lực này có hiệu quả?

Phản ứng đầu tiên có thể tiên đoán được là các nước P5 sẽ bác bỏ khả năng này. Như Thủ tướng thời chiến của Australia Ben Chifley đã từng có lời nhận xét nổi tiếng “Vấn đề đối với những thỏa thuận của các quý ông là không có đủ người đáng mặt quý ông”. Continue reading “Hạn chế quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an LHQ”

Châu Á trỗi dậy là nhờ các giá trị Khổng giáo

RV-AP562_CONFUC_J_20150206152501

Nguồn: Robert D. Kaplan, “Asia’s Rise Is Rooted in Confucian Values,” The Wall Street Journal, 06/02/2015.
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các nước đang phát triển mạnh mẽ như Trung Quốc, Hàn Quốc, và Singapore đã trở thành tư bản bằng cách dựa trên những giáo lý cũ: lòng khoan dung và sự ổn định xã hội.

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Bàn về Thuật trị quốc,[1] cuốn sách mới được phát hành mùa thu năm ngoái bằng nhiều ngôn ngữ (trong đó có tiếng Anh) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, là việc ông dựa rất nhiều vào “những quan điểm xuất chúng” của Khổng Tử để giải thích cho triết lý chính trị và xã hội của riêng mình. Chẳng hạn, Tập Cận Bình đã trích câu nói súc tích này của vị Vạn thế Sư biểu: “Kiến hiền tư tề yên; kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh dã.”[2] Và rõ ràng Tập Cận Bình đã ngầm đề cập đến Khổng Tử khi ông viết rằng Trung Quốc luôn “phát triển đất nước thông qua nghiên cứu bản tính của sự vật, lấy sự chân thành để chỉnh đốn tư tưởng, tu dưỡng đạo đức cá nhân, quản lý gia đình…và bảo vệ hòa bình thiên hạ.” Continue reading “Châu Á trỗi dậy là nhờ các giá trị Khổng giáo”

Việt Nam hướng tới kỷ nguyên hậu Đổi mới

vn

Nguồn: Phuong Nguyen, “Vietnam eyes postrenovation era”, Nikkei Asian Review, 23/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm tới sẽ kỷ niệm 30 năm kể từ khi Việt Nam thực thi chính sách “Đổi mới” dẫn tới việc áp dụng nền kinh tế thị trường. Năm kỷ niệm này cũng sẽ đi kèm với một ban lãnh đạo hoàn toàn mới khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội được thay thế. Sự thay đổi mang tính thế hệ sẽ xảy ra trên diện rộng khi hơn một nửa số thành viên của Bộ chính trị – cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng – đến tuổi nghỉ hưu.

Quá trình chuyển giao quyền lực sắp tới sẽ rất quan trọng. Việt Nam đang đứng trước một giao lộ, xét trên mối quan hệ của quốc gia với Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng như vai trò của đất nước trong nền kinh tế thế giới. Những vấn đề này tiến triển như thế nào – và sự phát triển của bản thân nền kinh tế thị trường – sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi quá trình thiết lập cân bằng quyền lực tương lai (trong nội bộ Đảng Cộng sản). Continue reading “Việt Nam hướng tới kỷ nguyên hậu Đổi mới”

#245 – Chính sách đối ngoại của Ngô Đình Diệm (P.2)

2086-ngo-dinh-diem

Nguồn: William Henderson & Wesley R. Fishel, “The Foreign Policy of Ngo Dinh Diem”, Vietnam Perspectives, Vol. 2, No. 1 (Aug., 1966), pp. 3-30.

Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Chính sách đối ngoại của Ngô Đình Diệm (P.1)

Quan hệ với Bắc Việt Nam

Có thể mô tả thái độ của Diệm với đối thủ Cộng sản ở Hà Nội là thù nghịch hoàn toàn. Điều này đúng với tiếp cận của ông với mọi chế độ Cộng sản; ông không bao giờ có bước đi dù nhỏ nhất nhằm thiết lập quan hệ với bất cứ ai trong số đó. Ngay từ đầu chế độ của mình năm 1954, Diệm dường như không bao giờ suy nghĩ nghiêm túc về khả năng thương lượng có ý nghĩa về bất cứ chủ đề chính trị quan trọng nào với Hà Nội. Cách tiếp cận của ông với vấn đề cơ bản là tái thống nhất đã được thảo luận ở trên. Diệm cũng cứng rắn như vậy về các vấn đề như quan hệ chính thức giữa Sài Gòn và Hà Nội, phát triển thương mại liên vùng, thậm chí là trao đổi thư từ, bất chấp đôi lần những người Cộng sản có đề nghị. Continue reading “#245 – Chính sách đối ngoại của Ngô Đình Diệm (P.2)”

George Kennan: Người bày mưu đánh bại Liên Xô

george kennan

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Bài liên quan: Nguồn gốc hành vi của Liên Xô

Đối với nhiều thế hệ quan chức ngoại giao Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, George Kennan (sinh ngày 16/2/1904 và mất ngày 17/3/2005) được coi là nhà ngoại giao kỳ cựu và vĩ đại nhất. George Kennan được coi là cha đẻ của một trong những chiến lược lớn nhất, dài nhất, tốn kém nhất và được thực thi liên tục bởi nhiều đời Tổng thống Mỹ trong suốt 45 năm, từ năm 1946-1990, đó là Chiến lược Kiềm chế (Containment Strategy – hay còn gọi là Chiến lược Ngăn chặn).

George Kennan gia nhập Bộ Ngoại giao Mỹ năm 1926 ngay sau khi tốt nghiệp Đại học Princeton. Kennan đã chọn “nghiệp” nghiên cứu về Liên Xô, làm việc tại nhiều phái đoàn ngoại giao Mỹ ở châu Âu, đọc thông viết thạo tiếng Nga, hiểu được tâm lý, văn hóa Nga và nhanh chóng trở thành chuyên gia hàng đầu về Nga, Liên Xô của Bộ Ngoại giao Mỹ nói riêng và nước Mỹ nói chung. Continue reading “George Kennan: Người bày mưu đánh bại Liên Xô”

Tại sao Ukraine cần vũ khí?

article-2611946-1D506BB800000578-91_964x638

Nguồn: Carl Bildt, “Why Ukraine Needs Weapons,” Project Syndicate, 18/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Đừng cung cấp vũ khí cho Ukraine!

Dường như trong giới ngoại giao và hoạch định chính sách đối ngoại đang tồn tại một câu cửa miệng rằng không thể có giải pháp quân sự nào cho cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Hầu hết các nhà quan sát đều nhất trí rằng con đường khả thi duy nhất dẫn tới hòa bình và ổn định là con đường ngoại giao. Nhưng bất chấp thỏa thuận ngừng bắn được công bố gần đây ở Minsk, bạo lực vẫn tiếp diễn – thể hiện qua việc quân đội Ukraine bị đánh bật khỏi thị trấn Debaltseve. Điều này cho thấy đã đến lúc cần cân nhắc những gì là cần thiết để ngăn chặn bất cứ giải pháp quân sự nào do Điện Kremlin áp đặt. Continue reading “Tại sao Ukraine cần vũ khí?”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (24/02/2015)

Japan-puts-helicopter-carrier-Izumo-on-sea-trials

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Báo cáo của RAND tuần trước đề cập tới tham nhũng như là một yêu tố cản trở mạnh mẽ hiệu quả quá trình hiện đại hoá quân đội của Trung Quốc. Nhiều học giả và các nhà phân tích quốc tế, đặc biệt là tại Việt Nam, cũng nhắc tới tham nhũng như là một điểm yếu “cốt tử” làm suy giảm uy tín của quân đội nước này. Tuy nhiên, vẫn có tranh luận về việc liệu tham nhũng có tác động lớn như thế nào tới khả năng tiến hành chiến tranh của Trung Quốc.

Trung tá Lục quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Dennis J. Blasko, người từng phục vụ trong trong cơ quan tình báo quân đội, cho rằng mặc dù tham nhũng xảy ra tràn lan song đó thực sự vẫn chưa phải là thảm hoạ đối với quân đội Trung Quốc. Theo Blasko thì “cho tới hiện nay, có rất ít các chỉ huy của những đơn vị tác chiến từ cấp tiểu đội trở lên bị bắt trong các chiến dịch chống tham nhũng”. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (24/02/2015)”

TQ quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ và tác động đến VN

Compass on renminbi

Tác giả: Nguyễn Minh Khôi

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008, Trung Quốc (TQ) đã có những bước đi mới nhằm thúc đẩy việc quốc tế hóa (QTH) đồng nhân dân tệ (NDT) và đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ. Đến cuối năm 2014, TQ đã ký 29 thỏa thuận hoán đổi tiền tệ[1] song phương với các trên thế giới; đến tháng 10/2014, đồng NDT đã vượt qua đồng đô-la Úc và đô-la Canada để trở thành đồng tiền được sử dụng thanh toán nhiều thứ 5 trên thế giới, gần tiếp cận với đồng Yên Nhật. Mức độ sử dụng đồng NDT trong thanh toán quốc tế trong 2 năm qua (2012-2014) đã tăng trên 321%. Riêng năm 2014, mức tăng trên đạt 102% so với mức tăng chung 4,4% của tất cả các loại tiền tệ khác trong thanh toán quốc tế.[2]  Continue reading “TQ quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ và tác động đến VN”

Tại sao giảm phát lại tồi tệ?

B6HYHG_3090984b

Nguồn:Why deflation is bad”, The Economist, 07/01/2015

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp & Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Giá cả ở khu vực đồng euro đang hạ xuống. Số liệu công bố ngày 7/1 cho thấy giá tiêu dùng trong năm 2014 tính đến tháng 10 đã tụt 0,2%, đánh dấu sự quay trở lại của giảm phát lần đầu tiên kể từ năm 2009. Mức cầu yếu do chính sách thắt lưng buộc bụng, nợ và sự thiếu hụt tăng trưởng đang kéo mức giá cả xuống. Giá dầu giảm cũng khiến hàng hóa rẻ hơn. Người ta có thể nghĩ rằng giá cả giảm là một điều đáng để ăn mừng, nhưng những lo ngại về bẫy giảm phát và vòng xoáy suy thoái vẫn đang tồn tại khắp nơi. Ngân hàng Trung ương Châu Âu có thể sẽ khởi động chương trình nới lỏng định lượng trong tháng này để ngăn chặn nguy cơ ấy. Vậy tại sao các nhà kinh tế học lại rất sợ việc giá cả giảm? Continue reading “Tại sao giảm phát lại tồi tệ?”