Tại sao nên thành lập một Liên bang Israel-Palestine?

Nguồn: Omar M. Dajani và Limor Yehuda, “A Two-State Solution That Can Work,” Foreign Affairs, 19/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tháng 7 vừa qua, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu để thảo luận về cuộc chiến ở Gaza và tương lai của Trung Đông. Sau đó, Harris nhấn mạnh cam kết của bà đối với giải pháp hai nhà nước cho người Israel và người Palestine – nói rằng nó là “con đường duy nhất đảm bảo Israel vẫn là một nhà nước Do Thái và dân chủ an toàn, và con đường đảm bảo người Palestine cuối cùng có thể được hưởng tự do, an ninh, và thịnh vượng mà họ xứng đáng được hưởng.” Harris không phải là người duy nhất có quan điểm này. Trên khắp thế giới, các nhà lãnh đạo tiếp tục cam kết ủng hộ giải pháp hai nhà nước, lập luận rằng giải pháp này cung cấp định hướng và động lực cho các nỗ lực chấm dứt chiến tranh và cuối cùng là tái thiết Gaza. Trong một nghị quyết ngừng bắn được mong đợi từ lâu, được thông qua vào tháng 6, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc một lần nữa cam kết với “tầm nhìn về giải pháp hai nhà nước, trong đó hai quốc gia dân chủ, Israel và Palestine, chung sống hòa bình bên cạnh nhau, với các đường biên giới an toàn và được công nhận.” Continue reading “Tại sao nên thành lập một Liên bang Israel-Palestine?”

28/09/1918: Cuộc diễu hành khiến hàng nghìn người nhiễm cúm Tây Ban Nha

Nguồn: Philadelphia parade exposes thousands to Spanish flu, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, một cuộc diễu hành của Liberty Loan (Trái phiếu Tự do) ở Philadelphia đã gây ra một đợt bùng phát dịch cúm Tây Ban Nha lớn trong thành phố. Vào thời điểm dịch bệnh kết thúc, ước tính có khoảng 20 triệu đến 50 triệu người đã chết trên toàn thế giới.

Cúm (Influenza) là một loại virus rất dễ lây lan. Nó tấn công hệ hô hấp và có thể biến đổi rất nhanh để tránh bị hệ thống miễn dịch của con người tiêu diệt. Nhìn chung, chỉ những người rất già và rất trẻ mới dễ bị tử vong do cúm. Dù đại dịch cúm năm 1889 đã giết chết hàng nghìn người trên khắp thế giới, nhưng phải đến năm 1918, người ta mới phát hiện ra mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Continue reading “28/09/1918: Cuộc diễu hành khiến hàng nghìn người nhiễm cúm Tây Ban Nha”

Vai trò của các sứ bộ Việt Nam trong thương mại Việt – Trung thế kỷ XVII-XIX

Tác giả: Trần Đức Anh Sơn*

Sau khi giành được độc lập vào thế kỷ 10, Việt Nam (tên cũ Đại Việt) thiết lập bang giao với Trung Hoa, dựa trên mối quan hệ “tông phiên”, trong đó Trung Hoa là “tông chủ”, Việt Nam là “phiên quốc”. Theo đó, Việt Nam, theo định kỳ, phải cử sứ thần mang cống phẩm sang tiến cống cho các triều đình Trung Hoa và thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao khác. Hoạt động này diễn ra liên tục từ thế kỷ XI cho đến cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên, từ thời Lê – Trịnh (thế kỷ XVII trở đi), các sứ thần do Việt Nam cử sang Trung Hoa không chỉ đơn thuần vì nhiệm vụ ngoại giao, mà còn kiêm nhiệm các hoạt động thương mại do triều đình Việt Nam giao phó. Continue reading “Vai trò của các sứ bộ Việt Nam trong thương mại Việt – Trung thế kỷ XVII-XIX”

Hezbollah sẽ tiếp tục đe dọa Israel hay tìm cách bảo toàn lực lượng?

Nguồn: Hanin Ghaddar, “Will Hezbollah Choose to Keep Its Word – or Its Arsenal?,” Foreign Policy, 23/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhóm chiến binh này phải quyết định giữa việc rút lại mối đe dọa đối với miền bắc Israel hoặc chấp nhận rủi ro mất đi kho tên lửa tiên tiến.

Trong vòng chưa đầy một tuần, Israel đã làm suy yếu đáng kể năng lực quân sự, hệ thống thông tin liên lạc, và chuỗi chỉ huy của Hezbollah. Đầu tiên, việc một loạt máy nhắn tin và bộ đàm phát nổ đã làm suy yếu khả năng liên lạc của nhóm. Sau đó, vào ngày 20/09, vụ ám sát Ibrahim Aqil – cùng với 14 chỉ huy cấp cao khác của Lực lượng Radwan – trở thành thất bại lớn đối với đơn vị chỉ huy và ban lãnh đạo cấp cao nhất của nhóm chiến binh Lebanon, Hội đồng Jihad. Trong số những thành viên sáng lập cơ cấu quân sự của Hezbollah, giờ chỉ còn một mình Ali Karaki sống sót. Continue reading “Hezbollah sẽ tiếp tục đe dọa Israel hay tìm cách bảo toàn lực lượng?”

Thế giới hôm nay: 27/09/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu dường như đã bác bỏ đề xuất ngừng bắn với Hezbollah do Mỹ hậu thuẫn, nói rằng tin đồn về lệnh ngừng bắn là “không đúng sự thật.” Bộ trưởng ngoại giao nước này, Israel Katz, cũng tuyên bố Lực lượng Phòng vệ Israel sẽ tiếp tục các hoạt động chống lại Hezbollah “cho đến khi giành chiến thắng và người dân miền bắc được trở về nhà an toàn.” Không kích qua biên giới trong những ngày gần đây là dữ dội nhất kể từ khi Israel xâm lược miền nam Lebanon năm 2006. Trước đó, tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel Herzi Halevi đã nói với quân đội là không kích nhắm vào Hezbollah nhằm “chuẩn bị khu vực này cho khả năng các bạn tiến vào.”

Eric Adams, thị trưởng đảng Dân chủ của Thành phố New York, vừa bị buộc tội hối lộ, gian lận, và vi phạm tài chính tranh cử. Công tố viên liên bang cáo buộc ông nhận tiền từ các nhà tài trợ “giả” và nhận quà không phù hợp từ ít nhất một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Adams bị cáo buộc đã đẩy nhanh việc khai trương một tòa nhà lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy chuyến bay hạng thương gia trên Turkish Airlines và phòng tại “những khách sạn sang trọng.” Thị trưởng phủ nhận hành vi sai trái. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/09/2024”

Thế khó của Mỹ trong việc tìm ra chính sách phù hợp để đối phó Trung Quốc

Nguồn: Jessica Chen Weiss, “The Case Against the China Consensus,” Foreign Affairs, 16/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Tổng thống Mỹ tiếp theo nên hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn với Trung Quốc?

Washington đang phải đối mặt với làn sóng chỉ trích ngày càng gia tăng vì theo đuổi một cuộc cạnh tranh mở với Trung Quốc mà không xác định rõ thành công sẽ như thế nào. Khi khả năng cưỡng chế và hành vi đe dọa của Trung Quốc khiến Mỹ tập trung sự chú ý vào những rủi ro đối với lợi ích của mình, việc thiếu một thước đo thành công rõ ràng đã mở ra cánh cửa cho những lời chỉ trích đảng phái về cách tiếp cận của chính quyền Biden. Trong khi đó, những người bảo vệ chính quyền bác bỏ những chỉ trích này bằng cách chỉ ra rằng các chính sách của chính quyền phù hợp với sự đồng thuận rộng rãi về thách thức mà Trung Quốc đặt ra, và các bước cần thiết để chống lại thách thức đó. Continue reading “Thế khó của Mỹ trong việc tìm ra chính sách phù hợp để đối phó Trung Quốc”

26/09/1957: West Side Story mở màn trên sân khấu Broadway

Nguồn: “West Side Story” opens on Broadway, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, vở West Side Story do Leonard Bernstein sáng tác đã công diễn lần đầu tại Nhà hát Winter Garden ở Broadway. Qua vở nhạc kịch mang tính đột phá này, Bernstein đã mang đến những bản nhạc hấp dẫn và lôi cuốn được nhiều người tôn vinh là thành tựu lớn nhất của ông trong tư cách là một nhà soạn nhạc. Tuy nhiên, ngay cả khi không có vinh quang từ West Side Story, vị trí của Bernstein trong lịch sử âm nhạc vẫn sẽ được xác lập vững chắc. Ngoài công việc là một nhà soạn nhạc, “Người Phục hưng Âm nhạc” còn là một nhạc trưởng xuất sắc, một nghệ sĩ piano hòa nhạc hàng đầu, và một người thầy đã đưa âm nhạc cổ điển đến với đại chúng. Continue reading “26/09/1957: West Side Story mở màn trên sân khấu Broadway”

Chủ nghĩa cực đoan chính trị ở Đức và những rủi ro đối với Ukraine

Nguồn: Gideon Rachman, “Germany, political extremism and the risks to Ukraine,” Financial Times, 23/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự chia rẽ chính trị ở Cộng hòa Liên bang Đức đe dọa sự thống nhất của phương Tây và sự ủng hộ dành cho Kyiv.

Tác động tiềm tàng của Donald Trump đối với cuộc chiến ở Ukraine và liên minh phương Tây đã được hiểu rõ. Nhưng những gì xảy ra ở Đức có thể cũng quan trọng không kém.

Đức là nước viện trợ lớn thứ hai cho Ukraine, chỉ sau Mỹ, và còn là thành viên chủ chốt trong cả EU và NATO. Nhưng các đảng dân túy có thiện cảm với Nga lại đang nổi lên ở Đức. Continue reading “Chủ nghĩa cực đoan chính trị ở Đức và những rủi ro đối với Ukraine”

Đằng sau cuộc thanh trừng trong ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc

Nguồn:  K. Tristan Tang, “The Logic of China’s Careful Defense Industry Purge”, The Diplomat, 12/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Không chỉ là một nỗ lực chống tham nhũng toàn diện, việc nhắm mục tiêu vào một số quan chức quốc phòng nhất định là một phần trong kế hoạch lớn hơn của Trung Quốc nhằm tái tạo tổ hợp công nghiệp quân sự của mình.

Vào tháng 8 năm 2024, cựu chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) đã bị điều tra trong chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra của Trung Quốc, nhắm vào lĩnh vực công nghiệp quân sự. Các báo cáo chỉ ra rằng cuộc thanh trừng này, bắt đầu vào năm 2023, có thể ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng tác chiến của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) và ngành công nghiệp quốc phòng nói chung. Continue reading “Đằng sau cuộc thanh trừng trong ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc”

Thổ Nhĩ Kỳ không chọn phe nhưng sẵn sàng chấp nhận rủi ro

Nguồn: Oytun Orhan, 奥伊通·奥尔汗:土耳其不会在东西方竞争中站队,但准备好承担风险, Guancha, 19/09/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vào ngày 4 tháng 9 theo giờ địa phương, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi đã đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên sau 12 năm và có cuộc gặp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan. Hai bên cùng thảo luận về cuộc xung đột Gaza và cách thức khôi phục mối quan hệ vốn đã đóng băng từ lâu giữa hai nước.

Từ cuộc chiến ở Ukraine đến xung đột ở Gaza, cách thức Thổ Nhĩ Kỳ duy trì quan hệ với tất cả các bên bằng cách tiếp cận cân bằng về mặt ngoại giao đã thu hút nhiều sự chú ý. Thổ Nhĩ Kỳ đã có những đề xuất và hành động gì đối với trật tự thế giới và cục diện khu vực Trung Đông? Động lực để Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc tăng cường hợp tác đến từ đâu? Continue reading “Thổ Nhĩ Kỳ không chọn phe nhưng sẵn sàng chấp nhận rủi ro”

Thế giới hôm nay: 25/09/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lực lượng Phòng vệ Israel cho biết không kích của họ vào Beirut đã giết chết một chỉ huy cấp cao của Hezbollah. Đây là lần thứ ba trong vòng một tuần IDF tấn công thủ đô Lebanon. Theo bộ y tế Lebanon, các cuộc tấn công của Israel vào miền Nam và miền Đông nước này đã giết chết ít nhất 564 người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, và làm bị thương 1.850 người khác. Các vụ không kích đã làm gia tăng lo ngại về một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Israel và lực lượng dân quân người Shia do Iran hậu thuẫn. Hàng nghìn người đã tháo chạy khỏi miền Nam Lebanon. Trong một “thông điệp gửi đến người dân Lebanon” đăng trên X, thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu cho biết cuộc chiến của nước ông là với Hezbollah chứ không phải người dân. Bộ trưởng y tế Lebanon nói với BBC rằng các nạn nhân “không phải là những chiến binh như người Israel tuyên bố.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/09/2024”

HarmonyOS khiến ngành công nghệ Trung Quốc rơi vào thế khó xử

Nguồn: Vivian Toh, “Huawei’s HarmonyOS puts China’s tech world in awkward spot,” Nikkei Asia, 22/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Áp lực phải ủng hộ hệ điều hành trong nước dẫn đến việc vội vàng phát hành ứng dụng.

Việc Huawei ra mắt hệ điều hành HarmonyOS Next vào tháng 6 vừa qua đã đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc. Được nhiều người cho là “tuyên bố độc lập” khỏi Android của Google, phiên bản hệ điều hành mới nhất của Huawei đóng vai trò trung tâm trong tham vọng của công ty nhằm thiết lập một hệ sinh thái nội địa cho các thiết bị thông minh. Continue reading “HarmonyOS khiến ngành công nghệ Trung Quốc rơi vào thế khó xử”

24/09/2016: Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử và Văn hóa Người Mỹ gốc Phi mở cửa

Nguồn: The National Museum of African American History and Culture opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2016, hơn 15 năm sau khi được thành lập, Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử và Văn hóa Người Mỹ gốc Phi đã mở cửa tại National Mall. Barack Obama, Tổng thống gốc Phi đầu tiên của nước Mỹ, đã chủ trì buổi lễ và chính thức khai trương bảo tàng bằng cách rung Chuông Tự do, một chiếc chuông từ một nhà thờ Baptist của người Mỹ gốc Phi được thành lập vào năm 1776. Continue reading “24/09/2016: Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử và Văn hóa Người Mỹ gốc Phi mở cửa”

Thế giới hôm nay: 24/09/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Theo bộ y tế Lebanon, không kích của Israel vào nước này đã giết chết ít nhất 492 người, bao gồm phụ nữ và trẻ em, và làm bị thương 1.645 người khác. Lực lượng Phòng vệ Israel cho biết các cuộc tấn công đã nhắm vào hơn 1.300 mục tiêu của Hezbollah trong ngày qua. Lầu Năm Góc nói họ sẽ gửi “một số lượng nhỏ” lực lượng bổ sung đến khu vực này; trước đó, Mỹ đã cảnh báo Israel không nên phát động chiến tranh toàn diện với Hezbollah. Israel cho biết họ sẽ tiếp tục tấn công cho đến khi người dân Israel có thể trở về nhà ở biên giới phía bắc với Lebanon một cách an toàn.

California đã kiện ông lớn dầu mỏ ExxonMobil với cáo buộc thực hiện “chiến dịch lừa dối kéo dài hàng thập niên” khi quảng cáo sai sự thật về khả năng tái chế nhựa. ExxonMobil là một trong những nhà sản xuất sản phẩm nhựa lớn nhất thế giới. Năm 2022, tổng chưởng lý đến từ đảng Dân chủ của California đã mở điều tra các công ty nhiên liệu hóa thạch và ô nhiễm nhựa. Ông cáo buộc ExxonMobil đã nói dối để “kéo dài thêm lợi nhuận kỷ lục của mình.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/09/2024”

NATO cần phải đổi mới nhiều và nhanh hơn

Nguồn: Mircea Geoana, “NATO Needs to Innovate More and Faster”, Foreign Affairs, 05/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Sau khi nỗ lực để đạt được khả năng phối hợp giữa các quân đội quốc gia, NATO hiện cần phải làm điều tương tự với khu vực tư nhân.

Bị đe dọa bởi các giá trị cốt lõi của liên minh NATO và được chia sẻ bởi Ukraine và nhiều quốc gia khác trên thế giới, Điện Kremlin đã phát động một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022 với ý định xóa sổ đất nước này, đàn áp tự do và làm suy yếu nền dân chủ. Trong quá trình này, Nga nhận được sự hỗ trợ đáng kể, bao gồm cả việc cung cấp công nghệ tiên tiến, từ các đồng minh độc tài của mình, đặc biệt là Trung Quốc, Iran và Triều Tiên. Không chỉ sự tồn vong của Ukraine, mà an ninh của cả châu Âu đang bị đe dọa. Trong khi một cuộc chiến toàn cầu đang diễn ra trên chiến trường Ukraine, các công nghệ tiên tiến đang được triển khai với tốc độ chưa từng có. Continue reading “NATO cần phải đổi mới nhiều và nhanh hơn”

Liệu Tập Cận Bình có thể đưa Hồng Kông đi “từ ổn định đến thịnh vượng”?

Nguồn: Can Xi Jinping take Hong Kong “from stability to prosperity”,” The Economist, 12/09/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Một sự chú ý quá mức vào an ninh có thể khiến Hồng Kông phải trả giá về dài hạn.

“Từ hỗn loạn đến trật tự, từ ổn định đến thịnh vượng.” Đó là mục tiêu của Tập Cận Bình đối với Hồng Kông. Kể từ khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ diễn ra tại Hồng Kông vào năm 2019, nhà cầm quyền Trung Quốc đã cố gắng tái thiết lập quyền kiểm soát của mình. Dưới nhiều góc độ, Tập Cận Bình đã thành công. Hồng Kông ngày nay ít hỗn loạn hơn so với trước đây. Đại dịch COVID-19, với việc Hồng Kông đóng cửa với thế giới, đã góp phần làm dịu đi những căng thẳng. Hai đạo luật an ninh quốc gia hà khắc – một được chính quyền trung ương áp đặt lên Hồng Kông vào năm 2020 và một được cơ quan lập pháp địa phương thông qua năm nay – cũng vậy. Nhưng những biện pháp đã mang trật tự đến Hồng Kông, bằng cách gieo rắc nỗi sợ hãi vào những người theo chủ nghĩa tự do, lại có nguy cơ khiến Hồng Kông đánh mất sự thịnh vượng của mình, biến nơi đây thành một môi trường sống và kinh doanh kém dễ chịu và khó đoán hơn. Continue reading “Liệu Tập Cận Bình có thể đưa Hồng Kông đi “từ ổn định đến thịnh vượng”?”

Cuộc khủng hoảng năng lực răn đe của Mỹ

Nguồn:  Carter Malkasian, “America’s Crisis of Deterrence”, Foreign Affairs, 20/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Mỹ và các đồng minh đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng về khả năng răn đe. Trung Quốc đe dọa các tàu Philippines ở Biển Đông và có thể chuẩn bị quân đội để xâm lược Đài Loan. Nga không có dấu hiệu từ bỏ cuộc chiến ở Ukraine. Ở Trung Đông, Iran đang đe dọa trả đũa Israel vì vụ ám sát lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh ở Tehran, Hezbollah đang tăng cường các cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel, và Houthi tiếp tục tấn công – và đôi khi đánh chìm – các tàu thương mại ở Biển Đỏ. Những rủi ro ngày càng tăng về khả năng tên lửa Iran có thể giết chết quân nhân Mỹ, một cuộc tấn công của Houthi vào một tàu Hải quân Mỹ hoặc một vụ đánh chìm tàu thương mại sẽ tăng theo thời gian. Bất kỳ sự kiện nào trong số này sẽ buộc Washington phải tham gia vào một cuộc chiến lớn hơn hoặc lùi bước. Lựa chọn nào cũng sẽ phản ánh sự thất bại về khả năng răn đe. Continue reading “Cuộc khủng hoảng năng lực răn đe của Mỹ”

Thế giới hôm nay: 23/09/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Phó tổng thư ký Hezbollah, Naim Qassem, đã tuyên bố một “trận chiến tính sổ không hồi kết” với Israel trong lễ tang của viên chỉ huy Hezbollah bị Israel không kích giết chết hôm thứ Sáu. Nhóm này đã bắn hơn một trăm quả tên lửa vào sâu trong miền bắc Israel, với một số rơi gần thành phố Haifa. Căng thẳng giữa Hezbollah và Israel đã leo thang kể từ khi các thiết bị điện tử của hàng nghìn thành viên nhóm dân quân phát nổ cùng lúc vào ngày 17 tháng 9.

Anura Kumara Dissanayake, một nghị sĩ theo chủ nghĩa Marx, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Sri Lanka sau vòng kiểm phiếu thứ hai. Ông đã đánh bại cả Sajith Premadasa, lãnh đạo phe đối lập, và Ranil Wickremesinghe, người đương nhiệm. Đây là cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức tại nước này kể từ năm 2022, khi các cuộc biểu tình rầm rộ phế truất Gotabaya Rajapksa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/09/2024”

Tại sao thành ngữ ‘Tạp oa mại thiết’ thời Đại Nhảy vọt lại hồi sinh ở Trung Quốc?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “‘Smash iron woks’ – a Great Leap Forward idiom returns to China,” Nikkei Asia, 19/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Câu thành ngữ yêu cầu mọi người phải hy sinh tất cả đã phản ánh hoàn cảnh khó khăn hiện tại ở Trung Quốc.

Gần đây, một thành ngữ cổ bất ngờ lan truyền trở lại trong giới chính trị và quan chức Trung Quốc. Tạp oa mại thiết – câu này có nghĩa là “đập tan tất cả nồi chảo trong nhà, rồi bán chúng như sắt vụn.”

Điều này cũng có nghĩa là phải hy sinh mọi thứ để vượt qua tình trạng khẩn cấp hiện tại. Đối với một số người, câu nói này gợi nhớ đến Đại Nhảy vọt cách đây hơn 60 năm. Continue reading “Tại sao thành ngữ ‘Tạp oa mại thiết’ thời Đại Nhảy vọt lại hồi sinh ở Trung Quốc?”

22/09/1906: Thảm sát Chủng tộc Atlanta bắt đầu

Nguồn: Atlanta Race Massacre of 1906 begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1906, các tờ báo ở Atlanta đã đưa tin về bốn vụ tấn công riêng biệt do đàn ông da đen nhắm vào phụ nữ da trắng, nhưng không vụ nào trong số đó được chứng minh bằng bằng chứng xác thực. Bị kích động bởi những tin tức bịa đặt này và phẫn nộ trước khối dân người da đen ngày càng tăng của thành phố, người da trắng ở Atlanta đã nổi loạn. Trong vài ngày tiếp theo, một cuộc thảm sát chủng tộc sẽ cướp đi sinh mạng của ít nhất 12 người Atlanta da đen – nhưng tổng số có thể cao gấp đôi – và tàn phá cộng đồng người da đen của thành phố. Continue reading “22/09/1906: Thảm sát Chủng tộc Atlanta bắt đầu”