Thế giới hôm nay: 23/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhà sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã được cho phép tại ngoại nhờ nộp 250 triệu đô la bảo lãnh sau phiên điều trần ở New York. Điều kiện tại ngoại quy định ông phải nộp hộ chiếu và bị giữ tại nhà cha mẹ ở California. Trước đó, vào thứ Tư, Bankman-Fried đã bị dẫn độ từ Bahamas về Mỹ. Ông sẽ ra hầu tòa về tám cáo buộc liên bang, bao gồm gian lận thanh toán, âm mưu thực hiện hành vi rửa tiền, và gian lận giao dịch hàng hóa và chứng khoán.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gặp người đồng cấp Ba Lan Andrzej Duda để thảo luận về “các kế hoạch chiến lược cho tương lai.” Cuộc gặp diễn ra trên đường ông Zelensky trở về từ Mỹ, vốn là lần đầu tiên nhà lãnh đạo Ukraine rời khỏi đất nước kể từ khi Nga xâm lược vào tháng 2. Khi ở Washington, DC, ông Zelensky đã gặp tổng thống Joe Biden, người vừa tuyên bố viện trợ thêm 1,85 tỷ đô la cho Ukraine. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/12/2022”

Học thuyết chiến thắng mới của Nga và triển vọng Chiến tranh Ukraine

Nguồn: Mick Ryan, “Russia’s New Theory of Victory,” Foreign Affairs, 14/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Moscow đang cố gắng học hỏi từ những sai lầm của mình như thế nào?

Giáng sinh năm nay sẽ là một cột mốc nghiệt ngã đối với người dân Ukraine. Nó đánh dấu mười tháng kể từ khi quân Nga tiến vào đất nước của họ, gây ra sự tàn phá ở quy mô chưa từng thấy tại châu Âu kể từ Thế chiến II. Hàng chục nghìn người Ukraine đã thiệt mạng. Hàng triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa. Gần như toàn bộ đất nước bị mất điện, khiến Kyiv lo lắng rằng – khi mùa đông bắt đầu – nhiều công dân của họ sẽ bị chết cóng. Continue reading “Học thuyết chiến thắng mới của Nga và triển vọng Chiến tranh Ukraine”

22/12/1808: Bản Giao hưởng Số 5 của Beethoven được trình diễn lần đầu

Nguồn: Beethoven’s Fifth Symphony given world premiere in Vienna, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ban đầu, người ta đã không công nhận bản giao hưởng này là một trong những bản nhạc hay nhất từng được viết. Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng nó đã được trình diễn lần đầu tiên trong điều kiện vô cùng bất lợi. Địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc là một nơi lạnh cóng. Phải mất hơn hai giờ trong một buổi diễn dài tổng cộng bốn giờ trước khi bản nhạc này được chơi. Và dàn nhạc ngày hôm đó đã chơi tệ đến mức nhà soạn nhạc Beethoven, người gần như bị điếc – khi đó còn giữ vai trò nhạc trưởng và nghệ sĩ piano – phải dừng buổi hòa nhạc giữa chừng và bắt đầu lại từ đầu. Nhìn chung, đó là một khởi đầu không mấy tốt đẹp cho tác phẩm sẽ sớm trở thành bản nhạc cổ điển nổi tiếng nhất thế giới: Bản Giao hưởng Số 5 cung Đô thứ, Op. 67 – thường gọi là “Bản Giao hưởng số 5”. Continue reading “22/12/1808: Bản Giao hưởng Số 5 của Beethoven được trình diễn lần đầu”

Khi AI đàm phán giỏi hơn con người: Tương lai nào cho các nhà ngoại giao?

Tác giả: Ngô Di Lân

Trí tuệ nhân tạo – AI (artificial intelligence) đã có nhiều tiến bộ vượt bậc trong khoảng hai thập niên qua. Một trong những chỉ dấu rõ rệt nhất cho sự phát triển của AI là việc nó đã lần lượt đánh bại con người một cách thuyết phục trong gần như tất cả các bộ môn thể thao trí tuệ hàng đầu.

Năm 1997, siêu máy tính Deep Blue của IBM lần đầu giành chiến thắng trước đại kiện tướng cờ vua Gary Kasparov với tỉ số 3½–2½ trong trận tái đấu ở New York. Năm 2016, phần mềm AlphaGo do Google phát triển đã đánh bại kỳ thủ cờ vây 9 đẳng thế giới Lee Sedol với tỉ số 4-1. Và chỉ ba năm sau đó, phần mềm Pluribus do Facebook và các nhà khoa học trường Carnegie Mellon phát triển đã khuất phục những vận động viên poker hàng đầu thế giới trong bộ môn bài hai lá có 6 người chơi (6-max No-limit Texas Hold’Em poker). Continue reading “Khi AI đàm phán giỏi hơn con người: Tương lai nào cho các nhà ngoại giao?”

Phụ nữ Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ chính sách zero-covid

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s female protesters break nation free from zero-COVID,” Nikkei Asia, 15/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập đã loại phụ nữ ra khỏi các vị trí trong ban lãnh đạo, nhưng sự thất vọng bị dồn nén có thể sẽ phát nổ.

Thứ Bảy vừa qua là một thời khắc quan trọng đối với Trung Quốc, khi các nhà chức trách cảnh giác cao độ nhằm ngăn chặn phong trào sinh viên chống chính sách zero-covid biến thành một lời kêu gọi vì dân chủ và nhân quyền phổ quát.

Tại một trường đại học lớn ở miền trung Trung Quốc, một tấm biển bằng giấy được dán trên cửa sổ ký túc xá sinh viên, nói về Ngày Nhân quyền Quốc tế. Đó là một biểu hiện của sự ủng hộ “phong trào giấy trắng”. Continue reading “Phụ nữ Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ chính sách zero-covid”

20/12/1957: Elvis Presley nhận giấy gọi nhập ngũ

Nguồn: Elvis Presley is drafted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, khi đang nghỉ Lễ Giáng sinh tại Graceland, trong dinh thự mà ông mới mua ở Tennessee, ngôi sao nhạc rock-and-roll Elvis Presley đã nhận được thông báo nhập ngũ của Quân đội Mỹ.

Với phong cách trình diễn khêu gợi – một phóng viên gọi ông là “Elvis the Pelvis” (Elvis lắc hông) – sở hữu một bộ phim ăn khách, Love Me Tender, và hàng loạt đĩa đơn nổi tiếng, gồm Heartbreak Hotel, Blue Suede Shoes, Hound Dog Don’t Be Cruel, Presley đã trở thành một biểu tượng quốc gia, và là ngôi sao nhạc rock-and-roll chân chính đầu tiên trên thế giới, ngay từ cuối năm 1956. Continue reading “20/12/1957: Elvis Presley nhận giấy gọi nhập ngũ”

Chuyên gia Trung Quốc bàn về việc chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 17/12/2022, trong kỳ họp thường niên năm 2023 của Thời báo Hoàn cầu với chủ đề “Trung Quốc và thế giới sau Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, các chuyên gia đã thảo luận sôi nổi xung quanh vấn đề “Cuộc xung đột Nga – Ukraine sẽ kết thúc theo phương thức nào?”

Dưới đây là tóm tắt ý kiến phát biểu của một số nhân vật chủ yếu:

Châu Lực (Zhou Li), nguyên Phó trưởng ban Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Uỷ viên Ủy ban Ngoại sự toàn quốc của Chính Hiệp khoá 13, cho rằng: Continue reading “Chuyên gia Trung Quốc bàn về việc chấm dứt xung đột Nga-Ukraine”

Cập nhật tiến độ đàm phán IPEF sau hội nghị ở Brisbane

Nguồn: Aidan Arasasingham, Emily Benson, Matthew P. Goodman, và William A. Reinsch, “IPEF Advances at Negotiations in Brisbane,” CSIS, 16/12/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Từ ngày 10 đến 15/12/2022 vừa qua, các nhà đàm phán thương mại đại diện cho 14 quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã gặp nhau trong vòng đàm phán trực tiếp đầu tiên của Khuôn khổ Kinh tế vì Sự Thịnh vượng tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) ở Brisbane, Australia. Sau sự kiện ra mắt vào tháng 5 tại Tokyo, cuộc họp quan chức cấp cao vào tháng 7 tại Singapore, và hội nghị bộ trưởng vào tháng 9 tại Los Angeles, vòng đàm phán kéo dài 6 ngày này tại Brisbane đã chứng kiến việc những bản dự thảo đầu tiên về một số trụ cột và chủ đề phụ được phát cho các bên làm cơ sở đàm phán IPEF. Continue reading “Cập nhật tiến độ đàm phán IPEF sau hội nghị ở Brisbane”

18/12/2019: Tổng thống Donald Trump bị luận tội

Nguồn: President Donald Trump impeached, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2019, sau nhiều tuần thảo luận của các nhà lập pháp, Hạ viện Mỹ đã quyết định bỏ phiếu để luận tội Tổng thống thứ 45, Donald Trump, vì lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội. Tỷ lệ phiếu cũng phản ánh rõ sự phân chia đảng phái: 230 phiếu thuận, 197 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Trump trở thành tổng thống thứ ba từng bị luận tội, sau Andrew Johnson và Bill Clinton, khi xuất hiện quan ngại rằng ông có lẽ sẽ sử dụng can thiệp nước ngoài trong cuộc bầu cử năm 2020. Continue reading “18/12/2019: Tổng thống Donald Trump bị luận tội”

Xã hội Mỹ tập trung quá nhiều vào chủng tộc nên lơ là vấn đề giai cấp

Nguồn: “American society is so focused on race that it is blind to class”, The Economist, 2/11/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Sự kết thúc của chính sách tuyển sinh dựa trên ý thức chủng tộc của các trường đại học có thể là cơ hội để xây dựng một hệ thống tốt hơn

Chính sách tuyển sinh dựa trên ý thức chủng tộc của các trường đại học Mỹ có thể sắp kết thúc. Vào ngày 31 tháng 10, Tối cao pháp viện đã có hai phiên điều trần, trong đó các luật sư lập luận rằng những hành động cho phép các trường đại học ưu tiên những thí sinh thuộc một số chủng tộc hơn những thí sinh khác là vi phạm luật dân sự và Hiến pháp. Nếu nhìn vào cách đặt câu hỏi mang tính hoài nghi của các thẩm phán bảo thủ, những người nhờ Donald Trump mà hiện đang duy trì được thế đa số, thì vấn đề không phải là liệu các ưu tiên như vậy sẽ bị hạn chế, mà là liệu chúng có tồn tại được nữa hay không. Continue reading “Xã hội Mỹ tập trung quá nhiều vào chủng tộc nên lơ là vấn đề giai cấp”

17/12/1941: Miễn nhiệm chỉ huy lực lượng Mỹ tại Trân Châu Cảng

Nguồn: Commander at Pearl Harbor relieved of his duties, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Chuẩn Đô đốc Husband E. Kimmel đã bị miễn nhiệm quyền chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, như một phần trong cuộc cải tổ nhân sự hải quân sau thảm họa Trân Châu Cảng.

Đô đốc Kimmel đã có một sự nghiệp thành công trong quân đội, bắt đầu từ năm 1915 với tư cách là phụ tá của Trợ lý Bộ trưởng Hải quân, Franklin Delano Roosevelt (FDR). Ông có thành tích xuất sắc trên các thiết giáp hạm trong Thế chiến I, trở thành chỉ huy nhiều tàu trong thời kỳ giữa hai cuộc thế chiến. Khi Thế chiến II nổ ra, Kimmel đã được thăng đến hàm Chuẩn Đô đốc và đang chỉ huy lực lượng tàu tuần dương tại Trân Châu Cảng. Tháng 1/1941, ông được thăng chức chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, thay thế James Richardson, người mà FDR đã sa thải sau khi Richardson phản đối việc đặt căn cứ hạm đội tại Trân Châu Cảng. Continue reading “17/12/1941: Miễn nhiệm chỉ huy lực lượng Mỹ tại Trân Châu Cảng”

Nhìn lại vai trò của các nước lớn trong Xung đột Palestine – Israel

Tác giả: Nhóm sinh viên Khoa Truyền thông và Văn hóa Đối ngoại, Học viện Ngoại giao Việt Nam

Theo Điều phối viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc tại khu vực Trung Đông, năm 2022 được coi là năm nguy hiểm nhất với người Palestine ở Bờ Tây. Trong đó, sự thiếu nhất quán trong chiến lược hòa giải xung đột của các nước lớn Nga, Mỹ và Trung Quốc đã góp phần gây ra tình trạng này. Continue reading “Nhìn lại vai trò của các nước lớn trong Xung đột Palestine – Israel”

Chuyển động Quốc Phòng (9/12 – 15/12/2022)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (9/12 – 15/12/2022)”

Thế giới hôm nay: 16/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các ngân hàng trung ương châu ÂuAnh đã làm theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ khi tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm, thấp hơn mức tăng 0,75 trước đó. Đây là đợt tăng lãi suất lần thứ chín liên tiếp của Ngân hàng Trung ương Anh, qua đó đưa lãi suất của họ lên 3,5%, mức cao nhất 14 năm qua. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB tăng lãi suất từ 1,5% lên 2%, cao nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008. ECB cho biết sẽ tiếp tục tăng lãi suất do lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu trung hạn 2%, bất kể có đạt đỉnh hay chưa. Lạm phát khu vực đồng Euro ở mức 10% trong tháng 11, giảm từ 10,6% hồi tháng 10.

Hoạt động kinh tế ở Trung Quốc giảm tốc trong tháng 11. Cụ thể, doanh số bán lẻ giảm 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tăng trưởng sản lượng công nghiệp giảm còn 2,2% từ mức 5% của tháng trước đó. Cả nhu cầu tiêu dùng lẫn sản xuất đều bị ảnh hưởng nặng bởi chính sách zero covid. Dù chính phủ đang dỡ bớt hạn chế, làn sóng số ca nhiễm mới sẽ tự chính nó gây hại cho nền kinh tế. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/12/2022”

Đài Loan thực chất đã độc lập!

Nguồn: Nathan F. Batto, “Taiwan Is Already Independent,” Foreign Affairs, 12/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao hầu hết người dân trên hòn đảo không muốn có một tuyên bố độc lập chính thức?

Đối với người dân Đài Loan, việc thống nhất với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ kém hấp dẫn như lúc này. Theo một cuộc khảo sát theo dõi của Đại học Quốc lập Chính trị, tỷ lệ cư dân Đài Loan muốn thống nhất ngay lập tức với đại lục luôn rất nhỏ, thường xuyên dưới 3%. Nhưng tỷ lệ phần trăm cho rằng Đài Loan cuối cùng nên tiến tới thống nhất – nghĩa là không nhất thiết phải thống nhất với chế độ Trung Quốc (cộng sản) hiện nay – đã giảm đáng kể, từ 20% năm 1996 xuống còn 5% ở thời điểm hiện tại. Trong hai cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, Quốc Dân Đảng, đảng có truyền thống ủng hộ thống nhất, đã phải hứng chịu những thất bại nặng nề, cả hai lần đều không thể giành được 40% số phiếu bầu. Continue reading “Đài Loan thực chất đã độc lập!”

15/12/2001: Tháp nghiêng Pisa mở cửa trở lại

Nguồn: Leaning Tower of Pisa reopens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2001, Tháp nghiêng Pisa của Ý được mở cửa trở lại sau khi một nhóm chuyên gia đã dành 11 năm và tổng cộng 27 triệu đô la để bảo trì tòa tháp mà không làm mất đi độ nghiêng nổi tiếng của nó.

Vào thế kỷ 12, người ta đã bắt đầu xây dựng tháp chuông cho Nhà thờ Pisa, một trung tâm thương mại sầm uất trên sông Arno ở miền tây nước Ý, cách Florence khoảng 50 dặm. Trong khi vẫn còn đang xây dựng, móng của tòa tháp bắt đầu lún xuống nền đất mềm, khiến tháp bị nghiêng về một bên. Những người thợ xây đã cố gắng bù đắp bằng cách xây các tầng trên cao hơn một chút về một phía, nhưng càng xây thêm tầng thì tháp càng lún. Vào thời điểm tòa tháp được hoàn thành vào năm 1360, các kỹ sư thời hiện đại nói rằng thật kỳ diệu khi nó không bị sập hoàn toàn. Continue reading “15/12/2001: Tháp nghiêng Pisa mở cửa trở lại”

Ukraine và bóng ma Triều Tiên

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine and the shadow of Korea,” Financial Times, 12/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược của Nga có thể kết thúc với một hiệp định đình chiến, chứ không phải một hiệp ước hòa bình chính thức.

Đối với một số người bảo thủ, mọi cuộc khủng hoảng chính sách đối ngoại đều là “Munich.” Đối với một số người cánh tả, mọi cuộc chiến đều có nguy cơ biến thành “Việt Nam.”

Nhưng khi cuộc chiến Ukraine bước sang năm thứ hai, một phép so sánh ít phổ biến hơn đang nổi lên – Triều Tiên. Continue reading “Ukraine và bóng ma Triều Tiên”

Tại sao Ukraine không nên vội tái chiếm Crimea?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Go Slow on Crimea,” Foreign Affairs, 07/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Ukraine không nên vội chiếm lại bán đảo Crimea?

Việc Ukraine giải phóng thành phố Kherson vào đầu tháng 11 không đơn thuần là một chiến thắng quân sự kịch tính. Bằng cách giành chiến thắng trên chiến trường, Ukraine đã bóc trần trò hù dọa của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Chỉ hai tháng trước đó, Putin đã công khai tuyên bố Kherson và các vùng lãnh thổ khác của Ukraine là một phần lãnh thổ của Nga, ngầm đặt chúng dưới sự bảo vệ hạt nhân của nước này. Putin đã hy vọng rằng nỗi sợ hãi về một cuộc tấn công hạt nhân sẽ buộc Ukraine phải hành động cẩn trọng và khiến những người ủng hộ nước này lùi bước. Nhưng kế hoạch của ông đã không hiệu quả. Continue reading “Tại sao Ukraine không nên vội tái chiếm Crimea?”

13/12/1942: Goebbels phàn nàn về cách Ý đối xử với người Do Thái

Nguồn: Joseph Goebbels complains of Italians’ treatment of Jews, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, trong nhật ký của mình, Bộ trưởng Tuyên truyền của Đức Quốc Xã Joseph Goebbels đã bày tỏ sự khinh thường đối với cách người Ý đối xử với người Do Thái ở các vùng lãnh thổ do Ý chiếm đóng. “Người Ý cực kỳ thoải mái trong cách họ xử lý người Do Thái. Họ bảo vệ người Do Thái gốc Ý ở cả Tunis và nước Pháp bị chiếm đóng, và sẽ không cho phép người Do Thái bị bắt đi lao động hoặc bị buộc phải đeo Ngôi sao David.” Continue reading “13/12/1942: Goebbels phàn nàn về cách Ý đối xử với người Do Thái”

Thế giới hôm nay: 13/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã hội đàm với các lãnh đạo Mỹ, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ giữa lúc giao tranh ác liệt ở miền đông nước ông. Ông Zelensky nói sẽ có “kết quả quan trọng” sau một số cuộc họp quốc tế trong tuần tới. Trong khi đó, Ukraine tuyên bố đã tấn công trụ sở của nhóm lính đánh thuê Nga Wagner. Về phía Nga, quân đội nước này đã không kích thành phố cảng Odessa, khiến khoảng 1,5 triệu người bị mất điện.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen kêu gọi thành lập cơ quan đạo đức cấp EU sau vụ bê bối tham nhũng ngay trong Nghị viện Châu Âu. Hôm thứ Sáu, Eva Kaili, một phó chủ tịch của nghị viện, đã bị cảnh sát Bỉ bắt giữ vì nghi ngờ nhận hối lộ từ một quốc gia giấu tên. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/12/2022”