Thủ tướng Séc: Nếu không chặn Putin, Nga sẽ đưa quân đến tận biên giới Đức

Nguồn: Tschechischer Premier: „Wir liefern Waffen, weil wir etwas Entscheidendes verstanden haben“, WELT, 07/05/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

“Tên lửa, thậm chí cả xe tăng, tất cả những gì mà chúng tôi có thể cung cấp” thì Séc đều gửi cho Ukraine. Trong một bài phỏng vấn, thủ tướng Petr Fiala giải thích vì sao nước ông không thể làm khác. Trong chuyến viếng thăm của ông tới Berlin, thủ tướng Séc đã đưa ra một đề nghị với thủ tướng Scholz.

Hỏi: Thưa ngài Thủ tướng, Séc là một nước ủng hộ quan trọng đối với Ukraine, cả về quân sự. Các chuyến giao hàng tiếp theo đã được lên kế hoạch chưa? Continue reading “Thủ tướng Séc: Nếu không chặn Putin, Nga sẽ đưa quân đến tận biên giới Đức”

10/05/1871: Hiệp ước Frankfurt am Main chấm dứt Chiến tranh Pháp-Phổ

Nguồn: Treaty of Frankfurt am Main ends Franco-Prussian War, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1871, Đệ nhị Đế chế Pháp dưới thời Louis Napoléon đã phải hứng chịu thất bại nhục nhã ê chề, khi Hiệp ước Frankfurt am Main được ký kết, kết thúc Chiến tranh Pháp-Phổ và đánh dấu sự xuất hiện của một nhà nước Đức mới thống nhất trên sân khấu chính trị quyền lực Châu Âu, vốn trước đó vẫn do hai đế quốc lớn là Anh và Pháp thống trị.

Căn nguyên của xung đột Pháp-Phổ là mong muốn của vị chính khách đầy tham vọng Otto von Bismarck nhằm thống nhất các thành bang Đức dưới sự kiểm soát của nước mạnh nhất trong số đó, chính là nước Phổ của ông. Sự kiện trực tiếp dẫn đến chiến tranh cũng là một nỗ lực do Bismarck dàn dựng nhằm đưa Hoàng tử Leopold, thuộc hoàng tộc Hohenzollern của Phổ, lên ngai vàng Tây Ban Nha, vốn đã bị bỏ trống sau cuộc cách mạng năm 1868. Continue reading “10/05/1871: Hiệp ước Frankfurt am Main chấm dứt Chiến tranh Pháp-Phổ”

Thế giới hôm nay: 10/05/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vladimir Putin vừa có một bài phát biểu tại lễ duyệt binh kỷ niệm ngày Liên Xô đánh bại Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Ông nói cuộc xâm lược Ukraine kế thừa ý thức hệ của Chiến tranh Vệ quốc. Ngay lập tức, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ra một video bác bỏ so sánh của ông Putin, mà theo ông là đã “chiếm hữu” lịch sử Thế chiến II, trong đó hàng triệu người Ukraine đã thiệt mạng. Trong một diễn biến khác, đại sứ Nga tại Ba Lan bị người biểu tình phản chiến tạt chất lỏng màu đỏ khi ông đến thăm một nghĩa trang quân sự của Liên Xô.

Tổng thống mới tái đắc cử của Pháp, Emmanuel Macron, đề xuất thành lập một “cộng đồng chính trị châu Âu” bao gồm cả các nước ngoài EU. Trong một bài phát biểu quan trọng trước nghị viện châu Âu, ông Macron thừa nhận các nước như Ukraine có thể mất “nhiều thập niên” mới được gia nhập EU theo bộ tiêu chí nghiêm ngặt hiện tại; do đó, một cộng đồng chính trị như ông đề xuất sẽ tạo điều kiện cho các nền dân chủ châu Âu hợp tác. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/05/2022”

Thái độ của người dân Nga đối với Chiến tranh Ukraine

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “Russians at War,” Foreign Affairs, 18/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự hung hăng của Putin đã khiến một quốc gia tự chống lại chính mình.

Đầu tháng 4, quan tài chứa thi thể của Vladimir Zhirinovsky, 75 tuổi – một nhà dân túy cực đoan, người từng là trụ cột quan trọng của nhà nước Nga suốt hai thập niên – đã được đưa đến Sảnh Cột (Hall of Columns) ở trung tâm Moscow để mọi người có thể đến viếng. Cách đây 69 năm, thi hài Stalin cũng được quàn tại đây, và vì thế dẫn đến cái chết của hàng loạt người Nga, những người đã bị giẫm đạp đến chết trong đám đông khổng lồ tụ tập để tiễn biệt nhà độc tài Liên Xô.

Đã không có đợt giẫm đạp nào ở đám tang Zhirinovsky, nhưng nó gợi lại một khoảnh khắc khác trong thời kỳ Liên Xô. Thi thể của ông đã được đưa đến Sảnh Cột trong một chiếc Aurus Lafet – dòng xe tang đen phiên bản siêu giới hạn, được sản xuất bởi Aurus Motors, nhà sản xuất xe hơi hạng sang mới nổi của Nga. Trong tiếng Nga, lafet có nghĩa là “xe tang”, và đối với những người Nga như tôi, những người đủ lớn tuổi để nhớ được giai đoạn đầu thập niên 1980, tên của chiếc xe gợi lên một câu chuyện đùa tăm tối: khi các nhà lãnh đạo cao tuổi của Liên Xô, Leonid Brezhnev, Yuri Andropov, và Konstantin Chernenko liên tiếp qua đời, sự kiện đó đã được gọi là Cuộc đua của những chiếc xe tang (Race of the Lafets). Continue reading “Thái độ của người dân Nga đối với Chiến tranh Ukraine”

Thế giới hôm nay: 09/05/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong bài phát biểu kỷ niệm kết thúc thế chiến thứ hai, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cáo buộc Nga tiến hành “một cuộc hồi sinh chủ nghĩa Quốc xã đẫm máu.” “Cái ác đã trở lại, trong một bộ đồng phục khác, dưới những khẩu hiệu khác, nhưng vẫn cùng một mục đích,” ông nói. Trong khi đó, tổng thống Nga Vladimir Putin, người tuyên bố sứ mệnh “phi phát xít hóa” Ukraine, nói với người dân nước ông là “cũng như năm 1945, chiến thắng sẽ thuộc về chúng ta.”

Các binh sĩ trong nhà máy thép Azovstal ở thành phố Mariupol tuyên bố không bao giờ đầu hàng người Nga, dù chỉ trích chính phủ Ukraine cho hoàn cảnh của họ. Trước đó, chính phủ Ukraine tuyên bố tất cả phụ nữ, trẻ em và người già đã được sơ tán khỏi nhà máy. Trong một diễn biến khác, ước tính hơn 60 người thiệt mạng sau khi Nga ném bom một trường học ở Luhansk, miền đông Ukraine, hôm thứ Bảy. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/05/2022”

Việc Tập tiếp tục nắm quyền có thể không còn là điều hiển nhiên

Nguồn: Gideon Rachman, “Triumphalism returns to haunt Xi Jinping,” Financial Times, 02/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Trung Quốc có nguy cơ bị đổ lỗi cho thất bại của chính sách zero Covid từng có vẻ thành công.

Chính phủ Trung Quốc không có tính chính danh đến từ chiến thắng trong bầu cử. Nhưng các quan chức của nước này thường tuyên bố rằng Đảng Cộng sản có một nguồn chính danh thậm chí còn tốt hơn: “tính chính danh nhờ hiệu quả.”

Ý tưởng rằng chính phủ Trung Quốc có hiệu quả vượt trội so với một phương Tây đang rối loạn đã được truyền bá mạnh mẽ trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Tại một buổi lễ vào năm 2020, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng “đại dịch một lần nữa chứng minh tính ưu việt của hệ thống xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.” Vào ngày kỷ niệm lần đầu tiên virus bùng phát ở Vũ Hán, thành phố đã tổ chức một cuộc triển lãm minh họa cho thành công của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh, với hình ảnh – như đài BBC đưa tin – “các mô hình nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ, … và ở khắp mọi nơi, là những bức chân dung khổng lồ của Tập Cận Bình.” Continue reading “Việc Tập tiếp tục nắm quyền có thể không còn là điều hiển nhiên”

08/05/1988: Stella Nickell bị kết tội giết người bằng thuốc Excedrin nhiễm độc

Nguồn: Woman convicted of killing two in Excedrin tampering, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1988, Stella Nickell đã bị bồi thẩm đoàn Seattle, Washington, tuyên có tội đối với hai cáo buộc giết người. Bà ta là người đầu tiên bị kết tội vi phạm Đạo luật Liên bang về Chống làm giả (Federal Anti-Tampering Act) sau khi cho cyanide vào viên nang Excedrin để giết chết chồng mình.

Stella và Bruce Nickell kết hôn vào năm 1976, không lâu sau vụ án 7 người thiệt mạng ở Chicago, Illinois, vì những viên thuốc Tylenol tẩm độc. Theo lời cô con gái từ cuộc hôn nhân trước của Stella, bà ta đã bắt đầu lên kế hoạch giết Bruce ngay từ tuần trăng mật. Vụ ngộ độc Tylenol ở Chicago (vốn chưa bao giờ được làm rõ) đã có ảnh hưởng đến Stella, người quyết định rằng cyanide sẽ là một phương pháp giết người hiệu quả. Continue reading “08/05/1988: Stella Nickell bị kết tội giết người bằng thuốc Excedrin nhiễm độc”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vua họ Lê, tên húy là Lợi, người đất Lam Sơn, huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hóa. Vua khởi nghĩa trong vòng 10 năm, tự xưng là Bình Định Vương; lên ngôi 6 năm, niên hiệu là Thuận Thiên, thọ 51 tuổi, táng ở Vĩnh Lăng.

Trước kia, tổ ba đời của vua tên là Hối, một hôm đi chơi Lam Sơn thấy đàn chim bay lượn quanh chân núi, như hình ảnh nhiều người tụ họp, bèn nói: “Đây chắc hẳn là chổ đất tốt“, rồi dời nhà đến ở. Sau 3 năm thì thành cơ nghiệp; từ đó đời đời làm chủ một phương. Hối sinh ra Đinh, nối được nghiệp nhà, có tới hơn 1 ngàn tôi tớ, lấy vợ là Nguyễn Thị Quách, sinh được hai người con trai, con cả là Tòng, con thứ là Khoáng. Khoáng lấy vợ người Thủy Chú là Trịnh Thị Thương, ngày mồng 6 tháng 8 năm Ất Sửu [10/9/1385] sinh ra Vua tại hương Thủy Chủ, huyện Lôi Dương; nay thuộc xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P1)”

07/05/1763: Tù trưởng Pontiac nổi dậy chống lại người Anh

Nguồn: Ottawa Chief Pontiac’s Rebellion against the British begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1763, Cuộc nổi dậy của Tù trưởng Pontiac (Pontiac’s Rebellion) đã nổ ra khi một liên minh chiến binh người Mỹ bản địa dưới quyền Tù trưởng Pontiac của tộc Ottawa tấn công binh lính Anh đóng tại Detroit. Sau khi không thể chiếm được pháo đài ngay trong đợt tấn công đầu tiên, lực lượng của Pontiac, gồm các chiến binh Ottawa và được tăng cường bởi các bộ tộc Wyandot, Ojibwa và Potawatami, đã thực hiện một cuộc bao vây kéo dài hàng tháng. Continue reading “07/05/1763: Tù trưởng Pontiac nổi dậy chống lại người Anh”

Ấn Độ: Đối tác thiếu chắc chắn của phương Tây

Nguồn: Treffen mit Olaf Scholz: Indien, der unsichere Partner, WELT, 03/05/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Lập trường trung lập của Ấn Độ đối với cuộc chiến ở Ukraine không chỉ khiến nước Đức lo lắng. Phương Tây lo ngại về một trục mới giữa Ấn Độ với Nga và Trung Quốc. Nhưng trò chơi này cũng không phải là không có rủi ro cho chính Ấn Độ.

Hôm thứ Hai, khi tiếp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ở Berlin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói Ấn Độ là “đối tác trọng yếu của Đức về kinh tế, an ninh và chính sách khí hậu ở châu Á”. Khi Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov thăm Ấn Độ vào đầu tháng 4, không khí có vẻ hào hứng hơn nhiều. Continue reading “Ấn Độ: Đối tác thiếu chắc chắn của phương Tây”

Thế giới hôm nay: 06/05/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ukraine cho biết lực lượng của họ đã “đánh những trận đẫm máu căng thẳng” với quân Nga bên trong nhà máy thép Azovstal ở Mariupol. Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết thường dân ẩn náu trong những boongke dưới các xưởng luyện thép sẽ cần được đào lên bằng tay. Hiện Liên Hợp Quốc và Hội Chữ thập đỏ đang giúp tổ chức các đoàn xe rời thành phố, nhưng còn khoảng 200 người vẫn bị mắc kẹt. Trong khi đó, tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, một đồng minh thân cận của Vladimir Putin, phát biểu phỏng vấn rằng cuộc xâm lược của Nga đã “kéo dài” và kêu gọi chấm dứt “chiến tranh.” Cho tới nay Nga vẫn tránh từ “chiến tranh” và gọi hoạt động của mình là “chiến dịch quân sự đặc biệt”.

Ngân hàng Trung ương Anh vừa tăng 1% lãi suất hôm thứ Năm, cao nhất kể từ năm 2009, đồng thời cảnh báo rằng nền kinh tế Anh đang có dấu hiệu suy thoái. Họ cũng dự đoán lạm phát sẽ lên 10% vào cuối năm nay. Ngân hàng nói một phần nguyên nhân nằm ở chiến tranh Ukraine, vốn làm tăng giá năng lượng và thực phẩm và khiến một số người giảm chi tiêu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/05/2022”

Nỗi sợ Trung Quốc đang định hình Trật tự Thế giới Mới như thế nào? (P3)

Nguồn: Michael Beckley, Enemies of My Enemy – How Fear of China Is Forging a New World Order, Foreign Affairs, 14/02/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1; Phần 2

Sự va chạm giữa các hệ thống

Lịch sử xây dựng trật tự quốc tế là một lịch sử chứa đầy những cuộc cạnh tranh tàn bạo giữa các hệ thống xung đột, không thể hợp tác hài hòa với nhau. Trong thời kỳ ‘yên bình’ nhất, cuộc cạnh tranh đó diễn ra dưới hình thức chiến tranh lạnh, hai bên tranh giành lợi thế và thăm dò lẫn nhau bằng mọi biện pháp, chỉ trừ lực lượng quân sự. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đối đầu cuối cùng trở thành chiến tranh nóng, và kết thúc với việc một bên đè bẹp bên kia. Trật tự của kẻ chiến thắng sau đó sẽ thống trị, cho đến khi nó bị phá hủy bởi một đối thủ cạnh tranh mới – hoặc cho đến khi nó đơn giản là sụp đổ, vì không có mối đe dọa từ bên ngoài nào còn tồn tại để giữ nó đứng vững. Continue reading “Nỗi sợ Trung Quốc đang định hình Trật tự Thế giới Mới như thế nào? (P3)”

05/05/1967: “Trăm năm cô đơn” xuất bản lần đầu tiên

Nguồn: “One Hundred Years of Solitude” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1967, Cien años de soledad (Trăm năm cô đơn) của Gabriel Garcia Márquez đã được xuất bản lần đầu tiên. Thường được coi là một tác phẩm tiêu biểu của văn học Mỹ Latinh, cuốn sách đã đưa Márquez trở thành ứng viên hàng đầu cho Giải Nobel Văn học, mà sau này ông đã được trao tặng vào năm 1982.

Trăm năm cô đơn viết về bảy thế hệ nhà Buendía, những người sáng lập hư cấu của thị trấn hư cấu Macondo ở Colombia, quê hương của Márquez. Trong phần lớn tiểu thuyết, thị trấn và dòng họ này gần như hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài, thế nhưng những công nghệ mới, những biến động chính trị, và các công ty nước ngoài (Công ty American Fruit trong cuốn sách rõ ràng đang ám chỉ đến Tập đoàn United Fruit ngoài đời thực) đã chen vào cuộc sống của họ và định hình nên cốt truyện. Continue reading “05/05/1967: “Trăm năm cô đơn” xuất bản lần đầu tiên”

Thế giới hôm nay: 05/05/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cục Dự trữ Liên bang đã tăng lãi suất chuẩn lên nửa điểm phần trăm, đánh dấu mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2000, nhằm kiềm chế lạm phát. Fed cũng công bố kế hoạch thu nhỏ bảng cân đối 9 nghìn tỷ đô la từ tháng 6. Họ sẽ chấp nhận 95 tỷ đô la trái phiếu đáo hạn mỗi tháng thay vì phát hành trái phiếu mới.

Chính phủ Nga nói các biện pháp trừng phạt mới của EU, bao gồm lệnh cấm nhập dầu, sẽ gây tổn hại cho người dân châu Âu. Nếu được thông qua, các biện pháp trừng phạt mới cũng sẽ nhắm vào các ngân hàng và “những tổ chức tuyên truyền thông tin sai lệch.” Ngoài ra, EU cam kết viện trợ quân sự cho Moldova và ủng hộ việc nước này nộp đơn gia nhập. Căng thẳng đang gia tăng tại Moldova sau một loạt vụ nổ tại khu vực ly khai thân Nga. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/05/2022”

Nỗi sợ Trung Quốc đang định hình Trật tự Thế giới Mới như thế nào? (P2)

Nguồn: Michael Beckley, Enemies of My Enemy – How Fear of China Is Forging a New World Order, Foreign Affairs, 14/02/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Long tranh hổ đấu

Người ta chưa bao giờ nghi ngờ ý định của Trung Quốc, bởi vì lãnh đạo nước này vẫn luôn khẳng định những mục tiêu không đổi suốt hàng thập niên: duy trì sự cầm quyền của Đảng Cộng sản (ĐCSTQ), tái thống nhất Đài Loan, kiểm soát Biển Hoa Đông và Biển Đông, và đưa Trung Quốc trở lại vị thế đích thực của mình – cường quốc thống trị châu Á và hơn nữa là cường quốc mạnh nhất thế giới. Phần lớn trong bốn mươi năm qua, nước này đã lựa chọn tiếp cận các mục tiêu này một cách âm thầm, bền bỉ và hòa bình. Tập trung phát triển kinh tế và lo ngại sẽ bị cộng đồng quốc tế cô lập, Trung Quốc quyết định đi theo chiến lược “trỗi dậy hòa bình,” chủ yếu dựa vào sức mạnh kinh tế để thúc đẩy lợi ích quốc gia, và rộng hơn, là đi theo chủ trương “ẩn mình chờ thời” của lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Continue reading “Nỗi sợ Trung Quốc đang định hình Trật tự Thế giới Mới như thế nào? (P2)”

Thế giới hôm nay: 04/05/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một bản dự thảo quan điểm của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ vừa bị rò rỉ ra công chúng, trong đó cho thấy tòa sẽ bãi bỏ phán quyết Roe v Wade, một án lệ quy định phá thai là quyền được hiến pháp bảo vệ. Tòa án Tối cao xác nhận bản dự thảo này là có thật, nhưng cũng nói rằng nó “không phải là quyết định của tòa”, đồng thời không phản ánh “quan điểm cuối cùng của bất kỳ thẩm phán nào.” Chánh án John Roberts tuyên bố tòa sẽ điều tra vụ rò rỉ, mà ông gọi là “vi phạm nghiêm trọng.”

Tổng thống Joe Biden và các nghị sĩ Dân chủ cho biết họ sẽ cố gắng pháp điển hóa quyền phá thai. Điều này chắc chắn không thể được Quốc hội thông qua, vì thủ tục filibuster. Trong khi đó, phe Cộng hòa chỉ trích vụ rò rỉ. Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell đã gọi đây là “một đòn tấn công vào tính độc lập” của tòa án và là một “chiến dịch xấu chơi nhằm tác động đến kết quả.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/05/2022”

Nỗi sợ Trung Quốc đang định hình Trật tự Thế giới Mới như thế nào? (P1)

Nguồn: Michael Beckley, Enemies of My Enemy – How Fear of China Is Forging a New World Order, Foreign Affairs, 14/02/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trật tự thế giới đang sụp đổ, và ai cũng có ý kiến riêng về việc giải quyết tình trạng này. Một số người cho rằng Mỹ chỉ cần tái khởi động nỗ lực lãnh đạo trật tự tự do mà nước này đã giúp thiết lập từ 75 năm trước. Số khác nói rằng các cường quốc cần chung tay hướng dẫn cộng đồng quốc tế bước vào kỷ nguyên mới của hợp tác đa cực. Lại cũng có những người vẫn kêu gọi phân chia thế giới thành những vùng ảnh hưởng nhất định. Điểm chung của tất cả các quan điểm này là giả định rằng quản trị toàn cầu là thứ có thể được thiết kế và áp chế từ trên xuống. Với kỹ năng ngoại giao khôn ngoan và hàng loạt các hội nghị thượng đỉnh, ‘khu rừng’ thế giới sẽ có thể được chuyển hóa thành đất trồng trọt. Xung đột lợi ích và những thù hằn lịch sử cũng có thể được thương lượng gạt bỏ và thay thế bằng hợp tác đôi bên cùng có lợi. Continue reading “Nỗi sợ Trung Quốc đang định hình Trật tự Thế giới Mới như thế nào? (P1)”

03/05/1952: Joseph Fletcher trở thành phi công đầu tiên hạ cánh tại Bắc Cực

Nguồn: Joseph Fletcher lands first aircraft on the North Pole, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, chiếc máy bay C-47 của Không quân Mỹ, đã được cải tiến để có thể trượt trên tuyết, do Trung tá Joseph O. Fletcher đến từ bang Oklahoma và Trung tá William P. Benedict đến từ bang California cầm lái, đã trở thành chiếc máy bay đầu tiên hạ cánh tại Bắc Cực. Một lúc sau, Fletcher leo ra khỏi máy bay và đi bộ đến Điểm Cực Bắc chính xác theo tọa độ địa lý, ông có lẽ là người đầu tiên trong lịch sử làm việc này. Continue reading “03/05/1952: Joseph Fletcher trở thành phi công đầu tiên hạ cánh tại Bắc Cực”

Thế giới hôm nay: 03/05/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hiện vẫn còn hàng trăm người kẹt lại tại nhà máy thép Azovstal ở Mariupol, sau khi các nỗ lực sơ tán hôm thứ Hai bị đình trệ. Không rõ vì sao phải trì hoãn nhưng giới chức Ukraine nói Nga liên tục bắn pháo vào nhà máy xuyên đêm. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói quân đội Nga phải làm vậy để ngăn binh sĩ và lính đánh thuê phương Tây tiếp cận. Tuyên bố của ông cũng làm tiêu tan hy vọng Nga sẽ kết thúc chiến sự vào ngày 9 tháng 5, dịp lễ kỷ niệm chiến thắng của phe Đồng minh trong Thế chiến II.

Các bộ trưởng năng lượng của EU đang họp tại Brussels để thảo luận tác động của việc Bulgaria và Ba Lan bị Nga cắt nguồn cung khí đốt. Họ được cho là đang cân nhắc cấm hoàn toàn dầu Nga từ cuối năm nay. Song Hungary có thể sẽ phản đối. Một bộ trưởng Hungary đã tuyên bố sẽ phủ quyết bất kỳ đề xuất nào hạn chế nhập khẩu dầu Nga. Trong khi đó, ngoại trưởng Đức nhấn mạnh các lệnh trừng phạt của nước bà đối với Nga sẽ không được dỡ bỏ cho đến khi quân Nga rút khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine, bao gồm cả Donbas và Crimea. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/05/2022”

Tập đưa ra ‘Sáng kiến An ninh Toàn cầu’ tập trung vào Thái Bình Dương

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi floats ‘global security initiative’ with eye on Pacific,” Nikkei Asia, 28/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc các dự án cơ sở hạ tầng trong sáng kiến Vành đai và Con đường bị đình trệ do vấn đề Ukraine, Chủ tịch Trung Quốc quyết định nhìn về phía đông.

Nhiều quốc gia hiện đang để những nhà quan sát Trung Quốc hàng đầu của mình sinh sống tại Tokyo. Một phần nguyên nhân là do Bắc Kinh giám sát các nhà ngoại giao rất chặt chẽ, và gần đây hơn, Trung Quốc còn áp đặt các biện pháp hạn chế nhập cảnh khó khăn nhất thế giới vì COVID-19.

Và các chuyên gia về Trung Quốc ở thủ đô của Nhật Bản hiện đang bối rối trước một đề xuất mà Tập đưa ra vào tuần trước. Continue reading “Tập đưa ra ‘Sáng kiến An ninh Toàn cầu’ tập trung vào Thái Bình Dương”