13/01/1939: Doc Barker bị lính canh giết khi cố vượt ngục

Nguồn: Doc Barker is killed by prison guards as he attempts to escape, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, Arthur “Doc” Barker đã thiệt mạng khi cố gắng trốn thoát khỏi Nhà tù Alcatraz ở Vịnh San Francisco. Barker, một thành viên của băng đảng khét tiếng “Bloody Barkers” (Barker khát máu), đã bị phát hiện ở ghềnh đá của hòn đảo sau khi trèo qua tường nhà tù. Dù lính canh đã ra lệnh cho hắn đầu hàng, Barker vẫn cố tình buộc các mảnh gỗ với nhau thành một chiếc bè tạm bợ. Khi hắn xuống nước, lính canh đã nổ súng và giết hắn. Continue reading “13/01/1939: Doc Barker bị lính canh giết khi cố vượt ngục”

01/09/1939: Đức xâm lược Ba Lan

Nguồn: Germany invades Poland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, các lực lượng Đức dưới sự kiểm soát của Adolf Hitler đã tấn công Ba Lan cả trên bộ và trên không. Thế chiến II chính thức bắt đầu.

Tại sao Đức xâm lược Ba Lan?

Đức xâm lược Ba Lan nhằm giành lại lãnh thổ đã mất, và cuối cùng thống trị nước láng giềng phía đông của họ. Cuộc xâm lược Ba Lan của Đức là phần mở đầu cho kế hoạch tiến hành chiến tranh của Hitler – những gì sau này sẽ trở thành chiến lược “blitzkrieg” (tấn công chớp nhoáng). Continue reading “01/09/1939: Đức xâm lược Ba Lan”

15/03/1939: Đức Quốc xã chiếm Tiệp Khắc

Nguồn: Nazis take Czechoslovakia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, lực lượng của Hitler đã xâm lược và chiếm đóng Tiệp Khắc – quốc gia trở thành vật tế thần trên bàn Hiệp ước Munich, một nỗ lực vô ích nhằm ngăn chặn mục tiêu đế quốc của Đức.

Ngày 30/09/1938, Adolf Hitler, Benito Mussolini, Thủ tướng Pháp Edouard Daladier, và Thủ tướng Anh Neville Chamberlain đã cùng nhau ký Hiệp ước Munich, định đoạt số phận của Tiệp Khắc, trao nó vào tay Đức, nhân danh hòa bình. Dù thỏa thuận chỉ giao cho Hitler khu vực Sudentenland, một phần của Tiệp Khắc, nơi có 3 triệu người gốc Đức sinh sống, thực chất nó đã giao nộp cho cỗ máy chiến tranh Đức Quốc xã 66% sản lượng than, 70% sắt thép và 70% năng lượng điện của Tiệp Khắc. Không có những nguồn lực đó, người Tiệp trở nên vô cùng dễ bị tổn thương và phải chịu khuất phục trước người Đức. Continue reading “15/03/1939: Đức Quốc xã chiếm Tiệp Khắc”

20/02/1939: Mít-tinh ủng hộ Đức Quốc Xã diễn ra ở Mỹ

Nguồn: Americans hold a Nazi rally in Madison Square Garden, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, sáu tháng rưỡi trước khi Adolf Hitler xâm lược Ba Lan, đã có một cuộc mít-tinh kỷ niệm sự trỗi dậy của Chủ nghĩa Quốc xã ở Đức, diễn ra tại Madison Square Garden, Thành phố New York. Bên trong nơi tổ chức sự kiện, hơn 20.000 người tham dự đã giơ cao tay chào kiểu Đức Quốc Xã, hướng về phía bức chân dung George Washington cao 30m được trang trí với những chữ thập ngoặc. Bên ngoài, có cảnh sát và khoảng 100.000 người biểu tình tụ tập.

Đứng đằng sau sự kiện này là German American Bund (Liên bang Mỹ-Đức, “Bund” trong tiếng Đức có nghĩa là “liên bang”). Tổ chức bài Do Thái này đã tổ chức các trại hè Đức Quốc Xã cho thanh niên và gia đình họ trong những năm 1930. Các thành viên trẻ tuổi của Bund đã có mặt trong đêm đó, cùng với Ordnungsdienst (OD), lực lượng cảnh vệ của tổ chức, những người ăn mặc theo phong cách như các sĩ quan SS của Hitler. Continue reading “20/02/1939: Mít-tinh ủng hộ Đức Quốc Xã diễn ra ở Mỹ”

21/09/1939: Tổng thống Roosevelt đề nghị sửa đổi Đạo luật Trung lập

Nguồn: FDR urges repeal of Neutrality Act embargo provisions, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1939, Tổng thống Franklin Delano Roosevelt (FDR) đã đề nghị Quốc hội sửa đổi Các Đạo luật Trung lập – gồm một loạt luật được ban hành trước đó trong cùng thập niên. Roosevelt hy vọng sẽ gỡ bỏ được lệnh cấm viện trợ quân sự cho các quốc gia ở châu Âu đang đối mặt với sự tấn công dữ dội của Đức Quốc xã trong Thế chiến II.

Vào các năm 1936 và 1937, Các Đạo luật Trung lập đã được mở rộng với nội dung hạn chế bán vũ khí và vật tư chiến tranh trong thời kỳ nước Mỹ vẫn theo đuổi chủ nghĩa biệt lập. Tuy nhiên, vào năm 1939, mối đe dọa gia tăng đối với nền dân chủ ở Tây Âu và lực lượng ủng hộ dân chủ tại Trung Quốc đã thúc đẩy Roosevelt nới lỏng những lệnh cấm này. FDR cảnh báo trước Quốc hội rằng châu Âu đang tiến gần đến một cuộc xung đột toàn cầu lần thứ hai. Continue reading “21/09/1939: Tổng thống Roosevelt đề nghị sửa đổi Đạo luật Trung lập”

08/11/1939: Hitler thoát chết trong một vụ ám sát

Nguồn: Hitler survives assassination attempt, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1939, trong lễ kỷ niệm 16 năm Đảo chính Nhà hàng Bia của Hitler, một quả bom đã phát nổ ngay sau khi Hitler kết thúc bài phát biểu, song ông đã không bị thương.

Hằng năm, Hitler đều thực hiện một nghi lễ để kỷ niệm nỗ lực đảo chính khét tiếng năm 1923 của mình (đây là lần đầu Hilter tìm cách giành quyền lực, nhưng sự kiện đã khiến Hilter bị bắt và khiến Đảng Quốc xã gần như bị xóa sổ), cũng như nhắc lại trước những người ủng hộ tầm nhìn của ông về tương lai đất nước. Continue reading “08/11/1939: Hitler thoát chết trong một vụ ám sát”

29/09/1939: Đức – Xô phân chia Ba Lan

Nguồn: Nazis and communists divvy up Poland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, Đức và Liên Xô đã đồng ý chia nhau quyền kiểm soát Ba Lan theo giới tuyến dọc theo sông Bug, người Đức chiếm mọi thứ ở phía tây, Liên Xô chiếm mọi thứ ở phía đông.

Theo Hiệp ước Ribbentrop-Molotov, hay Hiệp ước Hitler-Stalin, thỏa thuận bất tương xâm giữa hai cường quốc quân sự Đức – Xô, Joachim von Ribbentrop, Ngoại trưởng Đức, đã gặp người đồng cấp Liên Xô của mình, V.M. Molotov, để ký Hiệp ước Hữu nghị Biên giới Đức – Xô. Các điều khoản trong hiệp ước bất tương xâm ban đầu đã hứa hẹn dành cho Liên Xô một phần phía đông Ba Lan; giờ đây, chuyện chỉ còn đơn giản là đặt ranh giới ở đâu trên bản đồ mà thôi. Continue reading “29/09/1939: Đức – Xô phân chia Ba Lan”

30/04/1939: Hội chợ Thế giới New York khai mạc

Nguồn: New York World’s Fair opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, Hội chợ Thế giới New York đã khai mạc tại Thành phố New York. Lễ khai mạc, bao gồm các bài phát biểu của Tổng thống Franklin D. Roosevelt và Thống đốc New York Herbert Lehman, đã trở thành ngày đầu tiên trong thời đại phát sóng truyền hình ở New York. Continue reading “30/04/1939: Hội chợ Thế giới New York khai mạc”

30/11/1939: Liên Xô tấn công Phần Lan

Nguồn: USSR attacks Finland, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1939, Hồng quân đã vượt biên giới Liên Xô-Phần Lan với 465.000 lính và 1.000 máy bay. Helsinki bị không kích, và 61 người Phần Lan đã bị thiệt mạng, khiến người Phần Lan đứng dậy chiến đấu, thay vì đầu hàng.

Lực lượng áp đảo của Liên Xô khiến hầu hết các quốc gia phương Tây, cũng như chính Liên Xô, tin rằng cuộc xâm chiếm Phần Lan sẽ là một cuộc dạo chơi. Các binh sĩ Liên Xô thậm chí còn mặc đồng phục mùa hè, mặc dù mùa đông Scandinavia đã bắt đầu; bởi họ cho rằng sẽ không có hoạt động ngoài trời nào, chẳng hạn như chiến đấu. Continue reading “30/11/1939: Liên Xô tấn công Phần Lan”

07/06/1939: Nhà vua Anh lần đầu thăm Mỹ

Nguồn: British king visits U.S., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, vua George VI đã trở thành vị vua Anh đầu tiên đến thăm Mỹ khi ông và vợ, Elizabeth, băng qua biên giới Canada-Mỹ để đến Thác Niagara, New York. Sau đó, cặp vợ chồng hoàng gia đã đến thăm thành phố New York và Washington, DC, nơi họ kêu gọi Mỹ giữ một vai trò lớn hơn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở châu Âu. Ngày 12/06, hai người quay lại Canada, nơi họ bắt đầu chuyến hành trình về nhà.

Là cựu sinh viên Đại học Hải quân Dartmouth và từng phục vụ trong Thế chiến I, George lên ngôi sau khi anh trai của ông, vua Edward VIII, thoái vị vào ngày 11/12/1936. Edward, vị vua Anh đầu tiên tự nguyện từ bỏ ngai vàng Anh, đã đồng ý từ bỏ tước hiệu khi phải đối mặt với làn sóng chỉ trích mong muốn kết hôn của ông với Wallis Warfield Simpson, một phụ nữ Mỹ đã ly dị chồng. Continue reading “07/06/1939: Nhà vua Anh lần đầu thăm Mỹ”

28/03/1939: Nội chiến Tây Ban Nha kết thúc

Nguồn: Spanish Civil War ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, những thành viên phe Cộng hòa đang bảo vệ Madrid đã giương cờ trắng đầu hàng, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài ba năm ở Tây Ban Nha.

Năm 1931, Nhà vua Tây Ban Nha Alfonso XIII phê chuẩn việc tiến hành các cuộc bầu cử nhằm thành lập chính phủ Tây Ban Nha, và đại đa số cử tri đã quyết định từ bỏ chế độ quân chủ để theo đuổi một nền cộng hòa tự do. Alfonso sau đó đã bị lưu đày, và nền Cộng hòa Thứ hai, ban đầu bị thống trị bởi các nhà tự do thuộc tầng lớp trung lưu và các nhà xã hội chủ nghĩa trung dung, được thành lập. Trong 5 năm đầu của nền Cộng hòa, các tổ chức lao động và các lực lượng cánh tả đã tiến hành những cải cách tự do rộng khắp, và các vùng đất có tư tưởng độc lập như Catalonia và các tỉnh xứ Basque đã đạt được quyền tự chủ trong thực tế. Continue reading “28/03/1939: Nội chiến Tây Ban Nha kết thúc”

14/12/1939: Liên Xô bị trục xuất khỏi Hội Quốc Liên

Soviet-finnish-nonaggression-pact-1932

Nguồn:USSR expelled from the League of Nations,” History.com (truy cập ngày 13/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1939, Hội Quốc Liên, tổ chức gìn giữ hòa bình quốc tế được thành lập sau khi Thế chiến I chấm dứt, đã trục xuất Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết để đáp trả việc nước này xâm lược Phần Lan ngày 30 tháng 11 trước đó.

Mặc dù Hội Quốc Liên chủ yếu là đứa con tinh thần của Tổng thống Woodrow Wilson, Hoa Kỳ, dẫu sẽ có ghế trong Hội đồng Điều hành, đã không tham gia tổ chức này. Phái theo chủ nghĩa biệt lập ở Thượng viện – không hài lòng trước sự can thiệp của Mỹ trong Thế chiến I, cuộc chiến mà họ cho là nội chiến của châu Âu hơn là một cuộc thế chiến thật sự – đã ngăn cản sự tham gia của Mỹ. Continue reading “14/12/1939: Liên Xô bị trục xuất khỏi Hội Quốc Liên”

23/08/1939: Xô–Đức ký hiệp ước bất tương xâm

b46c9873421137890a8dd3e1ff2d430d1c8288b6

Nguồn:The Hitler-Stalin Pact,” History.com (truy cập ngày 22/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Hitler và Stalin: “Liên minh ma quỷ”?

Vào ngày này năm 1939, Đức và Liên Xô đã ký một hiệp ước không xâm lược lẫn nhau, khiến cả thế giới phải bất ngờ do hai nước vốn có hệ tư tưởng đối nghịch. Tuy nhiên, bất chấp vẻ bề ngoài, cả hai nhà lãnh đạo của hai nước đều lợi dụng hiệp ước này như một con bài chính trị của riêng họ.

Sau khi Đức Quốc xã xâm lược Tiệp Khắc năm 1938, Anh phải quyết định xem liệu nước này nên can thiệp tới đâu nếu như Hitler mở rộng cuộc xâm lược của Đức. Thủ tướng Anh Neville Chamberlain ban đầu thờ ơ trước việc Hitler thôn tín Sudetenland, vùng đất có nhiều người dân nói tiếng Đức của Tiệp Khắc, nay đột nhiên nhận thức được tình hình khi Ba Lan bị đe dọa. Continue reading “23/08/1939: Xô–Đức ký hiệp ước bất tương xâm”

01/04/1939: Nội chiến Tây Ban Nha kết thúc

Francisco-Franco-with-Jua-014

Nguồn:Spanish Civil War ends,” History.com (truy cập ngày 30/3/2015.)

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 28 tháng 3 năm 1939, những người lính phòng thủ của phe Cộng hòa ở Madrid giương cờ trắng đầu hàng, chấm dứt cuộc Nội chiến đẫm máu kéo dài gần ba năm ở Tây Ban Nha.

Năm 1931, Quốc vương Tây Ban Nha Alfonso XIII chấp thuận bầu cử để bầu lên Chính phủ Tây Ban Nha, và những cử tri đã chọn bãi bỏ chế độ quân chủ để ủng hộ một nền cộng hòa tự do với số phiếu áp đảo. Sau đó Alfonso đã phải sống lưu vong, và nền Cộng hòa Đệ nhị, ban đầu nằm dưới sự lãnh đạo của tầng lớp trung lưu tự do và xã hội chủ nghĩa trung dung, được thành lập. Trong năm năm đầu của nước Cộng hòa, công đoàn và những người cực tả đã tiến hành nhiều cải cách tự do rộng rãi, và những vùng có tư tưởng độc lập của Tây Ban Nha như Catalonia và xứ Basque trên thực tế đã giành được quyền tự chủ. Continue reading “01/04/1939: Nội chiến Tây Ban Nha kết thúc”