28/12/1973: Đạo luật về Các loài có Nguy cơ Tuyệt chủng được ký thành luật

Nguồn: Endangered Species Act signed into law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Tổng thống Richard Nixon đã ký ban hành Đạo luật về Các loài có Nguy cơ Tuyệt chủng (Endangered Species Act, ESA). Đạo luật mà Nixon đã kêu gọi thông qua một năm trước đó được cho là một trong những luật về môi trường quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Continue reading “28/12/1973: Đạo luật về Các loài có Nguy cơ Tuyệt chủng được ký thành luật”

15/12/1973: Hiệp hội Tâm thần học Mỹ xóa đồng tính khỏi danh sách các bệnh tâm thần

Nguồn: The American Psychiatric Association removes homosexuality from its list of mental illnesses, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, ở cái thời mà xã hội vẫn thường coi những người đồng tính là những kẻ lệch lạc, Hiệp hội Tâm thần học Mỹ (APA) đã đảo ngược một quyết định đã có từ thế kỷ trước, ban hành một nghị quyết tuyên bố rằng đồng tính không phải là một bệnh tâm thần hay một căn bệnh. Để nhấn mạnh quan điểm này, hiệp hội đã xóa đồng tính khỏi bộ công cụ tham khảo nổi tiếng của mình, Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê Các rối loạn Tâm thần (DSM). Continue reading “15/12/1973: Hiệp hội Tâm thần học Mỹ xóa đồng tính khỏi danh sách các bệnh tâm thần”

28/11/1973: Công nhân Mỹ gốc Ả Rập đòi công đoàn thoái vốn khỏi Israel

Nguồn: Arab American autoworkers lead walkout at Chrysler’s Dodge Main plant, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, khoảng 2.000 công nhân xe hơi Detroit, do những người Mỹ gốc Ả Rập dẫn đầu, đã bắt đầu đình công tại nhà máy Dodge Main của Chrysler, yêu cầu ban lãnh đạo công đoàn của họ, Liên đoàn Công Nhân Xe hơi (United Auto Workers, UAW), phải thoái vốn khỏi Israel. Cuộc đình công, được tổ chức bởi Hội đồng Công nhân Ả Rập (Arab Workers Caucus) mới thành lập, trực thuộc công đoàn, tập trung vào một sự kiện diễn ra cùng ngày tại Detroit: Leonard Woodcock, chủ tịch UAW, dự kiến sẽ được trao một danh hiệu nhân đạo từ một tổ chức theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái, B’nai B’rith International. Continue reading “28/11/1973: Công nhân Mỹ gốc Ả Rập đòi công đoàn thoái vốn khỏi Israel”

17/11/1973: Nixon khẳng định ông “không phải là kẻ lừa đảo”

Nguồn: Nixon insists that he is “not a crook”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, trong thời gian xảy ra vụ bê bối Watergate mà cuối cùng đã chấm dứt nhiệm kỳ tổng thống của ông, Richard Nixon đã nói với một nhóm biên tập viên báo chí tụ tập tại Walt Disney World ở Orlando, Florida rằng ông “không phải là kẻ lừa đảo.” Continue reading “17/11/1973: Nixon khẳng định ông “không phải là kẻ lừa đảo””

20/10/1973: Công tố viên đặc biệt trong Vụ Watergate bị sa thải

Nguồn: Watergate special prosecutor dismissed, starting “Saturday Night Massacre”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Tổng Biện lý Sự vụ (Solicitor General) Robert Bork đã sa thải Archibald Cox, Công tố viên đặc biệt trong Vụ Watergate. Để phản đối quyết định này, Bộ trưởng Tư pháp (Attorney General) Elliot Richardson và Thứ trưởng Tư pháp (Deputy Attorney General) William Ruckelshaus đã quyết định từ chức. Continue reading “20/10/1973: Công tố viên đặc biệt trong Vụ Watergate bị sa thải”

17/03/1973: Bức ảnh đoạt giải Pulitzer, Burst of Joy, được chụp

Nguồn: Pulitzer Prize-winning photo “Burst of Joy” is takenHistory.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, nhiếp ảnh gia Slava “Sal” Veder của Associated Press đã ghi lại một cảnh tượng đầy xúc động trên đường băng của Căn cứ Không quân Travis, California: một tù nhân chiến tranh Mỹ vừa được giải thoát đang chạy về phía gia đình mình. Niềm vui tột cùng trong khoảnh khắc đó đã được thể hiện qua hình ảnh cô con gái tuổi teen với nụ cười trên môi và đôi tay hân hoan dang rộng khi cha cô trở về từ Việt Nam. Bức ảnh chụp Trung tá Robert L. Stirm và gia đình ông, được đặt tên là “Burst of Joy” (Niềm vui vỡ oà), sau đó đã giành giải Pulitzer vào năm 1974. Continue reading “17/03/1973: Bức ảnh đoạt giải Pulitzer, Burst of Joy, được chụp”

22/01/1973: Công bố phán quyết vụ Roe v. Wade

Nguồn: Roe v. Wade is decided, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Roe v. Wade, phán quyết mang tính bước ngoặt của Tối cao Pháp viện, qua đó xác lập quyền phá thai hợp pháp của phụ nữ, đã được công bố. Theo phán quyết với tỷ lệ 7-2 của Tối cao Pháp viện, phụ nữ có quyền được chọn phá thai và quyền này được bảo vệ bởi các quyền riêng tư theo Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Mỹ. Tiền lệ pháp lý của quyết định này là vụ Griswold v. Connecticut năm 1965, trong đó xác lập quyền riêng tư liên quan đến các thủ tục y tế. Continue reading “22/01/1973: Công bố phán quyết vụ Roe v. Wade”

20/10/1973: Khánh thành Nhà hát Opera Sydney

Nguồn: Sydney Opera House opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, sau 15 năm xây dựng, Nhà hát Opera Sydney (Nhà hát Con Sò) đã được Nữ hoàng Elizabeth II chính thức khánh thành.

Công trình kiến trúc trị giá 80 triệu USD, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Đan Mạch Jørn Utzon và được tài trợ bởi lợi nhuận từ chương trình Xổ số Nhà hát Opera, đã được xây dựng tại Bennelong Point, Sydney, Australia. Continue reading “20/10/1973: Khánh thành Nhà hát Opera Sydney”

10/10/1973: Phó Tổng thống Mỹ Spiro Agnew từ chức

Nguồn: Vice President Agnew resigns, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, chưa đầy một năm trước khi Richard M. Nixon từ chức Tổng thống, Spiro Agnew trở thành Phó Tổng thống Mỹ đầu tiên từ chức giữa loạt bê bối. Cùng ngày hôm ấy, ông đã không phản đối cáo buộc trốn thuế thu nhập liên bang, nhằm đổi lấy việc xóa bỏ cáo buộc tham nhũng chính trị. Sau đó, ông đã bị Tòa Phúc thẩm Maryland phạt 10.000 đô la, kết án ba năm quản chế và còn bị tước giấy phép hành nghề luật sư. Continue reading “10/10/1973: Phó Tổng thống Mỹ Spiro Agnew từ chức”

11/09/1973: Tổng thống Chile Salvador Allende thiệt mạng trong đảo chính

Nguồn: Chilean president Salvador Allende dies in coup, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, lực lượng vũ trang của Chile đã tiến hành một cuộc đảo chính chống lại chính phủ của Tổng thống Salvador Allende, nhà lãnh đạo Marxist dân cử đầu tiên ở Mỹ Latinh. Allende cùng những người ủng hộ mình đã rút về La Moneda – dinh thự tổng thống được xây dựng như pháo đài ở Santiago – khi đó đang bị xe tăng và bộ binh bao vây, đồng thời bị máy bay phản lực của không quân ném bom. Dù sống sót sau vụ không kích, Allende đã tự sát khi quân đội xông vào cung điện đang bốc cháy. Người ta nói rằng tổng thống đã sử dụng khẩu súng trường tự động mà lãnh đạo Cuba, Fidel Castro, tặng cho ông. Continue reading “11/09/1973: Tổng thống Chile Salvador Allende thiệt mạng trong đảo chính”

20/07/1973: Lý Tiểu Long qua đời ở tuổi 32

Nguồn: Actor and martial-arts expert Bruce Lee dies at age 32, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, nam diễn viên kiêm chuyên gia võ thuật Lý Tiểu Long (Bruce Lee) đã qua đời ở Hong Kong ở tuổi 32 vì chứng phù não, nhiều khả năng là do phản ứng với thuốc giảm đau được kê đơn. Trong sự nghiệp ngắn ngủi của mình, ông đã trở thành một ngôi sao điện ảnh nổi tiếng ở châu Á và sau đó là ở Mỹ.

Lý Tiểu Long, tên thật là Lý Chấn Phiên, sinh ngày 27/11/1940 tại San Francisco, California khi cha ông, một ngôi sao kinh kịch Trung Quốc, đang đi lưu diễn ở Mỹ. Gia đình họ chuyển về Hong Kong năm 1941. Lớn lên, Lý Tiểu Long trở thành một diễn viên nhí, xuất hiện trong khoảng 20 bộ phim Trung Quốc; ông cũng theo học khiêu vũ và luyện Vịnh Xuân Quyền. Năm 1959, Lý Tiểu Long trở lại Mỹ, nơi ông theo học tại Đại học Washington và mở một trường dạy võ thuật ở Seattle. Continue reading “20/07/1973: Lý Tiểu Long qua đời ở tuổi 32”

13/05/1973: “Trận chiến Giới tính” đầu tiên giữa Bobby Riggs và Margaret Court

Nguồn: Bobby Riggs and Margaret Court face off in first “Battle of the Sexes”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, trong thời kỳ đầu của phong trào giải phóng phụ nữ, hai ngôi sao tennis Bobby Riggs và Margaret Court đã đối đầu trong một trận đấu mà người thắng cuộc sẽ được nhận 10.000 đô la. Riggs 55 tuổi, một nhà vô địch tennis từ cuối thập niên 1930 và đầu thập niên 1940, người nổi tiếng luôn hoài nghi về tài năng của phụ nữ trên sân đấu, đã gọi trận tennis này là “Trận chiến Giới tính” (Battle of the Sexes). Trận đấu, diễn ra vào Ngày của Mẹ và được phát trên sóng truyền hình quốc tế, đã được tổ chức trên sân nhà của Riggs, Câu lạc bộ Đồng quê San Vincente ở Ramona, California, phía đông bắc San Diego. Tiền thu được đã được hứa đem trao tặng cho Hiệp hội Tiểu đường Mỹ. Continue reading “13/05/1973: “Trận chiến Giới tính” đầu tiên giữa Bobby Riggs và Margaret Court”

04/04/1973: Khánh thành Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York

Nguồn: World Trade Center, then the world’s tallest building, opens in New York City, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, “Tháp Đôi” của Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center, WTC) đã chính thức mở cửa tại Thành phố New York. Tòa nhà này đã thay thế Tòa nhà Empire State trở thành công trình cao nhất thế giới. Dù chỉ giữ danh hiệu đó trong một năm, Tháp Đôi vẫn được xem là biểu tượng của đường chân trời New York và được cả thế giới biết đến từ rất lâu trước khi nó sụp đổ trong cuộc tấn công khủng bố năm 2001.

Quá trình quy hoạch, thiết kế, và giải phóng mặt bằng cho Trung tâm Thương mại Thế giới đã kéo dài tận một thập niên. Cơ quan Lập pháp Tiểu bang New York đã phê duyệt ý tưởng xây dựng tòa nhà từ năm 1943, nhưng kế hoạch cụ thể đã không được hiện thực hóa mãi cho đến những năm 1960. Thỏa thuận xây dựng khu phức hợp mới, trong đó Tháp Đôi sẽ là trung tâm, cũng bao gồm việc thành lập Cơ quan Điều hành Vận tải Xuyên Hudson (Port Authority Trans-Hudson Corporation, PATH), nhằm vận hành các đoàn tàu đi từ New Jersey đến Manhattan qua khu vực sau này sẽ trở thành khu đất của riêng WTC. Continue reading “04/04/1973: Khánh thành Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York”

28/01/1973: Lệnh ngừng bắn có hiệu lực tại Sài Gòn

Nguồn: Cease-fire goes into effect, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, lệnh ngừng bắn chính thức bắt đầu có hiệu lực vào lúc 8 giờ sáng, giờ Sài Gòn (tức nửa đêm ngày 27/01 giờ GMT).

Khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, phía Sài Gòn đang kiểm soát khoảng 75% lãnh thổ và 85% dân số của miền Nam Việt Nam. Quân Lực Việt Nam Cộng hòa đã được vũ trang rất tốt nhờ có hỗ trợ phút chót từ Mỹ, và họ vẫn tiếp tục nhận được viện trợ của Mỹ sau lệnh ngừng bắn. CIA ước tính có khoảng 145.000 lính Bắc Việt hiện diện ở miền Nam, tương đương với năm trước. Dù lệnh ngừng bắn có hiệu lực đúng giờ, nhưng cả hai bên đều vi phạm. Trong hai ngày trước thời hạn ngừng bắn, quân miền Nam tiếp tục tấn công để giành lại các làng mạc bị cộng sản chiếm đóng, trong khi phe cộng sản cố gắng chiếm thêm lãnh thổ. Continue reading “28/01/1973: Lệnh ngừng bắn có hiệu lực tại Sài Gòn”

14/05/1973: Mỹ phóng trạm vũ trụ Skylab

Nguồn: America’s first space station, Skylab, is launched, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Skylab, trạm vũ trụ đầu tiên của Mỹ, đã được phóng thành công vào quỹ đạo Trái Đất. Mười một ngày sau, ba phi hành gia người Mỹ gồm Charles Conrad, Joseph Kerwin và Paul Weitz đã đến Skylab, sửa chữa một tấm pin mặt trời bị kẹt và tiến hành các thí nghiệm khoa học trong suốt 28 ngày trên trạm vũ trụ này.

Sứ mệnh đầu tiên này của Skylab diễn ra hai năm sau khi Liên Xô phóng Salyut, trạm vũ trụ đầu tiên của thế giới, lên quỹ đạo  Trái Đất. Tuy nhiên, không giống như Salyut vốn gặp rất nhiều trục trặc, trạm vũ trụ Mỹ đã thành công lớn, đảm bảo an toàn cho ba phi hành đoàn riêng biệt, mỗi đoàn gồm ba phi hành gia, trong thời gian dài và vượt xa các kế hoạch trước đó về nghiên cứu khoa học. Continue reading “14/05/1973: Mỹ phóng trạm vũ trụ Skylab”

06/10/1973: Chiến tranh Yom Kippur làm tăng căng thẳng Mỹ-Xô

Nguồn: The Yom Kippur War brings United States and USSR to brink of conflict, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, cuộc tấn công bất ngờ của liên quân Ai Cập và Syria vào Israel đã khiến Trung Đông rơi vào tình trạng hỗn loạn và đe dọa đẫn đến xung đột trực tiếp Mỹ – Xô, lần đầu tiên kể từ Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962. Mặc dù đối đầu thực tế trên chiến trường đã không nổ ra giữa hai quốc gia, các sự kiện xung quanh Chiến tranh Yom Kippur đã phá hủy nghiêm trọng quan hệ Mỹ – Xô, đồng thời làm phá sản chính sách Hòa hoãn (détente) của Tổng thống Richard Nixon.

Thoạt tiên, có vẻ Ai Cập và Syria sẽ nắm chắc phần thắng. Được trang bị vũ khí tối tân của Liên Xô, hai nước này hy vọng sẽ trả thù cho thất bại nhục nhã trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967. Mất cảnh giác, người Israel ban đầu đã thất thế trước cuộc tấn công từ hai phía, dù vậy những cuộc phản công của họ đã dần xoay chuyển tình thế, nhờ vào hậu thuẫn quân sự to lớn từ Mỹ, cũng như sự vô tổ chức trong hàng ngũ lực lượng Syria và Ai Cập. Continue reading “06/10/1973: Chiến tranh Yom Kippur làm tăng căng thẳng Mỹ-Xô”

20/09/1973: ‘Trận chiến Giới tính’ trong môn quần vợt

Nguồn: King triumphs in Battle of Sexes, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1973, trong một trận đấu quần vợt “Trận chiến Giới tính” được đăng tải rộng rãi trên khắp các mặt báo, nữ vận động viên hàng đầu Billie Jean King, 29 tuổi, đã đánh bại Bobby Riggs, 55 tuổi, một cựu nam vận động viên xếp hạng số 1. Riggs (1918-1995), một người theo chủ nghĩa số vanh giới tính tự xưng, khoe khoang rằng phụ nữ thấp kém hơn, rằng họ không thể xử lý áp lực của trò chơi này, và thậm chí ở tuổi 55 ông có thể đánh bại bất kỳ nữ vận động viên nào. Continue reading “20/09/1973: ‘Trận chiến Giới tính’ trong môn quần vợt”

25/10/1973: Nixon phủ quyết Dự luật Quyền hạn Chiến tranh

Nguồn: Nixon vetoes War Powers Resolution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Tổng thống Nixon đã phủ quyết Dự luật kiểm soát Quyền hạn Chiến tranh (War Powers Resolution), trong đó đặt vấn đề hạn chế quyền cam kết lực lượng vũ trang ở nước ngoài của Tổng thống mà không cần sự chấp thuận của Quốc Hội.

Dự luật này, do Thượng nghị sĩ Jacob K. Javits của bang New York giới thiệu, yêu cầu Tổng thống báo cáo trước Quốc hội trong vòng 48 giờ sau khi cam kết đưa lực lượng vũ trang đến chiến đấu ở nước ngoài và đặt ra thời hạn mà quân Mỹ có thể ở đó mà không có sự chấp thuận của Quốc hội là 60 ngày. Dự luật là một nỗ lực của Quốc hội để tái kiểm soát quyền gây chiến. Còn Nixon thì tuyên bố rằng nó áp đặt “các hạn chế vi hiến và nguy hiểm” đối với thẩm quyền của Tổng thống. Tuy nhiên, vào ngày 07/11/1973, Quốc Hội vẫn thông qua dự luật, bất chấp sự phủ quyết của Nixon. Continue reading “25/10/1973: Nixon phủ quyết Dự luật Quyền hạn Chiến tranh”

27/01/1973: Ký Hiệp định Hòa bình Paris

Nguồn: Paris Peace Accords signed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, đại diện của Mỹ, Việt Nam Cộng hòa, chính quyền miền Bắc và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) đã chính thức ký  “Hiệp định chấm dứt chiến tranh và khôi phục hòa bình ở Việt Nam” tại Paris.

Vì phía Việt Nam Cộng hòa nhất quyết không công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam, nên mọi đề cập đến Chính phủ này đều chỉ nằm trong phiên bản song phương do chính quyền miền Bắc và Mỹ ký. Còn phía Việt Nam Cộng hòa được trao một phiên bản hiệp định riêng biệt, trong đó không đề cập đến chính phủ Việt Cộng. Đây là một phần trong nỗ lực từ trước đó rất lâu của Sài Gòn nhằm từ chối công nhận Việt Cộng là một bên hợp pháp trong các cuộc thảo luận về chấm dứt chiến tranh. Continue reading “27/01/1973: Ký Hiệp định Hòa bình Paris”

28/12/1973: Cuốn ‘Quần đảo Ngục tù’ được xuất bản

Nguồn: Solzhenitsyn’s The Gulag Archipelago published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, cuốn Quần đảo Ngục tù (The Gulag Archipelago, 1918-1956) của Aleksandr Solzhenitsyn – tác phẩm “điều tra” về nhà nước cảnh sát (police state) Liên Xô – đã được xuất bản tại Paris, bằng tiếng Nga. Đây là tập đầu tiên trong bộ sách ba tập của Solzhenitsyn, mô tả lại những đợt đàn áp chính trị và khủng bố tàn bạo và không khoan nhượng ở Liên Xô. Cuốn sách nhanh chóng được dịch ra nhiều thứ tiếng và đã được xuất bản tại Mỹ chỉ vài tháng sau đó.

Bộ sách đồ sộ của Solzhenitsyn đã ghi lại chi tiết những mưu đồ của nhà nước cảnh sát Xô-viết từ Cách mạng Bolshevik cho đến năm 1956. Tuy nhiên, trong phần lời tựa, tác giả cũng đã cảnh báo những người Nga đang sống trong giai đoạn 1973, rằng việc đọc cuốn sách là “rất nguy hiểm.” Continue reading “28/12/1973: Cuốn ‘Quần đảo Ngục tù’ được xuất bản”