08/05/1884: Tổng thống Harry Truman chào đời

Nguồn: Harry S. Truman is born, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1884, Harry S. Truman được sinh ra ở Lamar, Missouri. Là con trai của một nông dân, Truman không đủ khả năng tài chính để đi học đại học. Ông gia nhập quân đội khi ở độ tuổi 33 vào năm 1916 để chiến đấu trong Thế chiến I. Sau chiến tranh, ông đã mở một cửa hàng đồ xén ở thành phố Kansas. Khi công việc kinh doanh bị phá sản vào năm 1922, ông đã tham gia chính trường tại Missouri. Truman tiếp tục thăng tiến để phục vụ tại Thượng viện Hoa Kỳ từ năm 1934 cho đến khi ông được chọn làm Phó Tổng  thống thứ tư của Franklin D. Roosevelt (FDR) vào năm 1945. Chính trong các nhiệm kỳ Thượng viện sĩ của mình, ông đã gây dựng danh tiếng về sự trung thực và liêm chính. Continue reading “08/05/1884: Tổng thống Harry Truman chào đời”

01/04/1948: Liên Xô chặn tàu của Mỹ và Anh ở Đức

Nguồn: Soviets stop U.S. and British military trains, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, quân đội Liên Xô đã dừng các đoàn tàu quân sự của Hoa Kỳ và Anh đi qua khu vực chiếm đóng của Nga ở Đức và yêu cầu lục soát các đoàn tàu. Các quan chức Anh và Hoa Kỳ từ chối yêu cầu của Liên Xô, và các vấn đề liên quan đến việc Liên Xô, Anh và Hoa Kỳ chiếm đóng Đức trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn trong những tháng tiếp theo.

Quan điểm của Liên Xô và Hoa Kỳ về số phận của nước Đức sau Thế chiến II đã bắt đầu trở nên khác biệt ngay cả trước khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1945. Liên Xô quyết tâm để Đức không bao giờ có thể trở thành mối đe dọa quân sự đối với Nga lần nữa và họ cũng yêu cầu khoản bồi thường chiến tranh rất lớn. Continue reading “01/04/1948: Liên Xô chặn tàu của Mỹ và Anh ở Đức”

29/03/1951: Vợ chồng Rosenberg bị kết tội gián điệp

Nguồn: Rosenbergs convicted of espionage, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1951, trong một trong những vụ án làm náo động dư luận nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, Julius và Ethel Rosenberg đã bị kết tội gián điệp vì vai trò của họ trong việc chuyển các bí mật về bom nguyên tử cho Liên Xô trong và sau Thế chiến II. Cặp vợ chồng sau đó bị kết án tử hình và bị xử tử vào năm 1953.

Việc kết án vợ chồng Rosenberg là đỉnh điểm của một loạt các sự kiện diễn ra nhanh chóng được bắt đầu với việc bắt giữ nhà vật lý người Anh Klaus Fuchs ở Anh vào tháng 02 năm 1950. Chính quyền Anh, với sự hỗ trợ của Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ, đã tập hợp bằng chứng cho thấy Fuchs, người đã nghiên cứu phát triển bom nguyên tử cả ở Anh và Hoa Kỳ trong Thế chiến II, đã chuyển thông tin tuyệt mật cho Liên Xô. Fuchs gần như ngay lập tức thú nhận vai trò của mình và bắt đầu một loạt các cáo buộc. Continue reading “29/03/1951: Vợ chồng Rosenberg bị kết tội gián điệp”

31/01/1950: Truman tuyên bố phát triển bom H

Nguồn: Truman announces development of H-bomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Tổng thống Harry S. Truman công bố quyết định hỗ trợ phát triển bom hydro, vũ khí được cho là mạnh hơn hàng trăm lần so với những quả bom nguyên tử từng được thả xuống Nhật Bản trong Thế chiến II.

Năm tháng trước đó, Mỹ đã mất đi lợi thế hạt nhân khi Liên Xô kích nổ thành công một quả bom nguyên tử tại địa điểm thử nghiệm của họ ở Kazakhstan. Vài tuần sau đó, tình báo Anh và Mỹ đã đi đến kết luận đáng kinh ngạc rằng Klaus Fuchs, người Đức, một nhà khoa học hàng đầu trong chương trình hạt nhân của Mỹ, là gián điệp của Liên Xô. Hai sự kiện này, cùng với thực tế rằng Liên Xô giờ đã biết mọi thứ mà người Mỹ biết về cách chế tạo bom hydro đã khiến Truman chấp nhận tài trợ cho chạy đua phát triển “siêu bom” đầu tiên trên thế giới. Continue reading “31/01/1950: Truman tuyên bố phát triển bom H”

03/01/1961: Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba

Nguồn: United States severs diplomatic relations with Cuba, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, vào lúc đỉnh điểm căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và chính phủ của Fidel Castro ở Cuba, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã ra quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao và đóng cửa đại sứ quán Mỹ ở Havana.

Hành động này báo hiệu rằng Mỹ sẵn sàng dùng đến các biện pháp cực đoan để chống lại chế độ Fidel, vốn bị các quan chức chính phủ Mỹ xem là một tiền đồn cộng sản ở bán cầu Tây. Lý do trực tiếp được viện dẫn cho hành động cắt đứt quan hệ ngoại giao là đòi hỏi cắt giảm số lượng nhân viên đại sứ quán Mỹ của Fidel, theo sau những cáo buộc từ chính phủ Cuba rằng Mỹ đang sử dụng đại sứ quán làm căn cứ gián điệp. Continue reading “03/01/1961: Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba”

11/10/1986: Reagan và Gorbachev gặp nhau tại Reykjavik

Nguồn: Reagan and Gorbachev meet in Reykjavik, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, sau cuộc họp thượng đỉnh thành công hồi tháng 11/1985 tại Geneva, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã gặp nhau tại Reykjavik, Iceland, để tiếp tục thảo luận về việc kiểm soát kho vũ khí tên lửa tầm trung của họ ở châu Âu. Nhưng ngay khi sắp sửa đạt được thỏa thuận, đàm phán bất ngờ thất bại do những lời cáo buộc lẫn nhau, và quan hệ Mỹ-Xô đã lùi lại một bước lớn. Continue reading “11/10/1986: Reagan và Gorbachev gặp nhau tại Reykjavik”

28/09/1959: Khrushchev và Eisenhower ca ngợi cuộc họp thượng đỉnh

Nguồn: Khrushchev and Eisenhower offer views on summit meeting, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1959, một ngày sau khi kết thúc cuộc họp thượng đỉnh tại Washington, D.C., lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev và Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã đưa ra ý kiến ​​của họ về tầm quan trọng và ý nghĩa của các cuộc đàm phán giữa hai bên. Cả hai bên đều lạc quan rằng họ đã đạt được tiến bộ trong việc giảm bớt căng thẳng Chiến tranh Lạnh.

Từ ngày 15 tháng 09 đến ngày 27 tháng 09, Nikita Khrushchev đến thăm Hoa Kỳ, kết thúc chuyến đi của mình với một hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày với Tổng thống Eisenhower. Đối với nhiều người ở Mỹ, Liên Xô và trên toàn thế giới, chuyến đi của Khrushchev và cuộc hội nghị thượng đỉnh với Eisenhower được xem là những dấu hiệu đầy triển vọng để giảm bớt căng thẳng Chiến tranh Lạnh. Continue reading “28/09/1959: Khrushchev và Eisenhower ca ngợi cuộc họp thượng đỉnh”

60 năm trận pháo chiến dài nhất lịch sử Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

18 giờ 30 phút ngày 23/8/1958, mấy trăm khẩu trọng pháo của Giải phóng quân Trung Quốc (GPQTQ) do Mao Trạch Đông lãnh đạo bố trí trên chiều dài bờ biển 30 km ở Hạ Môn bất ngờ bắn những loạt đạn đầu tiên lên đảo Kim Môn do quân đội Quốc Dân Đảng (QDĐ) của Tưởng Giới Thạch chiếm giữ, mở đầu trận pháo kích lớn nhất lịch sử Trung Quốc. Trong 2 giờ liền, hơn 50 nghìn quả đạn dội xuống đối phương.

Nghe tin ấy, Tưởng Giới Thạch hôm trước vừa thị sát Kim Môn trở về Đài Bắc, chẳng hiểu Mao định làm gì. Tưởng điện ngay cho Tổng thống Mỹ Eisenhower đề nghị viện trợ, và bảo con trai là Tưởng Kinh Quốc đến ngay Kim Môn để động viên binh sĩ. Mỹ, Liên Xô và toàn thế giới sửng sốt, không biết Trung Quốc muốn gì? Giải phóng Đài Loan ư? Continue reading “60 năm trận pháo chiến dài nhất lịch sử Trung Quốc”

15/09/1959: Khrushchev đến Washington

Nguồn: Khrushchev arrives in Washington, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, Nikita Khrushchev trở thành nguyên thủ Liên Xô đầu tiên đến thăm Hoa Kỳ. Trong hai tuần tiếp theo, chuyến thăm của Khrushchev đã trở thành tin tức nóng hổi, đồng thời đem lại một số khoảnh khắc kịch tính và hài hước trong lịch sử Chiến tranh Lạnh.

Khrushchev lên nắm quyền tại Liên Xô sau cái chết của nhà độc tài Joseph Stalin năm 1954. Khi ấy, nhiều nhà quan sát đã tin rằng Khrushchev, một “đệ tử” nhiệt thành của Stalin trong thập niên 1930 và 1940, sẽ không có mấy khác biệt trong cách lãnh đạo. Tuy nhiên, ông lại gây ngạc nhiên khi tuyên bố rằng mình mong muốn “chung sống hòa bình” với người Mỹ và tố cáo “sự thái quá” của chủ nghĩa Stalin. Continue reading “15/09/1959: Khrushchev đến Washington”

21/08/1991: Đảo chính chống Gorbachev thất bại

Nguồn: Coup attempt against Gorbachev collapses, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, chỉ ba ngày sau khi bắt đầu, cuộc đảo chính chống lại nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã nhanh chóng thất bại. Dù không bị lật đổ nhưng số ngày cầm quyền của Gorbachev cũng chẳng còn là bao. Liên Xô sẽ sớm chấm dứt sự tồn tại trong vai trò một quốc gia và một mối đe dọa Chiến tranh Lạnh của Mỹ.

Đảo chính nhằm lật đổ Gorbachev bắt đầu vào ngày 18/08, dẫn đầu bởi các thành viên cộng sản cứng rắn trong chính phủ Liên Xô và quân đội. Tuy nhiên, nỗ lực này lại được lên kế hoạch và tổ chức rất kém cỏi. Nhóm lãnh đạo đảo chính đã dành thời gian để cãi nhau – và để uống rượu, như theo một số nguồn tin – chứ không toàn tâm cố gắng giành được sự ủng hộ của người dân cho hành động của họ. Continue reading “21/08/1991: Đảo chính chống Gorbachev thất bại”

19/08/1953: CIA hỗ trợ đảo chính lật đổ chính phủ Iran

Nguồn: CIA-assisted coup overthrows government of Iran, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, quân đội Iran, với sự hậu thuẫn và viện trợ tài chính của Mỹ, đã lật đổ chính phủ của Thủ tướng Mohammed Mosaddeq và phục hồi quyền lực cho Shah (vua) của Iran. Iran sau đó tiếp tục là một đồng minh Chiến tranh Lạnh của Mỹ cho đến khi một cuộc cách mạng chấm dứt sự cai trị của Shah vào năm 1979.

Mosaddeq đã nổi lên ở Iran vào năm 1951, khi ông được bổ nhiệm làm Thủ tướng. Là một người nhiệt thành theo chủ nghĩa dân tộc, Mosaddeq ngay lập tức đã tấn công các công ty dầu mỏ của Anh đang hoạt động tại nước mình, kêu gọi chiếm giữ và quốc hữu hóa các mỏ dầu. Hành động này đã khiến ông xung đột với giới tinh hoa thân phương Tây của Iran và với Shah, Mohammed Reza Pahlevi. Continue reading “19/08/1953: CIA hỗ trợ đảo chính lật đổ chính phủ Iran”

15/08/1964: Khrushchev tuyên bố sẵn sàng đàm phán giải trừ quân bị

Nguồn: Khrushchev announces he is ready to begin arms talks, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1964, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Liên Xô Nikita Khrushchev tuyên bố rằng ông sẵn sàng bắt đầu các đàm phán giải trừ quân bị với phương Tây. Mặc dù vị lãnh đạo Nga từ chối thảo luận các kế hoạch cụ thể cho việc giải trừ quân bị, tuyên bố của ông được hiểu là một dấu hiệu cho thấy ông đang tìm cách hạn chế khả năng xung đột hạt nhân giữa Liên Xô và các cường quốc phương Tây.

Những bình luận của Khrushchev, được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn trong khi ông đến thăm London, xuất hiện chưa đầy hai năm sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Vào tháng 10 năm 1962, Hoa Kỳ phát hiện ra rằng Liên Xô đang xây dựng các căn cứ tên lửa có khả năng bắn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân ở Cuba. Continue reading “15/08/1964: Khrushchev tuyên bố sẵn sàng đàm phán giải trừ quân bị”

13/08/1948: Ngày kỷ lục trong cuộc Không vận Berlin

Nguồn: Record day for the Berlin Airlift, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, để ứng phó với áp lực đang gia tăng của Liên Xô đối với Tây Berlin, các máy bay của Mỹ và Anh đã không vận một lượng lớn hàng tiếp tế tới các khu vực của thành phố nằm dưới sự kiểm soát của mình. Nỗ lực tiếp tế khổng lồ này, được thực hiện trong thời tiết xấu đến mức mà một số phi công gọi nó là “Ngày thứ Sáu đen tối “, đưa ta thông điệp rằng Anh và Mỹ sẽ không đầu hàng trước sự phong tỏa của Liên Xô ở Tây Berlin. Continue reading “13/08/1948: Ngày kỷ lục trong cuộc Không vận Berlin”

09/08/1985: Arthur Walker bị kết tội làm gián điệp cho Liên Xô

Nguồn: Arthur Walker found guilty of spying for Soviet Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, Arthur Walker, một cựu sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ, đã bị kết tội gián điệp vì chuyển các tài liệu tối mật cho anh trai của mình, người sau đó tiếp tục chuyển chúng cho các điệp viên Liên Xô. Walker là một mắt xích trong đường dây gián điệp Chiến tranh Lạnh quan trọng nhất ở Hoa Kỳ.

Arthur bị bắt vào ngày 29/05/1985, chỉ một ngày sau vụ bắt giữ anh trai ông, John và con trai của ông này, Michael. Cả ba đều bị buộc tội làm gián điệp cho Liên Xô. John Walker, cũng là một cựu lính Hải quân, là người đứng đầu đường dây, và các quan chức chính phủ Mỹ buộc tội ông đã bắt đầu làm gián điệp cho Liên Xô từ năm 1968. Continue reading “09/08/1985: Arthur Walker bị kết tội làm gián điệp cho Liên Xô”

24/07/1959: ‘Tranh luận nhà bếp’ giữa Nixon và Khrushchev

Nguồn: Nixon and Khrushchev have a “kitchen debate”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, trong buổi lễ khai mạc Triển lãm Hoa Kỳ (American National Exhibition) tại Moskva, Phó Tổng thống Richard Nixon và lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã có một cuộc tranh luận sôi nổi về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản ngay trong căn bếp được dựng tại triển lãm. Cái gọi là “tranh luận nhà bếp” (kitchen debate) này đã trở thành một trong những sự kiện nổi tiếng nhất của Chiến tranh Lạnh.

Cuối năm 1958, Liên Xô và Mỹ đã đồng ý tổ chức triển lãm quốc gia của nước còn lại, thể hiện sự nhấn mạnh mới về trao đổi văn hóa. Triển lãm về Liên Xô mở cửa tại Thành phố New York vào tháng 06/1959; trong khi đó triển lãm về Mỹ được tổ chức tại Công viên Sokolniki ở Moskva vào tháng 07. Continue reading “24/07/1959: ‘Tranh luận nhà bếp’ giữa Nixon và Khrushchev”

23/07/1962: Đạt được thỏa thuận về Lào

Nguồn: An accord on Laos is reached, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1962, để tránh một cuộc đối đầu nóng của Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ và Liên Xô đã ký một thỏa thuận đảm bảo cho một nước Lào tự do và trung lập. Mặc dù thỏa thuận này đã chấm dứt vai trò “chính thức” của cả hai quốc gia trong cuộc nội chiến Lào, sự hỗ trợ bí mật từ cả Liên Xô và Hoa Kỳ tiếp tục làm trầm trọng thêm cuộc xung đột ở Lào trong thập niên tiếp theo.

Lào là một thuộc địa của Pháp từ năm 1893. Trong những năm 1930 và Thế chiến II, một phong trào giành độc lập cũng như một phong trào cộng sản được biết đến với tên gọi Pathet Lào bắt đầu phát triển ở quốc gia này. Sau khi Pháp trao cho Lào nền độc lập có điều kiện vào năm 1949, Pathet Lào bắt đầu một cuộc nội chiến chống lại chính phủ Lào thân Pháp. Continue reading “23/07/1962: Đạt được thỏa thuận về Lào”

20/07/1948: Truman công bố lệnh quân dịch đối phó Liên Xô

Nguồn: Truman issues peacetime draft, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, tổng thống Harry S. Truman ban hành một lệnh quân dịch kêu gọi gần 10 triệu người đăng ký nghĩa vụ quân sự trong vòng hai tháng sau đó. Hành động của Truman diễn ra trong bối cảnh gia tăng căng thẳng Chiến tranh Lạnh với Liên Xô.

Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ đã nhanh chóng tiến hành giải ngũ lực lượng quân đội khổng lồ mà nước này đã xây dựng trong cuộc xung đột. Trong chiến tranh, hơn 16 triệu đàn ông và phụ nữ đã phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ; khi chiến tranh kết thúc vào tháng 08 năm 1945, người dân Mỹ yêu cầu lệnh phục viên nhanh chóng. Đến năm 1948, còn chưa đến 550.000 người ở lại trong Quân đội Hoa Kỳ. Continue reading “20/07/1948: Truman công bố lệnh quân dịch đối phó Liên Xô”

03/07/1957: Khrushchev củng cố quyền lực

Nguồn: Khrushchev consolidates his power, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, Nikita Khrushchev lên nắm quyền kiểm soát tại Liên Xô sau khi đã dàn xếp để loại bỏ những đối thủ nặng ký nhất của mình khỏi các vị trí quan trọng trong chính phủ. Hành động của Khrushchev làm hài lòng nước Mỹ vốn coi ông như một nhân vật ôn hòa hơn trong chính phủ cộng sản Nga.

Khrushchev đã tham gia tranh giành quyền kiểm soát Liên Xô kể từ sau cái chết của nhà độc tài lâu năm Joseph Stalin vào tháng 03/1953. Sau khi Stalin qua đời, Liên Xô được cai trị bởi một Đoàn chủ tịch (presidium) gồm 10 thành viên. Khrushchev chỉ là một thành viên trong hội đồng này, nhưng chỉ trong vòng bốn năm, ông đã dần dần nắm quyền kiểm soát toàn bộ. Continue reading “03/07/1957: Khrushchev củng cố quyền lực”

01/07/1947: Bài viết của ‘Mr.X’ xuất bản trên Foreign Affairs

Nguồn: “Mr. X” article appears in Foreign Affairs, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ, George Kennan, đã sử dụng bút danh “Mr. X” để xuất bản một bài báo có tựa đề The Sources of Soviet Conduct (Nguồn gốc hành vi của Liên Xô) trong ấn bản tháng 7 của tờ Foreign Affairs. Bài báo tập trung vào lời kêu gọi của Kennan cho chính sách ngăn chặn Liên Xô (containment) và thiết lập nền tảng cho phần lớn chính sách đối ngoại của nước Mỹ trong giai đoạn đầu Chiến tranh Lạnh.

Tháng 02/1946, khi đang là đại biện lâm thời (charge d’affaires) của Mỹ ở Moscow, Kennan đã viết The Long Telegram (Bức điện Dài) nổi tiếng của mình gửi cho Bộ Ngoại giao. Trong bức điện này, ông lên án sự lãnh đạo của cộng sản tại Liên Xô và kêu gọi người Mỹ dùng vũ lực chống lại sự bành trướng của Liên Xô. Được bạn bè và đồng nghiệp khuyến khích, Kennan đã chỉnh sửa bức điện thành một bài báo, The Sources of Soviet Conduct và xuất bản bài viết trong ấn bản tháng 07 của Foreign Affairs. Continue reading “01/07/1947: Bài viết của ‘Mr.X’ xuất bản trên Foreign Affairs”

24/06/1948: Liên Xô phong tỏa Tây Berlin

Nguồn: Soviets blockade West Berlin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, một trong những sự kiện nổi bật nhất trong lịch sử Chiến tranh Lạnh bắt đầu khi Liên Xô chặn tất cả lưu thông đường bộ và đường sắt đến và đi từ Tây Berlin. Lệnh phong tỏa này hóa ra lại là một động thái ngoại giao sai lầm của Liên Xô, trong khi Mỹ nổi lên sau cuộc đối đầu với những mục đích và sự tự tin mới.

Sau Thế chiến II, Đức bị chia thành các khu chiếm đóng. Mỹ, Anh, Liên Xô, và sau có thêm Pháp, lần lượt chiếm đóng các khu vực cụ thể, mà tại đó họ tiếp nhận sự đầu hàng của lực lượng phát xít và khôi phục trật tự. Liên Xô chiếm đóng phần lớn miền đông nước Đức, trong khi các quốc gia Đồng Minh khác chiếm đóng miền tây. Tương tự, thủ đô Berlin của Đức cũng được chia thành bốn khu vực chiếm đóng. Continue reading “24/06/1948: Liên Xô phong tỏa Tây Berlin”