Sự nổi lên của các siêu cường hàng hóa cơ bản mới

Nguồn: Leslie Hook, Harry Dempsey, và Ciara Nugent, “The new commodity superpowers,” Financial Times, 08/08/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phần đầu tiên của loạt bài này sẽ trình bày về các quốc gia sản xuất kim loại quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng, những nước đang muốn viết lại các quy tắc khai thác khoáng sản.

Khu mỏ nhuộm màu nâu đỏ ở Tenke-Fungurume, một trong những mỏ đồng và cobalt lớn nhất thế giới ở Cộng hòa Dân chủ Congo, đang bị che phủ bởi hàng chục nghìn bao tải bụi bặm.

Những bao tải này – được xếp chồng lên nhau bên lề đường và chất đống bên cạnh các tòa nhà – chứa một lượng bột cobalt hydroxide tương đương với gần 1/10 lượng tiêu thụ hàng năm của thế giới và trị giá khoảng nửa tỷ đô la. Continue reading “Sự nổi lên của các siêu cường hàng hóa cơ bản mới”

21/05/1960: Động đất lớn ở Chile

Nguồn: Huge earthquake hits Chile, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, cơn địa chấn đầu tiên trong một chuỗi động đất đã xuất hiện tại Valdivia, Chile. Tính đến thời điểm kết thúc, các trận động đất và hậu quả của chúng đã giết chết 5.000 người và khiến 2 triệu người khác mất nhà cửa. Được ghi nhận có cường độ 7,6 độ Richter, trận động đất đầu tiên thực sự rất mạnh và đã giết chết một số người. Tuy nhiên, nó chỉ là điềm báo trước cho một trong những cơn động đất mạnh nhất từng được ghi nhận trong lịch sử. Continue reading “21/05/1960: Động đất lớn ở Chile”

13/10/2010: Nhóm thợ mỏ Chile được giải cứu sau 69 ngày dưới lòng đất

Nguồn: Chilean miners are rescued after 69 days underground, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2010, người cuối cùng trong số 33 thợ mỏ bị mắc kẹt ở độ sâu khoảng 800m dưới lòng đất suốt hơn hai tháng tại một khu hầm mỏ ở miền bắc Chile đã được giải cứu. Nhóm thợ mỏ này đã sống sót lâu hơn bất kỳ ai khác từng bị mắc kẹt dưới lòng đất.

Thảm họa đối với toán thợ mỏ này xảy ra vào ngày 05/08/2010, khi mỏ vàng và đồng San Jose nơi họ đang làm việc, cách thủ đô Santiago của Chile khoảng 500 dặm về phía bắc, bất ngờ bị sập. 33 người đàn ông đã di chuyển đến một khu vực trú ẩn khẩn cấp dưới lòng đất, nơi họ tìm được lượng thực phẩm chỉ đủ ăn trong vài ngày. Khi tình hình dần tuyệt vọng hơn trong 17 ngày tiếp theo, vì không biết liệu có ai tìm thấy họ hay không, những người thợ mỏ đã nghĩ đến việc tự sát và ăn thịt đồng nghiệp. Continue reading “13/10/2010: Nhóm thợ mỏ Chile được giải cứu sau 69 ngày dưới lòng đất”

12/02/1817: José de San Martín đánh bại lực lượng Tây Ban Nha ở Chile

Nguồn: Revolutionary leader José de San Martín routs Spanish forces in Chile, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1817, ngay từ rạng sáng, nhà cách mạng người Argentina, José de San Martín, đã dẫn quân của mình xuống sườn núi Andes, tiến về phía quân Tây Ban Nha đang bảo vệ Chile. Khi màn đêm buông xuống, người Tây Ban Nha đã bị đánh bại, và đất nước Chile còn non trẻ sẽ có một bước đi quan trọng để giành độc lập.

San Martín khi đó đã là một nhân vật nổi tiếng trên khắp Nam Mỹ, người giải phóng Argentina khỏi sự thống trị của Tây Ban Nha. Khi quân đội của ông di chuyển qua phần phía nam của lục địa, Simón Bolívar đã tiến hành một chiến dịch giải phóng tương tự ở phía bắc, và đến năm 1817, phần lớn lục địa đã giành được độc lập hoặc đang trong tình trạng nổi dậy. Bất chấp các đợt nổi dậy và tấn công du kích xảy ra khắp vùng đất hẹp giữa dãy Andes và Thái Bình Dương, Chile và các cảng của nó vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Tây Ban Nha. Continue reading “12/02/1817: José de San Martín đánh bại lực lượng Tây Ban Nha ở Chile”

Bầu cử Tổng thống Chile: củng cố sự hồi sinh của cánh tả Mỹ Latinh

Nguồn: Laurence Blair, “Gabriel Boric’s triumph puts wind in the sails of Latin America’s resurgent left”, The Guardian, 20/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp

Chiến thắng mang tính quyết định này của Gabriel Boric là sự phản kháng của người Chile đối với một hệ thống phúc lợi nghèo nàn và một xã hội thiên vị một cách có hệ thống cho người giàu.

Ở tuổi 14, Gabriel Boric – chắt của một người nhập cư gốc Croatia và là một người hâm mộ các trước tác của Marx và Hegel – đã thành lập một liên đoàn học sinh toàn thành phố ở Punta Arenas.

Ở tuổi 21, khi đang là một sinh viên luật, Boric đã lãnh đạo một buổi tọa kháng trong khuôn viên trường ở thủ đô Santiago kéo dài 44 ngày để loại bỏ một giáo sư cao cấp với các cáo buộc về đạo văn và tham nhũng. Hai năm sau, vào năm 2011, Boric được bầu làm thủ lĩnh biểu tượng cho cuộc nổi dậy quy mô lớn của sinh viên nhằm chống lại các trường đại học tư có mục tiêu trục lợi, và trở thành nghị sĩ đại diện cho khu vực quê nhà xa xôi vào năm 2013. Continue reading “Bầu cử Tổng thống Chile: củng cố sự hồi sinh của cánh tả Mỹ Latinh”

11/09/1973: Tổng thống Chile Salvador Allende thiệt mạng trong đảo chính

Nguồn: Chilean president Salvador Allende dies in coup, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, lực lượng vũ trang của Chile đã tiến hành một cuộc đảo chính chống lại chính phủ của Tổng thống Salvador Allende, nhà lãnh đạo Marxist dân cử đầu tiên ở Mỹ Latinh. Allende cùng những người ủng hộ mình đã rút về La Moneda – dinh thự tổng thống được xây dựng như pháo đài ở Santiago – khi đó đang bị xe tăng và bộ binh bao vây, đồng thời bị máy bay phản lực của không quân ném bom. Dù sống sót sau vụ không kích, Allende đã tự sát khi quân đội xông vào cung điện đang bốc cháy. Người ta nói rằng tổng thống đã sử dụng khẩu súng trường tự động mà lãnh đạo Cuba, Fidel Castro, tặng cho ông. Continue reading “11/09/1973: Tổng thống Chile Salvador Allende thiệt mạng trong đảo chính”

Thế giới hôm nay: 28/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Abu Bakr al-Baghdadi đã chết trong một cuộc đột kích ở Syria của lực lượng đặc nhiệm Mỹ. Bị mắc kẹt trong một đường hầm, thủ lĩnh ISIS đã kích nổ chiếc áo quấn bom, tự sát cùng với ba đứa con của mình. Ông Trump tuyên bố nhiều chiến binh IS cũng đã bị tiêu diệt trong chiến dịch, trong khi không mất lính Mỹ nào. Ông Trump cảm ơn Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iraq và người Kurd ở Syria đã hỗ trợ chiến dịch này.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã gặp lãnh đạo đảng đối lập Trắng và Xanh Benny Gantz vào Chủ nhật để thảo luận về một chính phủ đoàn kết dân tộc. Ông Netanyahu đã không thể thành lập chính phủ sau cuộc bầu cử hồi tháng trước, dẫn đến việc tổng thống phải yêu cầu ông Gantz tiến hành nỗ lực của riêng mình. Cả hai đồng ý về nguyên tắc một chính phủ đoàn kết dân tộc, nhưng bất đồng trong việc xác định ai sẽ lãnh đạo. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/10/2019”

01/11/1914: Trận Coronel

Nguồn: The Battle of Coronel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, với chiến thắng áp đảo trong Trận Coronel, hạm đội hải quân Đức dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Maximilian von Spee đã đánh chìm hai tàu tuần dương bọc thép của Anh neo trên bờ biển phía nam Chile.

Thế chiến I nổ ra tại châu Âu lục địa vào tháng 08/1914, và chỉ trong vòng vài tháng, chiến sự đã lan nhanh khắp các vùng biển toàn cầu tới tận Nam Mỹ. Từng đóng quân tại Tây Thái Bình Dương, gần Trung Quốc, Hải đội Đông Á nhỏ bé của Spee đã được lệnh di chuyển (mất hai tháng) tới Chile sau khi Nhật Bản tham gia vào Thế chiến ngày 22/08, bởi tính toán rằng lính Đức không thể đứng vững trước hải quân Nhật Bản trong khu vực. Nước Chile trung lập, với nhóm người nhập cư gốc Đức chiếm tỉ lệ đáng kể trong dân số, đồng thời là nguồn cung than, sẽ là căn cứ an toàn hơn để phát động các cuộc tấn công chống lại tàu thương mại của Anh. Continue reading “01/11/1914: Trận Coronel”

Tranh cãi về bảng xếp hạng Doing Business của WB

Nguồn: Kaushik Basu, “The ABCs of Doing Business”, Project Syndicate, 28/02/2018.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Báo cáo về sự thuận lợi trong kinh doanh của 190 nền kinh tế (Doing Business – DB) hàng năm có lẽ là ấn bản được trích dẫn nhiều nhất của Ngân hàng Thế giới. Đây cũng là ấn phẩm gây tranh cãi nhất của tổ chức này, và với việc phát hành Doing Business 2018 vào tháng 10 năm ngoái, tranh cãi xung quanh bản báo cáo đã đạt đến đỉnh cao mới, khi một số nhà phê bình cáo buộc nó về sự mờ ám, gian lận dữ liệu và thao túng chính trị.

Tôi có tham gia sâu vào báo cáo DB từ năm 2012 đến năm 2016, vì vậy tôi phải kiềm chế tham gia tranh luận về chủ đề này. Nhưng hiện tại, việc xem lại chỉ số DB và báo cáo hàng năm dường như là điều đáng làm. Continue reading “Tranh cãi về bảng xếp hạng Doing Business của WB”

26/06/1541: Nhà Chinh phục Đế chế Inca bị ám sát

Nguồn: Conqueror of the Incas assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1541, Francisco Pizarro, thống đốc Peru và là người chinh phục nền văn minh Inca, đã bị các đối thủ người Tây Ban Nha ám sát ở Lima.

Là con ngoài giá thú của một người đàn ông Tây Ban Nha, Pizarro phục vụ dưới quyền Chinh phục Tướng công (conquistador) Alonso de Ojeda trong chuyến thám hiểm tới Colombia năm 1510, và sau đó lại theo phục vụ Vasco Nunez de Balboa khi ông này phát hiện ra Thái Bình Dương năm 1513. Biết đến truyền thuyết về sự giàu có của người Inca ở Nam Mỹ, Pizarro đã thành lập một liên minh với một Chinh phục Tướng công khác là Diego de Almagro vào năm 1524 và giong buồm trở về châu Mỹ. Trong chuyến thám hiểm đầu tiên, họ chỉ đi được tới Ecuador ngày nay, nhưng trong chuyến thứ hai, họ đã tiến xa hơn và phát hiện bằng chứng về sự tồn tại của Vương quốc Inca. Continue reading “26/06/1541: Nhà Chinh phục Đế chế Inca bị ám sát”

24/10/1970: Allende được bầu làm Tổng thống Chile

Nguồn: Leftist Salvador Allende elected president of Chile, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Salvador Allende, một nhà Marxist công khai, đã trở thành Tổng thống của Chile sau khi được xác nhận bởi Quốc Hội. Trong ba năm sau đó, Mỹ đã gây áp lực rất lớn tạo ra bất ổn và lật đổ chính phủ của Allende.

Cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 1970 là nỗ lực lần thứ ba của Allende nhằm giành vị trí này. Năm 1958, và một lần nữa vào năm 1964, Allende ra tranh cử với cương lĩnh dựa trên chủ nghĩa xã hội/chủ nghĩa cộng sản. Trong cả hai cuộc bầu cử này, chính phủ Mỹ (cũng như các doanh nghiệp Mỹ có vốn đầu tư đáng kể ở Chile như International Telephone and Telegraph – ITT) đã cố gắng để đánh bại Allende bằng cách gửi hàng triệu USD viện trợ cho các đối thủ chính trị của ông. Continue reading “24/10/1970: Allende được bầu làm Tổng thống Chile”

11/11/1973: Liên Xô tẩy chay Chile tại vòng loại World Cup

11

Nguồn: Soviet Union refuses to play Chile in World Cup Soccer, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Liên Xô tuyên bố rằng đội tuyển bóng đá quốc gia của nước này sẽ không tham gia thi đấu vòng loại World Cup với đội tuyển Chile vào ngày 21, nếu trận đấu được tổ chức tại Thủ đô Santiago. Nguyên nhân là vì phía Liên Xô phản đối cuộc đảo chính mới xảy ra tại Chile nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Salvador Allende. Trước đó, Liên đoàn Bóng đá Quốc tế đã đặt ra thời hạn cho Liên Xô đến ngày 11 để quyết định họ có tham gia thi đấu hay không. Và với hành động từ chối này, Liên Xô đã bị truất quyền thi đấu tại World Cup 1974. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử World Cup, một đội tuyển đã quyết định tẩy chay giải vì lý do chính trị. Continue reading “11/11/1973: Liên Xô tẩy chay Chile tại vòng loại World Cup”