5 hiểu lầm về phong trào Ku Klux Klan

3k

Nguồn: David Cunningham, “Five myths about the Ku Klux Klan”, The Washington Post, 11/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Gần đây, trong chương trình “State of the Union” của CNN, hành động phủ nhận sự ủng hộ từ lãnh đạo nhóm Ku Klux Klan (KKK) David Duke của Donald Trump đã khơi lại cuộc tranh luận về vai trò của KKK trong chính trị quốc gia. Đây không phải là điều đáng ngạc nhiên. Lịch sử của KKK đã trải qua nhiều thăng trầm, từ việc tổ chức này được thành lập sau Nội chiến với nguồn gốc khủng bố, cho tới cú hồi sinh ngoạn mục như một phong trào bản địa (nativist) hồi những năm 1920, và sau đó trở lại là một nhóm chống đối dân quyền tàn bạo trong những năm 1960. Ngày nay, các chi bộ KKK vẫn tiếp tục tuyển mộ thêm các nhóm nhỏ thành viên. Dù những chiếc mũ trùm trắng, áo choàng và cây thập tự bốc cháy của KKK tiếp tục là những biểu tượng đại diện cho khủng bố sắc tộc và thuyết người da trắng thượng đẳng (white supremacy), nhiều hiểu lầm đã xuất hiện. Dưới đây là năm hiểu lầm phổ biến nhất. Continue reading “5 hiểu lầm về phong trào Ku Klux Klan”

Chủ nghĩa vị tha cực độ

altruism

Nguồn: Peter Singer, “Extreme Altruism”, Project Syndicate, 15/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hơn 40 năm trước, trong một bài tiểu luận với nhan đề “Famine, Affluence, and Morality” (tạm dịch: “Đói nghèo, Sung túc, và Đạo nghĩa”), tôi đã dẫn dắt người đọc tưởng tượng rằng họ đang đi ngang một ao nước cạn thì nhìn thấy một đứa bé bị rơi xuống ao và dường như sắp chết đuối. Bạn có thể dễ dàng cứu đứa trẻ, nhưng đôi giày mới đắt tiền của bạn sẽ bị hỏng. Liệu có sai không nếu phớt lờ đứa bé và tiếp tục bước đi?

Khi tôi yêu cầu các thính giả giơ tay cho câu hỏi đó, họ thường nhất trí cho rằng việc ưu tiên đôi giày là sai trái. Sau đấy, tôi chỉ ra rằng, bằng cách quyên góp cho một tổ chức từ thiện về bảo vệ trẻ em ở các nước đang phát triển khỏi dịch bệnh đậu mùa, tiêu chảy, sởi hay suy dinh dưỡng, chúng ta có thể cứu lấy tính mạng của trẻ em. Continue reading “Chủ nghĩa vị tha cực độ”

Trung Quốc tăng cường ‘xoay trục’ quân sự qua châu Phi

dbt

Nguồn: Mark Varga, “China’s Military Pivot to Africa just Got Serious”, Foreign Policy Blog, 11/02/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Những đồn đoán về kế hoạch xây dựng một “cơ sở hậu cần” của Trung Quốc tại quốc gia Djibouti ở Đông Phi đã được khẳng định sau một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc rằng hai nước đã đạt được một thỏa thuận. Cho dù chưa có một lịch trình cụ thể, thỏa thuận sẽ là một hồi kết tự nhiên của một quá trình thắt chặt quan hệ giữa hai quốc gia, bắt đầu từ khi Trung Quốc tham gia chiến dịch chống hải tặc tại vịnh Aden vào năm 2008.

Khác với các quốc gia NATO và Nhật, những nước cũng tham gia chiến dịch chống hải tặc ở Djibouti, Trung Quốc hiện tại không có căn cứ hải quân dài hạn tại khu vực. Theo lời của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hong Lei, “Trong lúc thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, Trung Quốc gặp nhiều khó khăn thực sự trong việc bổ sung quân số cũng như cung cấp nhiên liệu và lương thực, và thấy rằng có một cơ sở hỗ trợ hậu cần hiệu quả và gần bên là một điều rất cần thiết.” Continue reading “Trung Quốc tăng cường ‘xoay trục’ quân sự qua châu Phi”

Tại sao báo giới cho rằng Trump không thể chiến thắng?

10-Donald-Trump

Nguồn:Why the press said Donald Trump could never win?”, The Economist, 15/03/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cũng chắc chắn như việc mặt trời mọc từ hướng đông, một đảng chính trị lớn của Mỹ không bao giờ có thể đề cử Donald Trump cho vị trí tổng thống. Đó là sự chắc chắn của các nhà báo chuyên phân tích “dữ liệu” và “giải thích” tại các trang như Vox, FiveThirtyEightThe New York Times, và thậm chí cả tờ The Economist. Những vị thầy bói này sẽ gặp khó khăn trong việc giải thích việc Trump hiện là người dẫn đầu đáng gờm trong số các ứng cử viên [của Đảng Cộng hòa]. Hiện tại Trump được thị trường cá cược cho là có 2/3 cơ hội để được phát biểu chấp nhận đề cử tại Đại hội Đảng Cộng hòa ở Cleveland trong mùa hè này. Đối với những người đã liếc qua kết quả một cuộc thăm dò dư luận mùa hè năm ngoái, việc Trump thắng một cách dễ dàng vị trí ứng cử viên của Đảng Cộng hòa sẽ chẳng mấy ngạc nhiên: ông đã liên tục dẫn đầu các cuộc thăm dò kể từ tháng 7/2015. Tại sao các đơn vị truyền thông được cho là nhìn xa thấy trước và dựa trên các dữ liệu thực nghiệm lại xem thường các cơ hội của Trump, và họ đã sai ở đâu? Continue reading “Tại sao báo giới cho rằng Trump không thể chiến thắng?”

Vai trò quan trọng của tự do báo chí

fpr

Nguồn: Lucy P. Marcus, “Why Press Freedom is Good Business”, Project Syndicate, 15/03/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Theo Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2015 (2015 World Press Freedom Index), tự do báo chí và báo chí độc lập, một thành phần chủ yếu của nền dân chủ trên toàn thế giới, đang suy giảm với một tốc độ đáng báo động. Tuy nhiên, sự minh bạch và cảnh giác mà một nền báo chí tự do và độc lập cung cấp là rất quan trọng không chỉ đối với nền dân chủ. Chúng còn là những thứ vũ khí mạnh mẽ chống lại các lực lượng từ tham nhũng tới các hoạt động kinh doanh xấu đang hủy hoại sự thịnh vượng kinh tế. Đơn giản là, nếu không có một nền báo chí chất lượng cao, việc xây dựng các nền kinh tế tốt hơn, mạnh hơn và vững chắc hơn là không thể. Continue reading “Vai trò quan trọng của tự do báo chí”

Kinh tế học của nạn mại dâm

window-prostitution-Amsterdam

Nguồn: Robert Skidelski, “The Economist’s Concubine”, Project Syndicate, 22/03/2016.

Biên dịch: Phạm Thị Thanh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong những thập niên gần đây, kinh tế học đã thâm nhập vào các nghiên cứu về những hoạt động của con người mà trước đến nay vẫn được cho là nằm ngoài những tính toán chính thức. Điều mà các nhà phê bình gọi là “chủ nghĩa đế quốc của kinh tế học” đã dẫn tới sự xuất hiện của kinh tế học về tình yêu, nghệ thuật, âm nhạc, ngôn ngữ, văn học, và của nhiều khía cạnh  khác nữa.

Ý tưởng chung thúc đẩy sự mở rộng của kinh tế học này là việc cho rằng bất cứ điều gì con người làm, cho dù là về tình cảm hay vật chất, thì họ đều hướng tới mục đích đạt được kết quả tốt nhất với chi phí thấp nhất. Những lợi ích và chi phí này có thể được quy thành tiền. Vì vậy mọi người luôn cố gắng đạt được nguồn lợi tài chính tốt nhất từ những giao dịch của mình. Continue reading “Kinh tế học của nạn mại dâm”

Các công ty Trung Quốc có thể chinh phục thế giới?

20120804_LDP001_1

Nguồn: Pankaj Ghemawat & Thomas Hout, “Can China’s Companies Conquer the World?”, Foreign Affairs, March/April 2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính:  Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Tại sao Trung Quốc khó vượt Mỹ về kinh tế?

Hạn chế của các công ty Trung Quốc

Trung Quốc là một nơi đặc biệt thú vị để theo dõi cuộc đối đầu giữa các công ty Trung Quốc và các công ty đa quốc gia nước ngoài, vì đó là thị trường lớn nhất thế giới cho hầu hết mọi sản phẩm cũng như vì tất cả các công ty lớn trên thế giới đều hoạt động tại đó. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trong số 44 ngành đại diện được mở cửa với các công ty nước ngoài ở Trung Quốc, các công ty Trung Quốc đã thống trị 25, bao gồm ngành pin mặt trời, các thiết bị xây dựng, và trục cần cẩu di động. Nhưng trong tất cả 19 ngành các công ty nước ngoài dẫn đầu, công nghệ hay tiếp thị nắm vai trò hết sức quyết định đối với thành công. Continue reading “Các công ty Trung Quốc có thể chinh phục thế giới?”

Tại sao Trung Quốc khó vượt Mỹ về kinh tế?

China-US-relations

Nguồn: Pankaj Ghemawat & Thomas Hout, “Can China’s Companies Conquer the World?”, Foreign Affairs, March/April 2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính:  Lê Hồng Hiệp

Mặc cho những khó khăn kinh tế gần đây của Trung Quốc, rất nhiều nhà kinh tế và nhà phân tích cho rằng nước này vẫn đang trên đà soán ngôi Mỹ và sẽ sớm trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới. Thật vậy, điều này đã trở thành một quan điểm chủ đạo – nếu không phải gần như là một niềm tin chung – ở cả hai bờ Thái Bình Dương. Nhưng những nhân tố cấu thành ý kiến này thường bỏ qua một sự thật quan trọng: sức mạnh kinh tế gắn bó mật thiết với sức mạnh doanh nghiệp, một lĩnh vực mà Trung Quốc vẫn còn bị Mỹ bỏ xa. Continue reading “Tại sao Trung Quốc khó vượt Mỹ về kinh tế?”

Tại sao cần ưu tiên giải quyết tình trạng Jerusalem?

jerusalem

Nguồn: Laura Wharton, “Jerusalem First”, Project Syndicate, 28/03/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Jerusalem không phải một mà là hai thành phố. Gần 50 năm sau khi Israel chiếm được Đông Jerusalem, thành phố này vẫn luôn bị chia cắt. Trong bối cảnh các khu vực dân cư của thành phố trải qua một làn sóng bạo lực mới, việc thừa nhận thực tế này đang trở nên ngày càng cấp bách. Quá trình dàn xếp tình trạng của Jerusalem như là hai thành phố, một cho người Israel và một cho người Palestine, phải được coi là một ưu tiên nếu muốn đạt được hòa bình giữa hai bên.

Kế hoạch Phân chia của Liên Hợp Quốc năm 1947 đã đề nghị tách Palestine lúc đó do Anh kiểm soát thành một nhà nước Do Thái và một nhà nước Ả Rập, nhưng lại đặt riêng Jerusalem thành một vùng đất độc lập dưới sự quản thác quốc tế. Tuy nhiên trong cuộc chiến tranh Ả Rập – Israel năm 1948, thành phố này đã bị chia tách. Tây Jerusalem nằm dưới sự kiểm soát của Israel và Đông Jerusalem – bao gồm cả phần Thành Cổ – bị chiếm đóng bởi Vương quốc Jordan. Continue reading “Tại sao cần ưu tiên giải quyết tình trạng Jerusalem?”

Khoảng cách thế hệ trong chính trị Âu – Mỹ

jobseekers

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “The New Generation Gap”, Project Syndicate, 16/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một điều thú vị đã xuất hiện trong mẫu hình bầu cử trên cả hai bờ Đại Tây Dương (ở cả châu Âu và Mỹ): Cách những người trẻ bỏ phiếu khác biệt rõ rệt so với những người lớn tuổi. Có vẻ như một sự phân chia rõ rệt đã xuất hiện, không dựa nhiều vào thu nhập, giáo dục, hay giới tính mà phụ thuộc vào việc người bỏ phiếu thuộc thế hệ nào.

Sự phân chia này xuất phát từ những nguyên nhân dễ hiểu. Thế hệ trẻ và thế hệ những người lớn tuổi hiện nay có cuộc sống khác nhau. Quá khứ của họ khác nhau, và cả những triển vọng của họ cũng khác nhau. Continue reading “Khoảng cách thế hệ trong chính trị Âu – Mỹ”

Thách thức đối với chương trình tư hữu hóa của Nga

1124918

Nguồn: Sergei Guriev, “A Russian Fire-Sale Privatization”, Project Syndicate, 01/03/2016.

Biên dịch: Đặng Phương Hoa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bị bóp nghẹt bởi sự giảm sút giá dầu và cấm vận của phương Tây, vị thế tài khóa của Nga đang nhanh chóng sụp đổ, khiến chính phủ nước này phải áp dụng những biện pháp ngày càng mạnh tay hơn nhằm kiềm chế sự gia tăng thâm hụt ngân sách. Chi tiêu của chính phủ năm nay đã được cắt giảm tới 8% tính theo giá trị thật nếu so với năm 2015 – một mức cắt giảm lớn nhưng chưa đủ để cân bằng ngân sách. Thực tế, nếu giá dầu vẫn giữ nguyên mức 30-35 đô la một thùng (dự toán ngân sách Nga năm nay dựa trên dự báo giá dầu trung bình ở mức 50 đô la), thì mức thâm hụt ngân sách của Nga sẽ ở mức 6% GDP. Với “quỹ dự phòng” chỉ bằng khoảng 4,5% GDP và sự tiếp cận hạn chế với các thị trường tài chính quốc tế, Nga cần khẩn cấp một Kế hoạch B cho ngân sách. Continue reading “Thách thức đối với chương trình tư hữu hóa của Nga”

Quốc gia thất bại (Failed states)

failed states

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Một quốc gia thất bại là một quốc gia không thể thực hiện được hai chức năng cơ bản của một quốc gia – dân tộc trong hệ thống thế giới hiện đại: Thứ nhất, quốc gia đó không thể thực hiện được quyền kiểm soát đối với lãnh thổ và dân cư và không thể bảo vệ được các đường biên giới quốc gia của mình. Thông thường, quốc gia đó sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ, quyền lực nằm trong tay các băng nhóm tội phạm, các nhóm vũ trang, các lãnh chúa cát cứ… Trong nhiều trường hợp, các quốc gia này sẽ lâm vào tình trạng nội chiến, gây nên những thảm họa nhân đạo cho người dân. Thứ hai, quốc gia đó có năng lực quản trị quá yếu kém đến mức không thể đảm nhiệm được các chức năng hành chính và tổ chức cần thiết nhằm quản lý dân cư và tài nguyên quốc gia và không thể cung cấp được các dịch vụ công tối thiểu. Chính vì vậy, công dân của quốc gia đó không còn tin vào tính chính đáng của chính phủ, và nhà nước của quốc gia đó cũng trở thành bất hợp pháp trong con mắt của cộng đồng quốc tế. Continue reading “Quốc gia thất bại (Failed states)”

Brexit sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính – tiền tệ?

20160305_fnp502

Nguồn: Harold James,”Will Brexit break the pound?”, Project Syndicate, 01/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuyên bố gần đây của chính phủ Anh rằng một cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của Anh trong Liên minh châu Âu sẽ được tổ chức vào ngày 23/6 đã nhanh chóng gây ra sự sụt giảm đáng kể giá trị đồng bảng Anh. Biến động tỷ giá đồng bảng sẽ tiếp tục diễn ra cho đến trước cuộc trưng cầu dân ý, và càng mạnh mẽ hơn tại những thời điểm khi việc bỏ phiếu ủng hộ “Brexit” (Anh ra khỏi EU) có nhiều khả năng xảy ra. Kết quả có thể là một lời tiên đoán tự trở thành hiện thực mà trong đó bất ổn thị trường và chính trị càng khiến các cử tri Anh muốn từ bỏ EU – một kết quả cực kỳ nguy hiểm cho họ và cả những người dân châu Âu khác.

Những tác động chính trị này gợi nhớ tới trải nghiệm của thế kỷ 20, khi giá trị ngoại tệ của đồng bảng là nỗi ám ảnh quốc gia tại Anh và các cuộc khủng hoảng tiền tệ thường phá hủy uy tín của các chính phủ và gây tổn hại chính trị. Continue reading “Brexit sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính – tiền tệ?”

Silvio Berlusconi: ‘Bản gốc’ người Ý của Donald Trump

trump italian

Nguồn: Bill Emmott, “Trump’s Italian Prototype”, Project Syndicate, 14/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc tỷ phú Donald Trump vươn lên trong cuộc đua bầu cử tổng thống Mỹ vừa đáng sợ lại vừa thú vị. Khi chiến dịch tranh cử của Trump vốn từng bị chế nhạo tiếp tục thành công – mà lần gần nhất là tại các cuộc bầu cử sơ bộ ở Michigan và Mississippi và họp kín ở Hawaii – các chuyên gia đang phải vật lộn tìm kiếm những trường hợp tương tự trong lịch sử nhằm làm sáng tỏ hiện tượng này. Dù không có phép so sánh nào là hoàn hảo, nhưng người phù hợp nhất có lẽ Silvio Berlusconi, ông trùm truyền thông đã có ba nhiệm kỳ làm Thủ tướng Ý. Và đây không phải là một mẫu hình có thể giúp chúng ta yên tâm. Continue reading “Silvio Berlusconi: ‘Bản gốc’ người Ý của Donald Trump”

Hồi kết cho toàn cầu hóa?

topic-globalization

Nguồn: Daniel Gros, “The End of Globalizaton?”, Project Syndicate, 08/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc vừa công bố rằng năm ngoái, lần đầu tiên kể từ khi nước này bắt đầu mở cửa kinh tế với thế giới từ cuối những năm 1970, xuất khẩu của nước này đã giảm so với năm trước. Và đó chưa phải là tất cả; xét trên khía cạnh giá trị, thương mại toàn cầu đã suy giảm trong năm 2015. Hiển nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao?

Dù thương mại toàn cầu cũng từng suy giảm vào năm 2009, nhưng lý giải cho việc đó lại rất rõ ràng: thế giới đã trải qua sự sụt giảm mạnh về GDP vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào năm ngoái kinh tế thế giới đã tăng trưởng đáng kể, đạt mức 3%. Hơn nữa, các rào cản thương mại đã không gia tăng rõ rệt ở nơi nào cả, cộng thêm chi phí vận chuyển giảm xuống do sự sụt giảm mạnh của giá dầu. Continue reading “Hồi kết cho toàn cầu hóa?”

Biển Đông: Vấn đề ‘sống còn’ đối với ĐCS Trung Quốc

bilahari

Nguồn:S China Sea ‘an existential issue to legitimise CCP rule”, Today Online, 31/03/2016.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Vấn đề Biển Đông đã trở thành một trong những vấn đề nơi mà các thông số cho sự cạnh tranh và lợi ích của Mỹ – Trung được xác định rõ ràng nhất. Từ đó, các nước Đông Nam Á sẽ rút ra kết luận cho riêng mình về quyết tâm của Mỹ và ý định của Trung Quốc đối với khu vực, nhà ngoại giao kỳ cựu Bilahari Kausikan (ảnh) của Singapore ngày hôm qua cho hay.

Phát biểu trong bài thứ ba trong số năm bài giảng tại Viện Nghiên cứu Chính sách (IPS), ông Kausikan lưu ý rằng tầm quan trọng của Biển Đông đối với Trung Quốc lớn hơn so với Mỹ do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dùng vấn đề này nhằm biện minh cho tính chính danh của mình dựa trên lịch sử. Continue reading “Biển Đông: Vấn đề ‘sống còn’ đối với ĐCS Trung Quốc”

Lý giải thành công của các chính trị gia dân túy

Donald-Trump-Make-America-Great-600x353

Nguồn: Dani Rodrik, “The Politics of Anger”, Project Syndicate, 09/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Có lẽ, điều duy nhất đáng ngạc nhiên về phản ứng dân túy, điều đã áp đảo nền chính trị của nhiều nền dân chủ lâu đời, là nó đã xảy đến quá chậm. Thậm chí từ hai thập niên trước, khá dễ để dự đoán rằng sự miễn cưỡng của các chính trị gia dòng chính trong việc đề xuất giải pháp cho sự bất ổn và bất bình đẳng trong kỷ nguyên siêu toàn cầu hóa sẽ tạo nên một không gian chính trị cho các nhà đại dân túy với các giải pháp dễ dãi. Trước đây, đó là Ross Perot và Patrick Buchaman; ngày nay đó là Donald Trump, Marine Le Pen và nhiều nhân vật khác.

Lịch sử không bao giờ lặp lại, nhưng dù sao, bài học của nó vẫn vô cùng quan trọng. Chúng ta cần gợi nhớ lại rằng thời kỳ đầu tiên của toàn cầu hóa, vốn đạt đến đỉnh điểm trong vài thập niên trước Thế chiến I, sau cùng đã sản sinh ra một phản ứng chính trị thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Continue reading “Lý giải thành công của các chính trị gia dân túy”

Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng lên Lào

boten-laos-street

Nguồn: Samuel Ku, “China’s expanding influence in Laos”, East Asia Forum, 26/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đề án chung về Khu hợp tác kinh tế Mohan-Boten mới được ký gần đây là khu vực hợp tác kinh tế xuyên biên giới đầu tiên mà Trung Quốc thiết lập ở Lào và cũng là đầu tiên trên toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Thỏa thuận này cho thấy mục tiêu của gã khổng lồ châu Á muốn mở rộng quan hệ kinh tế với các nước láng giềng phía nam.

Boten, một ngôi làng hẻo lánh ở biên giới Trung Quốc – Lào, nằm ở một vị trí chiến lược giúp Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng của mình tại khu vực Đông Nam Á, vì nó kết nối hai đường giao thông quan trọng từ Trung Quốc đến lục địa Đông Nam Á. Một là Đường cao tốc Côn Minh – Bangkok, bắt đầu từ Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam , Trung Quốc, đi qua Boten, sau đó qua Cầu hữu nghị Thái-Lào, và cuối cùng đến Bangkok. Continue reading “Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng lên Lào”

Giáo Hoàng Pius XII và nạn diệt chủng Do Thái

Pius-XII-Jews

Nguồn: Carol Rittner, Stephen D. Smith và Irena Steinfeldt, The Holocaust and the Christian World, Yad Vashem 2000, trang 133-137.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vai trò của Vatican trong khoảng thời gian diễn ra nạn diệt chủng người Do Thái (Holocaust) vẫn gây nhiều tranh cãi. Các lập luận tập trung vào cáo buộc rằng Giáo Hoàng Pius XII đã không lên tiếng bảo vệ những nạn nhân của Holocaust và chính thức lên án chủ nghĩa Quốc xã.

Những người ủng hộ Đức Giáo Hoàng nhắc đến hàng ngàn người Do Thái được giải cứu bởi những tổ chức Công Giáo ở Rome và khắp châu Âu, và những nỗ lực của các Khâm sứ (Đại sứ của Giáo Hoàng). Họ cho rằng trong những năm hậu chiến nhiều nhân vật Do Thái cao cấp đã bày tỏ lòng biết ơn đến Vatican và một rừng cây đã được trồng ở Israel để tưởng nhớ Đức Giáo Hoàng khi ngài mất vào năm 1958. Họ lập luận rằng những tranh cãi chỉ rộ lên khi vở kịch của Rolf Hochuth mang tên Người Đại Diện (The Representative) ra đời vào năm 1963 và kết tội Đức Giáo Hoàng đồng lõa với chủ nghĩa Quốc xã vì nỗi lo những người Bolshevik sẽ càn quét khắp châu Âu. Continue reading “Giáo Hoàng Pius XII và nạn diệt chủng Do Thái”

Vai trò của các Hồng y là gì?

20140201_blp514

Nguồn:What Carinals do”, The Economist, 19/02/2014.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đức Giáo Hoàng Francis sẽ thăng chức cho nhóm các Hồng y đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình vào ngày 22/2 (2014). 19 vị tân Hồng y sẽ tham gia cùng với 200 vị khác làm thành viên của Hồng y Đoàn. Họ sẽ mặc phẩm phục màu đỏ bao gồm một mũ sọ màu đỏ gọi là zucchetto và một mũ màu đỏ có bốn chóp gọi là biretta. Họ sẽ được gọi là “Đức Hồng y” và thường được mô tả như là các “hoàng tử của Giáo Hội.” Đây không phải là một lời nịnh nọt: Giáo Hoàng Urban VIII đã tuyên bố vào năm 1630 rằng cấp bậc thế tục của họ tương đương với một hoàng tử. Continue reading “Vai trò của các Hồng y là gì?”