05/10/1942: Stalin kêu gọi giải phóng Stalingrad

05-10-1942-stalingrad-must-not-be-taken-by-the-enemy

Nguồn: Stalingrad must not be taken by the enemy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Joseph Stalin, nhà lãnh đạo độc tài của Liên Xô, đã gửi điện tín tới mặt trận chống Đức của Liên Xô tại Stalingrad, nhằm động viên lực lượng của ông giành chiến thắng. “Những phần thuộc về Stalingrad đã bị chiếm đóng nay phải được giải phóng.”

Stalingrad là chìa khóa để chiếm được Liên Xô, và chiếm được thành phố này cũng quan trọng không kém việc chiếm được chính thủ đô Moskva. Stalingrad nằm giữa nước Nga cũ và mới, là trung tâm đường sắt và đường thủy, cũng như công nghiệp và thương mại của nước Nga cũ. Bảo toàn Stalingrad là bảo vệ nền văn minh Nga trong quá khứ và hiện tại. Continue reading “05/10/1942: Stalin kêu gọi giải phóng Stalingrad”

04/10/1957: Liên Xô phóng thành công Vệ tinh Sputnik

04-10-1957-sputnik-launched

Nguồn: Sputnik launched, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liên Xô mở đầu “Kỷ nguyên Không gian” (Space Age) bằng việc phóng Sputnik, vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Con tàu vũ trụ tên là Sputnik, có nghĩa là “vệ tinh” trong tiếng Nga, đã được phóng vào lúc 10:29 tối, theo giờ Moskva, từ trạm phóng Tyuratam tại Cộng hòa Kazakhstan. Sputnik có đường kính 22 inch (55,8 cm), nặng 184 pound (83,5 kg), và có thể bay một vòng quanh Trái Đất hết 1 giờ 36 phút. Vệ tinh này có vận tốc 18.000 dặm/giờ, với quỹ đạo hình elip, trong đó điểm cực viễn cách Trái Đất 584 dặm và điểm cực cận cách 143 dặm. Continue reading “04/10/1957: Liên Xô phóng thành công Vệ tinh Sputnik”

03/10/1932: Iraq giành độc lập

03-10-1932-iraq-wins-independence

Nguồn: Iraq wins independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1932, sau khi Iraq chính thức trở thành thành viên Hội Quốc Liên, Anh cũng chấm dứt nhiệm vụ của mình tại các quốc gia Ả Rập. Vậy là Iraq giành được độc lập sau 17 năm bị người Anh thống trị và hàng thế kỷ bị cai trị bởi người Ottoman.

Người Anh giành được Iraq từ đế chế Ottoman của người Thổ trong Thế chiến I và được Hội Quốc Liên ủy nhiệm để “quản lý” nước này vào năm 1920. Năm 1921, một chế độ quân chủ do Hashemite đứng đầu đã được dựng nên, dưới sự bảo hộ của Anh, và sau đó, vào ngày 03/10/1932, Vương quốc Iraq giành độc lập. Continue reading “03/10/1932: Iraq giành độc lập”

02/10/1944: Khởi nghĩa Warsaw kết thúc

02-10-1944-warsaw-uprising-ends

Nguồn: Warsaw Uprising ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khởi nghĩa Warsaw đã kết thúc khi những người còn sống sót của phe nổi dậy Ba Lan đầu hàng trước quân Đức.

Hai tháng trước đó, việc Hồng quân Liên Xô áp sát chuẩn bị giải phóng Warsaw đã kích thích lực lượng kháng chiến Ba Lan tiến hành một cuộc nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc xã. Phe nổi dậy, gồm những người ủng hộ chính phủ dân chủ Ba Lan đang lưu vong ở London, hy vọng có thể giành quyền kiểm soát thành phố trước khi Liên Xô “giải phóng” nó. Người Ba Lan sợ rằng nếu họ thất bại trong việc chiếm thành phố thì những “kẻ xâm lược” Liên Xô sẽ thiết lập một chế độ cộng sản thân Liên Xô ở Ba Lan. Continue reading “02/10/1944: Khởi nghĩa Warsaw kết thúc”

01/10/1946: Quan chức Đức Quốc xã bị kết án

01-10-1946-nazi-war-criminals-sentenced-at-nuremberg

Nguồn: Nazi war criminals sentenced at Nuremberg, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 01/10/1946, 12 quan chức cấp cao của Đức Quốc xã đã bị kết án tử hình bởi Toà án Quốc tế về Tội phạm Chiến tranh tại Nuremberg. Trong số những người bị kết án tử hình bằng cách treo cổ có những cái tên như Joachim von Ribbentrop, Ngoại trưởng Đức Quốc xã; Hermann Goering, người sáng lập Gestapo[1] và Chỉ huy Lực lượng Không quân Đức; và Wilhelm Frick, Bộ trưởng Nội vụ. Bảy người khác, bao gồm cả Rudolf Hess, từng là Phó tướng thân cận nhất của Adolf Hitler, thì bị kết án tù từ 10 năm đến chung thân. Ba người khác được tha bổng. Continue reading “01/10/1946: Quan chức Đức Quốc xã bị kết án”

30/09/1949: Cuộc không vận Berlin kết thúc

30-09-1949-berlin-airlift-ends

Nguồn: Berlin Airlift ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, sau 15 tháng, với hơn 250.000 chuyến bay, cuộc không vận Berlin đã chính thức kết thúc. Đợt không vận này là một trong những chiến dịch hậu cần lớn nhất trong lịch sử hiện đại, và là một trong những sự kiện quan trọng của giai đoạn đầu Chiến tranh Lạnh.

Tháng 6 năm 1948, Liên Xô bất ngờ chặn toàn bộ các lối đường bộ dẫn vào Tây Berlin, những con đường vốn nằm hoàn toàn trong vùng chiếm đóng của họ ở Đức. Đó là một nỗ lực rõ ràng nhằm buộc Mỹ, Anh và Pháp – những nước khác đang chiếm đóng Đức – phải chấp nhận những yêu cầu của Liên Xô liên quan đến số phận nước Đức thời hậu chiến. Continue reading “30/09/1949: Cuộc không vận Berlin kết thúc”

29/09/1965: Hà Nội coi phi công Mỹ là tội phạm chiến tranh

29-09-1965-hanoi-announces-that-downed-pilots-will-be-treated-as-war-criminals

Nguồn: Hanoi announces that downed pilots will be treated as war criminals, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Hà Nội đã công bố bức thư mà họ gửi tới Hội Chữ Thập Đỏ, trong đó nói rằng vì không có tuyên bố tình trạng chiến tranh chính thức nên các phi công Mỹ bị bắn hạ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam sẽ không được hưởng các quyền lợi của tù nhân chiến tranh (prisoners of war – POWs) và sẽ bị coi là tội phạm chiến tranh. Continue reading “29/09/1965: Hà Nội coi phi công Mỹ là tội phạm chiến tranh”

28/09/1918: Lính Anh tha mạng cho Adolf Hitler

28-09-1918-adolf-hitler

Nguồn: British soldier allegedly spares the life of an injured Adolf Hitler, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 28/09/1918, đã xảy ra một biến cố được ghi nhận trong lịch sử Thế chiến I. Mặc dù các chi tiết của sự kiện này vẫn chưa thực sự rõ ràng, nhưng Binh nhì Henry Tandey – một người lính Anh đang phục vụ gần làng Marcoing, Pháp – đã báo cáo về việc gặp một người lính Đức bị thương, tuy nhiên, ông lại không bắn người này. Điều đó đã giữ lại mạng sống cho chuẩn hạ sĩ Adolf Hitler, khi ấy mới 29 tuổi. Continue reading “28/09/1918: Lính Anh tha mạng cho Adolf Hitler”

27/09/1939: Ba Lan đầu hàng Đức Quốc xã

27-09-1939-poland-surrenders

Nguồn: Poland surrenders, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, Warsaw đầu hàng trước lực lượng có vũ khí ưu việt hơn của quân đội Hitler, 140.000 quân Ba Lan đã bị những kẻ xâm lược Đức cầm tù. Người Ba Lan đã chiến đấu dũng cảm, nhưng họ chỉ cầm cự được 26 ngày.

Sau khi giành chiến thắng, quân Đức đã bắt đầu một chiến dịch tàn sát có hệ thống. Họ tiến hành khủng bố và giết những người Ba Lan thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu: bác sĩ, giáo viên, linh mục, địa chủ và thương nhân – tất cả đều bị tập trung lại và giết chết. Đức Quốc xã đã đặt cho chiến dịch này một cái tên hết sức nhẹ nhàng – “Hành động Bình định Bất thường” (Extraordinary Pacification Action). Continue reading “27/09/1939: Ba Lan đầu hàng Đức Quốc xã”

26/09/1945: Lính Mỹ đầu tiên chết tại Việt Nam

26-09-1945

Nguồn: First American soldier killed in Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 23/09/1945, Trung tá Peter Dewey, một sĩ quan quân đội Mỹ thuộc Cục Tình báo Chiến lược (Office of Strategic Services – OSS) tại Việt Nam, đã bị bắn và thiệt mạng tại Sài Gòn. Dewey là người đứng đầu một nhóm bảy sĩ quan được gửi đến Việt Nam để tìm kiếm một phi công người Mỹ đang mất tích, đồng thời thu thập thông tin về tình hình Việt Nam sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh. Continue reading “26/09/1945: Lính Mỹ đầu tiên chết tại Việt Nam”

25/09/1969: Nghị sĩ Mỹ phản đối chính sách Việt Nam của Nixon

25-09-1969-congressional-opponents-of-nixon

Nguồn: Congressional opponents of Nixon Vietnam policy renew opposition, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thượng nghị sĩ Charles Goodell (một nhà hoạt động chính trị độc lập của Đảng Cộng hòa, đến từ New York) đã đề xuất dự luật yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam vào cuối năm 1970, và cấm sử dụng ngân sách do Quốc Hội cấp để duy trì sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Việt Nam kể từ sau ngày 01/12/1970. Continue reading “25/09/1969: Nghị sĩ Mỹ phản đối chính sách Việt Nam của Nixon”

22/09/1862: TT Lincoln ban hành Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ

lincoln

Nguồn: “Lincoln issues Emancipation Proclamation“, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, Tổng thống Abraham Lincoln đã ban hành bản sơ bộ của Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ (Emancipation Proclamation), giải phóng cho hơn 3 triệu nô lệ da đen ở Mỹ, đồng thời tuyên bố Nội chiến Mỹ là cuộc đấu tranh chống lại chế độ nô lệ.

Khi Nội chiến nổ ra vào năm 1861, chỉ ít lâu sau lễ nhậm chức của vị Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ, Lincoln vẫn duy trì quan niệm rằng đây là cuộc chiến để khôi phục chính quyền Liên bang miền Bắc (the Union), chứ không phải về chế độ nô lệ. Thế nên, ông tránh việc ban hành ngay một tuyên ngôn chống chế độ nô lệ, bất chấp sự thúc giục của những người theo chủ nghĩa bãi nô và các đảng viên Cộng hòa cấp tiến, cũng như niềm tin của cá nhân ông rằng chế độ nô lệ là không thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Thay vào đó, Lincoln đã có những bước đi thận trọng, cho đến khi ông nhận được ủng hộ rộng rãi của công chúng đủ để đề xuất một bản tuyên ngôn như vậy. Continue reading “22/09/1862: TT Lincoln ban hành Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ”

Tội ác chống lại lịch sử của Ba Lan

poland-camp

Nguồn: Shlomo Avineri, “Poland’s Crime Against History”, Project Syndicate, 07/09/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cha mẹ và tôi đến Tel Aviv một vài tháng trước khi Thế chiến II bắt đầu. Những thành viên còn lại trong đại gia đình của chúng tôi – gồm ba người ông và bà của tôi, bảy anh chị em của mẹ tôi, và năm người anh em họ của tôi – thì vẫn ở Ba Lan. Sau đó, tất cả họ đều bị sát hại trong Thảm sát Holocaust.

Tôi về thăm lại Ba Lan nhiều lần, nhưng luôn cảm thấy nơi này thiếu vắng sự hiện diện của người Do Thái. Những cuốn sách và bài viết của tôi được dịch sang tiếng Ba Lan. Bản thân tôi từng giảng bài tại Đại học Warsaw và Đại học Jagiellonian ở Krakow. Gần đây tôi còn được bầu làm một thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Ba Lan. Mặc dù tiếng Ba Lan của tôi không được tốt, lịch sử và văn hóa của đất nước này vẫn chẳng hề xa lạ với tôi. Continue reading “Tội ác chống lại lịch sử của Ba Lan”

Giải mã kết quả trưng cầu Hiến pháp mới của Thái Lan

thailand-votes-in-referendum

Nguồn: Patrick Jory, “The real meaning of Thailand’s constitutional referendum”, East Asia Forum, 31/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý gần đây của Thái Lan dường như đã cho thấy một chiến thắng dễ dàng của phe ủng hộ Hiến pháp mới. 61% cử tri đã bỏ phiếu thông qua dự thảo Hiến pháp, trong khi 39% còn lại bỏ phiếu phản đối. 58% cử tri cũng đã trả lời đồng ý với câu hỏi thứ hai, vốn được chèn thêm vào phút cuối, về việc liệu một thủ tướng không do dân bầu có thể được bổ nhiệm bởi một phiên họp chung của Thượng viện và Hạ viện hay không.

Tuy nhiên, kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này thực ra ít mang tính kết luận rõ ràng hơn chúng ta tưởng. Continue reading “Giải mã kết quả trưng cầu Hiến pháp mới của Thái Lan”

Cảnh báo làn sóng lãnh đạo độc tài trên thế giới

trump-duterte-putin

Nguồn: Minxin Pei, “The Siren Song of “Strongmania””, Project Syndicate, 26/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các chính trị gia cứng rắn và độc tài đang quay trở lại. Cách đây không lâu, Tổng thống Nga Vladimir Putin là một trong những lãnh đạo duy nhất xứng đáng với “danh hiệu” này, nhưng giờ đây, ông ta đã có thêm rất nhiều đối thủ cạnh tranh.

Xu hướng này có thể được quan sát thấy trong các chế độ mà xưa nay vẫn luôn độc tài. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được xem là lãnh đạo mạnh nhất của nước này kể từ sau khi Mao Trạch Đông qua đời vào bốn thập niên trước.

Nhưng điều tương tự cũng xuất hiện ở nhiều nước vốn được xem là những nền dân chủ trẻ. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan, người đã sớm chuyển hướng sang chủ nghĩa chuyên chế từ lâu, nay lại càng tập trung quyền lực hơn nữa sau cuộc đảo chính quân sự thất bại hồi tháng trước. Continue reading “Cảnh báo làn sóng lãnh đạo độc tài trên thế giới”

Hành trình thoát khỏi thảm kịch buôn người ở Trung Quốc

jihuynpark

Nguồn: Ji-hyun Park, “Surviving Human Trafficking in China”, Project Syndicate, 18/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Trung Quốc vi phạm nhân quyền với chính người dân của họ đã không còn là bí mật. Nhưng việc họ lạm dụng phụ nữ Triều Tiên – những người trốn chạy sang Trung Quốc để mong thoát khỏi vi phạm nhân quyền ở nước mình – thì vẫn còn bị che giấu. Tuy nhiên, tôi biết được sự thật, bởi chính tôi là một trong những người phụ nữ đó.

Kể từ khi xảy ra nạn đói lớn ở Triều Tiên hồi những năm 1990, buôn bán người Triều Tiên, đặc biệt là phụ nữ, vào Trung Quốc đã trở thành một ngành kinh doanh lớn. Những phụ nữ ấy, vốn phải chứng kiến người thân trong gia đình mình chết đói, đã buộc phải theo chân bọn môi giới để vượt biên, với mong muốn kiếm tiền chu cấp cho con cái. Nhưng hiếm có ai trong số họ tìm được cơ hội mà họ muốn, thay vào đó, họ phải chịu thêm nhiều khổ đau khi bị bán làm vợ cho đàn ông Trung Quốc. Continue reading “Hành trình thoát khỏi thảm kịch buôn người ở Trung Quốc”

Toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ khi hòa giải với Nga

putin-erdogan

Nguồn: Guy Verhofstadt, “Putin’s Turkish Delight”, Project Syndicate, 12/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hãy xem chừng Sa hoàng ngay cả với món quà trên tay. Đây có lẽ là lời khuyên cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan khi ông cố gắng tận dụng việc tái thiết lập quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin để tác động lên mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với phương Tây.

Nhìn từ bên ngoài, dường như cuộc gặp gỡ giữa Erdoğan và Putin tại St. Petersburg vừa qua là để hàn gắn quan hệ hai bên sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay chiến đấu của Nga ở gần biên giới với Syria hồi năm ngoái. Nhưng đối với Điện Kremlin, chuyến thăm là cơ hội để thuyết phục Erdoğan “hướng Đông”; cùng với Nga, Trung Quốc và các nước Trung Á chia sẻ một loại “tình huynh đệ” dựa trên chế độ chuyên chế. Câu hỏi đặt ra là liệu Erdoğan thực sự sẽ chấp nhận đề nghị này hay không? Continue reading “Toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ khi hòa giải với Nga”

Tập Cận Bình không phải là Mao Trạch Đông

ximao

Nguồn: Keyu Jin, “Xi Jinping is No Mao Zedong”, Project Syndicate, 04/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gần như cả thế giới đều đang quan sát Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với nhiều quan ngại. Ông Tập không chỉ tái tập trung quyền lực vào tay của chính quyền trung ương; mà nhiều người còn tin rằng chiến dịch chống tham nhũng của ông thực chất chính là một cuộc thanh trừng chính trị. Họ lo rằng Tập đang xây dựng một sự “súng bái cá nhân”, giống như những gì Mao Trạch Đông đã tạo nên, và cũng là điều thúc đẩy sự bùng nổ Cách mạng Văn hóa.

Tuy nhiên, sự thật lại khác xa điều chúng ta nghĩ. Dù đúng là ở một mức độ nào đó, Tập đang tập trung quyền lực, nhưng động cơ của ông là mong muốn giúp Trung Quốc mạnh lên – cả về chính phủ lẫn kinh tế. Để thành công, ông sẽ phải đưa một bộ máy quan liêu – vốn đã phần nào vượt khỏi tầm kiểm soát – trở lại trật tự. Continue reading “Tập Cận Bình không phải là Mao Trạch Đông”

Lãnh đạo yếu kém và làn sóng chống toàn cầu hóa

antigl

Nguồn: Jorge G. Castañeda, “Poor Leadership Makes Bad Globalization”, Project Syndicate, 20/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngay từ những năm 1950, các quốc gia châu Âu đã tranh luận về những chi phí và lợi ích của hội nhập khu vực. Nhưng phải đến khi diễn ra trưng cầu dân ý “Brexit” của Vương quốc Anh thì cuộc tranh luận mới bắt đầu xoay quanh các vấn đề trọng tâm như toàn cầu hóa, tự do thương mại, di cư, và tác động kinh tế của chúng.

Cử tri Anh đã sai lầm khi quyết định rời khỏi EU; họ đã bị lừa phỉnh, mà chủ yếu là bởi Ngoại trưởng mới của nước Anh, Boris Johnson. Nhưng cả những quan chức trong EU (Eurocrats) và những người ủng hộ việc ở lại liên minh này (Europhiles) cũng sẽ sai lầm nếu họ bỏ qua những lời dối trá vốn mang lại sức sống cho chiến dịch “Rời đi”. Những lời nói dối đó đã hiệu quả tại Anh, và chúng cũng có thể hiệu quả tại các nước thành viên EU khác, cũng như tại các nền dân chủ khác trên toàn thế giới. Continue reading “Lãnh đạo yếu kém và làn sóng chống toàn cầu hóa”

Tại sao Mỹ không nên theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ?

protectAM

Nguồn: Barry Eichengreen, “What’s the Problem With Protectionism?”, Project Syndicate, 13/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một điều chúng ta có thể chắc chắn về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới là vị tân tổng thống sẽ không phải là một người cam kết ủng hộ tự do thương mại. Người gần như sẽ trở thành ứng viên Đảng Dân chủ, Hillary Clinton, thì chỉ là một người ủng hộ nửa vời đối với tự do thương mại, và cụ thể là với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đối thủ bên Đảng Cộng hòa của bà, Donald Trump, cũng cực lực phản đối những thỏa thuận thương mại sẽ làm mở cửa thị trường Mỹ. Đi ngược lại với truyền thống của Đảng Cộng hòa, ông Trump dự kiến sẽ đánh thuế 35% đối với ô tô và linh kiện nhập khẩu từ các nhà máy của Tập đoàn Ford ở Mexico và đánh thuế 45% lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Continue reading “Tại sao Mỹ không nên theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ?”