20/08/1982: Mỹ triển khai Thủy quân Lục chiến đến Lebanon

Nguồn: U.S. Marines deployed to Lebanon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, trong Nội chiến Lebanon, một lực lượng đa quốc gia bao gồm 800 lính Thủy quân Lục chiến Mỹ đã đổ bộ vào Beirut để giám sát việc Palestine rút quân khỏi Lebanon. Đây là khởi đầu của một nhiệm vụ khó khăn kéo dài đến 17 tháng và khiến  262 quân nhân Mỹ thiệt mạng.

Năm 1975, nội chiến đẫm máu bắt đầu nổ ra ở Lebanon khi quân  Palestine và du kích Hồi giáo cánh tả giao tranh với dân quân của Đảng Thiên Chúa giáo Phalange, cộng đồng Thiên Chúa giáo Maronite, cùng các nhóm khác. Suốt nhiều năm sau đó, can thiệp của Syria, Israel và Liên Hiệp Quốc cũng không thể giải quyết được đối đầu phe phái, và vào tháng 08/1982, một lực lượng đa quốc gia đã được triển khai để giám sát việc Palestine rút khỏi Lebanon. Continue reading “20/08/1982: Mỹ triển khai Thủy quân Lục chiến đến Lebanon”

Sự thật đằng sau Thảm sát Mỹ Lai

Nguồn: Christopher J. Levesque, “The Truth Behind My Lai”, The New York Times, 16/03/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 16/03/1968, Đại úy Ernest Medina dẫn dầu một đại đội bộ binh trong cuộc tấn công vào Sơn Mỹ, một ngôi làng nằm dọc bờ biển miền trung của Nam Việt Nam. Đây là một phần trong nhiệm vụ tìm diệt một tiểu đoàn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, còn gọi là Việt Cộng. Một trong bốn thôn của làng là Mỹ Lai.

Chiến dịch được tiến hành dựa trên giả định rằng dân làng Mỹ Lai sẽ đi chợ vắng nhà. Đại úy Medina đã lên kế hoạch càn quét khắp khu vực, ra lệnh cho người của mình phá hủy mọi thứ và giết bất cứ ai chống cự. Đến cuối ngày, lính Mỹ đã giết khoảng 349 đến 504 phụ nữ, trẻ em và người già Việt Nam không được vũ trang, đồng thời hãm hiếp 20 phụ nữ và trẻ em gái, một vài trong số đó chỉ mới 10 tuổi. Continue reading “Sự thật đằng sau Thảm sát Mỹ Lai”

18/08/1795: George Washington ký Hiệp ước Jay với Anh

Nguồn: George Washington signs Jay Treaty with Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1795, Tổng thống George Washington ký Hiệp ước Jay (hay Hiệp ước của Jay) với Vương quốc Anh.

Với tên gọi chính thức là Hiệp ước Thương mại Hữu nghị và Hàng hải giữa Vương quốc Anh và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (Treaty of Amity Commerce and Navigation between His Britannic Majesty and The United States of America), văn bản cố gắng xoa dịu căng thẳng vốn đã trở nên dữ dội hơn giữa hai quốc gia kể từ khi kết thúc Cách mạng Mỹ. Continue reading “18/08/1795: George Washington ký Hiệp ước Jay với Anh”

16/08/1841: Hình nhân tổng thống Tyler bị thiêu ngoài Nhà Trắng

Nguồn: President Tyler is burned in effigy outside White House, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1841, tổng thống John Tyler đã bác bỏ nỗ lực thứ hai của Quốc hội nhằm tái lập Ngân hàng Hoa Kỳ. Đáp trả điều này, những người ủng hộ thành lập ngân hàng, trong cơn tức giận, đã tập trung bên ngoài Nhà Trắng và đốt một hình nhân của Tyler. Nhóm biểu tình này chủ yếu là các thành viên đến từ đảng của chính Tyler, Đảng Whigs, những người đang chiếm đa số trong Quốc hội vào thời điểm đó. Continue reading “16/08/1841: Hình nhân tổng thống Tyler bị thiêu ngoài Nhà Trắng”

15/08/1945: Hoàng đế Hirohito tuyên bố Nhật đầu hàng

Nguồn: Emperor Hirohito announces Japan’s surrender, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Hoàng đế Hirohito chính thức thông báo đến toàn dân việc Nhật Bản đầu hàng.

Dù Tokyo đã chấp nhận các điều khoản đầu hàng của phe Đồng Minh nêu ra Hội nghị Potsdam vài ngày trước đó, và một đài truyền hình cũng đã đưa tin về điều này, người dân Nhật  vẫn đang chờ đợi một người có thẩm quyền lên tiếng, thừa nhận rằng nước Nhật đã bị đánh bại. Người đó chính là Nhật Hoàng. Continue reading “15/08/1945: Hoàng đế Hirohito tuyên bố Nhật đầu hàng”

13/08/1981: Reagan ký Đạo luật Thuế Phục hồi Kinh tế (ERTA)

Nguồn: Reagan signs Economic Recovery Tax Act (ERTA), History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, tại tư trang Rancho del Cielo của mình ở California, Ronald Reagan đã ký Đạo luật Thuế Phục hồi Kinh tế (Economic Recovery Tax Act, ERTA) – một gói giảm thuế và ngân sách mang tính lịch sử, trở thành nền tảng chính sách kinh tế cho chính quyền của ông.

Trong chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng năm 1980, Reagan đã ủng hộ “kinh tế trọng cung” (supply-side economics), lý thuyết sử dụng cắt giảm thuế làm động lực khiến các cá nhân và doanh nghiệp làm việc và sản xuất hàng hóa (cung) thay vì khuyến khích người tiêu dùng mua hàng (cầu). Tại Quốc Hội, Hạ nghị sĩ Jack Kemp (Đảng Cộng hòa, bang New York) và Thượng nghị sĩ Bill Roth (Đảng Cộng hòa, bang Delaware), từ lâu đã ủng hộ các nguyên tắc trọng cung đằng sau ERTA, nên văn bản này còn được gọi là Đạo luật Kemp-Roth. Continue reading “13/08/1981: Reagan ký Đạo luật Thuế Phục hồi Kinh tế (ERTA)”

11/08/1943: Quân Đức bắt đầu sơ tán khỏi Sicily

Nguồn: Germans begin to evacuate Sicily, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, quân Đức bắt đầu một cuộc di tản kéo dài sáu ngày khỏi đảo Sicily của Ý sau thất bại trước quân Đồng Minh, lực lượng đã xâm chiếm hòn đảo vào tháng Bảy.

Đức đã luôn hiện diện ở Sicily kể từ những ngày đầu cuộc chiến. Nhưng với sự xuất hiện của tướng George S. Patton cùng Tập đoàn quân số 7 và tướng Bernard Montgomery cùng Tập đoàn quân số 8, lính Đức đã chẳng thể giữ được vị trí của họ. Cuộc tháo chạy bắt đầu tại Eo biển Messina, vùng nước rộng hai dặm ngăn cách Sicily với lục địa Ý. Continue reading “11/08/1943: Quân Đức bắt đầu sơ tán khỏi Sicily”

09/08/1969: Giáo phái Charles Manson sát hại năm người

Nguồn: Charles Manson cult kills five people, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, các thành viên của giáo phái Charles Manson đã sát hại năm người tại nhà riêng của đạo diễn Roman Polanski tại Beverly Hills, California, bao gồm cả người vợ đang mang thai của ông, nữ diễn viên Sharon Tate. Chưa đầy hai ngày sau, nhóm này lại tiếp tục giết chết giám đốc điều hành siêu thị Leno LaBianca và vợ Rosemary tại nhà của họ. Những tội ác man rợ này khiến cho cả nước phải khiếp sợ, đồng thời biến Charles Manson thành một biểu tượng tội phạm.

Manson sinh tại Cincinnati, Ohio, vào năm 1934 bởi một người mẹ đơn thân 16 tuổi. Gã đã sống phần lớn thời thơ ấu của mình trong các trường giáo dưỡng vị thành niên, sau đó thì trưởng thành trong tù. Khi được thả ra vào năm 1967, Manson chuyển đến California và tận dụng sức lôi cuốn của mình để thu hút một nhóm người hippies, lập nên một cộng đồng ở ngoại ô Los Angeles, nơi ma túy và đời sống trụy lạc rất phổ biến. Continue reading “09/08/1969: Giáo phái Charles Manson sát hại năm người”

08/08/1879: Ngày sinh lãnh tụ nông dân Mexico Emiliano Zapata

Nguồn: Emiliano Zapata born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1879, Emiliano Zapata, nhà lãnh đạo của nông dân và người bản địa trong Cách mạng Mexico, đã chào đời tại Anenecuilco, Mexico.

Xuất thân là nông dân, Zapata đã bị buộc nhập ngũ vào năm 1908 sau khi cố gắng giành lại phần đất bị một chủ trang trại chiếm. Sau khi cách mạng bắt đầu vào năm 1910, ông tự mình gầy dựng một đội quân gồm toàn nông dân tại bang Morelos ở miền nam, với khẩu hiệu là “Đất đai và Tự do.” Continue reading “08/08/1879: Ngày sinh lãnh tụ nông dân Mexico Emiliano Zapata”

06/08/1862: Tàu C.S.S. Arkansas của Hợp bang miền Nam bị đánh chìm

Nguồn: Confederate ship blown up by crew, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, C.S.S. Arkansas, con tàu bọc sắt đáng sợ nhất trên sông Mississippi, đã bị thủy thủ đoàn cho nổ tung sau khi gặp sự cố kỹ thuật trong trận đánh với tàu U.S.S. Essex gần Baton Rouge, Louisiana.

Hoạt động của tàu Arkansas chỉ kéo dài vỏn vẹn 23 ngày. Tháng 08/1861, Quốc hội Hợp bang miền Nam đã phê chuẩn khoản tiền 160.000 đô la để đóng hai con tàu bọc sắt, đưa vào sử dụng trên Mississippi. Thiết kế theo tàu C.S.S. Virginia (Merrimack) nổi tiếng, hai con tàu mới đều dài 50,3m, rộng 10,7m, và cùng được chế tạo tại Memphis. Việc đóng tàu đã bị trì hoãn do thiếu hụt lao động nên chưa có con tàu nào kịp hoàn thành khi Liên minh miền Bắc chiếm Memphis vào tháng 05/1862. Khi ấy, một trong hai con tàu đã bị đốt để chặn đường, còn Arkansas được kéo về phía nam đến sông Yazoo. Continue reading “06/08/1862: Tàu C.S.S. Arkansas của Hợp bang miền Nam bị đánh chìm”

04/08/1873: Trung đoàn 7 Kỵ binh Mỹ bị người bản địa tấn công

Nguồn: Colonel Custer and 7th Cavalry attacked by Indians, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1873, trong khi đang bảo vệ một nhóm khảo sát đường sắt ở Montana, Custer và Trung đoàn 7 Kỵ binh dưới quyền ông lần đầu tiên đụng độ với bộ tộc Sioux bản địa, những người sẽ đánh bại họ ba năm sau tại Little Big Horn.

Hai năm trước đó, Trung tá George Armstrong Custer và Trung đoàn 7 Kỵ binh chưa từng có cuộc đối đầu nào với nhóm người Mỹ bản địa thù địch ở đồng bằng phía tây. Khao khát chiến đấu, Custer rất hài lòng khi trung đoàn được lệnh giúp bảo vệ một nhóm các nhà khảo sát trong nhiệm vụ lập tuyến đường sắt Bắc Thái Bình Dương. Tuyến đường sắt xuyên lục địa mới (tuyến thứ ba ở Hoa Kỳ) dự kiến sẽ đi qua vùng lãnh thổ do tộc Sioux  kiểm soát. Custer rất lạc quan rằng nhiệm vụ sẽ đem lại cho mình cơ hội cải thiện danh tiếng như một chiến binh đánh thắng người bản địa. Continue reading “04/08/1873: Trung đoàn 7 Kỵ binh Mỹ bị người bản địa tấn công”

02/08/1917: Binh biến nổ ra trên chiến hạm Đức

Nguồn: Mutiny breaks out on German battleship, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong khi lực lượng của Anh chuyển đến đóng tại những vị trí vừa mới chiếm được từ tay quân Đức ở Công sự Ypres (Ypres Salient) trên Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I, thì người Đức cũng phải đối mặt với nhiều rắc rối trong nước, khi một cuộc nổi loạn nổ ra trên chiến hạm Đức, chiếc Prinzregent Luitpold, neo đậu tại cảng Wilhelmshaven ở Biển Bắc.

Trong cuộc nổi loạn này, khoảng 400 thủy thủ đã diễu hành vào thị trấn, kêu gọi chấm dứt chiến tranh và tuyên bố họ không còn muốn tiếp tục chiến đấu. Mặc dù các quan chức quân đội đã nhanh chóng kiểm soát cuộc biểu tình và các thủy thủ đã được thuyết phục trở về tàu của mình mà không có bạo lực nào thực sự xảy ra. Khoảng 75 người trong số họ đã bị bắt và tống giam, còn những kẻ cầm đầu cuộc nổi loạn sau đó đã bị đưa ra kết án và xử tử. Continue reading “02/08/1917: Binh biến nổ ra trên chiến hạm Đức”

01/08/1943: Tàu tuần tra PT-109 của John F. Kennedy bị đâm chìm

Nguồn: PT-109 sinks; Lieutenant Kennedy is instrumental in saving crew, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, một tàu khu trục Nhật Bản đã đâm vào tàu PT (patrol torpedo/ngư lôi cơ giới) số hiệu 109 của Mỹ,  làm tàu bị vỡ đôi. Thiệt hại lớn đến nỗi các tàu PT khác của Mỹ trong khu vực cho rằng thủy thủ đoàn của tàu 109 đều đã chết. Thực tế thì hai thuyền viên đã thiệt mạng, nhưng vẫn có 11 người khác sống sót, bao gồm cả Trung úy John F. Kennedy.

Trước đó, máy bay Nhật đã mở cuộc “đi săn” tàu PT ở Quần đảo Solomon, ném bom căn cứ PT tại đảo Rendova. Người Nhật cần phải đưa một số tàu khu trục đến cực nam đảo Kolombangara để chuyển đồ tiếp tế cho lực lượng tại đây, và ngư lôi từ đội tàu PT Mỹ là hiểm họa tiềm tàng. Bất chấp những vụ đánh bom căn cứ tại Rendova, rất nhiều tàu PT đã lên đường đánh chặn khu trục hạm Nhật. Giữa trận chiến, tàu Nhật, Amaqiri, đã đâm trúng tàu PT-109, khiến 11 thủy thủ bị hất xuống Thái Bình Dương. Continue reading “01/08/1943: Tàu tuần tra PT-109 của John F. Kennedy bị đâm chìm”

30/07/1971: Máy bay chiến đấu đụng máy bay chở khách tại Nhật

Nguồn: Fighter jet collides with passenger plane, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, một vụ va chạm trên không trung giữa một chiếc Boeing 727 và một máy bay chiến đấu ở Nhật Bản đã giết chết 162 người. Nguyên nhân là vì chiếc máy bay quân sự đã bay mà không có radar.

Chuyến bay số hiệu 58 của hãng All Nippon Airways đang trên đường từ sân bay Chitose ở Hokkaido đến Tokyo, trên máy bay có rất nhiều thành viên của một nhóm chuyên giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh. Quá trình cất cánh diễn ra dễ dàng và máy bay sớm đạt độ cao 28.000 feet. Khi đến vùng núi tuyết của Nhật, chuyến bay 58 bất ngờ gặp phải hai máy bay phản lực quân sự. Continue reading “30/07/1971: Máy bay chiến đấu đụng máy bay chở khách tại Nhật”

28/07/1932: Chính quyền Mỹ giải tán các cựu binh đòi tiền thưởng

Nguồn: Bonus Marchers evicted by U.S. Army, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1932, trong cuộc Đại khủng hoảng, Tổng thống Herbert Hoover ra lệnh cho Quân đội Mỹ dưới quyền Tướng Douglas MacArthur phải cưỡng chế trục xuất các cựu binh thuộc nhóm “Tuần hành đòi Tiền thưởng” (Bonus Marchers) khỏi thủ đô của đất nước.

Hai tháng trước, “Lực lượng Viễn chinh đòi Tiền thưởng” (Bonus Expeditionary Force) một nhóm gồm khoảng 1.000 cựu binh trong Thế chiến I yêu cầu được nhận thanh toán tiền mặt cho các chứng nhận tiền thưởng cựu binh của họ, đã đến Washington, D.C. Sang tháng 6, nhiều nhóm cựu binh tự phát khác cũng tụ tập ở thủ đô, nâng số người tuần hành tăng mạnh lên gần 20.000. Continue reading “28/07/1932: Chính quyền Mỹ giải tán các cựu binh đòi tiền thưởng”

26/07/1847: Liberia tuyên bố độc lập

Nguồn: Liberian independence proclaimed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1847, Cộng hòa Liberia, trước đây là thuộc địa của Hiệp hội Thực dân Mỹ (American Colonization Society), đã tuyên bố độc lập. Dưới áp lực của Anh, Mỹ dù không muốn nhưng đã phải chấp nhận chủ quyền của Liberia, biến quốc gia Tây Phi trở thành nước cộng hòa dân chủ đầu tiên trong lịch sử châu Phi. Một hiến pháp mô phỏng theo Hiến pháp Hoa Kỳ được phê chuẩn, và vào năm 1848, Joseph Jenkins Roberts đã được bầu làm tổng thống đầu tiên của Liberia.

Hiệp hội Thực dân Mỹ được Robert Finley, một người Mỹ, thành lập vào năm 1816, để đưa những nô lệ người Mỹ gốc Phi được trả tự do trở về châu Phi. Năm 1820, những nô lệ đầu tiên đã từ Mỹ đến thuộc địa Sierra Leone của Anh, và vào năm 1821, hiệp hội đã thành lập thuộc địa Liberia nằm ở phía nam Sierra Leone với mong muốn biến nó thành một quê hương mới cho các cựu nô lệ, nằm ngoài chủ quyền của Anh. Continue reading “26/07/1847: Liberia tuyên bố độc lập”

25/07/1945: Truman ngầm khoe với Stalin về bom nguyên tử

Nguồn: Truman drops hint to Stalin about a terrible new weapon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Harry S. Truman đã nói một cách ẩn ý với Lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin rằng nước Mỹ đã phát triển thành công một vũ khí mới. Trong nhật ký của mình, Truman gọi vũ khí mới, bom nguyên tử, là loại bom khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại.

Ngày 16/07/1945, Mỹ đã thử nghiệm thành công vũ khí nguyên tử đầu tiên trên thế giới ở gần Alamogordo, New Mexico. Truman nhận được tin này khi đang ở Potsdam, Đức, tham dự cuộc thảo luận với Thủ tướng Anh Winston Churchill và nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin về chính sách châu Âu hậu Thế chiến II. Ngày 17/07, Truman tiết lộ cho Churchill về thành công của cuộc thử nghiệm và hai người nhất trí sẽ không nói với Stalin về những gì Truman gọi là “tin tức bùng nổ” (dynamite news) – Truman trước tiên muốn Stalin đồng ý tham gia cuộc chiến ở Thái Bình Dương cùng phe Đồng minh mà không có ràng buộc gì. Continue reading “25/07/1945: Truman ngầm khoe với Stalin về bom nguyên tử”

23/07/1878: Tướng cướp Black Bart xuất hiện trở lại

Nguồn: Black Bart strikes again, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1878, một gã đàn ông đã cướp một chiếc xe ngựa của hãng Wells Fargo ở California. Đội bao tải bột trên đầu, tên cướp có vũ trang đã lấy trộm một chiếc két sắt nhỏ có giá dưới 400 USD, cùng với nhẫn kim cương và đồng hồ đeo tay của một hành khách. Khi chiếc két rỗng được tìm thấy, một bài thơ chế nhạo ký tên Black Bart đã được phát hiện bên trong: Continue reading “23/07/1878: Tướng cướp Black Bart xuất hiện trở lại”

21/07/1955: Eisenhower trình bày kế hoạch “Bầu trời Mở”

Nguồn: President Eisenhower presents his “Open Skies” plan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, Tổng thống Dwight D. Eisenhower trình bày kế hoạch “Bầu trời Mở” (Open Skies) của ông tại hội nghị thượng đỉnh Geneva với đại diện của ba nước – Pháp, Anh và Liên Xô. Dù chưa bao giờ được chấp nhận, kế hoạch này đã đặt nền móng cho chính sách “tin tưởng nhưng phải kiểm chứng” (trust, but verify) sau đó của Tổng thống Ronald Reagan, có liên quan đến các thỏa thuận vũ khí với Liên Xô.

Eisenhower đã gặp Thủ tướng Anthony Eden của Vương quốc Anh, Thủ tướng Edgar Faure của Pháp và Phó Thủ tướng Nikolai Bulganin của Liên Xô (thay mặt nhà lãnh đạo Nikita Khrushchev) tại Geneva vào tháng 07/1955. Chương trình nghị sự của hội nghị bao gồm các cuộc thảo luận về tương lai của Đức và vấn đề kiểm soát vũ khí. Continue reading “21/07/1955: Eisenhower trình bày kế hoạch “Bầu trời Mở””

19/07/1956: Mỹ rút viện trợ cho đập Aswan của Ai Cập

Nguồn: United States withdraws offer of aid for Aswan Dam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, Ngoại trưởng John Foster Dulles tuyên bố rằng Mỹ sẽ rút lại đề nghị hỗ trợ tài chính nhằm giúp Ai Cập xây dựng đập Aswan trên sông Nile. Hành động này đã thúc đẩy Ai Cập tiến gần hơn tới một liên minh với Liên Xô, đồng thời cũng là nhân tố góp phần vào Khủng hoảng Kênh đào Suez trong nửa sau năm 1956.

Tháng 12/1955, Bộ trưởng Dulles tuyên bố rằng Mỹ, cùng với Vương quốc Anh, đã viện trợ gần 70 triệu đô la cho Ai Cập để xây dựng đập Aswan trên sông Nile. Dulles thật ra chỉ miễn cưỡng đồng ý với khoản trợ giúp này. Ông vô cùng nghi ngờ nhà lãnh đạo Ai Cập Gamal Abdel Nasser, người mà ông tin là một người theo chủ nghĩa dân tộc liều lĩnh và nguy hiểm. Tuy nhiên, những người khác trong chính quyền Eisenhower đã thuyết phục Dulles rằng viện trợ của Mỹ có thể kéo Nasser khỏi mối quan hệ với Liên Xô và ngăn chặn sự bành trướng ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Đông. Continue reading “19/07/1956: Mỹ rút viện trợ cho đập Aswan của Ai Cập”