Thăng trầm trong chính sách ngoại giao chiến lang của Trung Quốc

Nguồn: Duan Xiaolin và Liu Yitong, “The Rise and Fall of China’s Wolf Warrior Diplomacy,” The Diplomat, 22/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự chuyển hướng của Trung Quốc sang chính sách ngoại giao cưỡng bức bắt nguồn từ những nguyên nhân trong nước rất quan trọng cần được xem xét, ngay cả khi chính phủ báo hiệu một cách tiếp cận mới.

Việc triển khai “ngoại giao chiến lang”, một phong cách ngoại giao cưỡng bức mới của Trung Quốc, đã làm dấy lên lo ngại toàn cầu về sự hung hăng của Bắc Kinh trong những năm gần đây. Dưới đây là một số ví dụ nổi bật.

Tháng 3/2020, Triệu Lập Kiên, khi đó là người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, đã châm ngòi cho một thuyết âm mưu rằng quân đội Mỹ có thể đã mang COVID-19 đến Trung Quốc trong Thế vận hội Quân sự (Military World Games), được tổ chức tại Vũ Hán vào tháng 10/2019. Continue reading “Thăng trầm trong chính sách ngoại giao chiến lang của Trung Quốc”

Tại sao không thể làm ngơ trước vụ ám sát Hardeep Singh Nijjar ở Canada?

Nguồn: Gideon Rachman, “Why the west cannot turn a blind eye to a murder in Canada,” Financial Times, 02/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bỏ qua việc các chính phủ nước ngoài nhúng tay vào các vụ ám sát sẽ gây ra rủi ro lớn cho an ninh quốc gia và ổn định xã hội.

Khi chào đón Narendra Modi đến Washington hồi tháng 6, Joe Biden nói, “Giữa chúng ta có sự tôn trọng lẫn nhau rất lớn vì cả hai nước đều là những nền dân chủ.” Tuyên bố chung do các nhà lãnh đạo Mỹ và Ấn Độ đưa ra nhấn mạnh niềm tin chung của họ rằng “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ phải được tôn trọng.”

Tuyên bố đó được đưa ra vào ngày 22/06, bốn ngày sau vụ ám sát Hardeep Singh Nijjar, người đã bị bắn tới 34 viên đạn trong một bãi đậu xe ở Vancouver. Continue reading “Tại sao không thể làm ngơ trước vụ ám sát Hardeep Singh Nijjar ở Canada?”

Tại sao Tập Cận Bình không tin tưởng quân đội?

Nguồn: Joel Wuthnow, “Why Xi Jinping Doesn’t Trust His Own Military,” Foreign Affairs, 26/09/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ý nghĩa thực sự của việc các tướng lĩnh Trung Quốc biến mất là gì?

Trong hai tháng qua, hàng loạt tướng lĩnh cấp cao của Trung Quốc đã biến mất khỏi tầm mắt công chúng, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng và ban lãnh đạo lực lượng phụ trách tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBMs) của Trung Quốc. Những vụ việc này gây ngạc nhiên nếu xét đến quan điểm cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nắm quyền kiểm soát Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) và việc ông cam kết loại bỏ tận gốc những hành vi sai trái trong nhiệm kỳ của mình. Trên thực tế, những hành vi sai trái không chỉ tiếp diễn mà còn ảnh hưởng đến một số bộ phận nhạy cảm nhất của PLA, cho thấy giới hạn quyền lực của Tập Cận Bình. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình không tin tưởng quân đội?”

Vladimir Medinsky: Người đứng sau những trang sử bị bóp méo của Putin

Nguồn: Mikhail Zygar, “The Man Behind Putin’s Warped View of History,” New York Times, 19/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kể từ tháng này, tất cả học sinh trung học ở Nga sẽ bắt đầu học sách giáo khoa lịch sử mới. Trên các trang sách ấy, các em sẽ tìm thấy một bản tường thuật cực kỳ đơn giản về quãng thời gian 80 năm qua – từ cuối Thế chiến II đến nay – tất cả đều có dấu ấn của Điện Kremlin.

Người ta chẳng buồn che giấu chủ nghĩa xét lại. Trái ngược với những mô tả tiêu chuẩn trong sách giáo khoa Nga hơn 30 năm qua, Stalin được thể hiện như một nhà lãnh đạo khôn ngoan và hiệu quả, người có công giúp Liên Xô giành chiến thắng trong thế chiến và giúp dân thường có cuộc sống tốt hơn. Những đợt đàn áp vẫn được đề cập, nhưng dưới dạng những lời cáo buộc. Người đọc sẽ có cảm giác rằng các nạn nhân của Stalin đều có tội và phải chịu trừng phạt tương xứng. Continue reading “Vladimir Medinsky: Người đứng sau những trang sử bị bóp méo của Putin”

Trương Đức Giang: ‘Người thứ ba’ ở Bắc Đới Hà và tương lai chính trị Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “’Third man’ of Beidaihe offers clue behind China’s turmoil,”Nikkei Asia, 28/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chế độ Tập Cận Bình đã đáp trả bằng việc chấm dứt sự nghiệp của con trai Đặng Tiểu Bình.

Biến động chính trị ở Trung Quốc ngày nay không đơn thuần chỉ xoay quanh việc các bộ trưởng mất tích.

Trương Đức Giang, một đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc 76 tuổi, người đã tham dự mật nghị thường niên Bắc Đới Hà hồi tháng 8, là chìa khóa giúp chúng ta hiểu những gì đang thực sự xảy ra bên trong Trung Quốc của Tập Cận Bình. Continue reading “Trương Đức Giang: ‘Người thứ ba’ ở Bắc Đới Hà và tương lai chính trị Trung Quốc”

Phó Hiểu Điền: Bóng hồng đằng sau việc Ngoại trưởng Tần Cương mất chức

Nguồn: Yong Xiong & Nectar Gan, “China’s ousted foreign minister had an affair with TV host, FT reports”, CNN, 27/09/2023.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tờ Financial Times đưa tin hôm thứ Ba, trích dẫn nhiều nguồn tin giấu tên, cho rằng cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương (Qin Gang) ngoại tình với một người dẫn chương trình truyền  hình nổi tiếng và cùng nhau có một đứa con thông qua dịch vụ sinh hộ, qua đó cung cấp thêm thông tin về những bí ẩn xung quanh vụ mất tích và cách chức không rõ nguyên nhân đối với ông Tần.

Financial Times trích dẫn sáu người thân cận với Phó và giới làm chính sách đối ngoại của Trung Quốc cho rằng Phó Hiểu Điền (Fu Xiaotian), 40 tuổi, cựu người dẫn chương trình trò chuyện hàng đầu trên đài truyền hình Phượng Hoàng của Trung Quốc có trụ sở tại Hồng Kông, đã có mối quan hệ tình ái với Tần, 57 tuổi. Continue reading “Phó Hiểu Điền: Bóng hồng đằng sau việc Ngoại trưởng Tần Cương mất chức”

Không, trật tự thế giới hiện nay không phải là đa cực!

Nguồn: Jo Inge Bekkevold, “No, the World Is Not Multipolar,” Foreign Policy, 22/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một thế giới đa cực với các trung tâm quyền lực mới nổi là một ý tưởng phổ biến nhưng không chính xác, và có thể dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng về chính sách.

Một trong những lập luận được các chính trị gia, nhà ngoại giao, và nhà quan sát chính trị quốc tế lặp đi lặp lại nhiều nhất là thế giới đang hoặc sẽ sớm trở thành đa cực. Trong những tháng gần đây, lập luận này đã được đưa ra bởi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Josep Borrell, Cao uỷ đặc trách đối ngoại của Liên minh châu Âu, lập luận rằng thế giới đã trở thành một hệ thống “đa cực phức tạp” kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Continue reading “Không, trật tự thế giới hiện nay không phải là đa cực!”

Liên tiếp bị tấn công, Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ đi về đâu?

Tác giả: Chen Yang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Đêm 24/9, quân đội Nga đã tiến hành một cuộc không kích quy mô lớn vào Odessa do Ukraine kiểm soát. Quân đội Ukraine thừa nhận cuộc tấn công đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở vật chất của cảng Odessa. Sau cuộc bắn phá, bến tàu “gần như bị phá hủy” và một hầm chứa ngũ cốc cũng bị hư hại. Ngày 25, CNN đưa tin: Hành động của quân đội Nga nhằm mục đích trả đũa việc quân đội Ukraine tấn công Bộ Tư lệnh Hạm đội Biển Đen của Nga. Đối mặt với các cuộc tấn công liên hợp thường xuyên do quân đội Ukraine phát động gần đây, con đường tương lai của Hạm đội Biển Đen Nga, lực lượng từng gây tranh cãi trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, đã trở thành chủ đề được thế giới quan tâm. Continue reading “Liên tiếp bị tấn công, Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ đi về đâu?”

Đằng sau cuộc đàn áp tiếng Quảng Đông và các phương ngữ ở Trung Quốc

Nguồn: Gina Anne Tam, “China’s Language Police,” Foreign Affairs, 19/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Bắc Kinh lại tìm cách quảng bá tiếng Quan Thoại?

Cuối tháng 8 vừa qua, chính quyền Hong Kong đã đột kích vào nhà của Andrew Chan, người sáng lập một nhóm ủng hộ tiếng Quảng Đông có tên là Hiệp hội Học tập Ngôn ngữ Hong Kong (Hong Kong Language Learning Association). Lực lượng an ninh quốc gia đã thẩm vấn Chan về một cuộc thi tiểu luận mà nhóm của ông đã tổ chức ba năm trước đó, dành cho các tác phẩm văn học viết bằng tiếng Quảng Đông, ngôn ngữ phổ biến ở Hong Kong. Một trong những tác phẩm lọt vào vòng chung kết của cuộc thi là một truyện ngắn viễn tưởng, kể về một chàng trai trẻ tìm cách khôi phục lịch sử của Hong Kong vốn đã bị chế độ độc tài xóa bỏ. Trong quá trình lục soát nhà của Chan mà không hề có lệnh khám xét, cảnh sát đã yêu cầu ông xóa tác phẩm trên khỏi trang web của mình, đe dọa sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho ông và gia đình. Sau đó, Chan đưa ra tuyên bố rằng ông không còn lựa chọn nào khác ngoài giải tán Hiệp hội, một tổ chức đã giúp quảng bá văn hóa Hong Kong thông qua việc bảo tồn tiếng Quảng Đông trong gần mười năm. Continue reading “Đằng sau cuộc đàn áp tiếng Quảng Đông và các phương ngữ ở Trung Quốc”

Tại sao Mỹ không nên áp dụng chính sách ngăn chặn với Trung Quốc?

Nguồn: John Mueller, “The Case Against Containment, Foreign Affairs, 21/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến lược này đã không giúp giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh và cũng sẽ không thể đánh bại Trung Quốc.

Trong cuộc tranh luận về cách nước Mỹ nên ứng phó với một Trung Quốc đang ngày càng quyết đoán, nhiều nhà bình luận đã ủng hộ một giải pháp có sẵn: chính sách ngăn chặn. Bằng cách áp dụng chính sách Chiến tranh Lạnh này, Washington đã đẩy lùi những tiến bộ chính trị và quân sự của Liên Xô (và Trung Quốc) ở bất cứ nơi nào chúng xuất hiện, nhờ đó ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản quốc tế lan rộng. Theo lối nghĩ này, chính sách ngăn chặn đã giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh, cho phép người Mỹ kiểm soát sức mạnh của Liên Xô mà không cần tham gia vào một cuộc chiến trực tiếp với nước này. Continue reading “Tại sao Mỹ không nên áp dụng chính sách ngăn chặn với Trung Quốc?”

Tướng lĩnh lão thành âm thầm gây áp lực lên Tập tại Bắc Đới Hà?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Military elder put silent pressure on Xi at Beidaihe,” Nikkei Asia, 21/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc thanh trừng trong hàng ngũ quân đội và sự bất mãn âm ỉ đã khiến các vị tướng về hưu phải họp mật nghị.

Tại một cuộc họp ở khu nghỉ mát ven biển Bắc Đới Hà hồi mùa hè này, một nhân vật hàng đầu trong quân đội, 94 tuổi, đã ngồi im lặng trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình và những người ra quyết định hàng đầu khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc cẩn trọng lắng nghe một đảng viên lão thành đã nghỉ hưu khác nhận xét về tình hình đất nước. Continue reading “Tướng lĩnh lão thành âm thầm gây áp lực lên Tập tại Bắc Đới Hà?”

Lý do thực sự đằng sau chủ nghĩa bảo hộ của phương Tây

Nguồn: Gideon Rachman, “The real reasons for the west’s protectionism,” Financial Times, 18/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và EU tin rằng không chỉ nền kinh tế mà cả sự ổn định chính trị và xã hội của họ đang bị đe dọa.

“Hãy trao đổi thương mại tự do với Trung Quốc và thời gian đang đứng về phía chúng ta.” Đó là quan điểm đầy tự tin của George W. Bush, cựu tổng thống Mỹ, trước khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2001. Một thế hệ sau, nhiều người ở phương Tây đã đi đến kết luận rằng, trên thực tế, thời gian đã đứng về phía Trung Quốc. Continue reading “Lý do thực sự đằng sau chủ nghĩa bảo hộ của phương Tây”

Liệu phương Tây có bỏ rơi Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Will the West Abandon Ukraine?,” Foreign Affairs, 12/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kyiv phải chuẩn bị cho sự thay đổi quan điểm có thể xảy ra ở Mỹ và châu Âu.

Khi Nga sáp nhập Crimea và xâm chiếm miền đông Ukraine năm 2014, Kyiv có rất nhiều người ủng hộ. Pháp, Đức, Anh, và Mỹ đều tìm cách khôi phục chủ quyền của Ukraine qua các biện pháp trừng phạt đối với Nga hoặc qua con đường ngoại giao, nhưng họ từ chối can thiệp quân sự trực tiếp. Và rất lâu sau đó họ mới cung cấp viện trợ quân sự sát thương – trong trường hợp của Washington là đến tận năm 2019. Continue reading “Liệu phương Tây có bỏ rơi Ukraine?”

Hàm ý của việc thiết lập Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt-Mỹ

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Người ta nói nên tránh làm việc lớn trong “tháng ngâu”, nhưng Việt Nam và Mỹ đã làm một việc trọng đại. Ngày 10/9/2023 sẽ đi vào lịch sử, đánh dấu một bước ngoặt mới trong quan hệ Việt-Mỹ. Hai nước cựu thù nay đã trở thành “đối tác chiến lược toàn diện, vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững”. Vấn đề là “chúng ta sẽ tiến xa đến đâu”. Continue reading “Hàm ý của việc thiết lập Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt-Mỹ”

Chính quyền Biden nhìn thấy vấn đề trong chính sách kinh tế của Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Biden administration detects red flags in Xiconomics,” Nikkei Asia, ngày 14/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Mỹ nhận xét ‘nguyên lý’ kinh tế của Trung Quốc ‘hoàn toàn không hiệu quả’

Cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra bình luận về nền kinh tế Trung Quốc với giọng điệu chắc chắn đến mức nhiều người phải nhướng mày.

Tập “đang vô cùng bận rộn,” Biden nói trong một cuộc họp báo ở Hà Nội.

“Ông ấy đang đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp khổng lồ trong giới trẻ. Một trong những nguyên lý kinh tế chính trong kế hoạch của ông ấy hoàn toàn không còn hiệu quả nữa. Tôi không mừng vì điều đó. Nhưng đúng là nó không hiệu quả.” Continue reading “Chính quyền Biden nhìn thấy vấn đề trong chính sách kinh tế của Tập”

Vì sao nhiều người Ukraine phản bội tổ quốc?

Nguồn: Adrian Karatnycky, “Ukraine’s Long and Sordid History of Treason, Foreign Policy, 04/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vì tiền hoặc vì niềm tin, một số người Ukraine đang giúp Nga giết hại đồng bào của họ.

Benedict Arnold, Vidkun Quisling, Philippe Pétain: Những kẻ phản bội khét tiếng, những tay sai của kẻ thù vẫn xuất hiện xuyên suốt lịch sử. Giờ đây, hàng ngũ của họ đang được bổ sung trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine, ngay cả khi chỉ có vài cái tên được biết đến bên ngoài Ukraine.

Kể từ khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, lịch sử Ukraine với tư cách là một quốc gia độc lập đã chứng kiến rất nhiều trường hợp phản bội và phản quốc. Ngay từ những ngày đầu, các nhà lãnh đạo Nga không hài lòng với việc Ukraine tách khỏi Moskva đã tìm thấy những người sẵn sàng giúp đỡ họ trong nỗ lực lật đổ nhà nước và xâm nhập vào các cơ quan an ninh quốc gia của Ukraine. Continue reading “Vì sao nhiều người Ukraine phản bội tổ quốc?”

Tình hình Bắc Ninh đến Lạng Sơn gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân TQ

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Bài về tình hình các địa phương khác

Xế trưa ngày ngày 11 tháng 2 [27/3/1836] chúng tôi đến phủ Từ Sơn [Bắc Ninh], chiều tối đến tỉnh thành Bắc Ninh, cách Hà Nội 130 dặm.[1] Ngày 12 gặp Tuần phủ họ Nguyễn [Đăng Giai] (thân thuộc của Vương ),[2] hàn huyên mấy câu, tặng 1 cân trà thơm.

Ngày 13 [29/3/1836] đến phủ Lạng Giang [Bắc Giang], gặp quan Tri phủ họ Lê (tên Trinh, Cử nhân xuất thân) và quan Huyện thừa Phượng Nhãn [huyện Yên Dũng, Bắc Giang] họ Phạm (tên Hanh, Tú tài xuất thân), cùng nhau thù tạc ngâm vịnh. Ngày 14 [30/3/1836] đến đồn Cần Doanh [Kép, huyện Lạng Giang] (đồn này có quan trấn thủ); gần đồn nơi giáp giới với huyện Văn Giang có hồ Câu Lậu sản xuất đan sa. Vào ngày 15 [31/3/1836] trú tại đồn Quang Lang [châu Ôn, Lạng Sơn] (từ đồn Cần Doanh đến đồn Quang Lang đặt 7 đồn tấn, có quan giữ đồn trông coi). Continue reading “Tình hình Bắc Ninh đến Lạng Sơn gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân TQ”

Đôi nét về “Ngoại giao gấu trúc” của Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Uyên

Tháng 7/2023, gấu trúc Yuan Meng – thế hệ gấu trúc đầu tiên sinh ra tại sở thú Baeuval, Pháp – đã trở về Tứ Xuyên, Trung Quốc theo thỏa thuận cho thuê giữa hai quốc gia năm 2012. Thỏa thuận cho thuê gấu nằm trong khuôn khổ triển khai chính sách ngoại giao gấu trúc của Trung Quốc kể từ năm 2008. Hiện nay, ngoại giao gấu trúc đã trở thành một trong những công cụ đắc lực giúp Trung Quốc đẩy mạnh ngoại giao công chúng và gia tăng quyền lực mềm. Continue reading “Đôi nét về “Ngoại giao gấu trúc” của Trung Quốc”

Mỹ là một đế chế đang đi xuống nhưng không có nghĩa nó phải sụp đổ

Nguồn: John Rapley, “America Is an Empire in Decline. That Doesn’t Mean It Has to Fall.,” New York Times, 04/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nước Mỹ thích nghĩ về mình bằng những cái tên thật bóng bẩy. Thành phố tỏa sáng trên ngọn đồi. Dân tộc không thể thiếu. Vùng đất của tự do. Tất nhiên, mỗi cái tên đều có phần đúng. Nhưng còn một cụm từ khác, không phải lúc nào cũng có tính tâng bốc như vậy, có thể áp dụng cho Mỹ: đế chế toàn cầu.

Không giống như những tên gọi khác, vốn bắt nguồn từ thuở khai sinh của nền Cộng hòa, “đế chế toàn cầu” xuất hiện từ sau giai đoạn cuối của Thế chiến II. Tại Hội nghị Bretton Woods nổi tiếng, Mỹ đã phát triển một hệ thống tài chính và thương mại quốc tế mà trên thực tế hoạt động như một nền kinh tế đế quốc, mang những thành quả của tăng trưởng toàn cầu đến tay người dân phương Tây một cách không cân xứng. Continue reading “Mỹ là một đế chế đang đi xuống nhưng không có nghĩa nó phải sụp đổ”

Thời báo Hoàn Cầu bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hội nghị thượng đỉnh New Delhi của Nhóm G20 vừa bế mạc trong tình hình các bên bất đồng nghiêm trọng và thế giới bên ngoài không thuận lợi, cuối cùng đã thông qua bản tuyên bố chung thể hiện nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế về đoàn kết và hợp tác, cùng nhau vượt qua khó khăn và gác lại một số bất đồng nghiêm trọng. Thế nhưng, chuyến đi của Tổng thống Mỹ Biden sau khi rời New Delhi lại kéo mọi người về đến thực tế chính trị quốc tế phức tạp và thô ráp hơn. Ngày 10 tháng 9, Biden đến Hà Nội, Việt Nam, bắt đầu chuyến thăm ngắn ngủi đã được bàn tán ầm ĩ, người dưng nước lã cũng đều biết. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden”