Có thực sự tồn tại cái gọi là ‘Phương Nam toàn cầu’?

Nguồn: C. Raja Mohan, “Is There Such Thing as a Global South?,” Foreign Policy, 09/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cách phân loại này khơi gợi nhiều cảm xúc, nhưng về cơ bản, nó là một cách phân loại sai.

Chúng ta cần nói về “Phương Nam toàn cầu” (global south). Nhưng không phải về hơn 120 quốc gia thường được xếp vào danh sách này, mà về chính ý tưởng phương Nam toàn cầu – và cách mà nó đã thống trị diễn ngôn quốc tế trong những năm gần đây. Trước tiên, cần đặt một câu hỏi cơ bản: Có tồn tại cái gọi là phương Nam toàn cầu hay không? Continue reading “Có thực sự tồn tại cái gọi là ‘Phương Nam toàn cầu’?”

Javier Milei và tương lai khó đoán của Argentina

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Từ một nhà kinh tế học cấp tiến thành nhân vật chính trong lễ nhậm chức Tổng thống tại Cung Quốc hội Argentina hôm 10/12/2023, sự trỗi dậy nhanh chóng của Javier Milei mở ra một kỷ nguyên mới của  nền chính trị Argentina. Khi ông tuyên bố tham gia chính trường vào năm 2020 với cam kết cải cách toàn bộ hệ thống chính trị, ít ai có thể dự đoán rằng ba năm sau, nhà kinh tế với mái tóc bù xù và cựu bình luận viên truyền hình này có thể trở thành Tổng thống. Continue reading “Javier Milei và tương lai khó đoán của Argentina”

Thời báo Hoàn Cầu bình luận về chuyến thăm VN của Chủ tịch Tập Cận Bình

Nguồn: Thời báo Hoàn cầu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12 đến 13/12. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước lần thứ hai tới Việt Nam của Tổng Bí thư Tập Cận Bình sau 6 năm. Cộng đồng xã hội hai nước tràn đầy hy vọng chuyến đi này sẽ thúc đẩy quan hệ Trung Quốc – Việt Nam lên một “vị trí mới” và đạt “tầm cao mới”. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu bình luận về chuyến thăm VN của Chủ tịch Tập Cận Bình”

Thực trạng Hong Kong là câu chuyện cảnh báo cho tương lai Đài Loan

Nguồn: Neal E. Robbins, “Hong Kong’s Choiceless Elections: A Cautionary Tale for Taiwan,” The Diplomat, 4/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hồi kết của nền văn hóa chính trị từng một thời sôi động của Hong Kong đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho Đài Loan.

Bạn tôi chỉ vào một con phố đông đúc ở Hong Kong. “Mọi chuyện không còn như trước nữa,” anh nói về khung cảnh bên ngoài lối ra North Point của hệ thống vận tải công cộng. “Trước đây, khi chúng tôi tổ chức bầu cử, anh sẽ thấy rất nhiều biểu ngữ” của các đảng chính trị cạnh tranh nhau. Giờ đây, chỉ có bốn lá cờ nói về các cuộc bầu cử địa phương được treo trên lan can dọc phố King’s Road. Một nhân viên mặc áo khoác đỏ của đảng thân Trung Quốc cố gắng trao cho người qua đường những tờ rơi giới thiệu các ứng viên đã được chính thức tuyển chọn, nhưng ít ai chịu nhận. Continue reading “Thực trạng Hong Kong là câu chuyện cảnh báo cho tương lai Đài Loan”

Chính sách kinh tế của Trung Quốc đang bế tắc như thế nào?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi-Biden summit leaves China’s economic policies up in air,” Nikkei Asia, 07/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hội nghị trung ương ba nhiều khả năng sẽ bị hoãn đến năm 2024, và vấn đề Evergrande cũng chưa được giải quyết.

Chưa đầy hai tuần sau khi trở về từ Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Thượng Hải vào cuối tháng 11, lần đầu tiên sau một thời gian dài.

Trong một động thái hiếm hoi, lịch trình chuyến thị sát từ ngày 28/11 của Tập đã được cơ quan chức năng tiết lộ trước và được lan truyền rộng rãi trên cả nước. Continue reading “Chính sách kinh tế của Trung Quốc đang bế tắc như thế nào?”

Cuộc chiến của Israel tại các trường đại học Mỹ

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Trong nhiều năm qua, khả năng theo đuổi kiến thức mở và quyền tự do bày tỏ các quan điểm đa dạng của sinh viên đã trở thành một đặc điểm nổi bật của các trường đại học tại Mỹ. Tuy nhiên, một xu hướng đáng lo ngại đang xuất hiện tại các trường đại học danh giá nhất ở đây, có nguy cơ đe doạ các giá trị cốt lõi của quyền tự do học thuật và tự do ngôn luận tại các trường như Harvard, Columbia, hay MIT. Khi xung đột Israel-Hamas đang tiếp diễn, sinh viên khắp nước Mỹ đã có rất nhiều hoạt động ủng hộ Palestine và phản đối chiến dịch quân sự của Israel. Nhưng những sinh viên tham gia vào các tổ chức và các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine liên tục bị đe doạ bởi các nhóm Do Thái và chính trường đại học của họ qua nhiều cách khác nhau, nhằm dập tắt sự ủng hộ Palestine trong khuôn viên các trường Đại học. Continue reading “Cuộc chiến của Israel tại các trường đại học Mỹ”

Bản chất thực sự của cuộc chiến giữa Hamas và Israel

Nguồn: Thomas L. Friedman, “Understanding the True Nature of the Hamas-Israel War”, New York Times, 28/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lý do khiến người ngoài khó có thể hiểu được cuộc chiến Hamas-Israel là bởi vì có đến ba cuộc chiến đang diễn ra cùng lúc: một cuộc chiến giữa người Do Thái ở Israel và người Palestine, vốn đã bị một nhóm khủng bố làm trầm trọng thêm; một cuộc chiến trong các xã hội Israel và Palestine về tương lai của họ; và một cuộc chiến giữa Iran và các lực lượng uỷ nhiệm với Mỹ và các đồng minh. Continue reading “Bản chất thực sự của cuộc chiến giữa Hamas và Israel”

Henry Kissinger: Hiện thân tiêu biểu của chủ nghĩa Machiavelli

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Kể từ khi Henry Kissinger mất vào tuần trước, đã có rất nhiều bài bình luận về di sản của ông như một trong những nhà ngoại giao, chính khách có ảnh hưởng và gây tranh cãi nhất trong thế kỷ 20. Có người cho rằng Kissinger là một chính khách thành công, đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy lợi ích của Mỹ trong thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh. Một số người khác gọi ông là tội phạm chiến tranh, người đã để lại một di sản đẫm máu với các chính sách dẫn đến chết chóc, đau khổ cho vô số thường dân vô tội, và bất ổn trên khắp thế giới. Và sẽ có những người đứng ở giữa, không hoàn toàn đồng ý với bên nào. Bất chấp quan điểm thế nào, ít ai có thể phủ nhận rằng Kissinger là một trong những nhân vật có ảnh hưởng đặc biệt lớn trong nền chính trị hiện đại, góp phần lớn trong việc định hình chính sách đối ngoại Mỹ trong thời đại cạnh tranh nước lớn. Continue reading “Henry Kissinger: Hiện thân tiêu biểu của chủ nghĩa Machiavelli”

Kịch tính vấn đề Đài Loan trong phút cuối Thượng đỉnh Biden – Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “How Biden’s farewell jab at Xi over Taiwan traveled across the Pacific,” Nikkei Asia, 30/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vài ngày sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung, liên minh đối lập của hòn đảo dân chủ đã sụp đổ.

Hồi đầu tháng 11, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tiễn người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình rời khỏi dinh thự Filoli ở California, cả hai nhà lãnh đạo đều mỉm cười. Không hề có dấu hiệu nào cho thấy Biden đã cảnh báo Tập về việc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống ở Đài Loan.

“Chiếc xe đẹp đấy,” Biden nói khi nhìn vào bên trong chiếc limousine Hồng Kỳ do Trung Quốc sản xuất của Tập, đồng thời bắt tay Tập để chào tạm biệt. Continue reading “Kịch tính vấn đề Đài Loan trong phút cuối Thượng đỉnh Biden – Tập”

Cuộc chiến xác định người kế vị Đức Đạt Lai Lạt Ma

Nguồn: Lobsang Sangay, “The Battle for the Soul of the Dalai Lama,” Foreign Affairs, 6/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Để kiểm soát Tây Tạng, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến vào cõi tâm linh.

Năm 1954, Mao Trạch Đông, nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, đã gặp Tenzin Gyatso, khi đó mới 19 tuổi và đang là Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, nhà lãnh đạo tinh thần và thế tục của Tây Tạng. “Tôn giáo là thuốc độc,” Mao nói với Đức Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi một cách gay gắt. Năm năm sau, quân Trung Quốc tràn vào Tây Tạng và chiếm đóng nước này, đẩy Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều người dân Tây Tạng khác vào cảnh lưu vong. Phe cộng sản, những người tán dương chủ nghĩa vô thần và thường chế nhạo các tôn giáo, đã tìm cách trói buộc Tây Tạng vào Trung Quốc bằng cách đàn áp văn hóa địa phương và các truyền thống lịch sử; phá hủy các tu viện, ni viện, cùng nhiều hiện vật văn hóa Phật giáo Tây Tạng; đồng thời ngăn cấm việc thực hành tín ngưỡng Phật giáo Tây Tạng. Continue reading “Cuộc chiến xác định người kế vị Đức Đạt Lai Lạt Ma”

Henry Kissinger: Kẻ đạo đức giả hay nhà hiện thực tàn nhẫn?

Nguồn: Ben Rhodes, “Henry Kissinger, the Hypocrite”, The New York Times, 30/11/2023.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Henry Kissinger, người vừa qua đời hôm thứ Tư, là hiện thân cho khoảng cách giữa lời nói và hành động của nước Mỹ trên chính trường quốc tế. Đôi khi theo kiểu cơ hội và mang tính chữa cháy, chính sách đối ngoại của ông luôn lấy quyền lực làm màu sắc chủ đạo và không quan tâm đến những con người còn sót lại sau nó. Có lẽ vì nước Mỹ trong mắt ông không phải là ‘một thành phố trên đồi,’ nên ông chưa bao giờ thấy mình sai: ý tưởng và sáng kiến sẽ đến và đi, nhưng quyền lực thì không. Continue reading “Henry Kissinger: Kẻ đạo đức giả hay nhà hiện thực tàn nhẫn?”

Phụ nữ trẻ Trung Quốc đang thách thức Đảng Cộng sản

Nguồn: Leta Hong Fincher, “Young Chinese Women Are Defying the Communist Party,” New York Times, 26/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Áp lực phải kết hôn bắt đầu khi Amiee mới ngoài 20 tuổi.

Đến năm 25 tuổi, cha mẹ buộc tội cô làm họ mất mặt trước mọi người, vì lúc đó cô vẫn chưa có kế hoạch kết hôn. Cha cô cảnh báo rằng phụ nữ sẽ mất giá trong mắt đàn ông khi họ gần 30 tuổi, khi mà – theo tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc – thời kỳ phù hợp để sinh con của họ đã qua. Năm Amiee 29 tuổi, mẹ cô dọa sẽ nhảy lầu nếu cô không chịu tìm một người chồng. Continue reading “Phụ nữ trẻ Trung Quốc đang thách thức Đảng Cộng sản”

Nakba: Hướng tới khung pháp lý để xóa bỏ ‘thảm họa’ của người Palestine

Tác giả: Rabea Eghbariah | Biên dịch: Phạm Vũ Thiều Quang

Lời giới thiệu của người dịch: Bài viết này được đăng trên The Nation, một tạp chí chính trị và văn hoá hàng đầu của Mỹ vào ngày 21/11, trước khi có thoả thuận tạm ngừng bắn giữa Israel và Hamas. Tác giả là Rabea Eghbariah, một luật sư nhân quyền người Palestine và là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường luật Harvard. Bài viết này về nạn diệt chủng ở Gaza được dự kiến xuất bản trên Tạp chí Luật Harvard (Harvard Law Review, HLR), nhưng bị từ chối vào phút cuối.

Quyết định này, được một biên tập viên nói là chưa từng có trong lịch sử của Tạp chí, xuất phát từ lo ngại của Tạp chí về khả năng tác giả và biên tập viên của HLR bị phản đối, xúc phạm, hoặc quấy rối do đăng tải bài viết. Hành động này đã khiến 25 biên tập viên HLR bày tỏ quan ngại về ảnh hưởng của chiến dịch đe doạ công khai bởi các nhóm ủng hộ Israel đối với quá trình ra quyết định của HLR. The Nation sau đó đã xuất bản bài viết. Continue reading “Nakba: Hướng tới khung pháp lý để xóa bỏ ‘thảm họa’ của người Palestine”

Ẩn ý sau phát biểu của Tập về Đài Loan tại thượng đỉnh Filoli

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “U.S. failed to catch hints Xi Jinping dropped at Filoli summit,” Nikkei Asia, 23/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Biden nghe là Trung Quốc không có ý định xâm chiếm Đài Loan, nhưng không nhận ra tham vọng lãnh tụ trọn đời của Tập.

Năm 2027 và 2035 mang ý nghĩa rất quan trọng đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Và đó là lý do tại sao ông cố tình đề cập đến chúng trong khi phủ nhận việc Trung Quốc có kế hoạch xâm chiếm Đài Loan.

Lời phủ nhận được đưa ra trong cuộc trò chuyện kéo dài 4 giờ với Tổng thống Mỹ Joe Biden ở California hồi tuần trước. Continue reading “Ẩn ý sau phát biểu của Tập về Đài Loan tại thượng đỉnh Filoli”

Tây Balkan: Mặt trận thứ hai của Nga ở châu Âu

Nguồn: David Shedd và Ivana Stradner, “Russia’s Second Front in Europe”, Foreign Affairs, 7/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phương Tây phải ngăn Putin kích động xung đột ở Balkan.

Cuối tháng 9, Serbia đã triển khai vũ khí tiên tiến tại biên giới với Kosovo, trong một trong những đợt tăng cường quân sự lớn nhất kể từ khi kết thúc cuộc chiến Serbia-Kosovo gần một phần tư thế kỷ trước. Tại Mỹ, người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia gọi đây là “đợt huy động chưa từng có tiền lệ của các đơn vị pháo binh, xe tăng, và bộ binh cơ giới tiên tiến của Serbia.” Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gọi điện cho Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic, yêu cầu “xuống thang ngay lập tức.” Continue reading “Tây Balkan: Mặt trận thứ hai của Nga ở châu Âu”

Tác động toàn cầu từ cuộc chiến Israel-Hamas

Nguồn: Stephen M. Walt, “The World Won’t Be the Same After the Israel-Hamas War,” Foreign Policy,08/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến mới nhất ở Trung Đông sẽ có tác động địa chính trị lan rộng.

Liệu cuộc chiến mới nhất ở Gaza có gây ra hậu quả sâu rộng? Về mặt nguyên tắc, tôi nghĩ rằng những diễn biến địa chính trị bất lợi thường được cân bằng bởi các lực lượng đối kháng khác nhau, và các sự kiện ở một phần nhỏ của thế giới thường sẽ không gây ra tác động lan tỏa lớn ở những nơi khác. Khủng hoảng và chiến tranh vẫn xảy ra, nhưng những cái đầu lạnh thường chiếm ưu thế và theo đó hạn chế hậu quả của các cuộc chiến. Continue reading “Tác động toàn cầu từ cuộc chiến Israel-Hamas”

Henry Kissinger và Graham Allison nói về cách kiểm soát vũ khí AI

Nguồn: Henry Kissinger và Graham Allison, “The Path to AI Arms Control,” Foreign Affairs, 13/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và Trung Quốc phải hợp tác để ngăn chặn thảm họa.

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 78 năm kết thúc cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại và bắt đầu thời kỳ không có chiến tranh giữa các cường quốc dài nhất trong thời hiện đại. Bởi vì Thế chiến II đã diễn ra chỉ hai thập niên sau Thế chiến I, nên bóng ma của Thế chiến III, với những vũ khí có sức tàn phá khủng khiếp đến mức có thể tiêu diệt toàn bộ nhân loại, đã bao trùm suốt nhiều thập niên Chiến tranh Lạnh. Khi Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki buộc Nhật Bản phải đầu hàng vô điều kiện ngay lập tức, không ai có thể tưởng tượng được rằng thế giới sẽ chứng kiến một lệnh cấm sử dụng vũ khí hạt nhân trong bảy thập niên tới. Điều thậm chí còn khó tin hơn là, gần tám thập niên sau đó, chỉ còn 9 quốc gia có vũ khí hạt nhân. Khả năng lãnh đạo mà Mỹ thể hiện trong những thập niên này – để tránh xảy ra chiến tranh hạt nhân, làm chậm quá trình phổ biến vũ khí hạt nhân, và xây dựng một trật tự quốc tế mang lại hòa bình cho các cường quốc trong hàng chục năm – sẽ đi vào lịch sử như một trong những thành tựu quan trọng nhất của Mỹ. Continue reading “Henry Kissinger và Graham Allison nói về cách kiểm soát vũ khí AI”

Cuộc gặp với Biden giúp Tập giữ thể diện nhưng kết quả hạn chế

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi saves face by meeting Biden but accomplishes little,” Nikkei Asia, 17/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại Trung Quốc, thế hệ đỏ thứ hai đang chuyển sang chỉ trích ‘chế độ chuyên chế cá nhân.’

Cuộc tranh giành quyền lực trong chính trường Trung Quốc là nguyên nhân khiến Chủ tịch Tập Cận Bình phải tới tận California để gặp mặt trực tiếp người đồng cấp Mỹ, lần đầu tiên sau một năm.

Hôm thứ Tư, hội nghị thượng đỉnh tại San Francisco giữa Tập và Tổng thống Joe Biden đã diễn ra ba tháng sau mật nghị mùa hè hàng năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nơi ban lãnh đạo đảng đương nhiệm, do Tổng Bí thư Tập Cận Bình đứng đầu, đã nhận được một số lời khuyên gay gắt từ các đảng viên lão thành, xoay quanh vấn đề nền kinh tế Trung Quốc. Continue reading “Cuộc gặp với Biden giúp Tập giữ thể diện nhưng kết quả hạn chế”

Mỹ nên đặt mục tiêu chung sống cạnh tranh với Trung Quốc

Nguồn: Joseph Nye, “America should aim for competitive coexistence with China,” Financial Times, 16/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quan hệ giữa hai siêu cường đang gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn có thể quản lý được nếu Mỹ đi đúng nước cờ.

Bất chấp cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình ở California tuần này, nơi hai nhà lãnh đạo đã đồng ý nối lại đối thoại quân sự, quan hệ Mỹ – Trung vẫn còn nhiều khó khăn. Một số người Mỹ từng gợi ý về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, nhưng Trung Quốc khác với Liên Xô. Bởi vì Mỹ không có sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế với Liên Xô, nhưng lại có trao đổi thương mại trị giá 500 tỷ đô la với Trung Quốc. Continue reading “Mỹ nên đặt mục tiêu chung sống cạnh tranh với Trung Quốc”

Triển vọng đen tối của Gaza sau chiến tranh

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Khi tiếng súng im bặt, tên lửa không còn rơi xuống nhà của thường dân, và cuộc chiến kết thúc, bước tiếp theo sẽ là gì? Ai sẽ tiếp quản Gaza, chịu trách nhiệm khôi phục những tàn tích, và giúp hơn 2 triệu dân tại đây vượt qua những đau thương của chiến tranh? Nghĩ về “ngày sau” trong thời chiến là một hành động vô ích khi các bên phải đối mặt với các thử thách ngay trước mắt và mức độ tàn phá vẫn chưa rõ ràng. Nhưng điều này lại cần thiết để các bên tham chiến có thể xác định chiến lược lâu dài của mình và kết cục tốt nhất sẽ là gì – đối với dân thường Gaza, Israel, Mỹ, các quốc gia Ả Rập láng giềng. Chỉ khi đó, họ mới có thể vẽ ra con đường khả thi hướng tới một tương lai dựa trên tầm nhìn này. Continue reading “Triển vọng đen tối của Gaza sau chiến tranh”