01/04/1945: 50.000 lính Mỹ đổ bộ vào đảo Okinawa

Nguồn: U.S. troops land on Okinawa, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1945, sau khi tổn thất 116 máy bay và ba tàu sân bay bị hư hỏng, 50.000 lính Mỹ do Trung tướng Simon B. Buckner Jr. chỉ huy đã đổ bộ vào bờ biển tây nam của đảo Okinawa, Nhật Bản, cách 563 km về phía nam đảo Kyushu – hòn đảo chính nằm ở phía nam nước này.

Quyết tâm chiếm Okinawa làm căn cứ hoạt động cho lực lượng lục quân và không quân rồi sau đó tấn công vào lục địa Nhật Bản, hơn 1.300 tàu đã tập hợp về đảo và cuối cùng 50.000 lính Mỹ đã tràn lên bờ vào ngày 01/04. Quân đội Mỹ đã nhanh chóng chiếm được hai sân bay và tiến sâu vào đất liền để chia cắt phần chính giữa đảo. Họ đã đánh bại gần 120.000 binh sĩ, lực lượng dân quân và lính lao dịch Nhật Bản do Trung tướng Mitsuru Ushijima chỉ huy. Continue reading “01/04/1945: 50.000 lính Mỹ đổ bộ vào đảo Okinawa”

George Starr: Đặc vụ Anh xuất sắc trong Thế chiến II

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

George Reginald Starr (1904 – 1980) là một kỹ sư mỏ người Anh và là một trong những đặc vụ thời chiến xuất sắc nhất của Cục Chiến dịch Đặc biệt (SOE).

George Reginald Starr sinh năm 1904 tại Shropshire, có cha là người Mỹ và mẹ là người Anh. Ông trở thành kỹ sư mỏ trong những năm 1920 và công việc này đã đưa ông đi khắp miền bắc nước Pháp và Bỉ trong những năm 1930. Sau khi người Anh di tản khỏi Dunkirk trong Thế chiến II, ông gia nhập Quân đội và khả năng ngôn ngữ đã sớm đưa ông đến với Cục Chiến dịch Đặc biệt (SOE). Continue reading “George Starr: Đặc vụ Anh xuất sắc trong Thế chiến II”

19/03/1949: Đông Đức phê chuẩn hiến pháp mới

Nguồn: East Germany approves new constitution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, trong giai đoạn chuẩn bị thành lập một nước Đông Đức riêng biệt do Liên Xô thống trị, Hội đồng Nhân dân trực thuộc Khu vực do Liên Xô Chiếm đóng (People’s Council of the Soviet Zone of Occupation) đã phê chuẩn một hiến pháp mới. Hành động này, cùng với chính sách theo đuổi con đường độc lập cho Tây Đức của Mỹ, đã góp phần làm sâu sắc hơn sự phân chia tại Đức.

Tình trạng hậu chiến của Đức đã luôn là vấn đề gây tranh luận nóng bỏng giữa Mỹ và Liên Xô ngay cả trước khi Thế chiến II kết thúc. Liên Xô muốn đảm bảo rằng Đức sẽ được giải giáp vĩnh viễn và yêu cầu khoản bồi thường chiến phí rất lớn từ chính phủ Đức sau chiến tranh. Trong khi đó, Mỹ lại do dự không muốn cam kết với những yêu cầu này. Continue reading “19/03/1949: Đông Đức phê chuẩn hiến pháp mới”

13/03/1942: Quân đội Mỹ thành lập đoàn quân khuyển

Nguồn: U.S. Army launches K-9 Corps, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1942, Quân đoàn Hậu cần (QMC) của Quân đội Hoa Kỳ đã bắt đầu huấn luyện những chú chó cho Chương trình Chó nghiệp vụ Chiến tranh (War Dog Program), hay “Quân đoàn K-9”, mới được thành lập.

Hơn một triệu chú chó đã phục vụ ở cả hai phía trong Thế chiến I, truyền đi những bức điện dọc theo mạng lưới chiến hào phức tạp và mang lại một biện pháp xoa dịu tâm lý cho các binh sĩ. Chú chó nổi tiếng nhất trong cuộc chiến khi ấy là Rin Tin Tin, một chú chó con bị bỏ rơi (của đội chó Đức) được tìm thấy ở Pháp vào năm 1918 và được đưa tới Hoa Kỳ, nơi Rin Tin Tin đã tham gia bộ phim câm ‘The Man from Hell’s River’ năm 1922. Là ngôi sao điện ảnh động vật đầu tiên, Rin Tin Tin đã khiến cho giống chó chăn cừu Đức vốn ít được biết đến trở nên nổi tiếng khắp cả nước. Continue reading “13/03/1942: Quân đội Mỹ thành lập đoàn quân khuyển”

07/03/1941: Quân Anh đổ bộ vào Hy Lạp

Nguồn: British forces arrive in Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, lực lượng viễn chinh Anh từ Bắc Phi đã bắt đầu đổ bộ vào Hy Lạp.

Tháng 10/1940, quân Ý, khi ấy đang chiếm đóng Albania, đã phát động đợt xâm lược Hy Lạp trong một chiến dịch quân sự được cho là thảm khốc đối với lực lượng của Mussolini. Mussolini làm mọi người ngạc nhiên với cuộc xâm lược Hy Lạp, nhưng ông đã không bị can ngăn bởi Đức Quốc Xã còn đang bận tâm với các cuộc chinh phạt của riêng họ. Continue reading “07/03/1941: Quân Anh đổ bộ vào Hy Lạp”

20/02/1942: Phi công Mỹ Edward O’Hare bắn hạ 5 máy bay Nhật

Nguồn: Pilot O’Hare becomes first American WWII flying ace, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Trung úy Edward O’Hare đã cất cánh từ hàng không mẫu hạm Lexington để tham gia cuộc đột kích vào căn cứ của Nhật Bản tại Rabaul – và vài phút sau, ông trở thành “Phi công Át chủ bài” (flying ace) đầu tiên của Mỹ trong Thế chiến II.

Giữa tháng 02/1942, tàu Lexington bắt đầu đi vào khu vực Biển San Hô. Rabaul, một thị trấn trên đảo New Britain thuộc Quần đảo Bismarck, đã bị người Nhật chiếm đóng từ tháng 01 và xây dựng tại đó một căn cứ không quân khổng lồ. Người Nhật lúc đó đang trên đường chiếm Quần đảo Solomon, mục tiêu tiếp theo trong nỗ lực mở rộng đế chế Thái Bình Dương của họ. Nhiệm vụ của Lexington là làm suy yếu vị thế của Nhật tại Rabaul bằng một cuộc oanh kích. Continue reading “20/02/1942: Phi công Mỹ Edward O’Hare bắn hạ 5 máy bay Nhật”

01/02/1943: Quân Nhật rút khỏi đảo Guadalcanal

Nguồn: Japanese begin evacuation of Guadalcanal, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1943, lực lượng Nhật Bản trên Đảo Guadalcanal, bị Thủy quân Lục chiến (Mỹ) đánh bại, đã bắt đầu rút lui sau khi được Nhật hoàng cho phép.

Ngày 06/07/1942, quân Nhật đổ bộ lên Đảo Guadalcanal, vốn là một phần của Quần đảo Solomon, và bắt đầu xây dựng một sân bay. Để đáp lại, Hoa Kỳ đã phát động Chiến dịch Watchtower, đổ bộ lên năm hòn đảo trong quần đảo Solomon, bao gồm Đảo Guadalcanal. Continue reading “01/02/1943: Quân Nhật rút khỏi đảo Guadalcanal”

20/01/1945: FDR bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ tư

Nguồn: FDR inaugurated to fourth term, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1945, Franklin Delano Roosevelt (FDR), tổng thống duy nhất từng đắc cử ba nhiệm kỳ vào thời điểm đó, đã bắt đầu nhiệm kỳ thứ tư và cũng là cuối cùng của ông.

Vào giai đoạn đỉnh điểm của cuộc Đại Suy thoái, Roosevelt, khi ấy là thống đốc New York, đã được bầu làm tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ. Trong bài phát biểu nhậm chức năm 1933, Tổng thống Roosevelt đã nói với người Mỹ rằng “điều duy nhất chúng ta phải sợ chính là nỗi sợ” và đã điểm qua Chính sách Kinh tế mới – một chính sách mở rộng chính quyền liên bang nhằm tăng cơ hội việc làm và phúc lợi. Dù bị chỉ trích bởi cộng đồng doanh nghiệp, song nỗ lực này của Roosevelt đã giúp cải thiện môi trường kinh tế của Mỹ, và ông tái đắc cử vào năm 1936. Continue reading “20/01/1945: FDR bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ tư”

08/01/1940: Mussolini ngăn Hitler tấn công Anh

Nguồn: Mussolini questions Hitler’s plans, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1940, một bức điện từ Benito Mussolini đã được gửi tới Adolf Hitler. Trong bức điện, nhà lãnh đạo Ý đã cảnh báo Quốc trưởng Đức không nên tiến hành chiến tranh với Anh. Mussolini nghi ngờ sự cần thiết phải “mạo hiểm tất cả – bao gồm cả chế độ này và hi sinh các cá nhân ưu tú của những thế hệ người Đức”.

Bức điện của Mussolini ẩn chứa những ý đồ khác. Vào thời điểm đó, Mussolini có những lý do riêng để không muốn Đức châm ngòi chiến tranh trên khắp châu Âu: Thứ nhất, Ý không sẵn sàng để tham gia cuộc chiến, và thứ hai, Đức sẽ nhận được toàn bộ ánh hào quang và có thể làm lu mờ Ý. Đức đã chiếm Sudetenland và Ba Lan, nếu Đức chiếm Pháp và ép Anh về phía trung lập, hoặc tệ hơn là đánh bại Anh, thì Đức sẽ thống trị châu Âu. Continue reading “08/01/1940: Mussolini ngăn Hitler tấn công Anh”

06/01/1941: Franklin D. Roosevelt tuyên bố bốn quyền tự do

Nguồn: Franklin D. Roosevelt speaks of Four Freedoms, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã trình bày trước Quốc hội trong một nỗ lực nhằm đưa Hoa Kỳ thoát khỏi chính sách đối ngoại trung lập. Ông ngày càng lo lắng khi chứng kiến các quốc gia châu Âu vật lộn khó khăn và rơi vào tay chế độ phát xít của Hitler, đồng thời cũng dự tính tập hợp sự ủng hộ của công chúng để Hoa Kỳ thực hiện một sự can thiệp mạnh mẽ hơn. 

Trong bài phát biểu tại Quốc hội nhiệm kỳ thứ 77, Roosevelt tuyên bố rằng điều cần thiết ở thời điểm lúc đó là các hành động và chính sách của Hoa Kỳ phải tập trung chủ yếu – nếu không muốn nói là duy nhất – vào việc đối phó với hiểm họa từ bên ngoài. Các vấn đề trong nước hiện chỉ là một phần của vấn đề bên ngoài cấp thiết đó. Continue reading “06/01/1941: Franklin D. Roosevelt tuyên bố bốn quyền tự do”

26/12/1944: Patton giải cứu quân Đồng minh ở Bastogne

Nguồn: Patton relieves Bastogne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Tướng George S. Patton đã sử dụng một chiến lược táo bạo để giải cứu các lính Đồng minh đang bị bao vây ở Bastogne, Bỉ, trong Trận Bulge khốc liệt.

Chiếm Bastogne là mục tiêu quan trọng nhất của Đức trong Trận Bulge, một cuộc tấn công xuyên qua rừng Ardennes. Chiếm được Bastogne sẽ kiểm soát được ngã ba đường tại một khu vực vốn gồ ghề và ít đường đi; nó sẽ mở ra một cửa ngõ giá trị giúp quân Đức xâm nhập xa hơn về phía bắc. Continue reading “26/12/1944: Patton giải cứu quân Đồng minh ở Bastogne”

22/12/1941: Churchill và Roosevelt thảo luận về chiến tranh và hòa bình

Nguồn: Churchill and Roosevelt discuss war and peace, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã đến Washington, D.C. để tiến hành một loạt các cuộc gặp với Tổng thống Franklin Delano Roosevelt về một chiến lược chiến tranh chung giữa Anh và Mỹ và một nền hòa bình trong tương lai.

Giờ đây, khi Mỹ tham gia trực tiếp vào cả hai cuộc chiến ở Thái Bình Dương và Châu Âu, cả Anh và Mỹ đều phải tạo dựng và duy trì một mặt trận thống nhất. Để đạt được điều đó, Churchill và Roosevelt đã tạo ra một bộ tổng tham mưu để phối hợp chiến lược quân sự chống lại cả Đức và Nhật, cũng như để phác thảo một cuộc đổ bộ chung vào châu Âu trong tương lai. Continue reading “22/12/1941: Churchill và Roosevelt thảo luận về chiến tranh và hòa bình”

20/12/1941: Hitler yêu cầu quân đội không rút khỏi mặt trận Nga

Nguồn: Hitler to Halder: No retreat!, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, trong hành động đầu tiên trên cương vị tổng tư lệnh mới của quân đội Đức, Adolf Hitler đã tuyên bố với Tướng Franz Halder rằng sẽ không có chuyện rút lui khỏi mặt trận Nga gần Moskva: “Quyết tâm cầm cự phải được truyền đạt tới từng đơn vị!” 

Hitler cũng cho Halder biết ông ta có thể tiếp tục làm tổng tham mưu trưởng quân đội nếu ông ta muốn, nhưng cần hiểu rằng Hitler là người duy nhất nắm quyền điều hành hoạt động và chiến lược của quân đội. Continue reading “20/12/1941: Hitler yêu cầu quân đội không rút khỏi mặt trận Nga”

11/12/1941: Đức tuyên chiến với Hoa Kỳ

Nguồn: Germany declares war on the United States, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã tuyên chiến với Hoa Kỳ, đưa Mỹ, vốn trung lập trước đó, tham gia vào cuộc xung đột tại châu Âu.

Ngay cả Đức cũng bàng hoàng về chiến dịch không kích Trân Châu Cảng. Mặc dù Hitler đã có thỏa thuận miệng với đối tác phe Trục là Nhật Bản rằng Đức sẽ tham gia một cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ, song ông không chắc cuộc chiến ấy sẽ diễn ra như thế nào. Cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng đã trả lời cho câu hỏi đó. Continue reading “11/12/1941: Đức tuyên chiến với Hoa Kỳ”

08/12/1941: Mỹ tuyên chiến với Nhật Bản

Nguồn: The United States declares war on Japan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, khi hạm đội Thái Bình Dương còn nằm trong đống đổ nát tại Trân Châu Cảng, Tổng thống Franklin Roosevelt đã yêu cầu tuyên chiến với Nhật Bản, và yêu cầu của ông đã được chấp nhận.

Đứng dựa vào cánh tay của cậu con trai James, một Đại úy Thủy quân Lục chiến, Roosevelt lê bước khó nhọc vào Hạ viện Mỹ ngay giữa trưa để yêu cầu được tuyên chiến và đưa ra Thông báo toàn quốc trên sóng phát thanh. “Hôm qua,” Tổng thống tuyên bố, “ngày 07/12/1941, một ngày đen tối, nước Mỹ đã bị lực lượng hải quân và không quân của Đế quốc Nhật Bản cố tình tấn công bất ngờ. Dù phải mất bao lâu để vượt qua cuộc xâm lược được tính toán từ trước này, người dân Mỹ với niềm tin chính nghĩa sẽ giành chiến thắng tuyệt đối.” Continue reading “08/12/1941: Mỹ tuyên chiến với Nhật Bản”

16/11/1941: Goebbels xuất bản bài viết chống người Do Thái

Nguồn: Goebbels publishes his screed of hate, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Joseph Goebbels đã xuất bản trên tạp chí Đức Das Reich (Đế chế), rằng “Người Do Thái muốn chiến tranh, và giờ họ đã được như ý” – ám chỉ kế hoạch tuyên truyền của Đức Quốc Xã nhằm đổ lỗi người Do Thái châu Âu là những kẻ gây ra chiến tranh thế giới, qua đó giúp phe phát xít biện minh cho cái gọi là “Giải pháp Cuối cùng” (Final Solution).

Chỉ hai ngày trước đó, sau khi đọc hơn một chục tin nhắn được giải mã của cảnh sát Đức, trong đó mô tả sự tàn bạo mà người Do Thái châu Âu đang phải chịu, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã viết trong một lá thư gửi tờ Jewish Chronicle (Biên niên sử Do Thái) rằng “Người Do Thái phải gánh chịu đợt tấn công đầu tiên của Đức Quốc Xã vào các thành trì tự do và nhân phẩm … [Nhưng] họ không cho phép điều đó phá hủy tinh thần của mình: họ chưa bao giờ đánh mất ý chí kháng cự.” Continue reading “16/11/1941: Goebbels xuất bản bài viết chống người Do Thái”

09/10/1940: Nhà thờ St. Paul bị đánh bom

Nguồn: St. Paul’s Cathedral bombedHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1940, trong trận chiến ở Anh, Không quân Đức (Luftwaffe) đã phát động một cuộc không kích ban đêm vào London. Mái vòm của Nhà thờ St. Paul đã bị một quả bom của Đức Quốc xã xuyên thủng và biến thánh đường thành đống đổ nát. Đó là một trong số ít những lần mà nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ 17 này bị thiệt hại đáng kể trong suốt các cuộc ném bom gần như không ngừng nghỉ của Đức vào London mùa thu năm 1940.

Theo truyền thuyết, một ngôi đền La Mã thờ nữ thần Diana đã từng được xây dựng trên đồi Ludgate tại chính địa điểm của Nhà thờ St. Paul. Vào năm 604 SCN, Vua Aethelberht I đã đặt tên thánh đường Thiên Chúa giáo đầu tiên ở đó theo tên Thánh Paul. Nhà thờ đó đã bị đốt cháy, và công trình thay thế của nó đã bị người Viking phá hủy vào năm 962. Continue reading “09/10/1940: Nhà thờ St. Paul bị đánh bom”

01/10/1944: Thử nghiệm trên người đồng tính tại Buchenwald

Nguồn: Experiments begin on homosexuals at Buchenwald, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, thử nghiệm y tế đầu tiên trong số hai cuộc thử nghiệm liên quan đến thiến sinh dục đã được thực hiện trên nhóm người đồng tính tại trại tập trung Buchenwald, gần Weimar, Đức.

Buchenwald là một trong những trại tập trung đầu tiên được thành lập bởi chế độ Đức Quốc Xã. Được xây dựng vào năm 1937, nó được xem là phần bổ sung cho khu trại phía bắc (Sachsenhausen) và phía nam (Dachau), và là nơi giam giữ các lao động nô lệ, những người bị buộc phải làm việc trong các nhà máy sản xuất đạn địa phương 24 giờ một ngày, theo các ca kéo dài 12 giờ. Dù không hẳn là một trại tử thần, bởi nó chẳng có buồng khí ngạt nào, tuy nhiên mỗi tháng ở đây vẫn có hàng trăm tù nhân thiệt mạng, do suy dinh dưỡng, bị đánh đập, bệnh tật, hay bị hành quyết. Continue reading “01/10/1944: Thử nghiệm trên người đồng tính tại Buchenwald”

24/09/1941: Nhật Bản thu thập dữ liệu sơ bộ về Trân Châu Cảng

Nguồn: Japanese gather preliminary data on Pearl Harbor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, lãnh sự Nhật Bản ở Hawaii đã được chỉ thị chia Trân Châu Cảng thành năm khu vực, tính toán số lượng tàu chiến trong mỗi khu và báo về đế quốc.

Quan hệ Mỹ – Nhật đã xấu đi nhanh chóng kể từ khi Nhật chiếm đóng Đông Dương và tạo nên mối đe dọa ngầm đối với Philippines, một nước dưới quyền bảo hộ của Mỹ. Sự trả đũa của Mỹ bao gồm việc tịch thu toàn bộ tài sản của Nhật tại Mỹ và cấm tàu Nhật đi qua Kênh đào Panama. Tháng 09/1941, Tổng thống Roosevelt đã đưa ra tuyên bố, do Thủ tướng Anh Winston Churchill soạn thảo, đe dọa sẽ tiến hành chiến tranh Mỹ – Nhật nếu người Nhật dám xâm chiếm bất kỳ vùng lãnh thổ nào ở Đông Nam Á hoặc Nam Thái Bình Dương. Continue reading “24/09/1941: Nhật Bản thu thập dữ liệu sơ bộ về Trân Châu Cảng”

23/09/1949: Truman tuyên bố Liên Xô đã có vũ khí hạt nhân

Nguồn: Truman announces Soviets have exploded a nuclear device, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1949, trong một tuyên bố được diễn đạt một cách cẩn trọng, Tổng thống Harry S. Truman đã thông báo cho người dân Hoa Kỳ rằng Liên Xô đã cho phát nổ một quả bom hạt nhân. Thành tựu của Liên Xô, được thực hiện sớm hơn nhiều năm so với nhận định của các quan chức Hoa Kỳ, đã gây ra sự hoảng loạn trong chính phủ Mỹ.

Hoa Kỳ đã phát triển bom nguyên tử trong giai đoạn sau của Thế chiến II và thả hai quả bom xuống Nhật Bản vào tháng 08 năm 1945. Vào thời điểm các vụ đánh bom ở Nhật, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên Xô đã sụp đổ. Nhiều quan chức Hoa Kỳ, bao gồm cả Tổng thống Truman, đã xem vị thế độc quyền hạt nhân của Hoa Kỳ là một tài sản quý giá trong cuộc Chiến tranh Lạnh đang trên đà phát triển với Nga. Continue reading “23/09/1949: Truman tuyên bố Liên Xô đã có vũ khí hạt nhân”