30/10/1735: Ngày sinh Tổng thống John Adams

Nguồn: John Adams is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1735, John Adams, con trai của một nông dân và là hậu duệ của những người hành hương Plymouth Rock, đã chào đời ở Braintree, Massachusetts. Ông theo học tại Đại học Harvard vào năm 16 tuổi, sau đó tiếp tục giảng dạy và nghiên cứu về luật trước khi trở thành Tổng thống thứ hai của Mỹ.

Adams không chiến đấu trong Chiến tranh Cách mạng, nhưng là người có công trong việc xây dựng nền tảng của chính phủ Mỹ. Năm 1776, ông xuất bản ẩn danh cuốn Thoughts on Government (Tư tưởng về Chính phủ), trong đó đề xuất hệ thống chính phủ ba nhánh: cơ quan lập pháp lưỡng viện, cơ quan tư pháp độc lập và cơ quan hành pháp mạnh mẽ. Continue reading “30/10/1735: Ngày sinh Tổng thống John Adams”

13/06/1807: Thomas Jefferson nhận trát hầu tòa xét xử Aaron Burr

Nguồn: Thomas Jefferson subpoenaed in Aaron Burr’s treason trial, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1807, Tổng thống Thomas Jefferson đã nhận được một trát hầu tòa, yêu cầu ông ra làm chứng trong phiên tòa xét xử cựu phó tổng thống của ông, Aaron Burr, tội phản quốc. Trong tờ trát, Burr yêu cầu Jefferson đưa ra các tài liệu có thể giúp miễn tội cho ông.

Burr vốn dĩ đã bị “thất sủng” về chính trị và xã hội khi giết chết cựu Bộ trưởng Tài chính đồng thời là Anh hùng Cách mạng Mỹ Alexander Hamilton trong một cuộc đấu súng tay đôi vào năm 1804. Sau khi bắn Hamilton, Burr lúc đó vẫn là phó tổng thống của Jefferson, đã lên đường trốn chạy để tránh bị truy tố vì tội giết người. (Cáo buộc sau này đã được hủy bỏ.) Continue reading “13/06/1807: Thomas Jefferson nhận trát hầu tòa xét xử Aaron Burr”

04/10/1927: Khởi công tượng 4 tổng thống Mỹ trên Núi Rushmore

Nguồn: Work begins on Mount RushmoreHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1927, công tác điêu khắc bắt đầu trên vách Núi Rushmore trong Rừng Quốc gia Black Hills, Nam Dakota. Mười hai năm sau, những bức phù điêu đá granit ấn tượng của bốn vị tổng thống đáng kính và được yêu mến nhất nước Mỹ – George Washington, Thomas Jefferson, Abraham Lincoln và Theodore Roosevelt – đã được hoàn thành.

Tượng đài này là đứa con tinh thần của một nhà sử học ở Nam Dakota tên là Doane Robinson, người đã tìm cách thu hút thêm khách du lịch đến tiểu bang của mình. Ông đã thuê một nhà điêu khắc tên là Gutzon Borglum để khắc những khuôn mặt này lên vách núi. Theo Cục Công viên Quốc gia, khuôn mặt đầu tiên được điêu khắc là của George Washington. Continue reading “04/10/1927: Khởi công tượng 4 tổng thống Mỹ trên Núi Rushmore”

03/09/1783: Ký Hiệp ước Paris, chấm dứt Cách mạng Mỹ

Nguồn: Treaty of Paris signed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1783, Cách mạng Mỹ chính thức chấm dứt khi đại diện các nước Mỹ, Anh, Tây Ban Nha và Pháp cùng nhau ký kết Hiệp ước Paris. Hành động này cũng biểu thị vị thế quốc gia tự do của Mỹ, khi Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa cũ của mình và biên giới của nước cộng hòa mới cũng được thống nhất: từ Florida kéo dài đến Ngũ Hồ ở phía bắc, và từ bờ biển Đại Tây Dương đến sông Mississippi ở phía tây. Continue reading “03/09/1783: Ký Hiệp ước Paris, chấm dứt Cách mạng Mỹ”

04/07/1826: Thomas Jefferson và John Adams cùng qua đời

Nguồn: Thomas Jefferson and John Adams die, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1826, hai cựu Tổng thống Mỹ, Thomas Jefferson và John Adams, những người từng là bạn bè trong nhóm Ái Quốc (Patriot) và sau đó trở thành kẻ thù của nhau, đã qua đời trong cùng một ngày, chỉ cách nhau năm giờ.

Thomas Jefferson và John Adams là những thành viên cuối cùng còn sống trong số các nhà cách mạng Mỹ đầu tiên đứng lên chống lại Đế quốc Anh và tạo nên một hệ thống chính trị mới ở các thuộc địa. Tuy nhiên, dù cả hai đều tin vào dân chủ và quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc, quan điểm của họ về cách đạt được những lý tưởng này đã bị thay đổi theo thời gian. Continue reading “04/07/1826: Thomas Jefferson và John Adams cùng qua đời”

28/06/1836: Cựu tổng thống James Madison qua đời

Nguồn: Former President James Madison dies, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1836, James Madison, người soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ, người ghi biên bản Hội nghị lập hiến, tác giả của tập bài viết “Federalist Papers” (nhằm kêu gọi thông qua hiến pháp) và Tổng thống thứ tư của nước Mỹ, đã qua đời tại đồn điền thuốc lá của mình ở Virginia.

Madison lần đầu tiên chứng minh năng lực của mình khi còn là sinh viên tại Đại học New Jersey (nay là Đại học Princeton), nơi ông hoàn thành khóa học bốn năm chỉ trong hai năm, và, vào năm 1769, giúp thành lập Hiệp hội Whig Hoa Kỳ, cộng đồng văn học và tranh luận xã hội thứ hai ở Princeton (và trên toàn thế giới), để đối đầu với Hiệp hội Cliosophic được thành lập trước đó. Continue reading “28/06/1836: Cựu tổng thống James Madison qua đời”

27/05/1813: Thomas Jefferson viết thư cho John Adams

Nguồn: Thomas Jefferson writes to John Adams, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1813, cựu Tổng thống Thomas Jefferson viết thư cho cựu Tổng thống John Adams để báo cho ông biết rằng người bạn chung của họ, Tiến sĩ Benjamin Rush, đã qua đời.

Việc Rush qua đời khiến cho Jefferson phải suy ngẫm về sự ra đi của thế hệ đã tiến hành Cách mạng Mỹ. Ông viết: “Chúng ta rồi cũng sẽ phải ra đi; và điều đó sẽ sớm xảy ra. Tôi tin rằng hiện chỉ còn một vài người trong số chúng ta; ý tôi là những người đã ký bản Tuyên ngôn.” Continue reading “27/05/1813: Thomas Jefferson viết thư cho John Adams”

04/01/1796: Quốc hội Mỹ công nhận quốc kỳ Cộng hòa Pháp

Nguồn: Congress accepts Colors of the French Republic, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1796, Hạ viện Hoa Kỳ đã công nhận Quốc kỳ của Cộng hòa Cách mạng Pháp, tuyên bố đó là lời chứng thực đáng trân trọng nhất về sự đồng cảm giữa hai nền Cộng hòa.

Trong một thông điệp kèm theo, Ủy ban An ninh Công cộng Pháp đã ca ngợi Hoa Kỳ là những tiền đồn hàng đầu bảo vệ quyền con người ở bên kia bán cầu. Các nhà cách mạng Pháp đã rất háo hức liên hệ sự lật đổ vua Louis XVI của nước Pháp vào năm 1789 với sự lật độ Vua George III vào năm 1776 (tức cách mạng Mỹ). Họ đã xem bản Tuyên ngôn Độc lập và Tuyên ngôn Nhân quyền của Hoa Kỳ như là tiền thân cho bản Tuyên ngôn Nhân quyền mang tính cách mạng của mình. Continue reading “04/01/1796: Quốc hội Mỹ công nhận quốc kỳ Cộng hòa Pháp”

14/12/1799: George Washington qua đời

Nguồn: George Washington dies, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1799, George Washington, nhà lãnh đạo cách mạng và tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, qua đời vì bệnh viêm thanh quản cấp tính tại tư gia ở Mount Vernon, Virginia, hưởng thọ 67 tuổi.

George Washington sinh năm 1732 trong một gia đình nông dân ở hạt Westmoreland, Virginia. Kinh nghiệm quân sự trực tiếp đầu tiên của ông là một trung tá trong lực lượng dân quân thuộc địa Virginia năm 1754, khi ông dẫn đầu một đội viễn chinh nhỏ chống lại quân Pháp tại thung lũng sông Ohio nhân danh thống đốc bang Virginia. Hai năm sau, Washington nắm quyền chỉ huy lực lượng phòng thủ biên giới phía tây Virginia trong Chiến tranh Pháp và Người Da đỏ. Sau khi chiến trường của cuộc chiến chuyển đến nơi khác, ông đã rời quân ngũ, trở về với cuộc sống của một người trồng rừng, và đảm nhiệm một ghế trong Viện Thứ dân Virginia. Continue reading “14/12/1799: George Washington qua đời”

27/09/1779: John Adams làm đại diện hòa đàm với Anh

Nguồn: John Adams appointed to negotiate peace terms with British, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1779, Quốc Hội Lục địa đã bổ nhiệm John Adams lên đường sang Pháp làm đại diện phụ trách đàm phán các hiệp ước hòa bình và thương mại với Anh trong thời kỳ Chiến tranh Cách mạng (Revolutionary War).

Adams từng đến Paris vào năm 1778 để đàm phán thành lập một liên minh với Pháp, nhưng bất ngờ bị loại khi Quốc hội chọn Benjamin Franklin làm người đại diện duy nhất. Chẳng bao lâu sau khi trở về Massachusetts vào giữa năm 1779, Adams được bầu làm đại biểu trong hội nghị tiểu bang để xây dựng một hiến pháp mới; ông đang thực hiện những nhiệm vụ này thì nhận được thông báo về vai trò ngoại giao mới của mình. Continue reading “27/09/1779: John Adams làm đại diện hòa đàm với Anh”

Tại sao nhiệm kỳ Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ kéo dài?

Nguồn: Why Supreme Court justices serve such long terms?, The Economist, 04/07/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những thẩm phán  nghỉ hưu gần đây nhất đã phục vụ gần ba thập niên.

Với việc Thẩm phán Anthony Kennedy kết thúc 30 năm ngồi trên ghế Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ vào cuối tháng 07/2018, vài ngày sau sinh nhật lần thứ 82 của ông, cùng một cuộc đấu tranh phe phái đang âm ỉ ở Thượng viện để tìm người kế vị ông, sự chú ý của công chúng một lần nữa tập trung vào một nét đặc trưng của nền tư pháp nước Mỹ: sự nghiệp dài đáng kinh ngạc của các Thẩm phán Tòa án Tối cao. Cho đến này, Điều III vẫn là điều khoản ngắn gọn nhất trong các điều khoản của hiến pháp nước Mỹ quy định về các nhánh của chính quyền, nhưng nhiệm kỳ phục vụ mà nó xác định cho các thẩm phán liên bang hầu như không bị giới hạn. Khoản 1 của điều khoản này quy định – các thẩm phán của cả “tòa án tối cao và các tòa cấp dưới…sẽ giữ chức vụ của mình nếu luôn có hành vi tốt”. Trên thực tế, điều đó có nghĩa là suốt đời, hoặc cho đến khi các thẩm phán quyết định treo áo từ quan. Continue reading “Tại sao nhiệm kỳ Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ kéo dài?”

16/03/1751: ‘Cha đẻ Hiến pháp Mỹ’ James Madison ra đời

Nguồn: “Father of the Constitution” is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1751, James Madison, người soạn thảo Hiến pháp Mỹ, người ghi lại Hội nghị lập hiến Philadelphia, một trong số các tác giả của tập bài viết Federalist Papers (nhằm kêu gọi thông qua hiến pháp) và là vị Tổng thống thứ tư của nước Mỹ, đã chào đời tại một đồn điền ở Virginia.

Madison lần đầu tiên chứng minh năng lực của mình khi còn là sinh viên tại Đại học New Jersey (nay là Đại học Princeton), nơi ông đã hoàn thành khóa học bốn năm chỉ trong hai năm và, vào năm 1769, đã giúp thành lập Hiệp hội Whig, cộng đồng văn học và tranh luận xã hội thứ hai ở Princeton (và trên toàn thế giới), để đối đầu với Hiệp hội Cliosophic đã được thành lập trước đó. Continue reading “16/03/1751: ‘Cha đẻ Hiến pháp Mỹ’ James Madison ra đời”

19/10/1796: Jefferson bị cáo buộc ngoại tình với nô lệ

Nguồn: Editorial accuses Jefferson of affair with slave, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1796, một bài luận xuất hiện trên tờ Gazette của Mỹ, trong đó tác giả bí ấn, lấy bút danh là “Phocion,” đã công kích ứng viên Tổng thống Thomas Jefferson. Phocion hóa ra là cựu Bộ trưởng Tài chính Alexander Hamilton. Bài luận là ví dụ điển hình cho bản chất cá nhân, bẩn thỉu của những cuộc tấn công chính trị vào cuối thế kỷ 18 ở Mỹ.

Khi bài viết này xuất hiện, Jefferson đang chạy đua với Tổng thống đương nhiệm John Adams trong một chiến dịch khốc liệt. Hamilton, một nhân vật nhiều ảnh hưởng đồng thời cũng là một người theo chủ nghĩa Liên bang, đã ủng hộ Adams thay vì Jefferson, vốn là một trong những đối thủ chính trị của Hamilton kể từ khi hai người cùng phục vụ trong nội các đầu tiên của George Washington. Continue reading “19/10/1796: Jefferson bị cáo buộc ngoại tình với nô lệ”

11/06/1776: Quốc hội Mỹ bổ nhiệm nhóm soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập

Nguồn: Congress appoints Committee of Five to draft the Declaration of Independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Quốc hội Lục địa đã chọn ra năm nghị sĩ: Thomas Jefferson của Virginia, John Adams của Massachusetts, Benjamin Franklin của Pennsylvania, Roger Sherman của Connecticut và Robert R. Livingston của New York để soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập.

Biết được thế mạnh viết lách của Jefferson, Adams đã thúc giục ông soạn bản dự thảo đầu tiên của tuyên ngôn, sau đó Adams và Franklin đã chỉnh sửa nó cẩn thận trước khi đưa ra Quốc Hội xem xét vào ngày 28/06. Continue reading “11/06/1776: Quốc hội Mỹ bổ nhiệm nhóm soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập”

11/04/1803: Talleyrand đề nghị bán Louisiana cho Mỹ

Nguồn: Talleyrand offers to sell Louisiana, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1803, trong một sự kiện bất ngờ của lịch sử ngoại giao, Ngoại trưởng Pháp Charles Maurice de Talleyrand đã đưa ra đề nghị bán toàn bộ Lãnh thổ Louisiana (Louisiana Territory) cho Mỹ.

Talleyrand hoàn toàn không phải kẻ ngốc. Là Ngoại trưởng của Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte, ông là một trong những người quyền lực nhất trên thế giới. Ba năm trước đó, Talleyrand đã thuyết phục Napoleon rằng ông có thể tạo ra một Đế chế Pháp ở Bắc Mỹ. Người Pháp từ lâu đã tuyên bố chủ quyền, dù khá mờ nhạt, đối với vùng đất rộng lớn nằm về phía tây sông Mississippi, được gọi là Lãnh thổ Louisiana. Năm 1800, Napoleon đã bí mật ký một hiệp ước với Tây Ban Nha, giúp người Pháp chính thức giành toàn quyền kiểm soát khu vực. Sau đó, ông bắt đầu đưa quân đội hùng mạnh của mình đến chiếm đóng New Orleans và tăng cường sự thống trị của nước Pháp. Continue reading “11/04/1803: Talleyrand đề nghị bán Louisiana cho Mỹ”

05/04/1792: Washington lần đầu thực hiện quyền phủ quyết

Nguồn: Washington exercises first presidential veto, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1792, George Washington đã lần đầu tiên thực hiện quyền phủ quyết của Tổng thống đối với một dự luật của Quốc Hội. Dự luật này đưa ra một kế hoạch mới nhằm chia lại ghế trong Hạ viện, theo đó làm tăng số ghế của các tiểu bang miền Bắc. Sau khi thảo luận với nội các vốn đang bị chia rẽ chính trị, Washington, người đến từ bang miền Nam Virginia, cuối cùng đã quyết định kế hoạch này là vi hiến, vì việc bổ sung thêm đại diện cho một số tiểu bang sẽ làm số dân biểu tăng lên cao hơn con số được quy định trong Hiến pháp.

Sau cuộc thảo luận với Tổng thống, Jefferson đã viết trong một lá thư rằng việc bỏ phiếu ủng hộ hoặc chống lại dự luật đã được phân chia hoàn toàn theo ranh giới địa lý giữa các bang miền Bắc và miền Nam. Jefferson cũng nhận thấy rằng Washington lo ngại hành động phủ quyết có thể khiến ông bị hiểu lầm là thiên vị các bang miền Nam. Continue reading “05/04/1792: Washington lần đầu thực hiện quyền phủ quyết”

04/02/1789: Cử tri Đoàn nhất trí bầu Washington làm Tổng thống

Nguồn: Washington unanimously elected by Electoral College to first and second terms, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1789, George Washington trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên và duy nhất giành được toàn bộ phiếu Cử tri Đoàn. Ông đã lập lại kỳ tích này trong lần tranh cử thứ hai vào năm 1792.

Nét đặc trưng trong bầu cử Tổng thống Mỹ ở thời kỳ đầu là dù Washington đã chiến thắng tuyệt đối trong kỳ bầu cử thì vẫn có một “người về thứ hai” là John Adams, người giữ chức Phó Tổng thống trong cả hai nhiệm kỳ của Washington. Thành viên Cử tri Đoàn bấy giờ phải bỏ phiếu để chọn ra hai lựa chọn cho vị trí Tổng thống. Mỗi người trong số họ đều bỏ hai phiếu mà không cần phân biệt giữa vị trí Tổng thống và Phó Tổng thống. Washington đã nhận được phiếu từ tất cả các đại cử tri, do đó ông được xem là thắng tuyệt đối. Ngoài ra, trong số những người khác có tên trên phiếu bầu của đại cử tri, Adams là người được nhiều phiếu nhất và trở thành Phó Tổng thống. Continue reading “04/02/1789: Cử tri Đoàn nhất trí bầu Washington làm Tổng thống”

20/10/1803: Thượng viện Mỹ phê chuẩn việc mua Louisiana

20-10-1803-u-s-senate-ratifies-the-louisiana-purchase

Nguồn: U.S. Senate ratifies the Louisiana Purchase, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1803, Thượng viện Mỹ phê chuẩn một Hiệp ước ký với Pháp để mua lại lãnh thổ Louisiana. Điều này sẽ khiến kích thước của nước Mỹ tăng gấp đôi.

Hồi cuối thế kỷ 18, người Tây Ban Nha mới là chủ thực sự của Louisiana, khu vực rộng lớn nằm ở phía tây sông Mississippi mà Pháp từng tuyên bố chủ quyền và đặt tên theo tên Vua Louis XIV. Đầu thế kỷ 19, dù Louisiana vẫn thuộc về người Tây Ban Nha, các cư dân Mỹ trên đường đi tìm vùng đất mới đã đe dọa xâm chiếm nơi này. Hiểu rằng mình sẽ chẳng thể kiểm soát được khu vực này một cách hiệu quả, Tây Ban Nha đã nhượng lại Louisiana cho Pháp vào năm 1801, làm dấy lên những lo âu căng thẳng ở Washington, DC. Dưới sự lãnh đạo của Napoleon Bonaparte, Pháp đã trở thành quốc gia mạnh nhất ở châu Âu. Nhưng khác với Tây Ban Nha, họ có sức mạnh quân sự và tham vọng thành lập một thuộc địa ở Louisiana và giữ nó tránh xa người Mỹ. Continue reading “20/10/1803: Thượng viện Mỹ phê chuẩn việc mua Louisiana”

Thomas Jefferson: Tác giả Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ

TomJefferson

Tác giả: Phạm Văn Tuấn

Ông Thomas Jefferson là một nhà ngoại giao, một nhà lý thuyết chính trị, vị sáng lập ra Đảng Dân Chủ Hoa Kỳ nhưng ông được ghi nhớ do chức vụ Tổng Thống thứ ba của Hoa Kỳ và ông cũng là tác giả “Bản Tuyên Ngôn Độc Lập”.

Ông Thomas Jefferson đã tin tưởng rằng “những người nào chịu khó lao động trên mặt đất là những người được Thượng Đế chọn lựa”. Xã hội lý tưởng của ông vào thời đại đó là một quốc gia gồm các chủ trại sinh hoạt dưới sự kiểm soát tối thiểu của chính quyền. Ông Thomas Jefferson tin tưởng rằng đa số người dân có thể tự quản và nên giữ cho chính quyền vừa đơn giản, vừa ít phí phạm. Do lòng yêu chuộng Tự Do, ông đã tranh đấu cho các nền tự do ngôn luận, báo chí, tôn giáo và các tự do dân sự khác. Ông mạnh dạn ủng hộ việc thêm vào Hiến Pháp Hoa Kỳ bản Tuyên ngôn Nhân quyền Hoa Kỳ (the Bill of Rights). Continue reading “Thomas Jefferson: Tác giả Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ”

Thomas Jefferson – Tác giả Tuyên ngôn độc lập Mỹ

TomJefferson

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 24/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Jefferson (1743-1826) là một con người tài năng. Ông là tác giả của bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ, một trong những ‘người cha lập quốc’ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và là vị tổng thống thứ ba của đất nước này.

Thomas Jefferson sinh ngày 13 tháng 4 năm 1743 tại Shadwell, Virginia trong một gia đình chủ đồn điền giàu có. Ông học luật và hành nghề cho đến đầu thập niên 1770. Ông là một quan tòa và là thành viên của Nghị viện (House of Burgesses) bang Virginia từ 1769 đến 1775.

Cho đến năm 1774, ông tích cực tham gia chống đối sự cai trị của người Anh. Trong cuốn sách “Một cái nhìn khái quát về quyền của người Mỹ gốc Anh” của mình, Jefferson đã thể hiện rõ ràng quan điểm của thuộc địa về độc lập. Với tư cách là một thành viên trong Hội nghị thuộc địa lần hai, ông là tác giả chính của Bản Tuyên ngôn độc lập. Từ năm 1779 đến 1781, ông quay lại Virginia và làm thống đốc bang này. Continue reading “Thomas Jefferson – Tác giả Tuyên ngôn độc lập Mỹ”