24/06/1953: John F. Kennedy công bố đính hôn với Jacqueline Bouvier

Nguồn: Jacqueline Bouvier and Senator John F. Kennedy announce engagement, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1953, Jacqueline Bouvier và thượng nghị sĩ bang Massachusetts John F. Kennedy đã tuyên bố đính hôn. Sau đó, Kennedy trở thành tổng thống thứ 35 của Mỹ và Jackie được biết đến là một trong những đệ nhất phu nhân nổi tiếng nhất từng ở Nhà Trắng.

Jacqueline Bouvier Kennedy sinh năm 1929 trong một gia đình danh giá ở New York. Khi trưởng thành, bà rất thích cưỡi ngựa và đọc sách. Năm 1951, sau khi tốt nghiệp Đại học George Washington, Jackie đã du lịch châu Âu cùng chị gái. Mùa thu năm ấy, bà trở về Mỹ để bắt đầu công việc đầu tiên của mình là “phóng viên ảnh điều tra” của báo Washington Times-Herald. Nhiệm vụ của Jackie là lang thang trên những con phố ở Washington, D.C. và đặt câu hỏi cho những người lạ trên đường, sau đó chụp ảnh họ để xuất bản. Continue reading “24/06/1953: John F. Kennedy công bố đính hôn với Jacqueline Bouvier”

22/06/1864: Quân Hợp bang miền Nam đánh trả tại Petersburg

Nguồn: General Lee strikes back at Petersburg, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1864, lực lượng Liên bang miền Bắc đã cố gắng chiếm tuyến đường sắt dùng để tiếp tế cho Petersburg, Virginia, từ phía nam và mở rộng phòng tuyến của mình về phía sông Appomattox. Phe Hợp bang miền Nam đã ngăn chặn nỗ lực này, và hai bên đã cầm cự ở chiến hào trong một cuộc bao vây kéo dài 9 tháng.

Trận Petersburg bắt đầu vào ngày 15/06. Tướng Ulysses S. Grant của Liên bang miền Bắc đã mất sáu tuần chiến đấu quanh Richmond, Virginia. Đối thủ của ông – Tướng Robert E. Lee, chỉ huy của Quân đội Bắc Virginia – đã khiến đội quân Potomac phải chịu thương vong rất lớn. Trước đó, tại Cold Harbor, Grant đã thực hiện một cuộc tấn công khốc liệt vào cứ điểm của quân miền Nam khiến họ thiệt hại 7.000 lính. Sau đó Grant đã tiến về phía nam và chiếm trung tâm đường sắt ở Petersburg, cách Richmond 37km. Continue reading “22/06/1864: Quân Hợp bang miền Nam đánh trả tại Petersburg”

John Snow: Người tiên phong trong lĩnh vực gây mê và dịch tễ học

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

John Snow (1813 – 1858) là một bác sĩ người Anh và là một trong những người đi đầu trong lĩnh vực dịch tễ học khi đã xác định được nguồn gốc của dịch tả vào năm 1854.

John Snow sinh ngày 15/03/1813 tại York trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động. Năm 14 tuổi, ông thực tập tại phòng khám của một bác sĩ phẫu thuật. Năm 1836, Snow chuyển đến London để theo học ngành y theo chương trình chính quy. Năm 1838, ông trở thành thành viên của Viện Phẫu thuật Hoàng gia, sau đó tốt nghiệp Đại học London vào năm 1844 và được nhận vào Viện Y học Hoàng gia vào năm 1850. Continue reading “John Snow: Người tiên phong trong lĩnh vực gây mê và dịch tễ học”

19/06/1865: Chế độ nô lệ ở Mỹ được bãi bỏ

Nguồn: Abolition of slavery announced in Texas on Juneteenth, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1865 – ngày sau này được gọi là Juneteenth –  những người lính Liên bang miền Bắc đã đến Galveston, Texas và loan tin rằng Nội chiến Hoa Kỳ đã kết thúc và chế độ nô lệ ở Mỹ đã được bãi bỏ.

Là tên gọi kết hợp giữa tháng Sáu và ngày 19, Juneteenth đã trở thành ngày kỷ niệm sự kết thúc chế độ nô lệ ở Mỹ. Mặc dù Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ của Tổng thống Abraham Lincoln đã được ban hành từ hơn hai năm trước vào ngày 01/01/1863, song việc Liên bang miền Bắc không có hiện diện quân sự ở Texas đã khiến điều này khó thực thi. Continue reading “19/06/1865: Chế độ nô lệ ở Mỹ được bãi bỏ”

Marco Polo: Người khám phá Trung Quốc thế kỷ 13

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Marco Polo (1254 – 1324) là một lữ khách, nhà văn người Venice, một trong những người phương Tây đầu tiên đến Trung Quốc.

Marco Polo sinh khoảng năm 1254 trong một gia đình thương nhân giàu có và cởi mở ở Venice. Cha và chú của Polo là Niccolò và Maffeo Polo đều là những người buôn bán kim hoàn. Năm 1260, họ rời Venice để tới Biển Đen, di chuyển tiếp đến Trung Á và tham gia một phái đoàn ngoại giao để gặp Kublai Khan (Hốt Tất Liệt), hoàng đế nhà Nguyên tại Trung Quốc. Hốt Tất Liệt đã yêu cầu hai anh em Polo trở về châu Âu và thuyết phục Giáo hoàng gửi các học giả tới để giải thích cho ông về Cơ đốc giáo. Họ trở lại Venice vào năm 1269. Continue reading “Marco Polo: Người khám phá Trung Quốc thế kỷ 13”

17/06/1579: Francis Drake tuyên bố California của Anh

Nguồn: Sir Francis Drake claims California for England, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1579, trong chuyến hải trình vòng quanh thế giới của mình, thủy thủ người Anh là Francis Drake đã neo tàu tại một bến cảng phía bắc San Francisco, California ngày nay và tuyên bố lãnh thổ này là của Nữ hoàng Elizabeth I. Gọi vùng đất này là “Nova Albion”, Drake đã ở lại bờ biển California một tháng để sửa con tàu Golden Hind của mình và chuẩn bị cho chuyến vượt Thái Bình Dương về phía tây. Continue reading “17/06/1579: Francis Drake tuyên bố California của Anh”

15/06/1846: Biên giới giữa Mỹ và Canada được thiết lập

Nguồn: U.S.-Canadian border established, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1846, đại diện của Anh và Hoa Kỳ đã ký Hiệp ước Oregon để giải quyết tranh chấp dai dẳng giữa hai nước về việc kiểm soát lãnh thổ Oregon. Hiệp ước đã quy định vĩ tuyến 49 từ dãy núi Rocky đến eo biển Georgia là ranh giới giữa Hoa kỳ và Canada thuộc Anh. Theo đó, Hoa Kỳ sẽ có quyền kiểm soát chính thức đối với các tiểu bang tương lai là Oregon, Washington, Idaho và Montana; Anh sẽ kiểm soát Đảo Vancouver và có quyền hàng hải đối với một phần của sông Columbia. Continue reading “15/06/1846: Biên giới giữa Mỹ và Canada được thiết lập”

12/06/1963: Nhà lãnh đạo dân quyền Medgar Evers bị sát hại

Nguồn: Civil rights leader Medgar Evers is assassinated, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1963, trên lối chạy xe bên ngoài nhà của mình ở Jackson, Mississippi, nhà lãnh đạo dân quyền người Mỹ gốc Phi Medgar Evers đã bị bắn chết bởi Byron De La Beckwith – một người theo tư tưởng da trắng thượng đẳng.

Trong Thế chiến II, Evers đã hoạt động tình nguyện cho Quân đội Hoa Kỳ và tham gia cuộc đổ bộ Normandy. Năm 1952, ông gia nhập Hiệp hội Quốc gia vì sự Tiến bộ của người Da màu (NAACP). Là một nhân viên cơ sở của NAACP, Evers đã đi khắp tiểu bang nơi ông sinh sống để vận động những người Mỹ gốc Phi nghèo đăng ký bỏ phiếu và tuyển họ vào phong trào dân quyền. Ông đã có công trong việc tìm thấy nhân chứng và bằng chứng cho vụ án giết Emmett Till, sự việc đã khiến cả nước Mỹ chú ý tới cảnh ngộ của người Mỹ gốc Phi ở miền Nam. Ngày 12/06/1963, Medgar Evers đã bị ám sát. Continue reading “12/06/1963: Nhà lãnh đạo dân quyền Medgar Evers bị sát hại”

Gnaeus Julius Agricola: Thống đốc Anh người La Mã

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Agricola (40 – 93 SCN) là một chính trị gia và nhà quân sự người La Mã. Với tư cách là thống đốc Anh, ông đã chinh phục nhiều vùng đất rộng lớn gồm miền bắc nước Anh, Scotland và xứ Wales. Cuộc đời của ông hiện vẫn được biết đến nhờ con rể của Agricola – nhà sử học Tacitus – đã viết một cuốn tiểu sử chi tiết về ông mà đến nay vẫn được lưu hành.

Gnaeus Julius Agricola sinh ngày 13 tháng 7 năm 40 SCN ở miền nam nước Pháp (lúc đó là một phần của Đế chế La Mã) trong một gia đình quyền quý. Ông bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một thủ lĩnh quân sự tại Anh, và nhiều khả năng đã tham gia chống lại cuộc nổi dậy của Boudicca vào năm 61. Continue reading “Gnaeus Julius Agricola: Thống đốc Anh người La Mã”

10/06/1940: Italy tuyên chiến với Pháp và Anh

Nguồn: Italy declares war on France and Great Britain, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1940, sau khi từ chối đứng về phía Đức lẫn quân Đồng minh trong Thế chiến II, Benito Mussolini – nhà độc tài của Italy – cuối cùng đã tuyên chiến với Pháp và Anh.

Có lẽ, sự chiếm đóng của Đức đối với Paris đã khiến Mussolini thay đổi quyết định. “Ban đầu, họ đã quá hèn nhát không dám tham chiến. Giờ đây họ lại vội vàng tuyên chiến để có thể cùng chia chác chiến lợi phẩm”, Hitler nói. (Tuy nhiên, Mussolini đã khẳng định ông muốn tham chiến trước khi Pháp đầu hàng hoàn toàn chỉ bởi chủ nghĩa phát xít “không muốn đánh kẻ đang sa cơ lỡ vận.”) Continue reading “10/06/1940: Italy tuyên chiến với Pháp và Anh”

Vasco da Gama: Nhà thám hiểm nổi tiếng người Bồ Đào Nha

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Da Gama (1460 – 1524) là một nhà thám hiểm và nhà hàng hải người Bồ Đào Nha, đồng thời là người đầu tiên đi trực tiếp từ châu Âu đến Ấn Độ bằng đường biển.

Vasco da Gama sinh năm 1460 trong một gia đình quý tộc. Người ta biết rất ít về cuộc đời của ông khi còn trẻ. Năm 1497, Da Gama được bổ nhiệm làm chỉ huy cho một đoàn thám hiểm được hỗ trợ bởi chính phủ Bồ Đào Nha với mục tiêu tìm con đường biển đến phương Đông. Continue reading “Vasco da Gama: Nhà thám hiểm nổi tiếng người Bồ Đào Nha”

William Thomson: Người phát triển thang đo nhiệt độ Kelvin

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

William Thomson (1824 – 1907), tức Nam tước Kelvin xứ Largs, là một nhà toán học và nhà vật lý người Scotland, người đã phát triển thang đo nhiệt độ Kelvin.

William Thomson sinh ngày 26/06/1824 tại Belfast. Ông được dạy dỗ bởi cha, một giáo sư toán học. Năm 1832, gia đình Thomson chuyển đến Glasgow. Tại đây, ông đã bắt đầu học đại học khi lên 10, sau đó học tại các đại học Cambridge và Paris. Năm 1846, Thomson trở thành giáo sư triết học tự nhiên tại Glasgow và chức danh này đã theo ông hơn 50 năm. Continue reading “William Thomson: Người phát triển thang đo nhiệt độ Kelvin”

Andy Warhol: Người tiên phong của Nghệ thuật Đại chúng

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Andy Warhol (1928 – 1987) là một họa sĩ, nhà làm phim và tác giả người Mỹ, đồng thời là người tiên phong của phong trào Nghệ thuật Đại chúng (Pop Art).

Andrew Warhola sinh ra ở Pittsburgh, Pennsylvania. Cha mẹ ông đã di cư sang Hoa Kỳ từ Ruthenia, một khu vực hiện thuộc Cộng hòa Slovakia. Từ năm 1945 đến 1949, Warhol học tại Học viện Công nghệ Carnegie. Năm 1949, ông chuyển đến New York và đổi tên thành Warhol. Ông từng làm nghệ sĩ quảng cáo cho các tạp chí, thiết kế quảng cáo và cửa sổ trưng bày. Continue reading “Andy Warhol: Người tiên phong của Nghệ thuật Đại chúng”

29/05/1848: Wisconsin gia nhập liên bang Hoa Kỳ

Nguồn: Wisconsin enters the Union, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1848, Wisconsin đã trở thành tiểu bang thứ 30 của liên bang Hoa Kỳ sau khi được chấp thuận bởi các công dân của vùng lãnh thổ này.

Năm 1634, nhà thám hiểm người Pháp Jean Nicolet đã tới Vịnh Green, trở thành người châu Âu đầu tiên đặt chân đến khu vực phía bắc với mạng lưới hồ dày đặc, nơi sau này đã trở thành Wisconsin. Năm 1763, khi Chiến tranh với Pháp và người Da đỏ kết thúc, khu vực này – khi đó là trung tâm giao thương lớn của ngành lông thú Mỹ – đã được chuyển cho Anh kiểm soát. Continue reading “29/05/1848: Wisconsin gia nhập liên bang Hoa Kỳ”

25/05/1961: John F. Kennedy tuyên bố sẽ đưa người Mỹ lên mặt trăng

Nguồn: JFK asks Congress to support the space program, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy đã tuyên bố trước Quốc hội về mục tiêu đưa người Mỹ lên mặt trăng vào cuối thập niên và đề xuất hỗ trợ tài chính để tăng tốc chương trình không gian. Ông đã coi nhiệm vụ này là một ưu tiên quốc gia và là sứ mệnh mà tất cả người Mỹ cùng chia sẻ, tuyên bố rằng sẽ không phải là một người đặt chân lên mặt trăng, mà là cả nước Mỹ.

Ngày 12/04/1961, Liên Xô đã trở thành quốc gia đầu tiên đưa người vào không gian khi Yuri Gagarin thực hiện thành công chuyến bay vào vũ trụ với tàu Vostok 1. Ngày 05/05, một người Mỹ tên là Alan Shepard đã bay vào vũ trụ nhưng không bay quanh quỹ đạo trái đất như phi hành gia người Nga từng làm trước đó. Continue reading “25/05/1961: John F. Kennedy tuyên bố sẽ đưa người Mỹ lên mặt trăng”

Attila the Hun: Người cai trị đế chế người Hung

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Attila (410 SCN – 453 SCN) là lãnh đạo của đế chế người Hung, người đã chỉ huy người Hung và những dân tộc lệ thuộc của họ trong bốn cuộc tấn công lớn, gồm hai lần tấn công phía đông và hai lần khác vào phía tây của đế chế La Mã.

Attila cai trị đế chế người Hung từ năm 440 đến năm 453 SCN, ban đầu cùng với anh trai là Bleda, sau đó ông sát hại Bleda để độc tôn ngôi vị. Một ghi chép từ quan sát trực tiếp về Attila của nhà sử học người La Mã Priscus cho thấy ông là một người thông minh và rất giản dị trong cách ăn mặc, dù cũng có thể nổi cơn thịnh nộ bất cứ lúc nào. Continue reading “Attila the Hun: Người cai trị đế chế người Hung”

22/05/2017: Buổi biểu diễn của Ariana Grande bị đánh bom khủng bố

Nguồn: Manchester Arena bombed during Ariana Grande concert, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 2017, chỉ một lát sau khi Ariana Grande biểu diễn xong bài hát cuối cùng trong buổi hòa nhạc của cô tại sân vận động Manchester Arena, một kẻ đánh bom tự sát đã kích nổ tại khu vực sự kiện khiến 22 khán giả thiệt mạng và 116 người khác bị thương. ISIS đã nhận trách nhiệm về hành động khủng bố tồi tệ nhất này tại Anh kể từ sau vụ đánh bom tàu điện ngầm ở London vào năm 2005. Continue reading “22/05/2017: Buổi biểu diễn của Ariana Grande bị đánh bom khủng bố”

20/05/1996: Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ bảo vệ quyền của người đồng tính

Nguồn: Supreme Court defends rights of gays and lesbians in Romer v. Evans, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1996, trong một chiến thắng của phong trào dân quyền cho người đồng tính, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ – với sáu phiếu thuận và ba phiếu chống – đã bác bỏ một tu chính án của hiến pháp tiểu bang Colorado với nội dung ngăn bất cứ thành phố, thị trấn hoặc quận nào thuộc tiểu bang thực hiện bất cứ hoạt động lập pháp, hành pháp hoặc tư pháp nào để bảo vệ quyền của người đồng tính. Continue reading “20/05/1996: Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ bảo vệ quyền của người đồng tính”

Claudius Galen: Người tiên phong của giải phẫu y khoa

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Claudius Galen (130 SCN – 210 SCN) là một nhà văn, nhà triết học và là bác sĩ nổi tiếng nhất của Đế chế La Mã với những lý thuyết làm nền tảng cho y học châu Âu trong suốt 1.500 năm.

Claudius Galen sinh ra ở Pergamum (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) và có cha mẹ là người Hy Lạp. Ông từng học tại Hy Lạp, Alexandria và các vùng khác của Tiểu Á, sau đó trở về quê nhà và làm bác sĩ chính cho trường đấu sĩ ở Pergamum. Công việc này đã giúp ông có được kinh nghiệm phong phú trong việc điều trị vết thương. Continue reading “Claudius Galen: Người tiên phong của giải phẫu y khoa”

18/05/1896: Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ phán quyết vụ Plessy v. Ferguson

Nguồn: Supreme Court rules in Plessy v. Ferguson, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1896, trong một chiến thắng lớn của những người ủng hộ phân biệt chủng tộc, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã ra phán quyết với bảy phiếu thuận, một phiếu chống, rằng một đạo luật của Louisiana quy định “các chỗ ngồi bình đẳng nhưng tách biệt cho người da trắng và người da màu” trên xe lửa là hợp hiến. Tòa án tối cao kết luận miễn là các chỗ ngồi bình đẳng được cung cấp, sự chia tách không phải là phân biệt đối xử và do đó, điều này không vi phạm quyền được bảo vệ bình đẳng của người Mỹ gốc Phi trong Tu chính án thứ 14. Continue reading “18/05/1896: Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ phán quyết vụ Plessy v. Ferguson”