Điều gì sẽ xảy ra nếu Ukraine thắng?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What If Ukraine Wins?”, Foreign Affairs, 06/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến thắng trong cuộc chiến này sẽ không thể giúp Ukraine chấm dứt xung đột với Nga.

Trong những ngày gần đây, nhiều nhà quan sát cuộc chiến Ukraine ở phương Tây bắt đầu lo lắng rằng thế trận đang có lợi cho Nga. Những đợt pháo kích dữ dội đã giúp Nga giành được thêm nhiều lãnh thổ ở khu vực Donbas, miền đông Ukraine, và các lực lượng mới đang trên đường đến nơi. Trong khi đó, quân đội Ukraine dần kiệt quệ. Nga đang cố gắng tạo ra một tình huống ‘chuyện đã rồi’ và hiện thực hóa tham vọng đế quốc của mình thông qua “hộ chiếu hóa” – nhanh chóng cấp hộ chiếu Nga cho công dân Ukraine ở các khu vực do Nga chiếm đóng – và cưỡng bức đưa các cơ cấu hành chính của Nga vào lãnh thổ Ukraine. Điện Kremlin có thể có ý định chiếm đóng vô thời hạn miền đông và miền nam Ukraine, rồi cuối cùng sẽ tiến tới Odessa, một thành phố cảng lớn ở miền nam Ukraine, đồng thời là trung tâm thương mại kết nối Ukraine với thế giới bên ngoài. Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra nếu Ukraine thắng?”

Trung Quốc bình luận chiến sự mặt trận Bắc Donetsk tại Ukraine

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 15/6 đăng bài viết của các tác giả Trương Nhất Phàm, Liễu Ngọc Bằng, Tạ Nhung Bân và Lưu Dương dưới tiêu đề “Ukraine muốn dùng ‘Nhà máy luyện thép Azovstal thứ hai’ để giữ chân quân Nga chăng?” Dưới đây là bản dịch bài báo đó.

Cuộc tấn công của quân đội Nga tại Bắc Donetsk đình trệ không tiến triển được?

Hai tuần lễ rưỡi đã trôi qua kể từ ngày 27/5 khi quân đội Nga bắt đầu trận tấn công mặt đất vào thành phố Bắc Donetsk. Quân Nga đã thành công chiếm được phần lớn thành phố này, quân đội Ukraine bảo vệ Bắc Donetsk chỉ có thể lấy nhà máy hóa chất Azot làm căn cứ địa để chống cự, dường như muốn tái diễn cảnh tác chiến ở nhà máy luyện thép Azovstal tại thành phố Mariupol. Continue reading “Trung Quốc bình luận chiến sự mặt trận Bắc Donetsk tại Ukraine”

Đánh bại Nga có giúp ngăn chặn chiến tranh trong tương lai?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Will Teaching Aggressors a Lesson Deter Future Wars?,” Foreign Policy, 02/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lời kêu gọi giành chiến thắng quyết định trước quân Nga là sai lầm, và không nhất thiết sẽ ngăn cản Putin hoặc những người khác sử dụng vũ lực.

Những nhân vật phương Tây – chẳng hạn như Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg – ủng hộ việc hỗ trợ ngày càng nhiều hơn cho Ukraine đôi khi ám chỉ rằng một thất bại quyết định đối với người Nga sẽ giúp ngăn cản chiến tranh trong tương lai ở những nơi khác. Nếu Nga bị đánh bại hoàn toàn, hoặc chí ít là không thể đạt được bất kỳ lợi ích đáng kể nào, thì phương Tây sẽ chứng minh rằng “hiếu chiến là vô ích.” Không chỉ riêng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ rút ra bài học cho mình và không bao giờ thử bất cứ điều gì giống như cuộc chiến này nữa, mà các nhà lãnh đạo khác đang dự tính sử dụng vũ lực – chẳng hạn như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – cũng buộc phải suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động tương tự. Continue reading “Đánh bại Nga có giúp ngăn chặn chiến tranh trong tương lai?”

Vai trò gia tăng của vệ tinh thương mại trong chiến tranh

Nguồn: Erik Lin-Greenberg và Theo Milonopoulos, “Boots on the Ground, Eyes in the Sky”, Foreign Affairs, 30/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các vệ tinh thương mại đã làm đảo lộn xung đột như thế nào?

Vài ngày sau khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã có một bài phát biểu đầy xúc động trước Nghị viện Châu Âu, kêu gọi sự ủng hộ của mọi người. Cùng ngày hôm đó, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Chuyển đổi Kỹ thuật số của Ukraine, Mykhailo Fedorov, đã lên Twitter để đưa ra một lời cầu xin hướng đến nhóm đối tượng cụ thể hơn – nhưng không kém phần khẩn cấp — là các giám đốc điều hành và thành viên hội đồng quản trị của các công ty vệ tinh thương mại. Cụ thể, Fedorov đã kêu gọi một số công ty vệ tinh tư nhân hàng đầu cung cấp hình ảnh có độ phân giải cao “theo thời gian thực” cho các lực lượng vũ trang Ukraine để hỗ trợ họ chống lại cuộc xâm lược của Nga. Continue reading “Vai trò gia tăng của vệ tinh thương mại trong chiến tranh”

Cựu điệp viên KGB: Khi mù quáng Putin có thể làm những điều tồi tệ nhất

Nguồn: Ehemaliger KGB-Agent Sergej Jirnow: „Strategisch hat Putin diesen Krieg bereits verloren!“, WELT, 03/06/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Cựu điệp viên KGB Sergei Yirnov biết rõ về Vladimir Putin. Tổng thống Nga ngày càng bị cô lập ở trong Điện Kremlin, nhưng ông ta lại sống trong một thế giới song song đầy nguy hiểm. Tuy nhiên người hiểu rõ về Putin này lại lo lắng nhất về một tính cách khác của vị tổng thống.

Chuyện xảy ra vào buổi tối ngày Nga xâm lược Ukraine. Trên truyền hình Pháp, một cựu điệp viên Nga khiến khán giả hoảng hốt khi ông nói Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Ngay lập tức ông bị mạng xã hội tấn công tới tấp và nhiều chuyên gia cho rằng ông là một kẻ tán thành chiến tranh. Ba ngày sau đó, Vladimir Putin tuyên bố đặt kho vũ khí hạt nhân của mình vào tình trạng báo động. Kể từ đó người ta mới bắt đầu chú ý lắng nghe Sergei Jirnov. Continue reading “Cựu điệp viên KGB: Khi mù quáng Putin có thể làm những điều tồi tệ nhất”

Tổng thống Biden: Mỹ sẽ làm gì và không làm gì ở Ukraine

Nguồn: Joseph R. Biden Jr., President Biden: What America Will and Will Not Do in Ukraine, New York Times, 31/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược mà Vladimir Putin nghĩ rằng sẽ kéo dài chỉ vài ngày, giờ đã bước sang tháng thứ tư. Người dân Ukraine đã khiến nước Nga ngạc nhiên và truyền cảm hứng cho thế giới bằng sự hy sinh, gan dạ, và thành công trên chiến trường. Thế giới tự do và nhiều quốc gia khác, dẫn đầu là Mỹ, đã đứng về phía Ukraine với sự hỗ trợ chưa từng có về quân sự, nhân đạo, và tài chính.

Trong lúc cuộc chiến tiếp diễn, tôi muốn nói rõ về mục tiêu của Mỹ trong những nỗ lực này. Continue reading “Tổng thống Biden: Mỹ sẽ làm gì và không làm gì ở Ukraine”

Thủ tướng Lý Hiển Long: Các quốc gia ‘lớn và nhỏ’ đều phải chơi theo luật

Nguồn:Q&A with Singapore’s Lee: Nations ‘big and small’ must play by rules,” Nikkei Asia, 23/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Singapore thảo luận về Ukraine, Trung Quốc, và giá trị của các thể chế toàn cầu.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long gần đây đã có cuộc phỏng vấn độc quyền trước khi xuất hiện tại Hội nghị Tương lai châu Á hàng năm của Nikkei ở Tokyo.

Trò chuyện với Tổng biên tập Nikkei Tetsuya Iguchi, vị lãnh đạo đã chia sẻ suy nghĩ của mình về mọi thứ, từ tác động của cuộc xung đột Ukraine và lạm phát, đến các hiệp định thương mại và sự trỗi dậy của Trung Quốc. Continue reading “Thủ tướng Lý Hiển Long: Các quốc gia ‘lớn và nhỏ’ đều phải chơi theo luật”

Nếu rút khỏi WTO, Nga sẽ làm gì tiếp theo?

Tác giả: Nghê Nguyệt Cúc | Biên dịch: Vũ Tú Nam

Theo các báo cáo truyền thông, ông Peter Tolstoy, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga, mới đây đã tiết lộ rằng Nga đã rút khỏi Ủy ban châu Âu và bước tiếp theo sẽ là rút khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì tổ chức này đang phớt lờ các nghĩa vụ của mình đối với Nga. Trước đó, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu tuyên bố sẽ hủy bỏ quy chế thương mại tối huệ quốc dành cho Nga.

Nga gia nhập WTO năm 2012. Sau 19 năm đàm phán gian khổ, Nga hiện muốn rút khỏi WTO, một mặt là “đòn phản công tự vệ” chống lại “nỗ lực không ngừng” của các nước phương Tây nhằm kiểm soát Nga, mặt khác là do thất vọng với cơ chế của WTO. Kể từ sau khi nổ ra xung đột giữa Nga và Ukraine, Mỹ và các đồng minh liên tục gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga, bao gồm hủy bỏ quy chế tối huệ quốc và đình chỉ tư cách thành viên WTO. Continue reading “Nếu rút khỏi WTO, Nga sẽ làm gì tiếp theo?”

Kissinger có đúng khi nói Ukraine nên nhượng đất cho Nga?

Nguồn: Ukraine-Kriegsverlauf: Henry Kissinger hat recht – Der Westen darf sich nichts vormachen, WELT, 26/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Nhà hoạch định chính sách đối ngoại kỳ cựu Henry Kissinger đã nêu ra khả năng Ukraine phải nhượng một phần lãnh thổ [cho Nga để đổi lấy hòa bình]. Sự phẫn nộ của Kiev đối với điều này là dễ hiểu. Nhưng dù đau đớn đến mấy, không ai có thể ra lệnh cho nước Nga phải chấp nhận hòa bình. Vì vậy, phải có một sự thỏa hiệp.

Trong bảy thập niên, Henry Kissinger là một trong những bộ óc vĩ đại về chính sách đối ngoại, không chỉ ở Hoa Kỳ, mà còn trên cả thế giới. Continue reading “Kissinger có đúng khi nói Ukraine nên nhượng đất cho Nga?”

Vua cờ Kasparov: Thất bại quân sự sẽ là liều thuốc giải độc cho người Nga

Nguồn: Garri Kasparow: „Der Verlust der Krim könnte einen Zusammenbruch auslösen“, WELT, 22/05/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Nhà cựu vô địch cờ vua thế giới Garry Kasparov là một trong những người chỉ trích Putin gay gắt nhất kể từ khi Putin nhậm chức. Trong cuộc phỏng vấn, ông giải thích lý do tại sao ông tin rằng cuối cùng Ukraine sẽ thắng trong cuộc chiến này và một nước Nga mới hậu Putin sẽ như thế nào.

Cách viết tiếng Nga của Harry là Garry. Garry Kasparov được đặt theo tên của cố Tổng thống Mỹ Harry Truman. Sự lựa chọn của cha mẹ ông không phải là không có rủi ro, vì ông sinh năm 1963, giai đoạn đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh. Kasparov được nuôi dưỡng trong hệ thống giáo dục cộng sản, học cờ vua tại trường dạy cờ của đại kiện tướng huyền thoại và là một người cộng sản trung thành Mikhail Botvinnik. Nhưng người đàn ông 59 tuổi này luôn bị cuốn hút vào những ý tưởng mà cái tên của ông đại diện. Ở Liên Xô, ông được coi là một người có tinh thần tự do và là người chỉ trích hệ thống. Continue reading “Vua cờ Kasparov: Thất bại quân sự sẽ là liều thuốc giải độc cho người Nga”

Giám đốc CIA William Burns nói về tương lai hỗn loạn của thế giới

Nguồn: Edward Luce, “What the CIA thinks: William Burns on the new world disorder,” Financial Times, 13/05/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Năm mươi năm sau ‘cuộc đảo chính’ Chiến tranh Lạnh của Nixon, người Mỹ đang đối mặt với một trật tự toàn cầu mới.

Chúng ta không thường xuyên được gặp những người có số tuổi đạt đến ba chữ số. Henry Kissinger, người sẽ bước sang tuổi 99 vào tháng này, hiện đã già hơn bất kỳ chính khách nào còn sống trên thế giới. Tại Lễ hội FTWeekend ở Washington vào thứ Bảy tuần trước, chiến lược gia Chiến tranh Lạnh đã nhận xét rằng nhân loại “hiện đang sống trong một kỷ nguyên hoàn toàn mới.” Xét đến việc ông đã sống được 40% lịch sử nền cộng hòa Mỹ, Kissinger có quyền đưa ra nhận định đó – bất kể người ta nghĩ thế nào về hồ sơ đầy tranh cãi của ông. Continue reading “Giám đốc CIA William Burns nói về tương lai hỗn loạn của thế giới”

Trung Quốc bình luận về xu hướng chiến sự sau khi Nga chiếm được Mariupol

Tác giả: Trương Nhất Phàm, Liễu Ngọc Bằng | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 19/5 vừa qua, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Konashenkov thông báo: Từ ngày 16/5 tới nay đã có 1.730 người thuộc quân đội Ukraine và thuộc “Tiểu đoàn Azov” trong lực lượng quân sự Ukraine bị bao vây trong Nhà máy gang thép Azovstal ở Mariupol ra hàng. Dư luận bên ngoài phổ biến cho rằng trận chiến dài nhất và đẫm máu nhất trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đã cơ bản chấm dứt. Trong hơn 80 ngày qua, chiến trận tại Mariupol đã trực tiếp ảnh hưởng tới xu thế phát triển cuộc xung đột nói trên. Trong tương lai, quân đội Nga sau khi dứt ra khỏi trận chiến đó sẽ tấn công về hướng nào? Continue reading “Trung Quốc bình luận về xu hướng chiến sự sau khi Nga chiếm được Mariupol”

Phương Tây đối đầu ‘phần còn lại của thế giới’ trong quan hệ với Nga

Nguồn: Angela Stent, “The West vs. the Rest,” Foreign Policy, 02/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chào mừng đến với Chiến tranh Lạnh thế kỷ 21!

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bốn tính toán sai lầm lớn trước khi tiến hành cuộc xâm lược Ukraine. Ông đánh giá quá cao năng lực và hiệu quả quân sự của lính Nga, đồng thời đánh giá quá thấp ý chí kháng cự và quyết tâm chống trả của người Ukraine. Ông cũng sai khi cho rằng một phương Tây bị phân tâm sẽ không thể đoàn kết về mặt chính trị nếu phải đối mặt với cuộc tấn công của Nga, ngoài ra, châu Âu và các đồng minh châu Á của Mỹ sẽ không bao giờ ủng hộ các biện pháp trừng phạt sâu rộng về tài chính, thương mại, và năng lượng chống lại Nga.

Nhưng Putin đã đúng về một điều: Ông đoán chính xác rằng cái mà tôi gọi là “Phần còn lại của Thế giới” – nghĩa là những nước “phi phương Tây” – sẽ không lên án hay áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga. Vào ngày chiến tranh nổ ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng phương Tây đảm bảo rằng Putin sẽ trở thành “kẻ bị bài xích trên trường quốc tế” – nhưng đối với phần lớn thế giới, Tổng thống Nga không hẳn là một người bị bài xích. Continue reading “Phương Tây đối đầu ‘phần còn lại của thế giới’ trong quan hệ với Nga”

Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO làm lập luận của Putin sụp đổ

Nguồn: In applying to NATO, Finland and Sweden give the lie to Putin’s claims,” The Economist, 15/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự mở rộng của liên minh không phải là nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến của Tổng thống Nga ở Ukraine.

Quyết định của Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập NATO là một hành động thẳng thừng bác bỏ tầm nhìn chiến lược của Tổng thống Nga, Vladimir Putin. Hai quốc gia từng tự hào về lịch sử không liên kết quân sự lâu đời của mình đã nhận định rằng, rủi ro làm mất lòng nước láng giềng không quan trọng bằng sự trợ giúp an ninh bổ sung mà họ có được khi tham gia một liên minh chuyên chống lại sự xâm lược của Nga. Đó là kết quả trực tiếp của việc Nga xâm lược Ukraine, mà theo Putin là để ngăn chặn NATO mở rộng. Continue reading “Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO làm lập luận của Putin sụp đổ”

Tổng Thư ký NATO nói về tình hình Ukraine và việc mở rộng liên minh

Nguồn: Jens Stoltenberg: „Es ist unser Recht, die Ukraine zu unterstützen“ – WELT, 07/05/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

NATO quyết tâm giúp Ukraine chừng nào Putin vẫn tiếp tục cuộc chiến, cho dù cuộc chiến này phải kéo dài hàng tháng hay hàng năm. Đồng thời, Tổng thư ký Stoltenberg muốn “làm mọi cách” để ngăn xung đột lan rộng. Đức đảm nhận một vai trò trung tâm trong quá trình này.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg bước chân thoăn thoắt vào “Phòng Xanh” tại trụ sở NATO ở Brussels. Ông vẫn còn một số cuộc hẹn trong ngày hôm đó nên đi thẳng vào vấn đề trong cuộc phỏng vấn với Thế giới Chủ nhật:

Hỏi: Thưa ông Stoltenberg, ở trong lòng châu Âu, một cuộc chiến đã xảy ra ở Ukraine trong hơn hai tháng nay. Ông mong đợi điều gì cho những tuần tới? Continue reading “Tổng Thư ký NATO nói về tình hình Ukraine và việc mở rộng liên minh”

Tình báo Mỹ dự đoán chiến tranh Nga – Ukraine sẽ kéo dài

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Xung đột Nga-Ukraine đã bước sang ngày thứ 77, ngày càng có nhiều người cảm thấy khó hiểu về xu thế của cuộc xung đột này. Bà Haynes, Giám Đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Mỹ, cho rằng Tổng thống Nga Putin đang chuẩn bị tiến hành một “cuộc chiến tranh tiêu hao lâu dài” tại Ukraine, mục tiêu không chỉ là vùng Donbas mà gồm cả một số vùng ở miền Nam Ukraine. Phía Nga ngày 11/5 không bình luận chính diện về quan điểm nói trên của cơ quan tình báo Mỹ. Tuy vậy, rõ ràng Mỹ và phương Tây đang chuẩn bị cho việc xung đột Nga- Ukraine sẽ kéo dài. Sau khi Tổng thống Biden cảnh báo nguồn vốn viện trợ Ukraine “sẽ cạn kiệt trong vòng 10 ngày”, Hạ viện Mỹ tối hôm 10/5 đã “khảng khái mở hầu bao” duyệt khoản viện trợ 40 tỷ USD cho Ukraine, cuộc bỏ phiếu ở Thượng viện [để duyệt khoản viện trợ này] sẽ được tổ chức trong vài ngày tới. Ngày 10/5, Ngoại trưởng Đức Baerbock đến thăm Kyiv, trở thành quan chức Đức cấp cao nhất thăm Ukraine sau ngày nổ ra xung đột, và tuyên bố sẽ cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Phía Ukraine tỏ ý cảm ơn hành động đó và nói “Đây là bước ngoặt lớn trong lịch sử”. Continue reading “Tình báo Mỹ dự đoán chiến tranh Nga – Ukraine sẽ kéo dài”

Ukraine và bóng ma Quốc xã

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine and the shadow of the Nazis,” Financial Times, 09/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi cả hai bên đều cáo buộc kẻ thù là hậu duệ của Hitler, thỏa hiệp dần trở thành điều không tưởng.

Đã không có chiến thắng nào để Vladimir Putin có thể ăn mừng trong Ngày Chiến thắng. Thay vào đó, nhà lãnh đạo Nga đang sa lầy trong một cuộc chiến tàn khốc, bất phân thắng bại, và ngày càng nhục nhã.

Trước khi có bài phát biểu quan trọng tại Quảng trường Đỏ, kỷ niệm chiến thắng trong Thế chiến II, Tổng thống Nga có ba lựa chọn – nhưng không có lựa chọn nào trong số đó là tốt cả. Ông có thể bắt đầu xuống thang trong cuộc chiến ở Ukraine, điều có nghĩa là thừa nhận rằng Nga đã không đạt được hầu hết các mục tiêu của mình. Ông có thể cố gắng thúc đẩy tinh thần quân đội và quốc gia, nhưng không thông báo về một thay đổi lớn trong chính sách. Hoặc ông có thể leo thang, bằng lời nói hoặc hành động – chẳng hạn như tuyên bố lệnh động viên quân sự, hoặc ám chỉ việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Continue reading “Ukraine và bóng ma Quốc xã”

Thủ tướng Séc: Nếu không chặn Putin, Nga sẽ đưa quân đến tận biên giới Đức

Nguồn: Tschechischer Premier: „Wir liefern Waffen, weil wir etwas Entscheidendes verstanden haben“, WELT, 07/05/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

“Tên lửa, thậm chí cả xe tăng, tất cả những gì mà chúng tôi có thể cung cấp” thì Séc đều gửi cho Ukraine. Trong một bài phỏng vấn, thủ tướng Petr Fiala giải thích vì sao nước ông không thể làm khác. Trong chuyến viếng thăm của ông tới Berlin, thủ tướng Séc đã đưa ra một đề nghị với thủ tướng Scholz.

Hỏi: Thưa ngài Thủ tướng, Séc là một nước ủng hộ quan trọng đối với Ukraine, cả về quân sự. Các chuyến giao hàng tiếp theo đã được lên kế hoạch chưa? Continue reading “Thủ tướng Séc: Nếu không chặn Putin, Nga sẽ đưa quân đến tận biên giới Đức”

Thái độ của người dân Nga đối với Chiến tranh Ukraine

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “Russians at War,” Foreign Affairs, 18/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự hung hăng của Putin đã khiến một quốc gia tự chống lại chính mình.

Đầu tháng 4, quan tài chứa thi thể của Vladimir Zhirinovsky, 75 tuổi – một nhà dân túy cực đoan, người từng là trụ cột quan trọng của nhà nước Nga suốt hai thập niên – đã được đưa đến Sảnh Cột (Hall of Columns) ở trung tâm Moscow để mọi người có thể đến viếng. Cách đây 69 năm, thi hài Stalin cũng được quàn tại đây, và vì thế dẫn đến cái chết của hàng loạt người Nga, những người đã bị giẫm đạp đến chết trong đám đông khổng lồ tụ tập để tiễn biệt nhà độc tài Liên Xô.

Đã không có đợt giẫm đạp nào ở đám tang Zhirinovsky, nhưng nó gợi lại một khoảnh khắc khác trong thời kỳ Liên Xô. Thi thể của ông đã được đưa đến Sảnh Cột trong một chiếc Aurus Lafet – dòng xe tang đen phiên bản siêu giới hạn, được sản xuất bởi Aurus Motors, nhà sản xuất xe hơi hạng sang mới nổi của Nga. Trong tiếng Nga, lafet có nghĩa là “xe tang”, và đối với những người Nga như tôi, những người đủ lớn tuổi để nhớ được giai đoạn đầu thập niên 1980, tên của chiếc xe gợi lên một câu chuyện đùa tăm tối: khi các nhà lãnh đạo cao tuổi của Liên Xô, Leonid Brezhnev, Yuri Andropov, và Konstantin Chernenko liên tiếp qua đời, sự kiện đó đã được gọi là Cuộc đua của những chiếc xe tang (Race of the Lafets). Continue reading “Thái độ của người dân Nga đối với Chiến tranh Ukraine”

Chiến thuật tuyên truyền chiến tranh Ukraine của ĐCS Trung Quốc

Nguồn: Sarah Cook, “The CCP’s Ukraine War Propaganda,” The Diplomat, 16/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đảng và Nhà nước Trung Quốc đang sử dụng hộp công cụ kiểm soát thông tin phong phú của mình để lan truyền phiên bản quan điểm của họ về cuộc xâm lược của Nga.

Bộ máy kiểm soát thông tin khổng lồ của Trung Quốc thường tập trung vào việc bóp méo thông tin mà các công dân Trung Quốc có thể tiếp cận về đất nước mình, trong khi các thông tin liên quan đến nước ngoài chỉ có tầm quan trọng thứ yếu. Tuy nhiên, trong bảy tuần qua, quyết định rõ ràng của các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đứng về phía Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc xâm lược vô cớ vào Ukraine đã thúc đẩy một chiến dịch toàn diện nhằm định hình dư luận và các cuộc thảo luận về các sự kiện đang diễn ra cách xa hàng nghìn dặm. Continue reading “Chiến thuật tuyên truyền chiến tranh Ukraine của ĐCS Trung Quốc”