14/03/1967: Thi hài JFK được chuyển đến nơi an nghỉ cuối cùng

Nguồn: JFK’s body moved to permanent gravesite, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, thi hài của Tổng thống John F. Kennedy được di dời đến một vị trí cách nơi chôn cất ban đầu tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington chỉ vài mét. Vị tổng thống đã qua đời hơn ba năm trước đó, vào ngày 22/11/1963, do bị ám sát.

Dù JFK chưa bao giờ nói rõ ông muốn được chôn cất ở đâu, nhưng hầu hết các thành viên trong gia đình và bạn bè của ông đều cho rằng ông sẽ chọn một khu đất ở quê hương Massachusetts. Vì là cựu binh Thế chiến II, JFK đủ điều kiện để được chôn cất tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, nhưng ông cũng xứng đáng có một nơi chôn cất đặc biệt, phù hợp với vị thế tổng thống của mình. Continue reading “14/03/1967: Thi hài JFK được chuyển đến nơi an nghỉ cuối cùng”

Cỗ máy chiến tranh Nga phụ thuộc vào linh kiện Phương Tây (P2)

Nguồn: Amy Mackinnon, “Russia’s War Machine Runs on Western Parts,” Foreign Policy, 22/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Một trong những cách chính mà Nga dùng để né tránh kiểm soát xuất khẩu của phương Tây là thông qua trung chuyển hàng hóa qua các nước thứ ba như Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và các quốc gia láng giềng thuộc Liên Xô cũ. Vào tháng 11 năm ngoái, Bloomberg đưa tin rằng trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng từ phương Tây, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã đồng ý hạn chế xuất khẩu hàng hóa nhạy cảm sang Nga, và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang xem xét một động thái tương tự. Về phần mình, các quan chức Kazakhstan đã công bố lệnh cấm xuất khẩu một số mặt hàng chiến trường sang Nga vào tháng 10. Continue reading “Cỗ máy chiến tranh Nga phụ thuộc vào linh kiện Phương Tây (P2)”

Cỗ máy chiến tranh Nga phụ thuộc vào linh kiện Phương Tây (P1)

Nguồn: Amy Mackinnon, “Russia’s War Machine Runs on Western Parts,” Foreign Policy, 22/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bất chấp lệnh trừng phạt, Moscow vẫn nhập khẩu các linh kiện vũ khí quan trọng từ Mỹ và châu Âu.

Vào khoảng gần trưa ngày 19/08/2023, một tên lửa hành trình của Nga đã cắt ngang qua những mái vòm củ hành mạ vàng và những dãy chung cư thấp tầng trên đường chân trời Chernihiv ở miền bắc Ukraine. Tên lửa Iskander-K đã lao thẳng vào mục tiêu: nhà hát kịch của thành phố, nơi đang tổ chức cuộc họp của các nhà sản xuất máy bay không người lái vào thời điểm xảy ra vụ tấn công. Hơn 140 người bị thương và 7 người thiệt mạng. Nạn nhân nhỏ nhất, Sofia Golynska, 6 tuổi, đang chơi ở công viên gần đó. Continue reading “Cỗ máy chiến tranh Nga phụ thuộc vào linh kiện Phương Tây (P1)”

12/03/1988: Mưa đá gây ra thảm họa giẫm đạp tại Nepal

Nguồn: Hail causes stampede at soccer match in Nepal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1988, một trận mưa đá bất ngờ đã khiến các cổ động viên tại một trận bóng đá ở Kathmandu, Nepal phải bỏ chạy. Thảm họa giẫm đạp sau đó đã khiến ít nhất 70 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.

Vào lúc đó, khoảng 30.000 người đang theo dõi trận đấu giữa đội Janakpur của Nepal và đội Muktijoddha của Bangladesh tại Sân vận động Quốc gia. Một cơn bão ập đến nhanh chóng và mưa đá bắt đầu trút xuống khán đài. Khi các cổ động viên hoảng loạn và lao về phía lối thoát, họ phát hiện các cánh cổng đã bị khóa, có lẽ là để ngăn những người không có vé vào sân vận động. Trong lúc người hâm mộ tiếp tục chen lấn, lối đi bắt đầu chật kín. Các nạn nhân của thảm họa giẫm đạp dần không thở được và đã bị đè bẹp đến chết. Continue reading “12/03/1988: Mưa đá gây ra thảm họa giẫm đạp tại Nepal”

Logic tàn bạo đằng sau hành động của Israel ở Gaza

Nguồn: Raphael S. Cohen, “The Brutal Logic to Israel’s Actions in Gaza,” Foreign Policy, 29/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đường lối bị nhiều chỉ trích của chính quyền Biden đã cho thấy việc thiếu một chiến lược thay thế rõ ràng.

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Israel-Hamas, chính quyền Biden đã cố gắng áp dụng một chính sách cân bằng mong manh: ủng hộ cuộc chiến của Israel chống lại Hamas ở Gaza, đồng thời yêu cầu Israel giảm bớt thiệt hại nhân đạo trong các chiến dịch của họ và xem xét một cách nghiêm túc những bất bình chính trị chính đáng của người Palestine. Nhìn chung, nỗ lực triển khai chính sách này chỉ gây thất vọng – và ngày càng khiến Mỹ bị cô lập. Giờ đây, ngay cả những đồng minh thân cận nhất của Mỹ cũng đang kêu gọi “ngừng bắn ngay lập tức” nhằm chấm dứt các chiến dịch của Israel ở Gaza. Trong nước, Nhà Trắng đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các đảng viên Dân chủ tại Quốc hội cũng như từ các cơ sở của Đảng Dân chủ, yêu cầu thay đổi chiến thuật hiện tại trong việc đối phó với Israel. Continue reading “Logic tàn bạo đằng sau hành động của Israel ở Gaza”

Thêm bằng chứng cho thấy chính trị Trung Quốc ngày càng khép kín

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Post-Tiananmen ‘openness’ fades from Chinese politics, ”Nikkei Asia, 07/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập ủng hộ ‘mở cửa với tiêu chuẩn cao’ nhưng chế độ của ông lại đang đi thụt lùi.

Chính trị Trung Quốc lại một lần nữa rút vào hộp đen.

Thủ tướng Lý Cường dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 11/03/2024, sau khi Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tức Quốc hội Trung Quốc, bế mạc kỳ họp thường niên. Tuy nhiên, theo một thông báo chính thức trước thềm kỳ họp Quốc hội, cuộc họp báo của thủ tướng đã bị loại khỏi chương trình nghị sự. Continue reading “Thêm bằng chứng cho thấy chính trị Trung Quốc ngày càng khép kín”

10/03/1922: Mahatma Gandhi bị bắt vì tội kích động lật đổ

Nguồn: Mahatma Gandhi Arrested for Sedition, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1922, sau nhiều năm bị chính quyền thực dân Anh ở Ấn Độ bắt giam nhiều lần vì các hoạt động lãnh đạo trong phong trào đòi độc lập của đất nước, nhà hoạt động và lãnh đạo tinh thần Mohandas Karamchand Gandhi lại tiếp tục bị bắt tại Bombay với tội danh nghiêm trọng nhất cho đến đến thời điểm đó: kích động lật đổ. Gandi – người được gọi một cách tôn kính với tên Mahatma, có nghĩa là “linh hồn vĩ đại” – phải nhận bản án 6 năm tù vì tội phản đối chính quyền thực dân Anh. Continue reading “10/03/1922: Mahatma Gandhi bị bắt vì tội kích động lật đổ”

Mức tiết kiệm khổng lồ ở Trung Quốc là một mối nguy

Nguồn: Martin Wolf, “China’s excess savings are a danger,” Financial Times, 05/03/2024.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh phải dám chọn biện pháp triệt để để đối phó.

Trung Quốc là siêu cường tiết kiệm toàn cầu. Trong quá khứ, ở một nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng với những cơ hội đầu tư tuyệt vời, tỷ lệ tiết kiệm cao là một tài sản lớn. Nhưng chúng cũng có thể gây ra những khó khăn đáng kể. Ngày nay, khi thời kỳ bùng nổ của thị trường bất động sản đi đến hồi kết, quản lý những khoản tiết kiệm này đã trở thành một thách thức. Chính phủ Trung Quốc phải dám lựa chọn những giải pháp tương đối triệt để. Continue reading “Mức tiết kiệm khổng lồ ở Trung Quốc là một mối nguy”

09/03/1916: Pancho Villa tấn công Columbus, New Mexico

Nguồn: Pancho Villa attacks Columbus, New Mexico, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, tức giận trước sự hỗ trợ của Mỹ dành cho các đối thủ trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát Mexico, thủ lĩnh cách mạng nông dân Pancho Villa đã tấn công thị trấn biên giới Columbus, New Mexico.

Năm 1913, cuộc nội chiến đẫm máu ở Mexico đã đưa tướng Victoriano Huerta lên nắm quyền. Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã khinh thường chế độ mới, gọi đó là “chính phủ đồ tể,” và tích cực hỗ trợ quân sự nhân vật đối lập, Venustiano Carranza. Thật không may, khi Carranza lên nắm quyền vào năm 1914, ông ta cũng trở thành một nỗi thất vọng khác và Wilson lại ủng hộ một lãnh đạo phiến quân khác, Pancho Villa. Continue reading “09/03/1916: Pancho Villa tấn công Columbus, New Mexico”

Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh ‘chiến tranh chính trị’ hậu bầu cử tại Đài Loan?

Nguồn: Craig Singleton, “Beijing’s Post-Election Plan for Taiwan,” Foreign Policy, 27/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dự kiến Trung Quốc sẽ tăng cường chiến tranh chính trị.

Thoạt nhìn, kết quả cuộc bầu cử tổng thống ở Đài Loan vào tháng trước trông giống như một sự phản đối rõ ràng đối với chương trình nghị sự thống nhất mang tính cưỡng bức của Trung Quốc. Bất chấp việc Bắc Kinh không ngừng gọi Đảng Dân Tiến (DPP) cầm quyền ở Đài Loan là “kẻ ly khai,” cử tri hòn đảo đã kéo dài thời gian nắm quyền của DPP thêm nhiệm kỳ tổng thống thứ ba liên tiếp, chưa từng có tiền lệ. Các tờ báo quốc tế hả hê nói rằng cuộc bầu cử là một “bước lùi” lớn đối với Trung Quốc, bên đã cảnh báo rằng việc bỏ phiếu cho DPP tương đương với việc bỏ phiếu cho chiến tranh với đại lục. Một số phương tiện truyền thông thậm chí còn coi chiến thắng của DPP là một hành động thách thức của người dân Đài Loan, bác bỏ khẳng định của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong bài phát biểu đầu năm mới gần đây, rằng việc thống nhất Trung Quốc và Đài Loan là “không thể tránh khỏi.” Continue reading “Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh ‘chiến tranh chính trị’ hậu bầu cử tại Đài Loan?”

07/03/2002: Xét xử vụ Andrea Yates sát hại năm người con

Nguồn: Defense rests in Andrea Yates trial, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2002, luật sư bào chữa đã kết thúc phần trình bày của mình trong phiên tòa xét xử Andrea Yates, một phụ nữ 37 tuổi ở Texas, người đã nhận tội giết chết năm đứa con nhỏ của mình bằng cách nhấn chìm chúng trong bồn tắm. Chưa đầy một tuần sau, vào ngày 13/03, Yates bị tuyên có tội và phải nhận án chung thân; tuy nhiên, bản án của bà ta sau đó đã bị hủy. Continue reading “07/03/2002: Xét xử vụ Andrea Yates sát hại năm người con”

Tương lai kinh tế Hàn Quốc đang bị đe dọa bởi các cuộc đình công

Nguồn: Park Dae Sung, “South Korea’s economic future at stake in doctors’ strike,” Nikkei Asia, 06/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Yoon đang kiềm chế các công đoàn trong lúc tìm cách tăng tính linh hoạt của thị trường lao động.

Tuần này, chính phủ của Tổng thống Yoon Suk Yeol lại tiếp tục gia tăng căng thẳng trong cuộc đối đầu với các bác sĩ nội trú của Hàn Quốc.

Các quan chức của Bộ Y tế đã bắt đầu đến kiểm tra các bệnh viện để xác nhận sự vắng mặt của các bác sĩ được cho là đang tham gia cuộc đình công nhằm yêu cầu chính phủ từ bỏ kế hoạch mở rộng tuyển sinh vào trường y. Bộ này dự định đình chỉ giấy phép hành nghề của những người không quay trở lại làm việc trước hạn chót ngày 29/02. Continue reading “Tương lai kinh tế Hàn Quốc đang bị đe dọa bởi các cuộc đình công”

Vẫn chưa quá trễ để đảo ngược tình trạng suy thoái chính trị của Mỹ

Nguồn: Francis Fukuyama, “It’s not too late to reverse America’s political decay,” Financial Times, 02/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi các thể chế của một xã hội không thể thích ứng với hoàn cảnh thay đổi, chúng sẽ trở nên xơ cứng.

Theo thống kê của tổ chức phi lợi nhuận Freedom House, số lượng và chất lượng của các nền dân chủ tự do trên thế giới đã giảm dần đều suốt 18 năm qua. Và trong số những nước đang đi thụt lùi, không có trường hợp nào nghiêm trọng hơn nước Mỹ. Continue reading “Vẫn chưa quá trễ để đảo ngược tình trạng suy thoái chính trị của Mỹ”

05/03/1929: Ngày mất David Buick

Nguồn: David Buick dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1929, David Dunbar Buick, nhà sáng lập Công ty Buick Motor, đã qua đời trong tình trạng nghèo khó và cô quạnh ở tuổi 74. Năm 1908, công ty của Buick đã trở thành nền tảng cho tập đoàn General Motors, nhưng đáng tiếc là vào lúc đó ông đã bán cổ phần của mình trong công ty.

Buick sinh tại Arbroath, Scotland vào ngày 17/09/1854 và chuyển đến Detroit, Michigan cùng gia đình khi còn nhỏ. Thời trẻ, ông làm việc trong ngành công nghiệp ống nước và đã có nhiều phát minh, trong đó gồm một quy trình giúp gắn men sứ lên bồn tắm bằng gang. Continue reading “05/03/1929: Ngày mất David Buick”

Những thách thức ngày càng lớn của AUKUS

Nguồn: Gideon Rachman, “The squawkus about AUKUS is getting louder,” Financial Times, 26/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khía cạnh chiến lược của hiệp ước Australia-Anh-Mỹ rất vững chắc. Nhưng những nghi ngờ về mặt kỹ thuật và chính trị đang gia tăng.

AUKUS đang tiếp tục làm dậy sóng trên khắp Thái Bình Dương. Được công bố vào năm 2021, hiệp ước ba bên này xoay quanh việc Australia mua các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân từ Mỹ và Anh.

Đối với chính quyền Biden, AUKUS đã nhanh chóng trở thành trung tâm trong nỗ lực nhằm kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc. Đối với Australia, việc thắt chặt quan hệ quân sự với Mỹ là một lựa chọn có tác động sâu rộng. Đối với Anh, đây là biểu tượng cho tham vọng toàn cầu mới của nước này. Continue reading “Những thách thức ngày càng lớn của AUKUS”