Nhìn lại 50 năm chuyến thăm Trung Quốc của Nixon (P1)

Nguồn: Richard McGregor, Nixon in China, 50 years on, Nikkei Asia, 16/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vài năm sau khi cảm giác hưng phấn của chuyến đi bí mật đến Bắc Kinh đã không còn, Henry Kissinger chia sẻ sau một cuộc gặp đầy gay gắt với những người đồng cấp Trung Quốc: “Khi những người này không cần chúng ta nữa,” ông nói trong lúc quay sang một trong những trợ lý của mình, “sẽ rất khó để đối phó với họ.”

Chuyến đi đáng nhớ năm 1971 của Kissinger, mà ông đã bắt đầu bằng cách giả bệnh khi ở Pakistan để có thể lên máy bay đến Bắc Kinh, đã trở thành bước đệm để Tổng thống Mỹ Richard Nixon đến thủ đô Trung Quốc một năm sau đó. Continue reading “Nhìn lại 50 năm chuyến thăm Trung Quốc của Nixon (P1)”

Cuộc chiến ở Ukraine sẽ thay đổi sâu sắc tình hình địa chính trị

Nguồn: The war in Ukraine is going to change geopolitics profoundlyThe Economist, 05/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có nhiều điều quen thuộc, nhưng cũng có những điều chưa có tiền lệ.

Thứ Sáu ngày 25/02, một ngày sau khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu, Volodymyr Zelensky, Tổng thống Ukraine, tuyên bố, “Ngày hôm nay, chúng ta đơn độc bảo vệ đất nước mình.” Đó là “khởi đầu của cuộc chiến chống lại châu Âu.” Tuy nhiên, những người châu Âu duy nhất tiến ra chiến trường là người Ukraine.

Phần còn lại của châu Âu đã phải xấu hổ. Sau những ngày cuối tuần, kinh hoàng trước hành động xâm lược vô căn cứ của Putin, được truyền cảm hứng bởi lòng dũng cảm của những người lính Ukraine, được thúc đẩy bởi những người biểu tình trên đường phố, và cảm động trước những lời nói cũng như hành động của Zelensky, lục địa này đã có những bước đi mà chỉ vài ngày trước đó là không thể tưởng tượng được. Continue reading “Cuộc chiến ở Ukraine sẽ thay đổi sâu sắc tình hình địa chính trị”

John Mearsheimer: Mỹ can dự với Trung Quốc là một ‘sai lầm chiến lược’

Nguồn: Masahiro Okoshi (phỏng vấn), U.S. engagement with China a ‘strategic blunder’: Mearsheimer, Nikkei Asia, 21/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chuyến thăm của Nixon cách đây 50 năm là hợp lý, nhưng chính sách sau này của Mỹ thì không, vị học giả nói.

Mỹ đã “dại dột” theo đuổi chính sách can dự với Bắc Kinh sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc – trả lời phỏng vấn của Nikkei – giáo sư John Mearsheimer của Đại học Chicago cho rằng chính sách sai lầm này đã góp phần mở đường cho sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự của Trung Quốc.

Được biết đến là một nhà hiện thực về lý thuyết quan hệ quốc tế, Mearsheimer đã khẳng định trong cuốn sách năm 2001 của mình, Bi kịch của Chính trị Cường quyền (The Tragedy of Great Power Politics), rằng cách tiếp cận can dự của Mỹ sẽ thất bại, khi một Trung Quốc mạnh hơn về kinh tế bắt đầu tìm kiếm bá quyền khu vực. Continue reading “John Mearsheimer: Mỹ can dự với Trung Quốc là một ‘sai lầm chiến lược’”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P12)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

7.  ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Không quên tâm nguyện ban đầu thì mới có thể thành công. Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết chí theo đuổi sự nghiệp vĩ đại muôn đời của dân tộc Trung Hoa, trăm năm là lúc phong nhã hào hoa rất mực. Một trăm năm qua, Đảng đã nộp cho nhân dân, cho lịch sử một lời giải bài thi rất xuất sắc. Giờ đây Đảng đoàn kết dẫn dắt nhân dân Trung Quốc lại bước lên con đường mới đi dự cuộc thi thực hiện mục tiêu phấn đấu trăm năm thứ hai. Thời đại là người ra đề thi, chúng ta là người trả bài thi, nhân dân là ban giám khảo. Chúng ta nhất định phải thi thật giỏi, thể hiện khí thế mới, hành động mới trong thời đại mới, hành trình mới. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P12)”

Lập trường 5 điểm của Trung Quốc về vấn đề Ukraine hiện nay

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau đây là bản lược dịch bản tin phát lúc 07h12 ngày 26/2/2022 (giờ Bắc Kinh) của Huanqiu.com.

Ngày 25/2/2022 Uỷ viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã lần lượt nói chuyện trên điện thoại với Ngoại trưởng Anh Liz Truss, Cao ủy về chính sách ngoại giao và an ninh của EU Henrique Borrell, và Cố vấn Tổng thống Pháp Bernard Bona, trọng điểm là đi sâu trao đổi ý kiến về tình hình Ukraine. Vương Nghị đã trình bày lập trường cơ bản của Trung Quốc đối với vấn đề Ukraine, khái quát gồm 5 điểm sau đây: Continue reading “Lập trường 5 điểm của Trung Quốc về vấn đề Ukraine hiện nay”

Quan hệ Nga-Trung chỉ là liên kết chứ không phải liên minh

Nguồn: Sergey Radchenko, an expert on Russia’s foreign relations, writes on its evolving friendship with China, The Economist, 15/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cùng nhau phản đối NATO bành trướng thì dễ, nhưng cùng nhau điều hướng địa chính trị lại khó.

Đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, đại từ nhân xưng rất quan trọng. Ông thích thể hiện sự gần gũi với một số lãnh đạo thế giới bằng cách gọi họ bằng đại từ thân mật ты (‘ty’), thay vì đại từ trang trọng là вы (‘vy’). Angela Merkel, Emmanuel Macron, Silvio Berlusconi và Victor Orban đều được gọi bằng lối nói thân thiện này. Thế nhưng, Putin luôn giữ sự trang trọng với “người bạn thân thiết” là Chủ tịch Tập Cận Bình. Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tổng cộng 38 lần, lần gần đây nhất là tại Bắc Kinh vào ngày 04/02. Tuy nhiên, bất chấp những nghi thức ngoại giao thì Putin và Tập là cặp song sinh có quan điểm gần gũi về chính trị. Họ chia sẻ quan điểm chuyên chế về các vấn đề thế giới, và cùng có cam kết sâu sắc đối với mối quan hệ Trung-Nga, mà cả hai tuyên bố là đang ở giai đoạn nồng ấm nhất trong lịch sử. Continue reading “Quan hệ Nga-Trung chỉ là liên kết chứ không phải liên minh”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P11)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

5. Ý NGHĨA LỊCH SỬ TRĂM NĂM PHẤN ĐẤU CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC

Một trăm năm nay, Đảng không ngừng thực thi sứ mạng tâm nguyện ban đầu, đoàn kết dẫn dắt các dân tộc trong cả nước vẽ nên cuộn tranh đẹp trong lịch sử phát triển loài người, sự nghiệp phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa hiện lên viễn cảnh tươi sáng chưa từng có.

(1) Một trăm năm phấn đấu của Đảng đã thay đổi tận gốc tiền đồ vận mệnh của nhân dân Trung Quốc. Từ sau thời kỳ cận đại, nhân dân Trung Quốc chịu sự đè nén áp bức của ba trái núi lớn [đế quốc nước ngoài, phong kiến, tư bản quan liêu], bị các cường quốc phương Tây xỉ nhục gọi là “Bệnh nhân châu Á”. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P11)”

Đằng sau việc Trung Quốc đàn áp “bành trướng tư bản vô trật tự”

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nguồn: Katsuji Nakazawa, Who’s too cozy with the private sector? Xi Jinping decides, Nikkei Asia, 17/02/2022.

Vụ bắt giữ đầu tiên tại Trung Quốc vì lý do “bành trướng tư bản vô trật tự” đã gây ra một làn sóng chấn động.

Không khí lễ hội của Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh vẫn không thể cản trở cuộc chiến chính trị tại Trung Quốc.

Thứ Sáu tuần trước (11/02/2022), nhà chức trách nước này đã chính thức công khai vụ bắt giữ Chu Giang Dũng (Zhou Jiangyong), 54 tuổi, cựu quan chức cấp cao nhất của thành phố Hàng Châu. Với dân số 12 triệu người, nơi này là thủ phủ của tỉnh Chiết Giang ở miền đông và là quê hương của tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba. Continue reading “Đằng sau việc Trung Quốc đàn áp “bành trướng tư bản vô trật tự””

Sự nghiệp của Vương Hỗ Ninh phản ánh thay đổi chính trị ở Trung Quốc

Nguồn: Wang Huning’s career reveals much about political change in China, The Economist, 12/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị giáo sư đại học đã giúp định hình chính sách của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong hơn hai thập niên.

Một năm trước khi nổ ra biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, các khu học xá ở Trung Quốc xôn xao tranh luận về việc làm thế nào để đất nước họ trở nên tự do hơn. Đối với một số trí thức, phương Tây mang lại một mô hình. Còn ở Liên Xô, Mikhail Gorbachev đã chỉ cho họ cách khởi đầu như thế nào. Giữa những chuyển đổi này, vào tháng 8/1988, một nhà khoa học chính trị đã đến Mỹ học tập nửa năm, trước tiên là tại Đại học Iowa. Ông nhận ra có nhiều điều đáng chỉ trích, nhưng cũng có nhiều điều đáng ngưỡng mộ ở Mỹ: các trường đại học, sự đổi mới và sự chuyển giao quyền lực suôn sẻ từ tổng thống này sang tổng thống khác. Chủ nghĩa tư bản, người đảng viên 32 tuổi ấy viết, là thứ “không thể coi thường”. Continue reading “Sự nghiệp của Vương Hỗ Ninh phản ánh thay đổi chính trị ở Trung Quốc”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P10)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(12) Trên mặt kiên trì “Một nước hai chế độ” và thúc đẩy thống nhất Tổ quốc

Sau khi Hồng Kông và Macao trở về Tổ quốc, tái nhập hệ thống quản trị quốc gia, đi lên con đường rộng lớn bù đắp lẫn nhau với nội địa Tổ quốc về ưu thế phát triển chung, cùng phát triển, việc thực hiện “Một nước hai chế độ” đã giành được thành công được cả thế giới công nhận. Đồng thời, trong một thời gian, dưới tác động của nhiều nhân tố phức tạp bên trong và bên ngoài, các hoạt động “chống Trung Quốc hỗn loạn ở Hồng Kông” diễn ra rầm rộ, và tình hình Hồng Kông đã có lúc xuất hiện cục diện nghiêm trọng. Trung ương Đảng nhấn mạnh cần quán triệt phương châm “Một nước hai chế độ” toàn diện chính xác và kiên định không đổi, kiên trì và hoàn thiện hệ thống chế độ “Một nước hai chế độ”, kiên trì dựa luật pháp mà quản trị Hồng Kông và Macao, duy trì trật tự hiến chế của Đặc khu hành chính do Hiến pháp và Luật cơ bản xác định, thực hiện quyền quản trị toàn diện của chính quyền trung ương đối với Đặc khu hành chính, kiên định thực hiện “Người yêu nước quản trị Hồng Kông” và “Người yêu nước quản trị Ma Cao”. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P10)”

George Soros: Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với xã hội tự do

Nguồn: George Soros: Die größte Bedrohung der freien Gesellschaft ist China”, WELT, 02/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Không có quốc gia nào thu thập dữ liệu về công dân của mình ghê gớm như Trung Quốc, nước chủ nhà của Thế vận hội Mùa đông 2022. Trung Quốc làm được điều này là nhờ trí tuệ nhân tạo, điều sẽ định hình cuộc xung đột mang tính hệ thống với Hoa Kỳ. Nhưng Tập Cận Bình đang thất bại trong việc cố giành toàn quyền kiểm soát tuyệt đối.

Năm 2022 sẽ là một năm có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử thế giới. Trong vài ngày tới Trung Quốc, quốc gia độc tài quyền lực nhất thế giới, sẽ khai mạc Thế vận hội Mùa đông, và giống như nước Đức năm 1936, Trung Quốc sẽ tìm cách lợi dụng sự kiện này để tuyên truyền cho thắng lợi của hệ thống giám sát chặt chẽ của mình. Continue reading “George Soros: Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với xã hội tự do”

Ai sáng chế ra chữ Hán?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chữ viết là một phát minh vĩ đại của loài người. Dân tộc nào làm ra được chữ viết thì dân tộc đó sẽ thoát ra khỏi thời kỳ tiền sử mông muội, tiến sang kỷ nguyên văn minh có sử sách ghi lại sự phát triển của dân tộc mình. Cho tới nay, một số dân tộc vẫn chưa làm được chữ viết. Chữ Hán thuộc loại chữ viết ra đời sớm. Theo nhà ngôn ngữ học Trung Quốc Châu Hữu Quang, chữ Hán chính thức thành hình và ra đời cách đây khoảng hơn 3300 năm, chỉ sau một vài loại chữ viết của vùng Trung Đông. Trong hàng nghìn loại chữ viết hiện có trên thế giới, chữ Hán nổi bật với hình dạng tổ hợp đường nét giới hạn trong một ô vuông, là loại chữ viết duy nhất có tính chất biểu ý (ghi ý), khác với các loại chữ viết còn lại đều có tính chất biểu âm (ghi âm). Continue reading “Ai sáng chế ra chữ Hán?”

Tập Cận Bình sẽ thua nếu chỉ tại vị thêm 5 năm

Nguồn: Katsuji Nakazawa, If Xi secures just 5 more years, he loses, Nikkei Asia, 27/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị lãnh đạo tối cao của Trung Quốc chỉ có thể duy trì quyền lực nếu các cấp dưới tin rằng ông sẽ còn tại nhiệm lâu dài.

Dưới đây là một thước đo thú vị để đánh giá thành công của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại đại hội toàn quốc của đảng cầm quyền vào cuối năm nay.

“Nếu tất cả những gì ông ấy nhận được chỉ là một nhiệm kỳ tổng bí thư 5 năm nữa, tức là triển vọng về thời kỳ cầm quyền dài lâu không còn rõ ràng, thì trên thực tế, đó sẽ là một thất bại,” một nguồn tin chính trị Trung Quốc tiết lộ. Người này cho biết sự kiểm soát của Tập đối với đảng sẽ dần yếu đi. Continue reading “Tập Cận Bình sẽ thua nếu chỉ tại vị thêm 5 năm”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P9)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(9) Trên mặt xây dựng văn minh sinh thái

Sau cải cách mở cửa, Đảng ngày càng coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời, việc xây dựng văn minh sinh thái vẫn còn là một điểm yếu rõ ràng, các vấn đề như thắt chặt ràng buộc về môi trường tài nguyên, suy thoái hệ sinh thái ngày càng trở nên nổi bật, đặc biệt tình trạng ô nhiễm môi trường và hủy hoại sinh thái đang có xu thế phát triển ở mức cao đã trở thành nỗi đau đối với đất nước và đời sống người dân. Nếu không nắm vững công tác xoay chuyển xu thế tình trạng môi trường sinh thái ngày càng xấu đi thì sẽ phải trả một cái giá cực kỳ nặng nề. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P9)”

Ngày Tết nói chuyện câu đối

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Câu đối là một nét độc đáo của văn hoá Trung Hoa nói riêng và của văn hóa các nước thuộc vành đai chữ Hán nói chung. Văn hóa câu đối là một điển hình thể hiện sức sống của chữ Hán – yếu tố chứa đầy đủ nhất các đặc trưng của văn hóa Trung Hoa. Văn hóa câu đối được người Trung Quốc ưa chuộng là do nó phát huy được đặc điểm độc đáo của chữ Hán, thứ chữ viết được dân tộc Hán coi là di sản thiêng liêng tổ tiên họ để lại.

Mọi người đều biết, chữ viết là công cụ ghi lại ngôn ngữ (chính xác là tiếng nói) của dân tộc. Tiếng nói có hai yếu tố là “Âm” và “Nghĩa”. Loại chữ viết nào ghi lại âm thanh của ngôn ngữ, dùng yếu tố “Âm” làm căn cứ để cấu tạo nên hình dạng của chữ viết, được gọi là chữ biểu âm (phonograph). Loại chữ viết nào ghi lại ý nghĩa của tiếng nói, dùng yếu tố “Nghĩa” làm căn cứ để cấu tạo nên hình dạng của chữ viết, gọi là chữ biểu ý (ideograph). Hầu hết chữ viết của các dân tộc trên thế giới đều là chữ biểu âm, duy nhất có chữ Hán là chữ biểu ý. Continue reading “Ngày Tết nói chuyện câu đối”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P8)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(7) Trên mặt xây dựng văn hóa 

Sau cải cách mở cửa, Đảng kiên trì hai tay nắm vững cả văn minh vật chất và văn minh tinh thần, thúc đẩy sự phát triển phồn vinh nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, làm phấn chấn tinh thần dân tộc, ngưng tụ sức mạnh dân tộc. Đồng thời, các xu hướng tư tưởng sai lầm như tôn thờ tiền bạc, chủ nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, chủ nghĩa hư vô lịch sử đã thường xuyên xuất hiện, dư luận trên mạng có nhiều hiện tượng rối loạn, một số cán bộ lãnh đạo có lập trường chính trị mơ hồ, thiếu tinh thần đấu tranh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tư tưởng của mọi người và tới dư luận xã hội. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P8)”

Sự tự tin thái quá đang làm mờ mắt người Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, Analysis: From leader to students, overconfidence clouds China, Nikkei Asia, 20/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các chính sách liều lĩnh đang làm tổn thương nền kinh tế và trì hoãn mục tiêu vượt qua Mỹ của Tập Cận Bình.

“Sự tự tin quá mức sẽ có hại cho sự phát triển của Trung Quốc.” Một nhà kinh tế người Trung Quốc đã nói như vậy khi tổng sản phẩm quốc nội mới nhất của nước này được công bố hôm thứ Hai.

Người có cái nhìn tích cực sẽ tập trung nhiều vào mức tăng trưởng 8,1% cho cả năm 2021, đưa nền kinh tế Trung Quốc lên bằng 80% nền kinh tế Mỹ, tính theo đồng đô la. Tuy nhiên, một người quan sát kỹ hơn sẽ nhận ra mức tăng trưởng ít ỏi 4% trong quý 4. Continue reading “Sự tự tin thái quá đang làm mờ mắt người Trung Quốc”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P7)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(4) Trên mặt cải cách mở cửa sâu rộng toàn diện  

Sau Hội nghị toàn thể lần thứ ba Trung ương Đảng khóa 11, công cuộc cải cách mở cửa của nước ta đã trải qua một chặng đường vẻ vang, giành được những thành tựu cả thế giới dõi theo. Cùng với sự phát triển của thực tiễn, một số vấn đề về cơ chế thể chế ở tầng sâu và những rào cản đối với việc củng cố lợi ích ngày càng trở nên rõ ràng, công cuộc cải cách đã bước vào thời kỳ công kiên và đi vào chiều sâu. Trung ương Đảng nhận thức sâu sắc rằng thực tiễn phát triển mãi mãi không có giới hạn, giải phóng tư tưởng mãi mãi không có giới hạn, cải cách mở cửa cũng mãi mãi không có giới hạn, cải cách chỉ có thì tiếp diễn chứ không có thì hoàn thành [“thì” tức “tense” trong động từ tiếng Anh] , không có lối thoát cho trì trệ và thoái lui, phải thúc đẩy đi sâu cải cách một cách toàn diện với dũng khí và trí tuệ chính trị lớn hơn nữa, dám gặm khúc xương cứng, dám dấn thân vào vùng thác ghềnh hiểm trở, nêu bật xây dựng chế độ, chú trọng tính liên quan và tính phù hợp của cải cách, sử dụng vũ khí thực sự để đẩy mạnh cải cách, và loại bỏ một cách hiệu quả mọi tệ nạn của thể chế cơ chế các mặt. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P7)”

Chính sách bình định và đô hộ Đại Việt của nhà Minh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Nhằm bảo vệ guồng máy cai trị hoạt động hữu hiệu, nhà Minh bố trí các vệ, sở, khắp nước ta. Theo qui chế tổ chức thời Vĩnh Lạc, quân số mỗi vệ là 5.600 người, tương đương với một lữ đoàn ngày nay; một thiên hộ sở là 1.120 người; một bách hộ sở là 120 người. Khởi đầu, Minh Thái Tông dùng đơn vị lớn gồm 4 vệ: Tả, Trung, Hữu, Tiền đặt tại thành Giao Châu [Hà Nội]; cùng với 2 vệ tại Xương Giang [Bắc Giang], Trấn Di [Lạng Sơn], 2 Thiên hộ sở tại Thị Cầu; nhằm bảo vệ con đường huyết mạch từ thành Giao Châu đến biên giới phía bắc:

 “Ngày 11 tháng 6 năm Vĩnh Lạc thứ 5 [15/7/1407]. Thiết lập các Tả Hữu vệ Chỉ huy sứ ty tại Giao Chỉ, Giao Châu. Sắc dụ quan Tổng binh Tân thành hầu Trương Phụ cùng Binh bộ Thượng thư Lưu Tuấn rằng: Continue reading “Chính sách bình định và đô hộ Đại Việt của nhà Minh”

Đã đến lúc Mỹ cần phản công vào sân sau Trung Quốc

Nguồn: Derek Grossman, “Time for America to Play Offense in China’s Backyard”, Foreign Policy, 12/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc ngó lơ Campuchia và Lào là một sai lầm chiến lược – nhưng để gắn kết hai nước này đòi hỏi sự cân bằng khéo léo giữa các giá trị và lợi ích.

Khi chính quyền Biden bước sang năm thứ hai, rõ ràng là các ưu tiên chính sách đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và việc cạnh tranh địa chính trị chống lại Trung Quốc vẫn chưa được phân bổ một cách cân bằng. Tính đến nay, có hai quốc gia tuy nhỏ nhưng quan trọng về mặt chiến lược đã bị chính quyền này bỏ qua: Campuchia và Lào. Đây có thể là một sai lầm lớn.

Nếu Mỹ muốn thâm nhập vào Campuchia và Lào – được giới quan sát ví như những chư hầu, vệ tinh, hay ‘thuộc địa ảo’ của Trung Quốc – thì điều đó đồng nghĩa với Mỹ sẽ tiến hành cạnh tranh chiến lược ngay tại sân sau của chính Trung Quốc. Quan trọng hơn, hành động này sẽ giúp xóa bỏ ý nghĩ rằng Mỹ chỉ bị động phản ứng lại và chơi trò phòng thủ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trước sự trỗi dậy ‘không thể tránh khỏi’ của Trung Quốc. Ý nghĩ đó, hơn cả các thực tế, vốn là một lực cản đối với chiến lược của Mỹ trong khu vực. Nó làm dấy lên nghi ngờ về chủ trương can dự của Mỹ, ngay cả ở các đồng minh lâu đời như Philippines và Thái Lan. Continue reading “Đã đến lúc Mỹ cần phản công vào sân sau Trung Quốc”