15/10/1990: Gorbachev được trao giải Nobel Hòa bình

gorbachev

Nguồn:Mikhail Gorbachev wins Nobel Peace Prize,” History.com (truy cập ngày 14/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1990, nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev được trao giải Nobel Hòa bình cho những đóng góp của ông nhằm chấm dứt căng thẳng Chiến tranh Lạnh. Kể từ khi lên nắm quyền năm 1985, Gorbachev đã tập trung nhiều công sức và tiền của cho các kế hoạch cải cách trong nước của ông thông qua các nỗ lực lớn nhằm đạt được sự hiểu biết chung về chính sách đối ngoại với thế giới phi cộng sản.

Một số thành tựu của ông bao gồm bốn cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, trong đó có một cuộc họp năm 1987 khi hai bên đạt được một thỏa thuận dỡ bỏ hệ thống tên lửa tầm trung của Hoa Kỳ và Liên Xô ở châu Âu. Ông cũng là người bắt đầu rút quân đội Liên Xô khỏi Afghanistan từ năm 1988 và gây áp lực ngoại giao lên Cuba và Việt Nam để hai nước rút lực lượng của mình khỏi Angola và Campuchia. Trong một cuộc họp năm 1989 với Tổng thống George W. H. Bush, Gorbachev tuyên bố Chiến tranh Lạnh đã chấm dứt. Continue reading “15/10/1990: Gorbachev được trao giải Nobel Hòa bình”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (15/10/2015)

China-vs-America-Dragon-arm-wrestling-Eagle

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung tại các vùng biển Đông Á sẽ định hình một trật tự khu vực mới trong thế kỷ 21 này. Sự thay đổi liên tục của các chiến lược và cách tiếp cận an ninh và quốc phòng, trong giới học giả cũng như trên thực địa, khiến cho Đông Á trở thành địa điểm gây được sự chú ý lớn từ giới quan sát.

Điển hình như việc Trung Quốc tiến hành cải tạo đảo tại Trường Sa ở Biển Đông. Mới đây nước này tuyên bố khánh thành hai ngọn hải đăng tại Gạc Ma và Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh rằng hành động này sẽ giúp tăng cường năng lực đi lại của tàu thuyền khi đi qua khu vực. Bà Oánh cũng nhấn mạnh thêm rằng Bắc Kinh “sẽ tiếp tục xây dựng các cơ sở vật chất mang tính dân sự ở quần đảo Nam Sa (tên gọi Trường Sa theo tiếng Trung Quốc)”. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (15/10/2015)”

Biểu tượng đồng đô-la Mỹ có từ đâu?

2015-10-14-1

Nguồn: “Where did the dollar sign come from?”, History.com (truy cập ngày 14/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Không ai biết chắc chắn biểu tượng đồng đô-la Mỹ ($) có từ đâu, và đã có nhiều giả thuyết được đưa ra trong một thời gian dài. Lời lý giải được chấp nhận rộng rãi nhất, theo Cục Khắc và In ấn Hoa Kỳ, là biểu tượng này bắt nguồn từ đồng pê-sô Tây Ban Nha, vốn được dùng làm đơn vị đo lường giá trị cơ bản ở các thuộc địa Bắc Mỹ vào cuối những năm 1700. Những tài liệu viết tay có từ thời đó cho thấy đồng pê-sô – tên đầy đủ là “peso de ocho reales” hay “đồng tám real” ở Bắc Mỹ – được viết tắt là PS. Người ta tin rằng dần dần chữ PS đã được viết quen tay với chữ S nằm trên chữ P, tạo thành hình gần giống biểu tượng $. Biểu tượng $ xuất hiện lần đầu trên văn bản từ sau năm 1800, và đã được sử dụng rộng rãi khi tờ tiền giấy đô-la Mỹ đầu tiên được ban hành năm 1875. Continue reading “Biểu tượng đồng đô-la Mỹ có từ đâu?”

Các quan niệm gây chia rẽ Mỹ – Trung

USChina

Nguồn: Gideon Rachman, “The ideas that divide China and America”, Financial Times, 28/09/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Washington tin vào các giá trị phổ quát và sự tiến bộ tất yếu trong khi Bắc Kinh thì không.

Các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc không thật sự biết cách nói chuyện với nhau. Họ như những chiếc máy tính được chạy trên các hệ điều hành khác nhau vậy”. Đó là nhận định tôi nghe được từ một quan chức Mỹ, người đã theo dõi cận cảnh nhiều hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung. Vậy nên tôi vẫn có những nghi ngờ dù cả hai bên đều nhấn mạnh rằng cuộc gặp cuối tuần trước giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Barrack Obama có tính chất xây dựng. Trung Quốc và Mỹ có sự khác biệt sâu sắc trong cách họ nhìn nhận thế giới. Tôi nhận thấy có năm điểm tương phản lớn.

1. Tuần hoàn và tuyến tính: Trung Quốc có một lịch sử rất lâu dài. Mỹ có một lịch sử rất ngắn. Ông Tập thích chỉ ra rằng “Trung Quốc là một nền văn minh cổ đại. Chúng tôi có 5.000 năm lịch sử”. Ngược lại, Mỹ mới chỉ tồn tại hơn 250 năm. Continue reading “Các quan niệm gây chia rẽ Mỹ – Trung”

Trở về chủ nghĩa xã hội?

clinton-sanders_3437918b

Nguồn: Ian Buruma, “Back to Socialism,” Project Syndicate, 02/10/2015.

Biên dịch: Tôn Thất Thông | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Điều đáng chú ý về Jeremy Corbyn – người ngoại cuộc thiên tả đã làm giới cầm quyền chính thống của nước Anh sửng sốt khi giành được quyền lãnh đạo Công đảng – không phải là chuyện ông thiếu lòng yêu nước như người ta cáo buộc. Liệu ông có muốn hát bài quốc ca God Save the Queen (Cầu Thượng đế phù hộ Nữ hoàng) trong những dịp lễ công cộng hay không có vẻ là chuyện khá tầm thường. Điều đáng chú ý về nhãn hiệu thiên tả của ông là việc nó rất phản động.

Corbyn là nhà xã hội chủ nghĩa lỗi thời thích dìm người giàu xuống và đặt ngành giao thông và các dịch vụ công cộng trở lại dưới sự kiểm soát của nhà nước. Luận điệu của ông về đấu tranh giai cấp cho thấy một sự cách xa hoàn toàn so với tư tưởng dân chủ xã hội chính lưu. Continue reading “Trở về chủ nghĩa xã hội?”

Niềm đau của một số người Việt lưu vong thời nhà Minh

ktt_20-5_noidanh5_kienthuc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

1. Trường hợp Hồ Nguyên Trừng

Khó mà tin được rằng Lê Trừng, tức Hồ Nguyên Trừng, người Việt Nam thành công nhất dưới thời nhà Minh, lại phải ôm một niềm đau. Thành công của Hồ Nguyên Trừng lớn đến nỗi đã là mục tiêu ghen tỵ của dân bản xứ. Qua tác phẩm Hoàng triều kỳ sự thuật [Thuật việc lạ thời triều Minh], Vương Thế Trinh, một sử gia nổi tiếng thời Gia Tĩnh chép: “Một người Giao Chỉ, tên Lê Trừng, chưa hề đậu đại khoa [Tiến sĩ], được đặc cách giữ chức Thượng thư bộ Công!”

Sách Vạn Lịch dã hoạch biên ca tụng Lê Trừng là người đầu tiên chế tạo hỏa khí cho Trung Quốc: Continue reading “Niềm đau của một số người Việt lưu vong thời nhà Minh”

Khủng hoảng Trung Đông và nguy cơ toàn cầu

middle-east-conflict

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Middle East Meltdown and Global Risk”, Project Syndicate, 01/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong số các nguy cơ địa chính trị hiện nay, không có nguy cơ nào lớn hơn vòng cung bất ổn kéo dài từ Maghreb (Bắc Phi) tới biên giới Afghanistan – Pakistan. Dù phong trào Mùa xuân Ả-rập dần trôi xa, bất ổn trong vòng cung này ngày càng sâu sắc. Thực vậy, trong số ba quốc gia đầu tiên bùng phát phong trào, Libya đã trở thành một nhà nước thất bại, Ai Cập đã quay trở lại nền cai trị độc đoán, còn Tunisia đang mất ổn định về kinh tế và chính trị bởi các cuộc tấn công khủng bố.

Bạo lực và bất ổn ở Bắc Phi đang lan rộng qua vùng châu Phi hạ Sahara với việc Sahel – một trong những khu vực nghèo nhất và có môi trường bị phá hủy nặng nề nhất – đang tê liệt dưới phong trào thánh chiến vốn cũng đang lan sang vùng Sừng châu Phi ở phía Đông. Giống như ở Libya, các cuộc nội chiến đang diễn ra ác liệt tại Iraq, Syria, Yemen và Somalia khiến chúng ngày càng giống như các nhà nước thất bại. Continue reading “Khủng hoảng Trung Đông và nguy cơ toàn cầu”

13/10/1792: Khởi công xây dựng Nhà Trắng

white-house

Nguồn:White House cornerstone is laid,” History.com (truy cập ngày 12/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1792, viên đá đầu tiên của Nhà Trắng – nơi ở chính thức và nơi làm việc chính của Tổng thống Hoa Kỳ – đã được đặt tại thủ đô mới của đất nước, Washington, D.C.

George Washington, người vừa lên nắm quyền chỉ hơn một năm khi địa điểm đặt thủ đô mới được quyết định (tại Đặc khu Columbia vào ngày 16 tháng 7 năm 1790), đã đề nghị kiến trúc sư và nhà quy hoạch thành phố người Pháp Pierre L’Enfant thiết kế thành phố mới. Bản thân dinh thự tổng thống được thiết kế bởi kiến trúc sư người Ireland James Hoban và cuối cùng được gọi là “Nhà Trắng” theo màu sơn của nó. Continue reading “13/10/1792: Khởi công xây dựng Nhà Trắng”

Angus Deaton: Nhà nước yếu kém khiến đất nước nghèo

angusdeaton

Nguồn: Angus Deaton, “Weak States, Poor Countries,” Project Syndicate, 24/09/2013.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ở Scotland, tôi lớn lên với suy nghĩ về cảnh sát như những người bạn có thể nhờ giúp đỡ khi cần. Cứ tưởng tượng xem tôi đã ngạc nhiên đến thế nào khi trong chuyến đi đầu tiên tới Mỹ năm 19 tuổi, tôi được đón tiếp bằng cả một tràng quát tháo tục tĩu từ một viên cảnh sát New York đang điều khiển giao thông ở Quảng trường Thời đại khi tôi hỏi anh ta đường đến bưu điện gần nhất. Trong cơn bối rối sau đó, tôi đã bỏ tài liệu khẩn của sếp vào một thùng rác mà tôi cứ ngỡ là hòm thư.

Người châu Âu có xu hướng nhìn nhận về chính phủ của mình tích cực hơn so với người Mỹ, những người mà với họ thì sự thất bại và mất lòng dân của các chính trị gia liên bang, tiểu bang, và địa phương là chuyện thường tình. Nhưng cũng chính những cấp chính quyền khác nhau đó của người Mỹ đã thu thuế và, đổi lại, cung cấp những dịch vụ mà nếu không có chúng thì người dân không thể có được một cuộc sống dễ dàng. Continue reading “Angus Deaton: Nhà nước yếu kém khiến đất nước nghèo”

Tại sao IMF vẫn đóng vai trò quan trọng?

IMF1

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Don’t Fear the IMF”, Project Syndicate, 28/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tại nhiều nơi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là tổ chức mà mọi người đều căm ghét. Theo một số người, IMF không mang lại gì tốt đẹp cho người nghèo, phụ nữ, ổn định kinh tế và môi trường. Joseph Stiglitz, người có tầm ảnh hưởng được nhân rộng bởi giải thưởng Nobel, đổ lỗi cho IMF vì đã gây ra và sau đó càng làm tồi tệ hơn các cuộc khủng hoảng kinh tế mà IMF được yêu cầu giải quyết. IMF được cho là làm như vậy để giải cứu các nhà tư bản và chủ ngân hàng chứ không phải người dân bình thường. Mặc dù không đúng sự thật nhưng niềm tin này sẽ gây hại rất lớn và hạn chế tiềm năng những điều tốt đẹp mà IMF có thể mang lại.

Trước tiên, hãy xem xét cách thế giới giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn, chẳng hạn như khủng hoảng người tị nạn Syria, và cách thế giới giải quyết các cuộc khủng hoảng tài chính. Như tên gọi của nó cho thấy, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn là một cá nhân, không phải là một tổ chức. Ông ta hoặc bà ta đứng đầu một “văn phòng”, không phải là một tổ chức hoàn chỉnh. Điểm yếu này là điều đã buộc Thủ tướng Đức Angela Merkel phải ép buộc các đối tác Liên minh châu Âu có phản ứng thống nhất hơn đối với dòng người tị nạn. Continue reading “Tại sao IMF vẫn đóng vai trò quan trọng?”

Ngày Columbus (12/10) có từ bao giờ?

Nguồn: “When was Columbus Day first celebrated?”, History.com (truy cập ngày 13/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Năm 1492, nhà thám hiểm người Italy được Tây Ban Nha tài trợ Christopher Columbus đã khởi hành ra đại dương, nhưng Ngày Columbus – ngày kỷ niệm dịp ông tìm ra Tân Thế Giới (mà khi đó ông tưởng là châu Á) – xuất hiện gần đây hơn nhiều. Phải đến năm 1792 thì một số thành phố ở Mỹ mới lên kế hoạch tổ chức Ngày Columbus nhân dịp 300 năm ngày ông đặt chân đến châu Mỹ. Khi đó, Hội Columbus, một hội kín mà trong thế kỷ sau đó sẽ phát triển thành bộ máy chính trị Tammany Hall đầy quyền lực, đã chủ trì tổ chức ngày lễ này ở New York. Đối với Hội, hai hình tượng Columbus và Tammany (một nhân vật người Mỹ bản địa được lý tưởng hóa) là biểu trưng cho việc nước Mỹ được tách rời khỏi quyền lực và quy cách của châu Âu. Continue reading “Ngày Columbus (12/10) có từ bao giờ?”

Tham nhũng ở Trung Quốc: Tác động và giải pháp

15000516391_3da0a1ac96_o

Nguồn: Paulo Mauro, “Curbing Chinese Corruption”, Project Syndicate, 15/09/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi các nhà chính trị học cho rằng tham nhũng đôi khi có thể giúp nền kinh tế phát triển, họ thường nghĩ tới Trung Quốc như một ví dụ điển hình. Trong một nền kinh tế mà một số ngành vẫn bị trói buộc bởi những luật lệ và bị quản lý một cách sâu rộng, những khoản hối lộ để đổi lấy giấy phép đôi khi có thể mang lại một phần nào đó bề ngoài của một thị trường tự do.

Quả thật, tuy tham nhũng thường gây tác hại đến phát triển kinh tế, nhưng có lập luận cho rằng sau khi Trung Quốc bắt đầu chuyển sang kinh tế thị trường vào cuối những năm 1970, tham nhũng là một điều xấu xa cần thiết, bởi vì hoàn cảnh khởi đầu đặc biệt của nước này, đó là sự quản lý chặt chẽ của nhà nước và quy mô thương mại quốc tế hạn chế. Continue reading “Tham nhũng ở Trung Quốc: Tác động và giải pháp”

12/10/2002: Khủng bố ở Bali khiến 202 người thiệt mạng

226901-bali-memorial

Nguồn:Terrorists kill 202 in Bali,” History.com (truy cập ngày 11/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 2002, ba vụ đánh bom khủng bố đã làm xáo trộn sự yên bình của thị trấn Kuta trên đảo Bali của Indonesia. Các vụ nổ, sản phẩm của phiến quân khủng bố Hồi giáo, đã khiến 202 người thiệt mạng (trong đó có 88 người Úc, 38 người Indonesia, và khách du lịch đến từ hơn 20 quốc gia khác) cùng hơn 200 người khác bị thương, nhiều người trong số đó bị bỏng nặng. Các vụ tấn công là một cú sốc đối với cư dân và những ai quen thuộc với hòn đảo chủ yếu là người theo Ấn Độ giáo, vốn được biết đến từ lâu như một thiên đường bình yên và thân thiện này.

Vụ nổ khiến nhiều người thiệt mạng nhất xảy ra khi một quả bom lớn, ước tính nặng khoảng 1.020 kilôgam, phát nổ trong một chiếc xe tải nhỏ đặt bên ngoài hộp đêm Sari Club của thị trấn. Vụ nổ để lại một hố bom lớn trên mặt đất và được cho là đã ép vỡ tất cả các cửa sổ trong thị trấn. Đa số người thiệt mạng và bị thương trong vụ nổ là du khách trẻ đang đi nghỉ mát trên đảo, nhiều nhất từ Úc, ngoài ra còn có 38 người Indonesia, chủ yếu là người Bali. Continue reading “12/10/2002: Khủng bố ở Bali khiến 202 người thiệt mạng”

Trung Quốc muốn một trật tự thế giới như thế nào?

xi

Nguồn: Yun Sun, “China’s Preferred World Order: What Does China Want?CSIS Pacnet, No. 62, 21/09/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi  Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Hoa Kỳ, thế giới chờ đợi các câu trả lời của hai nhà lãnh đạo về các vấn đề tồn đọng lâu nay trong quan hệ song phương. Đặc biệt, có nhiều dự đoán xung quanh các giải thích về quan điểm căn bản của Trung Quốc đối với trật tự toàn cầu. Dù sẽ đưa ra các tuyên bố và đề xuất với câu chữ được viết kỹ lưỡng để trấn an Mỹ về mục đích ôn hòa của Trung Quốc, nhưng ông Tập lại đóng khung chúng bằng việc phô bày sức mạnh, các sáng kiến táo bạo mới ở khu vực và sự quyết đoán trên nhiều mặt trận. Ông Tập cần phải giải thích mục tiêu chung cuộc của Trung Quốc là gì.

Câu trả lời trực tiếp nhất cho đến nay là: Trung Quốc muốn có nhiều hơn. Cụ thể hơn, Trung Quốc muốn ba điều: có ảnh hưởng nhiều hơn, được tôn trọng hơn, và không gian rộng hơn. Continue reading “Trung Quốc muốn một trật tự thế giới như thế nào?”

Tượng Nhân Sư có từ bao giờ?

2015-10-11-1

Nguồn:How old is the Great Sphinx?”, History.com (truy cập ngày 11/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Tượng Nhân Sư lớn ở Giza, một bức tượng đá vôi khổng lồ có thân sư tử và đầu người đội mũ trùm của pharaoh, là biểu tượng quốc gia của cả Ai Cập cổ đại và hiện đại, và là một trong những tượng đài nổi tiếng nhất thế giới. Nhưng bất chấp tính biểu trưng của bức tượng, các nhà nghiên cứu địa chất, khảo cổ, Ai Cập học, và các lĩnh vực khác vẫn tiếp tục tranh luận về “câu đố” trường tồn của Nhân Sư: Chính xác thì tượng Nhân Sư đã có từ khi nào? Continue reading “Tượng Nhân Sư có từ bao giờ?”

Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế?

wedding_hats_2139761b

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Giỏi thực hành và giỏi cả lý thuyết kinh tế

Ai cũng biết người Do Thái từ xưa đến nay đều rất giỏi làm kinh tế. Nếu không thì họ không thể nào tồn tại nổi trong suốt 2.000 năm bị trục xuất ra khỏi tổ quốc mình, phải sống lưu vong khắp thế giới, phần lớn đi tới đâu cũng bị hắt hủi, xua đuổi thậm chí hãm hại, tàn sát, bị cấm sở hữu bất cứ tài sản cố định nào như nhà đất, tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nguyên vật liệu …). Cho tới năm 1948 dân tộc lưu vong này mới được Liên Hợp Quốc chỉ định cho một “mảnh đất cắm dùi” rộng 20.770 km2 – tức nước Israel hiện nay, nơi tập trung khoảng 43% trong tổng số 13,9 triệu người Do Thái trên toàn thế giới.

Israel nghèo tài nguyên, thiếu cả nước ngọt, lại luôn luôn sống trong tình trạng bất ổn do bị các nước A Rập xung quanh đe dọa chiến tranh, nhưng người dân nước này đã vượt qua mọi khó khăn xây dựng được một nền kinh tế phát triển. GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 32.700 USD, cao thứ 50 trên thế giới, là nước có mức sống cao ở vùng Trung Đông và châu Á.[1]  Continue reading “Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế?”

Giáo hoàng Phanxicô là người theo chủ nghĩa tự do?

1443318462958

Nguồn:Is the pope a liberal?” The Economist, 23/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 23/09, trên chuyến bay từ Cuba đến Mỹ khởi đầu chuyến thăm kéo dài 6 ngày, Đức Giáo Hoàng Phanxicô (Francis) nói với các nhà báo rằng Ngài là một tín hữu Công Giáo thực sự. Ngài còn nói vui rằng “tôi rất sẵn sàng tuyên xưng Kinh Tin Kính” (nội dung bao gồm những tín lý của đạo Công Giáo – ND). Dẫu vậy, người ta vẫn cảm thấy ít nhiều chưa rõ ràng về niềm tin của Ngài. Trong những tháng gần đây, các tuyên bố của Ngài về nạn phá thai cho đến hôn nhân đã đem lại cho Ngài hình ảnh của một nhà cải cách tự do.

Tại Mỹ, nơi những vấn đề như vậy đang đầy rẫy, việc liệu Đức Giáo Hoàng có phải là người có tư tưởng tự do hay ngược lại đã thu hút sự quan tâm của báo chí. Những người được xem là người Công Giáo theo chủ nghĩa tự do hy vọng rằng Đức Giáo Hoàng sẽ giúp nâng cao trọng lượng cho những lý lẽ của họ; trong khi đó, những người Công Giáo bảo thủ lấy làm tiếc rằng Ngài đã không kịch liệt bảo vệ giáo lý của hội thánh, cụ thể là trong vấn đề phá thai và hôn nhân. Vậy trong lãnh vực giáo huấn xã hội và trong hội thánh, Đức Giáo Hoàng có phải người theo chủ nghĩa tự do không? Continue reading “Giáo hoàng Phanxicô là người theo chủ nghĩa tự do?”

Vì sao các Vua và Nữ Hoàng Anh lại có 2 ngày sinh?

2015-10-10-03

Nguồn: “Why do British monarchs have two birthdays?”, History.com (truy cập ngày 10/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Có rất nhiều lợi ích và trách nhiệm đi kèm với việc làm người trị vì nước Anh, nhưng cũng có một quyền lợi không ngờ là mỗi năm sẽ có đến hai sinh nhật. Năm nay, sinh nhật chính thức của Nữ Hoàng Elizabeth II là Thứ Bảy, ngày 14 tháng Sáu, và lễ mừng sẽ được cử hành ở khắp các nước trong Khối Thịnh Vượng Chung. Tuy nhiên trên thực tế, Nữ Hoàng Elizabeth II ra đời vào ngày 21 tháng Tư, và đã bước sang tuổi 88 từ đầu năm nay.

Ngày sinh chính thức của các vua và nữ hoàng Anh không được tổ chức vào một ngày cố định trong năm, mà là vào một ngày thứ Bảy trong tháng Sáu, thường là trong tuần thứ nhất hoặc thứ hai của tháng. Vậy vì sao ngày lễ này lại được tổ chức linh động như vậy? Continue reading “Vì sao các Vua và Nữ Hoàng Anh lại có 2 ngày sinh?”

Nga bảo trợ cho các “tiểu nhà nước”: Lý do và rủi ro

russian-troops

Nguồn: Reva Bhalla, “The Logic and Risks Behind Russia’s Statelet Sponsorship,” Stratfor, 15/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Nước mẹ Nga có thể khá hào phóng với các tiểu nhà nước của mình. Đầu những năm 1990, khi nước Nga suy thoái không còn lựa chọn nào khác ngoài co hẹp các đường biên giới của mình, Điện Kremlin dù phân rã nghiêm trọng nhưng vẫn có thời gian và tiền bạc để thúc đẩy và viện trợ cho các vùng lãnh thổ ly khai còn non trẻ như Nam Ossetia và Abkhazia ở Gruzia, và Transdniestria ở Moldova. Và khi nền kinh tế Nga dần được củng cố theo thời gian, số lượng lính Nga hiện diện trong các vùng lãnh thổ này cũng tăng lên, và một khoản chi ngân sách lớn hơn đã được Nga dùng để viện trợ cho các chủ thể gần giống quốc gia (quasi-state) này.

Các quốc gia nhỏ hậu Xô viết này có nhiều điểm chung. Tất cả đều nhỏ – Nam Ossetia rộng gần 3.900 km2 và có dân số khoảng 40.000 người; Abkhazia rộng 8.500 km2 và có dân số khoảng 240.000 người; còn Transdniestria rộng 4.100 km2 và có dân số 555.000 người. Tất cả đều bị cô lập về kinh tế, dẫn đến kinh tế kém phát triển, và chủ yếu phụ thuộc vào viện trợ tài chính từ Nga để tồn tại. Continue reading “Nga bảo trợ cho các “tiểu nhà nước”: Lý do và rủi ro”

10/10/1951: Truman ký Đạo luật Tương trợ An ninh

HarryTruman

Nguồn:Truman signs Mutual Security Act,” History.com (truy cập ngày 09/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1951, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ký Đạo luật Tương trợ An ninh, tuyên bố với thế giới và nhất là các cường quốc cộng sản rằng nước Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng cung cấp viện trợ quân sự cho “các dân tộc tự do”. Đạo luật này được ký sau khi Liên Xô thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử thứ hai vào mùng 3 tháng 10 trước đó.

Đạo luật Tương trợ An ninh 1951 được mô phỏng theo Kế hoạch Marshall, một kế hoạch viện trợ kinh tế hậu Thế chiến II nhằm giúp đỡ các nước châu Âu tái thiết sau cuộc chiến. Tuy nhiên, thay vì cung cấp viện trợ chủ yếu về mặt kinh tế như Kế hoạch Marshall, Đạo luật Tương trợ An ninh tập trung tăng viện trợ quân sự cho các nước dân chủ. Quốc hội Hoa Kỳ đã dành nhiều khoản ngân sách để chi cho nguyên vật liệu, súng đạn, xe tăng, máy bay, chuyên gia kỹ thuật và tài liệu, phân bón và hạt giống, bơm thủy lợi và vật tư y tế. Continue reading “10/10/1951: Truman ký Đạo luật Tương trợ An ninh”