11/02/1916: Nhà hoạt động nữ quyền Emma Goldman bị bắt

Nguồn: Women’s rights activist Emma Goldman is arrested, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Emma Goldman, một nhà đấu tranh cho quyền phụ nữ và công lý xã hội, đã bị bắt ở New York vì diễn thuyết và phân phát tài liệu về kiểm soát sinh sản. Bà bị cáo buộc vi phạm Đạo luật Comstock năm 1873, vốn cấm phân phát dụng cụ và thông tin về kiểm soát sinh sản qua đường bưu điện hoặc vượt qua ranh giới tiểu bang. Bên cạnh việc ủng hộ quyền sinh sản của phụ nữ, Goldman, người sau đó bị kết tội và giam giữ, còn là người đi đầu trong nhiều phong trào và tư tưởng, bao gồm chủ nghĩa vô chính phủ, tự do ngôn luận, và vô thần. Được đặt biệt danh là “Emma Đỏ,” Goldman với những tư tưởng cấp tiến đã bị bắt nhiều lần vì các hoạt động xã hội của mình. Continue reading “11/02/1916: Nhà hoạt động nữ quyền Emma Goldman bị bắt”

26/11/1916: T.E. Lawrence báo cáo về các vấn đề Ả Rập

Nguồn: T.E. Lawrence reports on Arab affairs, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Thomas Edward Lawrence, một thành viên cấp thấp trong Văn phòng Ả Rập của chính phủ Anh thời Thế chiến I, đã công bố một báo cáo chi tiết phân tích cuộc nổi dậy do nhà lãnh đạo Ả Rập Sherif Hussein lãnh đạo chống lại Đế chế Ottoman vào cuối mùa xuân năm 1916.

Là một học giả và nhà khảo cổ học, “Lawrence xứ Ả Rập” đã chu du nhiều nơi ở Syria, Palestine, Ai Cập, và các vùng của Thổ Nhĩ Kỳ trước khi bắt đầu chính thức làm việc với văn phòng của chính phủ Anh về các vấn đề Ả Rập vào năm 1916. Vào thời điểm đó, Văn phòng Ả Rập đang tìm cách kích động một cuộc nổi dậy của người Hồi giáo và người nói tiếng Ả Rập ở Đế quốc Ottoman, nhằm hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của phe Đồng minh Hiệp ước. Người lãnh đạo cuộc nổi dậy theo kế hoạch sẽ là Hussein ibn Ali, người cai trị Hejaz (còn gọi là Sharif), khu vực ngày nay thuộc về Ả Rập Saudi, với các thành phố thánh địa Hồi giáo là Mecca và Medina. Continue reading “26/11/1916: T.E. Lawrence báo cáo về các vấn đề Ả Rập”

03/06/1916: Woodrow Wilson ký Đạo luật Quốc phòng

Nguồn: U.S. President Woodrow Wilson signs National Defense Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã ký ban hành Đạo luật Quốc phòng (National Defense Act), theo đó mở rộng quy mô và phạm vi của Lực lượng Vệ binh Quốc gia—mạng lưới dân quân của các bang, vốn đã phát triển ổn định từ thời thuộc địa—và đảm bảo vị thế của lực lượng này như một lực lượng dự bị động viên thường trực của quốc gia. Continue reading “03/06/1916: Woodrow Wilson ký Đạo luật Quốc phòng”

09/03/1916: Đức tuyên chiến với Bồ Đào Nha

Nguồn: Germany declares war on Portugal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Đức chính thức tuyên chiến với Bồ Đào Nha, đất nước trước đó đã tái khẳng định liên minh của họ với Anh bằng cách chiếm giữ các tàu Đức đang neo đậu tại cảng Lisbon.

Bồ Đào Nha trở thành một nước cộng hòa vào năm 1910, sau khi cuộc cách mạng do quân đội lãnh đạo đã lật đổ Vua Manuel II (cha của ông, Vua Carlos, và anh trai đã bị ám sát hai năm trước đó). Một hiến pháp tự do được ban hành vào năm 1911, và Manuel José de Arriaga được bầu làm tổng thống đầu tiên của nhà nước cộng hòa. Continue reading “09/03/1916: Đức tuyên chiến với Bồ Đào Nha”

18/10/1916: Binh nhì Harry Farr bị hành quyết vì hèn nhát

Nguồn: British soldier Harry Farr executed for cowardice, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào rạng sáng ngày này năm 1916, binh nhì Harry Farr của Lực lượng Viễn chinh Anh (BEF) đã bị hành quyết vì tội hèn nhát sau khi ông từ chối xuống chiến hào ở tiền tuyến Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Sau khi tham gia BEF vào năm 1914, Farr được cử đến mặt trận Pháp. Tháng 5 năm sau, ông đã bị ngất, run rẩy và được đưa đến bệnh viện để điều trị. Ông trở lại chiến trường và tham gia Chiến dịch Somme. Tuy nhiên, vào giữa tháng 9/1916, Farr từ chối xuống chiến hào cùng với các thành viên còn lại của tiểu đội; khi bị kéo đi, ông đã vùng vẫy và bỏ chạy. Sau đó, ông bị tòa án quân đội kết tội hèn nhát và bị kết án tử hình. Continue reading “18/10/1916: Binh nhì Harry Farr bị hành quyết vì hèn nhát”

04/06/1916: Chiến dịch Brusilov

Nguồn: Brusilov Offensive begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Trận Lutsk đã đánh dấu khởi đầu của Chiến dịch Brusilov, chiến dịch tấn công lớn nhất và thành công nhất của quân phe Hiệp ước trong Thế chiến I.

Khi thành phố-pháo đài Verdun, Pháp, bị quân Đức bao vây vào tháng 02/1916, người Pháp đã đề nghị hai thành viên phe Hiệp ước còn lại, Anh và Nga, tiến hành tấn công vào các khu vực khác để buộc Đức phải chuyển hướng nguồn lực cũng như sự chú ý của họ khỏi chiến trường Verdun. Trong khi người Anh còn đang lên kế hoạch cho cuộc tấn công mà họ dự kiến sẽ phát động gần sông Somme vào đầu tháng 7, thì người Nga đã có phản ứng nhanh hơn – một cuộc tấn công thất bại vào tháng 3 tại Hồ Narocz, trong đó lính Nga bị quân Đức tàn sát hàng loạt mà không mang lại tác động đáng kể nào đối với tình hình Verdun. Tuy nhiên, Nga còn âm mưu một cuộc tấn công nghi binh khác ở khu vực phía bắc của Mặt trận phía Đông, gần Vilna (thuộc Ba Lan ngày nay). Continue reading “04/06/1916: Chiến dịch Brusilov”

19/03/1916: Chiến dịch không quân đầu tiên của Mỹ

Nguồn: First U.S. air combat mission begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, tám máy bay Curtiss “Jenny” của Phi đội Không quân Số 1 (First Aero Squadron) đã cất cánh từ Columbus, New Mexico, lên đường thực hiện nhiệm vụ không chiến đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Được thành lập vào năm 1914, sau khi Thế chiến I bùng nổ, phi đội đang hỗ trợ cho 7.000 lính Mỹ xâm lược Mexico nhằm bắt giữ nhà cách mạng người Mexico, Pancho Villa.

Ngày 09/03/1916, Villa, người phản đối việc Mỹ ủng hộ Tổng thống Mexico Venustiano Carranza, đã dẫn đầu một nhóm du kích gồm vài trăm người băng qua biên giới, tiến hành đột kích vào thị trấn Columbus, New Mexico, giết chết 17 người Mỹ. Sang ngày 15/03, theo lệnh của Tổng thống Woodrow Wilson, Chuẩn tướng John J. Pershing đã phát động một cuộc tấn công trừng phạt nhắm vào Mexico để bắt giữ Villa. Bốn ngày sau, Phi đội Không quân Số 1 được cử đến Mexico để trinh sát và chuyển tiếp các thông điệp cho Tướng Pershing. Continue reading “19/03/1916: Chiến dịch không quân đầu tiên của Mỹ”

08/01/1916: Phe Hiệp ước rút lui khỏi Gallipoli

Nguồn: Allies retreat from Gallipoli, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, lực lượng Hiệp ước đã rút lui hoàn toàn khỏi Bán đảo Gallipoli ở Thổ Nhĩ Kỳ, kết thúc một cuộc đổ bộ thảm khốc vào Đế chế Ottoman. Chiến dịch Gallipoli đã gây ra 250.000 thương vong cho phe Hiệp ước và làm suy giảm đáng kể uy tín của bộ chỉ huy Hiệp ước. Thương vong về phía Thổ Nhĩ Kỳ cũng vào khoảng tương đương.

Đầu năm 1915, chính phủ Anh quyết định giúp giảm bớt áp lực của Thổ Nhĩ Kỳ lên người Nga ở mặt trận Kavkaz bằng cách giành quyền kiểm soát Eo biển Dardanelles, Bán đảo Gallipoli và sau cùng là Istanbul. Từ đó, họ có thể gây áp lực lên Áo-Hung, buộc các cường quốc phê Liên minh Trung tâm phải di chuyển quân khỏi mặt trận phía tây. Bộ trưởng Hải quân lúc bấy giờ, Winston Churchill, đã ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch này, và sang tháng 02/1915, các tàu của Pháp và Anh bắt đầu bắn phá các pháo đài phòng vệ Dardanelles. Continue reading “08/01/1916: Phe Hiệp ước rút lui khỏi Gallipoli”

22/07/1916: Đánh bom Ngày chuẩn bị tham chiến ở San Francisco

Nguồn: Preparedness Day bombing in San Francisco, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, cuộc diễu hành lớn được tổ chức ở San Francisco, California, nhằm kỷ niệm Ngày Chuẩn bị (Preparedness Day), trước khi Mỹ chính thức tham gia Thế chiến I, đã bị gián đoạn bởi vụ nổ gây ra bởi một quả bom giấu trong một chiếc vali, làm chết 10 người và bị thương 40 người khác.

Mùa hè năm 1916, giữa bối cảnh Thế chiến I bùng nổ ở châu Âu, khi tàu Mỹ và các tàu trung lập khác liên tục bị tàu ngầm Đức đe dọa, nhiều người Mỹ đã thấy rõ rằng đất nước của họ không thể đứng bên lề lâu hơn được nữa. Với suy nghĩ này, các nhân vật hàng đầu trong giới kinh doanh ở thành phố San Francisco đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc diễu hành nhằm tôn vinh sự chuẩn bị của quân đội Mỹ. Continue reading “22/07/1916: Đánh bom Ngày chuẩn bị tham chiến ở San Francisco”

16/01/1916: Montenegro đầu hàng quân Áo – Hung

Nguồn: Montenegro capitulates to Austro-Hungarian force, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, sau cuộc tấn công kéo dài 8 ngày đánh dấu sự khởi đầu của một chiến lược mới, tích cực gây hấn trong khu vực, quân đội Áo-Hung dưới sự chỉ huy của tổng tư lệnh Franz Conrad von Hotzendorf đã chiếm được Montenegro thuộc vùng Balkan.

Cuối năm 1915, sau những thất bại ban đầu, Liên minh Trung tâm đã hoàn thành việc chinh phục Serbia, quốc gia Balkan mới nổi mà họ tuyên bố đã kích động chiến tranh vào tháng 06/1914, khi một người theo chủ nghĩa dân tộc Serbia ám sát Franz Ferdinand, Thái tử nước Áo. Bất chấp thành công ở Balkan, Conrad vẫn rất tức giận vì những chiến thắng này phần lớn là do quân Đức chứ không phải Áo. Ông phản đối việc thành lập bộ chỉ huy liên quân Đức-Áo trong khu vực, với lý do sợ rằng Áo sẽ bị phụ thuộc vào đồng minh mạnh hơn của mình. Continue reading “16/01/1916: Montenegro đầu hàng quân Áo – Hung”

21/11/1916: Tàu Britannic chìm ở Biển Aegean

Nguồn: Britannic, sister ship to the Titanic, sinks in Aegean Sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Britannic, con tàu cùng hãng với Titanic, đã chìm ở Biển Aegean. Đã có 30 người thiệt mạng và hơn 1.000 người khác được giải cứu.

Sau thảm họa Titanic vào ngày 14/04/1912, hãng White Star Line đã thực hiện một số sửa đổi trong quá trình đóng con tàu tiếp theo trong kế hoạch của mình. Thứ nhất, tên của con tàu đã được đổi từ Gigantic thành Britannic (có lẽ vì tên gọi này có vẻ khiêm tốn hơn), và thiết kế của thân tàu đã được điều chỉnh để ít bị ảnh hưởng bởi các tảng băng trôi hơn. Ngoài ra, người ta bắt buộc phải có đủ thuyền cứu sinh trên tàu để chứa tất cả hành khách, điều đã không xảy ra với trường hợp Titanic. Continue reading “21/11/1916: Tàu Britannic chìm ở Biển Aegean”

31/05/1916: Trận Jutland, trận hải chiến lớn nhất Thế chiến I, bắt đầu

Nguồn: Battle of Jutland, greatest naval battle of WWI, begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, ngay trước 4 giờ chiều, một lực lượng thuộc Hải quân Anh được chỉ huy bởi Phó Đô đốc David Beatty đã đụng độ với một hạm đội tàu Đức dưới quyền Đô đốc Franz von Hipper, khoảng 75 dặm ngoài khơi bờ biển Đan Mạch. Hai bên đồng loạt nổ súng vào nhau, bắt đầu giai đoạn mở đầu của trận hải chiến lớn nhất trong Thế chiến I, Trận Jutland.

Sau trận Dogger Bank vào tháng 01/1915, Hải quân Đức đã quyết định không đối đầu trực diện với Hải quân Hoàng gia Anh vượt trội về quân số suốt hơn một năm, chuyển hướng phần lớn chiến lược trên biển vào các tàu ngầm U-Boat nguy hiểm của mình. Tuy nhiên, vào tháng 05/1916, khi phần lớn Hạm đội Grand của Anh đang neo đậu ở xa tại Scapa Flow, ngoài khơi bờ biển phía bắc Scotland, chỉ huy của Hạm đội Biển khơi Đức, Phó Đô đốc Reinhard Scheer, tin rằng đã đến lúc phải tiếp tục các cuộc tấn công vào bờ biển Anh. Continue reading “31/05/1916: Trận Jutland, trận hải chiến lớn nhất Thế chiến I, bắt đầu”

29/02/1916: Hai tàu chìm trong trận chiến Biển Bắc

Nguồn: Two ships sink in North Sea battle, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào chiều ngày này năm 1916, cả tàu buôn có vũ trang Alcantara của Anh và tàu đột kích Grief của Đức đều đã chìm sau khi đối đầu nhau trong một trận chiến cự ly gần trên Biển Bắc.

Tàu Grief của Đức đã được ngụy trang, giương cờ Na Uy và sơn màu cờ Na Uy hai bên thân tàu, khi cố gắng phong tỏa chốt chặn tàu Anh. Alcantara, đinh ninh rằng Grief là một tàu vận tải của Na Uy, đã gửi tín hiệu truy vấn. Nhưng Grief đã không phản hồi với những nỗ lực liên lạc liên tục từ Thuyền trưởng Thomas E. Wardle của Alcantara và tiếp tục đi về phía đông bắc. Continue reading “29/02/1916: Hai tàu chìm trong trận chiến Biển Bắc”

18/12/1916: Trận Verdun kết thúc

Nguồn: Battle of Verdun ends, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1916, Trận Verdun – trận chiến dài nhất của Thế chiến I – đã kết thúc sau mười tháng với gần một triệu thương vong từ cả Đức và Pháp. 

Trận Verdun bắt đầu vào ngày 21 tháng 2 sau khi quân Đức, chỉ huy bởi Tham mưu trưởng Erich von Falkenhayn, phát triển một kế hoạch tấn công thành phố pháo đài Verdun trên Sông Meuse ở Pháp. Falkenhayn cho rằng quân Pháp dễ bị tổn thương hơn quân Anh và rằng một thất bại lớn ở Mặt trận phía Tây sẽ buộc quân Đồng minh mở các cuộc đàm phán hòa bình. Continue reading “18/12/1916: Trận Verdun kết thúc”

03/08/1916: Roger Casement bị treo cổ

Nguồn: Sir Roger Casement hanged, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Sir Roger David Casement, một nhà ngoại giao gốc Ireland, người được vua George V phong tước hiệp sĩ vào năm 1911, đã bị xử tử vì vai trò của ông trong cuộc Nổi dậy Phục sinh (Easter Rising) của Ireland

Casement là một người theo đạo Tin lành Ireland, từng giữ chức vụ trong bộ ngoại giao Anh vào khoảng đầu thế kỷ 20. Ông đã giành được sự hoan nghênh quốc tế sau khi vạch trần các hành vi sử dụng nô lệ bất hợp pháp ở Congo và một số nơi ở Nam Mỹ. Mặc dù có gốc gác Tin Lành Ulster, Casement đã trở thành người ủng hộ nhiệt tình cho phong trào giành độc lập cho Ireland, và sau khi Thế chiến I bùng nổ, ông đã đến Mỹ, rồi đến Đức để tìm kiếm viện trợ cho một cuộc nổi dậy của người dân Ireland chống lại Anh. Continue reading “03/08/1916: Roger Casement bị treo cổ”

27/04/1916: ‘Lawrence xứ Arabia’ giúp Anh đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: British attempt to bargain with Turks over Kut, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, ba sĩ quan Anh, trong đó có vị Đại uý nổi tiếng T.E. Lawrence (được biết đến với tên gọi Lawrence xứ Arabia), cố gắng lập kế hoạch tháo lui cho hàng ngàn binh sĩ Anh đang bị bao vây tại thành phố Kut-al-Amara ở Lưỡng Hà (Mesopotamia) thông qua một cuộc đàm phán bí mật với chỉ huy Thổ Nhĩ Kỳ.

Kể từ tháng 12/1915, quân Anh dưới sự chỉ huy của Sir Charles Townshend đã bị lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và Đức ở Kut bao vây, trên sông Tigris ở Basra, Lưỡng Hà (Iraq ngày nay). Bốn lần nỗ lực đẩy lùi quân địch chỉ khiến họ phải hứng chịu con số thương vong 23.000 người, gần gấp đôi quân số còn lại của trung đoàn. Kiệt sức, thiếu thốn và đau đớn vì bệnh tật, những binh sĩ của Townshend đã sắp sửa phải đầu hàng thì bộ chỉ huy khu vực của Anh quyết định vận dụng ngoại giao. Continue reading “27/04/1916: ‘Lawrence xứ Arabia’ giúp Anh đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ”

24/04/1916: Cuộc nổi dậy Phục sinh bắt đầu ở Ireland

Nguồn: Easter Rebellion begins, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1916, vào ngày Thứ Hai Phục Sinh tại Dublin, Hội Anh em Cộng hòa Ailen, một tổ chức bí mật của những người theo chủ nghĩa dân tộc Ailen do Patrick Pearse lãnh đạo, đã phát động Cuộc nổi dậy Phục sinh, một cuộc nổi dậy vũ trang chống lại sự cai trị của nước Anh. Được hỗ trợ bởi những người xã hội chủ nghĩa Ailen có vũ trang dưới sự lãnh đạo của James Connolly, Pearse và các bằng hữu Cộng hòa của ông đã gây bạo loạn và tấn công trụ sở chính quyền địa phương của Anh Quốc trên khắp Dublin và chiếm giữ Tổng cục Bưu điện tại thủ đô Ailen. Continue reading “24/04/1916: Cuộc nổi dậy Phục sinh bắt đầu ở Ireland”

16/03/1916: Đô đốc Alfred von Tirpitz từ chức

Nguồn: German Admiral Alfred von Tirpitz resigns, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Đô đốc Alfred von Tirpitz, kiến trúc sư trưởng xây dựng hải quân Đức trong những năm trước Thế chiến I và người đứng sau chiến lược hải quân hiếu chiến mà Đức theo đuổi trong hai năm đầu chiến tranh, đã nộp đơn từ chức cho Hoàng đế Wilhelm II. Trước sự ngạc nhiên của Tirpitz, Hoàng đế đã chấp thuận lá đơn.

Tirpitz bắt đầu mối quan hệ thân thiết với Hoàng đế Wilhelm II vào năm 1897, khi ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Hải quân Hoàng gia. Một năm sau, Tirpitz giới thiệu Đạo luật Hạm đội I (First Fleet Act), đánh dấu bước khởi đầu của một cuộc cải tổ và xây dựng quan trọng đối với hải quân Đức. Đạo luật Hạm đội II (Second Fleet Act) ra đời năm 1900 còn chứa đựng nhiều tham vọng hơn nữa, đặt ra thời hạn 17 năm để xây dựng một hạm đội gồm 2 soái hạm, 36 chiến hạm, 11 tàu tuần dương lớn và 34 tàu tuần dương nhỏ – một hạm đội sẽ thách thức cả Hải quân Hoàng gia Anh. Continue reading “16/03/1916: Đô đốc Alfred von Tirpitz từ chức”

25/02/1916: Đức chiếm Pháo đài Douaumont ở Verdun

Nguồn: German troops capture Fort Douaumont (Verdun)History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1916, quân đội Đức đã chiếm giữ Pháo đài Douaumont, cứ điểm có vị trí quan trọng nhất trong số các pháo đài bảo vệ thành phố Verdun, Pháp, bốn ngày sau khi họ tiến hành cuộc tấn công đầu tiên. Trận Verdun sẽ trở thành cuộc xung đột dài và đẫm máu nhất trong Thế chiến I, kéo dài 10 tháng và dẫn đến hơn 700.000 thương vong.

Vào tháng 02 năm 1916, các bức tường thành của Verdun được bảo vệ bởi khoảng 500.000 lính đóng quân tại hai pháo đài chính là Pháo đài Douaumont và Pháo đài Vaux. Quân Đức, được chỉ huy bởi Tham mưu trưởng Erich von Falkenhayn, đã phái một triệu quân tới để chống lại thành phố này, với hy vọng một chiến thắng mang tính quyết định trên Mặt trận phía Tây sẽ khiến quân Đồng minh phải chấp nhận đình chiến. Continue reading “25/02/1916: Đức chiếm Pháo đài Douaumont ở Verdun”

21/02/1916: Trận Verdun bắt đầu

Nguồn: Battle of Verdun begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào lúc 7:12 sáng ngày này năm 1916, một phát đạn từ khẩu súng nòng dài 38cm Krupp của Đức – một trong số hơn 1.200 khẩu như vậy được dùng để bắn phá lực lượng Pháp dọc theo mặt trận trải dài 20 km qua sông Meuse – đã trúng vào nhà thờ ở Verdun, Pháp, khởi đầu Trận Verdun, kéo dài trong 10 tháng và trở thành cuộc xung đột dài nhất trong Thế chiến I.

Đến đầu năm 1916, cuộc chiến ở Pháp, từ biên giới Thụy Sĩ đến Eo biển Manche, đã sa lầy thành chiến tranh chiến hào. Bất chấp các điều kiện khó khăn trong các chiến hào, tham mưu trưởng quân đội Đức Erich von Falkenhayn tin rằng chìa khóa để chiến thắng không phải là đối đầu với Nga ở phía đông mà là đánh bại Pháp trong một trận đánh lớn ở Mặt trận phía Tây. Tháng 12/1915, Falkenhayn đã thuyết phục được Hoàng đế Đức, bất chấp sự phản đối của các nhà lãnh đạo quân sự khác như Paul von Hindenburg, rằng nếu kết hợp với chiến tranh tàu ngầm không giới hạn trên biển, tổn thất lớn của Pháp trong trận chiến sẽ đẩy người Anh – mà Falkenhayn cho là đối thủ mạnh nhất trong phe Hiệp ước – ra khỏi cuộc chiến. Continue reading “21/02/1916: Trận Verdun bắt đầu”