10/10/1991: Cựu nhân viên bưu điện Mỹ trở thành kẻ giết người hàng loạt

Nguồn: A former postal worker commits mass murder, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, cựu nhân viên bưu điện Mỹ Joseph Harris đã bắn chết hai đồng nghiệp cũ tại bưu điện ở Ridgewood, New Jersey. Đêm hôm trước, hắn đã giết cấp trên cũ của mình, Carol Ott, bằng một thanh kiếm samurai dài gần 3m, và bắn chết vị hôn phu của cô, Cornelius Kasten, tại nhà của họ. Sau bốn giờ đối đầu với cảnh sát tại bưu điện, Harris đã bị bắt. Vụ tấn công bạo lực này là một trong hàng loạt vụ tấn công khét tiếng của nhân viên bưu điện dẫn đến việc bổ sung cụm từ “going postal” (nghĩa bóng là hoá điên/ nghĩa đen là đến bưu điện) vào từ điển của người Mỹ. Continue reading “10/10/1991: Cựu nhân viên bưu điện Mỹ trở thành kẻ giết người hàng loạt”

19/08/1991: Một thanh niên Do Thái bị đâm chết tại Mỹ

Nguồn: A Jewish youth is killed by a mob, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, Yankel Rosenbaum, một du học sinh đến từ Australia, đã bị một đám đông đâm chết ở khu Crown Heights của Brooklyn, New York. Đám đông này, gồm nhiều thanh niên da đen, đang có ý định trả thù cho cái chết của cậu bé Gavin Cato, 7 tuổi, người đã bị chiếc xe của một người Do Thái Hasidim đâm phải ba giờ trước đó. Sau khi Rosenbaum bị sát hại, bạo lực vẫn tiếp diễn suốt 4 ngày ở Crown Heights. Nhiều người phàn nàn rằng phản ứng của cảnh sát và Thị trưởng David Dinkins là không thỏa đáng. Continue reading “19/08/1991: Một thanh niên Do Thái bị đâm chết tại Mỹ”

26/05/1991: Máy bay rơi xuống rừng rậm Thái Lan

Nguồn: Plane crashes in Thai jungle, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, một chiếc Boeing 767 đã lao xuống một khu rừng gần Bangkok, Thái Lan, giết chết tất cả 223 người trên máy bay. Chiếc máy bay này được sở hữu và vận hành bởi công ty Lauda-Air, hãng máy bay thuê trọn gói (charter) lớn nhất Áo, do tay đua xe đua nổi tiếng Niki Lauda thành lập sau khi ông chính thức nghỉ hưu khỏi bộ môn đua xe.

Chuyến bay xuất phát từ Hong Kong với điểm đến cuối cùng là Vienna. Sau khi dừng một đoạn ngắn ở Bangkok, máy bay đang bắt đầu khởi hành từ Sân bay Bangkok thì một máy tính bị trục trặc. Bộ đảo chiều lực đẩy động cơ cánh trái, về cơ bản là thiết bị giúp động cơ đảo chiều, đột ngột hoạt động. Dù các phi công đã cố gắng hết sức để tắt thiết bị, nhưng họ vẫn thất bại. Continue reading “26/05/1991: Máy bay rơi xuống rừng rậm Thái Lan”

14/05/1991: Thảm họa đường sắt ở Nhật khiến 42 người thiệt mạng

Nguồn: Two trains crash in Japan, killing more than 40, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1991, hai tàu chở khách chạy bằng diesel đã đâm trực diện vào nhau gần Shigaraki, Nhật Bản, khiến hơn 40 người thiệt mạng và 400 người bị thương. Đây là thảm họa đường sắt nghiêm trọng nhất ở Nhật kể từ vụ tai nạn tháng 11/1963 ở Yokohama làm 160 người thiệt mạng.

Shigaraki là một thị trấn gần Kyoto nổi tiếng về đồ gốm sứ. Ngày 14/05, Lễ hội Gốm Thế giới được tổ chức tại Shigaraki. Chuyến tàu tới Kibukawa, lúc này đã chứa đầy hành khách, chuẩn bị chạy trên tuyến đường sắt đơn dài 14,7km để rời Shigaraki vào lúc hơn 10 giờ sáng. Continue reading “14/05/1991: Thảm họa đường sắt ở Nhật khiến 42 người thiệt mạng”

14/03/1991: Nhóm ‘Birmingham Six’ được ra tù

Nguồn: Birmingham Six released from prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, trước làn sóng nghi ngờ về tội lỗi thực sự của họ, chính quyền Anh Quốc đã trao trả tự do cho “Birmingham Six,” sáu người đàn ông Ireland bị tống vào tù 16 năm trước vì vụ đánh bom khủng bố năm 1974 nhắm vào hai quán rượu ở Birmingham, Anh.

Ngày 21/11/1974, hai quả bom của Quân đội Cộng hòa Ireland (IRA) đã phát nổ tại hai quán rượu khác nhau ở Birmingham, khiến 21 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Đợt tấn công bằng bom này là một phần trong cuộc xung đột đang diễn ra giữa chính phủ Anh và IRA về tình trạng của Bắc Ireland. Continue reading “14/03/1991: Nhóm ‘Birmingham Six’ được ra tù”

23/01/1991: Camera trở thành công cụ thực thi pháp luật

Nguồn: Videotaped murder leads to convictions in Texas, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1991, Darrell Lunsford, một cảnh sát của quận Garrison, Texas, đã bị giết sau khi đề nghị một người vi phạm luật giao thông dừng xe. Vụ án gây chú ý đặc biệt do đã được camera gắn trên xe tuần tra của Lunsford quay lại. Đoạn video đã dẫn đến việc kết án ba người đàn ông đánh đập và đâm viên cảnh sát tới chết ở dọc đường cao tốc Đông Texas. Continue reading “23/01/1991: Camera trở thành công cụ thực thi pháp luật”

04/12/1991: Nhà báo Terry Anderson được trả tự do tại Lebanon

Nguồn: Hostage Terry Anderson freed in Lebanon, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1991, các phiến quân Hồi giáo ở Lebanon đã thả nhà báo Mỹ Terry Anderson bị bắt cóc trước đó sau 2.454 ngày giam cầm.

Là phóng viên chính tại Trung Đông của hãng thông tấn Associated Press, Anderson đã đưa tin về cuộc nội chiến kéo dài ở Lebanon (1975-1990). Ngày 16/03/1985, ông bị bắt cóc ở một con phố phía tây Beirut khi đang rời sân tennis. Những kẻ bắt cóc đưa Anderson đến vùng ngoại ô phía nam của thành phố, nơi ông bị giam trong một hầm ngục trong sáu năm rưỡi tiếp theo. Continue reading “04/12/1991: Nhà báo Terry Anderson được trả tự do tại Lebanon”

15/10/1991: Clarence Thomas trở thành Thẩm phán Tối cao Pháp viện

Nguồn: Clarence Thomas confirmed to the Supreme Court, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, sau phiên điều trần gay cấn, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu với tỷ lệ 52:48, bổ nhiệm Clarence Thomas vào chiếc ghế trống tại Tối cao Pháp viện.

Tháng 07/1991, Thurgood Marshall, người Mỹ gốc Phi đầu tiên trở thành Thẩm phán Tối cao, tuyên bố nghỉ hưu sau 34 năm cống hiến. Tổng thống George Bush đã nhanh chóng đề cử Clarence Thomas, một thẩm phán người Mỹ gốc Phi 43 tuổi nổi tiếng bảo thủ, vào vị trí này. Thomas từng là Chủ tịch Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng (EEOC) trong chính quyền Reagan, sang năm 1990, Bush đã bổ nhiệm ông vào Tòa Phúc thẩm Liên bang. Continue reading “15/10/1991: Clarence Thomas trở thành Thẩm phán Tối cao Pháp viện”

22/07/1991: Kẻ giết người hàng loạt Jeffrey Dahmer bị bắt

Nguồn: Cannibal and serial killer Jeffrey Dahmer is caught, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1991, tại Milwaukee, Wisconsin, cảnh sát phát hiện Tracy Edwards chạy trên đường với còng số 8 trên tay, và sau khi điều tra, họ chứng kiến một trong những cảnh tượng khủng khiếp nhất trong lịch sử hiện đại, đó là căn hộ của Jeffrey Dahmer.

Edwards nói với cảnh sát rằng Dahmer đã giữ mình tại căn hộ của hắn và đe dọa sẽ giết anh. Ban đầu nghi ngờ câu chuyện nhưng các sĩ quan cảnh sát sau đó đã đưa Edwards trở lại căn hộ của Dahmer. Dahmer bình tĩnh giải thích rằng toàn bộ vấn đề chỉ đơn giản là một sự hiểu lầm và các sĩ quan cảnh sát gần như đã tin lời hắn. Tuy nhiên, họ đã phát hiện ra một vài bức ảnh chụp bằng máy Polaroid cho thấy các thi thể bị chặt mất chân tay và Dahmer đã bị bắt giữ. Continue reading “22/07/1991: Kẻ giết người hàng loạt Jeffrey Dahmer bị bắt”

24/02/1991: Bộ binh liên quân bắt đầu tấn công Iraq

Nguồn: Gulf War ground offensive begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, sau sáu tuần không kích dữ dội vào Iraq và lực lượng vũ trang của nước này, liên minh quân sự do Mỹ lãnh đạo đã phát động một cuộc đổ bộ lên Kuwait và Iraq.

Ngày 02/08/1990, Iraq đã xâm lược Kuwait, nước láng giềng nhỏ bé nhưng rất giàu dầu mỏ, và chỉ trong vài giờ, họ đã chiếm được hầu hết các vị trí chiến lược. Một tuần sau, Chiến dịch Lá chắn (Operation Shield) – nhằm bảo vệ Ả Rập Saudi, bắt đầu khi các lực lượng của Mỹ tập trung ở Vịnh Ba Tư. Ba tháng sau, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực chống lại Iraq nếu quân đội nước này không rút khỏi Kuwait trước ngày 15/1/1991. Continue reading “24/02/1991: Bộ binh liên quân bắt đầu tấn công Iraq”

27/01/1991: Nhà độc tài chạy trốn khỏi Somalia

Nguồn: Somali dictator flees, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, Muhammad Siyad Barre, lãnh đạo độc tài của Cộng hòa Dân chủ Somalia từ năm 1969, đã chạy trốn khỏi Mogadishu khi phiến quân tiến vào cung điện của ông và chiếm thủ đô Somalia.

Năm 1969, Tổng thống Somalia Abdirashid Ali Shermarke bị ám sát, và vài ngày sau, Thiếu tướng Barre lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính quân sự. Chính phủ Barre ngày càng thắt chặt quan hệ với Liên Xô và các quốc gia khác thuộc khối Xô Viết trong thập niên 1970, nhưng sau đó, vào năm 1978, họ đánh mất sự hỗ trợ của Liên Xô khi xâm chiếm Ethiopia để giành lại lãnh thổ Somalia trước thời thuộc địa. Cuộc tấn công đã bị đẩy lùi trong vòng một năm, nhưng chiến tranh du kích vẫn tiếp tục trong thập niên 1980, nhờ những hỗ trợ mà Mỹ dành cho Somalia. Hàng trăm ngàn người tị nạn chạy trốn đến Somalia để thoát khỏi cuộc xung đột, và vào cuối những năm 1980, suy thoái kinh tế đã góp phần vào sự bùng nổ nội chiến ở Somalia. Continue reading “27/01/1991: Nhà độc tài chạy trốn khỏi Somalia”

21/08/1991: Đảo chính chống Gorbachev thất bại

Nguồn: Coup attempt against Gorbachev collapses, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, chỉ ba ngày sau khi bắt đầu, cuộc đảo chính chống lại nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã nhanh chóng thất bại. Dù không bị lật đổ nhưng số ngày cầm quyền của Gorbachev cũng chẳng còn là bao. Liên Xô sẽ sớm chấm dứt sự tồn tại trong vai trò một quốc gia và một mối đe dọa Chiến tranh Lạnh của Mỹ.

Đảo chính nhằm lật đổ Gorbachev bắt đầu vào ngày 18/08, dẫn đầu bởi các thành viên cộng sản cứng rắn trong chính phủ Liên Xô và quân đội. Tuy nhiên, nỗ lực này lại được lên kế hoạch và tổ chức rất kém cỏi. Nhóm lãnh đạo đảo chính đã dành thời gian để cãi nhau – và để uống rượu, như theo một số nguồn tin – chứ không toàn tâm cố gắng giành được sự ủng hộ của người dân cho hành động của họ. Continue reading “21/08/1991: Đảo chính chống Gorbachev thất bại”

21/12/1991: Cộng đồng các Quốc gia Độc lập ra đời

Nguồn: Soviet republics proclaim the Commonwealth of Independent States; History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, trong bước cuối cùng đánh dấu sự tan rã của Liên Xô, 11 trong số 12 nước cộng hòa thuộc Liên Xô tuyên bố rằng họ đang hình thành Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (Commonwealth of Independent States – CIS). Chỉ vài ngày sau đó, lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev tuyên bố từ chức và Liên Xô chính thức không còn tồn tại trên bản đồ thế giới.

11 nước cộng hòa, gồm Armenia, Azerbaijan, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraina và Uzbekistan, đã ký một thỏa thuận thành lập CIS. Chỉ có Gruzia, do đang có nội chiến, nên đã bỏ phiếu trắng. Continue reading “21/12/1991: Cộng đồng các Quốc gia Độc lập ra đời”

17/12/1991: Người ủng hộ Yeltsin tuyên bố Liên Xô sẽ tan rã

Nguồn: Yeltsin supporters announce Soviet Union will cease to exist by New Year’s Eve, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, sau một cuộc họp dài giữa Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Liên bang Nga Boris Yeltsin, một phát ngôn viên đã thông báo rằng Liên Xô sẽ chính thức tan rã hoặc trước năm mới, hoặc vào ngay đêm giao thừa. Yeltsin tuyên bố rằng, “Sẽ không còn lá cờ đỏ nào nữa.” Đó là đỉnh cao trong chuỗi sự kiện dẫn đến sự tan rã của Liên Xô. Continue reading “17/12/1991: Người ủng hộ Yeltsin tuyên bố Liên Xô sẽ tan rã”

16/01/1991: Chiến tranh vùng Vịnh bùng nổ

US troops in Kuwait

Nguồn:The Persian Gulf War begins,” History.com (truy cập ngày 15/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Đúng nửa đêm ngày 16 tháng 1 năm 1991, hạn chót Liên Hợp Quốc đặt ra cho Iraq rút quân khỏi Kuwait kết thúc, và Lầu Năm Góc chuẩn bị bắt đầu các chiến dịch tấn công nhằm buộc Iraq chấm dứt cuộc chiếm đóng nước láng giềng giàu dầu lửa đã kéo dài năm tháng này. Lúc 16:30 giờ EST (4:30 sáng ngày hôm sau theo giờ Hà Nội), các máy bay chiến đấu đầu tiên đã cất cánh từ Ả-rập Xê-út và các tàu sân bay Mỹ và Anh trên vịnh Ba Tư để tiến hành sứ mệnh ném bom Iraq. Continue reading “16/01/1991: Chiến tranh vùng Vịnh bùng nổ”

25/12/1991: Gorbachev từ chức, Liên Xô tan rã

Nguồn:Gorbachev resigns as president of the USSR,” History.com (truy cập ngày 24/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1991, Mikhail Gorbachev tuyên bố ông từ chức Tổng thống Liên Xô. Trên thực tế, quốc gia này đã không còn là Liên Xô như trước – chỉ bốn ngày trước đó, 11 nước cộng hòa Xô viết cũ đã thành lập Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS), về cơ bản giải thể Liên bang Xô viết. Liên Xô, xét về mọi mặt, đã chấm dứt tồn tại.

Trong bài phát biểu từ nhiệm trước đất nước, Gorbachev cho thấy sự thành lập của CIS là động lực chính khiến ông từ chức, tuyên bố rằng ông “lo ngại về thực tế là người dân của đất nước này đã không còn là người dân của một cường quốc và có thể sẽ rất khó đối phó với những hệ quả của điều này.” Bằng những lời đôi lúc tự hào, đôi lúc phẫn uất, Gorbachev tuyên bố ông hài lòng về các thành quả mà mình đã đạt được. Continue reading “25/12/1991: Gorbachev từ chức, Liên Xô tan rã”

19/08/1991: Đảo chính tại Liên Xô

1991_coup_attempt1

Nguồn:Soviet hard-liners launch coup against Gorbachev,” History.com (truy cập ngày 18/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1991, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev bị đặt dưới sự quản thúc tại gia trong một cuộc đảo chính do các thành viên cấp cao trong chính phủ cùng lực lượng quân đội và cảnh sát tiến hành.

Kể từ khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản năm 1985 và Tổng thống Liên Xô năm 1988, Gorbachev đã theo đuổi nhiều cải cách toàn diện trong hệ thống Xô viết. Kết hợp perestroika (cải tổ) nền kinh tế – trong đó chú trọng hơn vào các chính sách thị trường tự do – và glasnost (cởi mở hay công khai hóa) trong ngoại giao, ông đã cải thiện đáng kể quan hệ với nhiều nền dân chủ phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ. Continue reading “19/08/1991: Đảo chính tại Liên Xô”