Tại sao dự án cầu lục địa qua Eo Kra sẽ khó thành công?

Nguồn: Francesca Regalado, “Thai ports bemoan competitive decline as Srettha pushes land bridge,” Nikkei Asia, 22/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngành vận tải đang đặt câu hỏi về nhu cầu tiềm năng đối với siêu dự án trị giá 28 tỷ USD.

Vào một buổi chiều tháng 2 nóng nực, một con tàu container dài 170 mét cập cảng Songkhla. Trên tàu vẫn còn nhiều chỗ trống, đơn giản vì cảng lớn nhất miền nam Thái Lan không đủ sâu để tiếp nhận các tàu chở đầy hàng.

Tình trạng này đang làm tăng thêm chi phí cho các nhà xuất khẩu, khi hàng hóa phải được chuyển sang các tàu lớn hơn ở Malaysia hoặc Singapore, đồng thời chính khu cảng cũng bị giảm thu nhập vì họ tính phí bốc dỡ theo container và phí cập cảng theo ngày. Để cắt giảm chi phí, một số công ty công nghiệp phía nam đã chọn bỏ qua Songkhla, thay vào đó, họ gửi cao su và gỗ bằng xe tải qua biên giới tới cảng Penang của Malaysia. Continue reading “Tại sao dự án cầu lục địa qua Eo Kra sẽ khó thành công?”

Người duy nhất thua trong bầu cử Thái Lan chính là các cử tri

Nguồn: Pavin Chachavalpongpun, “Everybody Won in Thailand’s Election Except the Voters,” New York Times, 02/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong một thời gian ngắn của mùa hè này, người ta đã nghĩ rằng Thái Lan cuối cùng cũng có thể có một chính phủ dân cử thực sự.

Trong cuộc bầu cử hồi tháng 5, một đảng ủng hộ cải cách đã giành được tỷ lệ phiếu bầu cao nhất, được thúc đẩy bởi làn sóng bất bình của công chúng đối với 9 năm cai trị của quân đội và những đặc quyền lớn của Hoàng gia Thái Lan. Chế độ quân chủ Thái Lan là một trong những chế độ giàu có nhất và trị vì lâu nhất trên thế giới. Được hỗ trợ bởi quân đội và hệ thống tư pháp, phe bảo hoàng đã chống lại những thách thức đối với sự thống trị của nó suốt nhiều thập niên, thường là qua những cuộc đảo chính quân sự được hoàng gia ủng hộ nhằm lật đổ các chính phủ được bầu cử dân chủ. Tình trạng này đã đẩy Thái Lan vào vòng xoáy bạo lực chính trị lặp đi lặp lại và làm nản lòng những khao khát dân chủ của một thế hệ mới. Continue reading “Người duy nhất thua trong bầu cử Thái Lan chính là các cử tri”

26/05/1991: Máy bay rơi xuống rừng rậm Thái Lan

Nguồn: Plane crashes in Thai jungle, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, một chiếc Boeing 767 đã lao xuống một khu rừng gần Bangkok, Thái Lan, giết chết tất cả 223 người trên máy bay. Chiếc máy bay này được sở hữu và vận hành bởi công ty Lauda-Air, hãng máy bay thuê trọn gói (charter) lớn nhất Áo, do tay đua xe đua nổi tiếng Niki Lauda thành lập sau khi ông chính thức nghỉ hưu khỏi bộ môn đua xe.

Chuyến bay xuất phát từ Hong Kong với điểm đến cuối cùng là Vienna. Sau khi dừng một đoạn ngắn ở Bangkok, máy bay đang bắt đầu khởi hành từ Sân bay Bangkok thì một máy tính bị trục trặc. Bộ đảo chiều lực đẩy động cơ cánh trái, về cơ bản là thiết bị giúp động cơ đảo chiều, đột ngột hoạt động. Dù các phi công đã cố gắng hết sức để tắt thiết bị, nhưng họ vẫn thất bại. Continue reading “26/05/1991: Máy bay rơi xuống rừng rậm Thái Lan”

Dự án ‘cầu lục địa’ qua eo đất Kra vướng vào giằng co Trung-Mỹ

Nguồn: Toru Takahashi, Thai ‘land bridge’ project caught in Sino-U.S. tug of war, Nikkei Asia, 20/02/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liệu Nhật Bản có tham gia vào dự án để giúp ngăn chặn bước tiến của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương hay không?

Địa điểm tiềm năng để xây dựng cửa ngõ vào Ấn Độ Dương của Thái Lan là một bán đảo nhỏ nhô ra Biển Andaman.

Phần lớn huyện Ao Ang thuộc tỉnh Ranong ở tây nam Thái Lan, nằm cách trung tâm tỉnh khoảng 30 km về phía nam, được che phủ bởi rừng nguyên sinh, và chỉ có thể đi đến đó bằng đường biển. Tuy nhiên, huyện vùng sâu vùng xa này đang ngày càng thu hút nhiều người hơn, vì nó vừa được đề xuất trở thành nơi mở một cảng mới, một ngư dân chèo chiếc thuyền mà tác giả thuê tại một ngôi làng gần đó cho biết. Phải mất một giờ để đi thuyền đến khu vực gần địa điểm xây cảng. Continue reading “Dự án ‘cầu lục địa’ qua eo đất Kra vướng vào giằng co Trung-Mỹ”

Vụ án ‘kim cương xanh’ và sóng gió ngoại giao Thái Lan – Saudi Arabia

Tác giả: Phúc Long

Một vụ trộm cách đây 30 năm trong hoàng cung Saudi Arabia đã châm ngòi hàng loạt vụ giết người bí ẩn và cuộc khủng hoảng ngoại giao Thái Lan – Saudi đến tận ngày nay.

Một buổi chiều năm 1989, tên trộm quyết định ra tay trong lúc vợ chồng hoàng tử Faisal của Vương quốc Saudi Arabia vắng nhà để đi nghỉ mát.

Kriangkrai Techamong làm công việc quét dọn trong tòa dinh thự, anh ta biết có 3 trong 4 két sắt chứa nữ trang, đá quý của ông chủ thường xuyên không khóa. Continue reading “Vụ án ‘kim cương xanh’ và sóng gió ngoại giao Thái Lan – Saudi Arabia”

Trận Trân Châu Cảng đã định hình lại châu Á như thế nào?

Nguồn: Dominic Faulder, “80 years since Pearl Harbor: How the attack reshaped Asia”, Nikkei Asia, 7/12/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Cuộc xâm lược gần như đồng thời của Nhật Bản vào Thái Lan đã đánh dấu sự kết thúc của Đế chế Anh.

Bài phát biểu ảm đạm của Tổng thống Franklin Roosevelt trước Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ một ngày sau khi “lực lượng hải quân và không quân của Đế quốc Nhật Bản” tấn công Trân Châu Cảng ở Hawaii, nơi đặt Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ – “một ngày sẽ sống trong ô nhục ”, theo cách nói của ông – quả thực chưa bao giờ bị lãng quên.

Roosevelt nói: “Khoảng cách giữa Hawaii với Nhật Bản cho thấy rõ ràng cuộc tấn công đã được lên kế hoạch có chủ ý từ nhiều ngày trước, thậm chí vài tuần”. Ông lưu ý rằng Malaya, Guam, Philippines, đảo Wake và đảo Midway cũng bị tấn công vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nhưng lại không đề cập đến việc các lực lượng Nhật Bản đã bắt đầu xâm lược Thái Lan vài giờ trước đó, vào ngày 8 tháng 12 (tức ngày 7 tháng 12 theo giờ Mỹ). Continue reading “Trận Trân Châu Cảng đã định hình lại châu Á như thế nào?”

“Khiêu vũ giữa bầy sói”: Nước Campuchia giữa Xiêm và Pháp

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Đây là câu chuyện về số phận của Campuchia trong đêm đầu tiên của quá trình thực dân hóa, trong sự đổ vỡ của các trật tự quan hệ quốc tế truyền thống và sự xác lập của hệ thống tư bản-thực dân dưới bàn tay của người Pháp. Những diễn biến này cho thấy số phận người Khmer và Campuchia trong những chuyển giao quyền lực vùng của các nước lớn và thân phận dễ bị tổn thương của họ trong dòng chảy của biến động khu vực. Continue reading ““Khiêu vũ giữa bầy sói”: Nước Campuchia giữa Xiêm và Pháp”

Liên minh Trà Sữa là gì?

Nguồn: What is the Milk Tea Alliance?”, The Economist, 24/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Vào ngày 01/02, ngày mà quân đội Myanmar phế truất chính phủ được bầu một cách dân chủ của nước này, một người dùng Twitter đã đăng tải hình ảnh của Royal Myanmar Teamix, một loại trà pha chế của địa phương. Bài tweet kể từ đó đã được chia sẻ hơn 22.000 lần. Bên cạnh hình ảnh là một hashtag đã được các nhà hoạt động ở Hồng Kông, Đài Loan và Thái Lan sử dụng trong gần một năm qua: #MilkTeaAlliance (Liên minh Trà Sữa). Các tấm biển với khẩu hiệu này xuất hiện tại các cuộc biểu tình đường phố ủng hộ dân chủ trên khắp Đông Nam Á. Chính xác thì Liên minh Trà Sữa là gì và những người ủng hộ nó có điểm chung nào? Continue reading “Liên minh Trà Sữa là gì?”

Hiện trạng Sáng kiến Vành đai và Con đường ở khu vực Mekong

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) là một mỏ neo trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc kể từ năm 2013. Sáng kiến này ​​thúc đẩy kết nối giữa các nền kinh tế châu Á, châu Âu và châu Phi bằng cách xây dựng cácmạng lưới đường bộ, cầu, đường sắt, hải cảng, sân bay, năng lượng, đường ống và các dạng cơ sở hạ tầng khác, trong đó Trung Quốc được hình dung là trung tâm. Mặc dù BRI ​​chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng vật chất nhưng nó cũng được thiết kế như một phương tiện để tăng cường kết nối về mặt chính sách, thương mại, tài chính và giao lưu nhân dân. Đến năm 2019, hơn 60 quốc gia đã tham gia BRI, và Trung Quốc được cho là đã đầu tư khoảng 127,7 tỷ đô la Mỹ vào các dự án khác nhau, biến BRI thành kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử. Continue reading “Hiện trạng Sáng kiến Vành đai và Con đường ở khu vực Mekong”

Tại sao chế độ quân chủ đã lỗi thời và cần bị hủy bỏ?

Nguồn: Greg Barns, “Asia’s monarchies are no longer earning their keep”, Nikkei Asia, 13/11/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trên khắp châu Á, báo chí đang đưa tin rất nhiều về các vị quốc vương. Ở Thái Lan, nhiều người cảm thấy phẫn nộ với Vua Maha Vajiralongkorn, người không chỉ sống phần lớn thời gian ở Đức mà còn bận rộn tìm cách áp đặt chế độ quân chủ mang tính đàn áp lên người dân của mình.

Quốc vương Malaysia, Sultan Abdullah Ri’ayatuddin, đã tăng cường can thiệp vào chính trị, từ chối chấp nhận yêu cầu của lãnh đạo phe đối lập Anwar Ibrahim rằng ông cần được phép thành lập chính phủ khi giờ đây ông nhận được đa số ủng hộ trong quốc hội. Continue reading “Tại sao chế độ quân chủ đã lỗi thời và cần bị hủy bỏ?”

Giới trẻ Thái Lan học hỏi chiến thuật biểu tình của Hồng Kông như thế nào?

Nguồn: Preeti Jha, “Thailand protest: Why young activists are embracing Hong Kong’s tactics”, BBC, 21/10/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Những nhà hoạt động dân chủ tại Thái Lan đang áp dụng ngày một nhiều các chiến thuật từng được sử dụng bởi những người anh em của họ ở Hồng Kông khi những người biểu tình tiếp tục xuống đường bất chấp lệnh cấp tụ tập đông người trong bối cảnh các cuộc tuần hành nhắm vào Thủ tướng và nhà vua đã gia tăng trong nhiều tháng qua.

Khi những người biểu tình ở Bangkok lần đầu tiên sử dụng ô (dù) để đỡ đạn hơi cay vào thứ Sáu tuần trước, nó gợi cho người ta nhớ đến phong trào biểu tình phản đối chính phủ đã làm rung chuyển đặc khu Hồng Kông của Trung Quốc xảy ra năm ngoái. Continue reading “Giới trẻ Thái Lan học hỏi chiến thuật biểu tình của Hồng Kông như thế nào?”

Liệu phong trào sinh viên Thái Lan có thể thành công?

Nguồn: Duncan Mccargo, Can Thailand’s Protest Movement Broaden Its Appeal?, Foreign Policy, 25/9/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Muốn thành công, người biểu tình sẽ phải vượt qua sự cách biệt về giai cấp và vùng miền; và một khó khăn mới nữa, đó là khoảng cách giữa các thế hệ.

Sau khi tổ chức cuộc tuần hành lớn nhất trong nhiều năm qua tại Thái Lan vào hai ngày 19 và 20 tháng Chín; hôm thứ Năm, các sinh viên biểu tình tiếp tục di chuyển đến trụ sở Quốc hội để yêu cầu cải cách dân chủ.

Vài giờ sau, một thoả thuận với các đảng đối lập của chính phủ đương nhiệm, vốn có liên hệ mật thiết với quân đội đã cầm quyền ở Thái Lan trong suốt giai đoạn 2014-2019, đã sụp đổ. Continue reading “Liệu phong trào sinh viên Thái Lan có thể thành công?”

Biểu tình ở Hồng Kông đã ‘truyền lửa’ cho giới trẻ Thái Lan như thế nào?

Nguồn: “Thailand protests: how Hong Kong and the Hunger Games inspired revolution of Thais”, South China Morning Post, 25/07/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Tại tổ chức có tên gọi “Bad Student Union – Nhóm sinh viên xấu”, sinh viên 18 tuổi Min đang thu thập những lời phàn nàn của các học sinh trên khắp Thái Lan qua Twitter và Instagram tố cáo giáo viên tại các trường công lập đã có những hành động làm tổn thương họ từ các hình phạt trên thân thể học sinh đến việc buộc cắt tóc để làm dấu cho những sai phạm nhỏ tại trường học.

Nhưng hầu hết các phàn nàn cần giải quyết mà Min đăng trên tài khoản @BadStudent_ Twitter chủ yếu là về nỗi sợ của học sinh đối với kiểu tóc bắt buộc tại trường học, thể hiện qua bài hát nak rien bằng tiếng Thái. Học sinh nam sẽ để tóc theo kiểu quân đội, phía sau đầu và hai bên thái dương cắt sát, phần tóc ở trên để dài hơn một chút. Học sinh nữ để tóc ngắn ngang tai không mấy cuốn hút. Continue reading “Biểu tình ở Hồng Kông đã ‘truyền lửa’ cho giới trẻ Thái Lan như thế nào?”

Kênh đào Kra: Sợi dây ‘thòng lọng’ của Trung Quốc?

Nguồn:  Salvatore Babones, “The Next Front in the India-China Conflict Could Be a Thai Canal”, Foreign Policy, 01/09/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Ấn Độ đang tăng cường năng lực phòng thủ cho các đảo của nước này giữa lúc Bắc Kinh tìm kiếm một tuyến đường nhanh hơn để đến Ấn Độ Dương.

Hãy quên đi cuộc Chiến tranh Lạnh mới xuyên Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Có một cuộc chiến “nóng” hơn nhiều đã xảy ra giữa Ấn Độ và Trung Quốc khiến ít nhất 20 người thiệt mạng tại vùng biên giới tranh chấp giữa hai nước trên dãy Himalaya. Trên biển, Trung Quốc đang cố gắng bao vây Ấn Độ bằng một loạt các liên minh và căn cứ hải quân được biết đến với tên gọi “Chuỗi ngọc trai”. Điểm yếu lớn nhất của Trung Quốc trong chiến lược thống trị Ấn Độ Dương và cả Ấn Độ chính là eo biển Malacca, một đường biển hẹp ngăn cách Singapore và Sumatra nơi rất nhiều tuyến giao thông hàng hải phải đi qua. Continue reading “Kênh đào Kra: Sợi dây ‘thòng lọng’ của Trung Quốc?”

Điều gì khiến biểu tình quay lại đường phố Thái Lan?

Nguồn:Audacious student protests are rocking Bangkok”, The Economist, 20/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Đây là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính hồi năm 2014. Vào ngày 16 tháng 8, hơn 10.000 người biểu tình đã đổ về Tượng đài Dân chủ ở Bangkok, thủ đô Thái Lan. Các đoàn thể sinh viên và nhóm thanh niên đã dẫn đầu các cuộc biểu tình kéo dài hơn một tháng trên khắp đất nước. Họ muốn chính phủ từ chức. Họ yêu cầu một hiến pháp mới và chấm dứt sự quấy rối các nhà vận động đối lập. Gây tranh cãi hơn, trong một cuộc biểu tình tại Đại học Thammasat ở Bangkok vào ngày 10 tháng 8, một số lãnh đạo biểu tình đã công khai kêu gọi cải cách chế độ quân chủ, vốn vẫn là một chủ đề vô cùng cấm kỵ tại Thái Lan. Continue reading “Điều gì khiến biểu tình quay lại đường phố Thái Lan?”

23/06/2018: Đội bóng đá Thái Lan bị mắc kẹt trong hang

Nguồn: Thai soccer team becomes trapped in cave, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mọi chuyện bắt đầu từ chuyến tham quan thú vị sau giờ luyện tập!

Vào ngày này năm 2018, Ekkapol Chantawong, huấn luyện viên bóng đá 25 tuổi người Thái Lan, đã đưa đội bóng của mình, Wild Boars, đi khám phá một hang động mà anh từng ghé thăm trước đó, dự định ở lại chỉ khoảng một giờ mà thôi. Nhưng mưa đầu mùa bất ngờ ập đến khi mọi người còn ở dưới lòng đất và nước nhanh chóng dâng lên ngập miệng hang, khiến huấn luyện viên và 12 cầu thủ, trong độ tuổi từ 11 đến 16, bị mắc kẹt. Họ ở dưới lòng đất suốt hơn hai tuần, trong một sự kiện đã trở thành hiện tượng truyền thông toàn cầu. Continue reading “23/06/2018: Đội bóng đá Thái Lan bị mắc kẹt trong hang”

Dự án Kênh đào Kra của Thái Lan: Lịch sử, hiện trạng và triển vọng

Nguồn: Ian Storey, “Thailand’s Perennial Kra Canal Project: Pros, Cons and Potential Game Changers”, ISEAS Perspective, 24/09/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Ít có dự án xây dựng lớn nào nằm trên bảng vẽ lâu như kênh đào Kra của Thái Lan. Ý tưởng xây dựng một tuyến đường thủy qua Eo đất Kra ở vùng Thượng Nam đất nước để nối Vịnh Thái Lan với biển Andaman – từ đó nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương – được đề xuất lần đầu cách đây hơn 300 năm. Kể từ đó, dự án đã được tái sinh nhiều lần, dẫn đến một loạt các cuộc khảo sát kỹ thuật và nghiên cứu khả thi đắt đỏ, trước khi lặng lẽ bị hủy bỏ.

Những lập luận ủng hộ và phản đối kênh đào Kra đã tồn tại và được lặp đi lặp lại từ lâu. Continue reading “Dự án Kênh đào Kra của Thái Lan: Lịch sử, hiện trạng và triển vọng”

Khi người Thái nhìn về phía đông: Cuộc chiến Xiêm – Việt năm 1833

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Người Thái và tham vọng “Đông tiến”

Người Thái trong khung cảnh này là các cư dân sống trên lãnh thổ Thái Lan ngày nay. Những người này từ đâu tới? Bản thân họ cũng chưa có câu trả lời cuối cùng. 5-6 ý tưởng khác nhau, từ nguồn gốc bản địa, cho tới các cuộc di cư từ vương quốc Nam Chiếu (vùng Vân Nam) vào thế kỷ XIII xuống phía Nam khi vương quốc này bị người Mông Cổ đánh chiếm…, vẫn còn đang tranh luận.

Dù từ đâu tới thì đến thế kỷ XVIII, người Thái đã làm chủ một khu vực rộng lớn tại vùng trung tâm của Đông Nam Á lục địa, nơi hiện hữu các vương quốc Lanna (miền Bắc Thái Lan ngày nay, với trung tâm là Chiang Mai) và vương triều Bangkok dọc theo sông Me Nam (xác lập năm 1782). Continue reading “Khi người Thái nhìn về phía đông: Cuộc chiến Xiêm – Việt năm 1833”

Thế giới hôm nay: 19/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN

Sau nhiều tuần bạo lực, các cuộc tuần hành ủng hộ dân chủ mới nhất ở Hồng Kông dường như đã diễn ra một cách hòa bình. Hàng trăm ngàn người đã tập trung tại Công viên Victoria sau khi bị cảnh sát từ chối cho phép diễu hành qua trung tâm thành phố. Cuối tuần trước, người biểu tình đã chiếm sân bay thành phố. Luận điệu từ chính phủ Trung Quốc đã trở nên cứng rắn hơn.

Các tài liệu chính phủ bị rò rỉ về tác động tiềm tàng của Brexit không có thỏa thuận cho thấy người Anh có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, nhiên liệu và thuốc men, cũng như tình trạng chậm trễ nghiêm trọng tại các cảng biển. Thủ tướng Boris Johnson nói rằng Anh không có gì phải sợ khi rời Liên minh châu Âu mà không có thỏa thuận. Bộ trưởng phụ trách các công tác chuẩn bị hậu Brexit cho biết các tài liệu này đã nêu bật “kịch bản trong trường hợp xấu nhất”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/08/2019”

Các chính phủ châu Á chống tin giả như thế nào?

Nguồn: Asian governments are trying to curb fake news”, The Economist, 04/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngay cả vào ngày Cá tháng Tư, chính phủ Singapore cũng không hứng pha trò. K. Shanmugam, bộ trưởng luật pháp, đã cảnh báo các nhà làm luật về sự nguy hiểm của các phát ngôn không được kiểm soát, đưa cho họ một danh sách “các lời bài hát mang tính xúc phạm”, trong đó có các bản hit của Lady Gaga và Ariana Grande. Ngay sau đó, chính phủ đã trình một dự luật lên quốc hội để hạn chế các tin giả. Nếu được thông qua luật, một khả năng rất cao, nó sẽ là một trong số những đạo luật có phạm vi sâu rộng nhất thế giới. Theo quy định của dự luật, những người bị kết tội truyền bá “những tuyên bố hay thực tế sai sự thật” trên mạng phải đối mặt với mức phạt lên tới 1 triệu đô la Singapore (17 tỉ đồng) hoặc tối đa 10 năm tù. Các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter sẽ được yêu cầu gỡ các bài đăng mà chính phủ cho là sai sự thuật hoặc phải đưa ra các tuyên bố đính chính. Continue reading “Các chính phủ châu Á chống tin giả như thế nào?”