Thái Lan: Dịch chuyển giữa Hoa Kỳ và một Trung Quốc trỗi dậy

Tác giả: Pongphisoot Busbarat | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Thailand: Shifting Ground between the US and a Rising China. Tác giả: Benjamin Zawacki. London: ZED Books, 2017. Bìa mềm: 370 trang.

Trong cuốn Thái Lan: Dịch chuyển giữa Hoa Kỳ và một Trung Quốc Trỗi dậy, Benjamin Zawacki đã có đóng góp quan trọng cho nghiên cứu về quan hệ đối ngoại của Thái Lan. Tác giả đã đưa ra một quan điểm đi ngược lại với quan niệm truyền thống: đặc điểm chính của ngoại giao Thái Lan là giữ vị trí cân bằng giữa các cường quốc để không phải chọn phe. Thay vào đó, Zawacki cho rằng kể từ khi Thế chiến II kết thúc, Thái Lan đã chọn phe: Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh, và Trung Quốc kể từ khi bước sang thế kỉ 21. Continue reading “Thái Lan: Dịch chuyển giữa Hoa Kỳ và một Trung Quốc trỗi dậy”

26/12/2004: Sóng thần tàn phá bờ biển Ấn Độ Dương

Nguồn: Tsunami devastates Indian Ocean coast, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 2004, một trận động đất mạnh ngoài khơi bờ biển Sumatra, Indonesia đã dẫn đến một cơn sóng thần khiến nhiều người tử vong, đồng thời tàn phá bờ biển Ấn Độ Dương. Đây là trận động đất mạnh thứ hai từng được ghi nhận và ước tính 230.000 người chết đã khiến thảm họa này trở thành một trong 10 thảm họa tồi tệ nhất mọi thời đại.

Vào 7 giờ 58 phút sáng, một trận động đất khủng khiếp đã xảy ra ở bên dưới Ấn Độ Dương,  cách Sumatra 160 dặm về phía tây. Không chỉ được ghi nhận với cường độ 9,3 độ (chỉ có trận động đất ở Chile vào năm 1960 được đo với cường độ cao hơn ở mức 9.5 độ, mặc dù có thể đã có những cơn địa chấn mạnh hơn trước khi thiết bị đo địa chấn được phát minh ra) và kéo dài gần 10 phút, trận động đất đã nâng toàn bộ 750 dặm bề mặt đường đứt gãy nằm dưới đáy biên lên tới độ cao 40 feet (12,2m). Continue reading “26/12/2004: Sóng thần tàn phá bờ biển Ấn Độ Dương”

20/02/1976: SEATO giải thể

Nguồn: SEATO disbands, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1976, sau 22 năm hoạt động, Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) đã kết thúc hoạt động quân sự cuối cùng và lặng lẽ ngưng hoạt động. SEATO là một trong các tường thành của chính sách Chiến tranh Lạnh của Mỹ ở châu Á, nhưng chiến tranh Việt Nam đã gây tổn hại đến tính gắn kết của tổ chức này và đặt câu hỏi về tính hiệu quả của nó.

SEATO được thành lập vào năm 1954 trong một cuộc họp ở Manila dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles. Tám quốc gia – Mỹ, Pháp, Anh, Australia, New Zealand, Philippine, Thái Lan và Pakistan – đã cùng nhau tham gia vào tổ chức quốc phòng khu vực để “ngăn chặn làn sóng chủ nghĩa cộng sản ở Châu Á.” Continue reading “20/02/1976: SEATO giải thể”

Nhìn lại Khủng hoảng Tài chính châu Á 1997 sau 20 năm

Nguồn: Barry Eichengreen, “Asia’s Unhappy Anniversary”, Project Syndicate, 10/07/2017.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng 7 này kỷ niệm 20 năm cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, hay chính xác hơn, sự kiện đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng: sự kiện phá giá đồng baht Thái Lan. Trong khi những lễ kỷ niệm kiểu này không phải là một lý do tốt để ăn mừng, ít nhất chúng cũng mang lại một cơ hội để nhìn lại xem những gì đã thay đổi – và, không kém phần quan trọng, là những gì đã không thay đổi.

Các nguyên nhân của cuộc khủng khoảng đã gây nhiều tranh luận lúc đó và chúng vẫn còn được tranh luận đến ngày hôm nay. Các nhà quan sát phương Tây đổ lỗi cho sự thiếu minh bạch và quan hệ quá mật thiết giữa các doanh nghiệp và các chính phủ Châu Á – cái mà họ gọi là “tư bản thân hữu.” Những nhà bình luận Châu Á, về phần mình, lại phê phán các quỹ đầu tư mạo hiểm vì đã gây mất ổn định các thị trường tài chính khu vực và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vì đã kê một đơn thuốc vốn chút nữa đã giết chết bệnh nhân. Continue reading “Nhìn lại Khủng hoảng Tài chính châu Á 1997 sau 20 năm”

23/02/1955: Hội đồng SEATO nhóm họp lần đầu tiên

Nguồn: First council meeting of SEATO, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, trong cuộc họp hội đồng đầu tiên của Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), Ngoại trưởng John Foster Dulles tuyên bố Mỹ cam kết bảo vệ khu vực khỏi sự xâm lăng của cộng sản. Cuộc họp và sự tham gia của Mỹ vào SEATO đã trở thành cơ sở để nước này hoạt động tích cực hơn tại Việt Nam.

SEATO được thành lập tại Manila năm 1954, trong một cuộc họp mà Dulles đứng ra kêu gọi. Sau đó, Mỹ, Anh, Pháp, Úc, New Zealand, Thái Lan, Pakistan và Philippines trở thành các thành viên của tổ chức phòng thủ khu vực này. Mỹ thành lập SEATO chủ yếu là để phản ứng trước “tình hình đang xấu đi” tại Đông Nam Á. Continue reading “23/02/1955: Hội đồng SEATO nhóm họp lần đầu tiên”

25/01/1942: Thái Lan tuyên chiến với Anh và Mỹ

Nguồn: Thailand declares war on the United States and England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Thái Lan – “quốc gia bù nhìn” trong tay Nhật Bản, đã tuyên chiến với các nước Đồng minh.

Khi Thế chiến nổ ra ở châu Âu vào tháng 09/1939, Thái Lan đã tuyên bố trung lập. Điều này khiến cho Pháp và Anh vô cùng thất vọng. Hai nước này đều có thuộc địa xung quanh đất Thái và đã hy vọng người Thái sẽ hỗ trợ Đồng minh ngăn chặn Nhật Bản xâm lược các lãnh thổ thuộc khu vực Thái Bình Dương. Nhưng người Thái thậm chí còn đi ngược lại mong muốn của các nước châu Âu, khi “làm bạn” với Nhật Bản và thêm vào sách giáo khoa bản đồ tương lai của “nước Thái Lan rộng lớn” với một phần lãnh thổ nằm trên đất Trung Quốc. Continue reading “25/01/1942: Thái Lan tuyên chiến với Anh và Mỹ”

Infographic: Thể chế chính trị các nước ASEAN (P1)

Tác giả: Thuỳ Dương & Thục Trâm

Các quốc gia quân chủ thuộc khối ASEAN có cấu hình quyền lực chính trị như thế nào? Continue reading “Infographic: Thể chế chính trị các nước ASEAN (P1)”

Sự bất định mới của Thái Lan

thailand-mourns-bhumibol-adulyadej

Nguồn: Joshua Kurlantzick, “Thailand’s New Uncertainty”, Project Syndicate, 15/10/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dù đã được dự đoán từ lâu, cái chết của Nhà vua Bhumibol Adulyadej vẫn gây ra cú sốc nặng đối với đất nước Thái Lan. Khi tin được loan báo, những đoàn người rất đông đã tụ tập tại các thị trấn và thành phố để than khóc và tỏ lòng thành kính trước bậc quân vương đã trị vì đất nước trong bảy thập niên.

Thị trường chứng khoán Thái Lan chao đảo và đất nước này rơi vào một giai đoạn bất định. Phần lớn người Thái chưa từng biết đến một vị vua nào khác, và Vua Bhumibol đã truyền cảm hứng về sự cống hiến lớn lao trong thời kỳ nước này trải qua những biến động kinh tế và chính trị rộng khắp. Trong triều đại của ông, Thái Lan đã chuyển đổi từ một nước nghèo thành nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á. Continue reading “Sự bất định mới của Thái Lan”

Giải mã kết quả trưng cầu Hiến pháp mới của Thái Lan

thailand-votes-in-referendum

Nguồn: Patrick Jory, “The real meaning of Thailand’s constitutional referendum”, East Asia Forum, 31/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý gần đây của Thái Lan dường như đã cho thấy một chiến thắng dễ dàng của phe ủng hộ Hiến pháp mới. 61% cử tri đã bỏ phiếu thông qua dự thảo Hiến pháp, trong khi 39% còn lại bỏ phiếu phản đối. 58% cử tri cũng đã trả lời đồng ý với câu hỏi thứ hai, vốn được chèn thêm vào phút cuối, về việc liệu một thủ tướng không do dân bầu có thể được bổ nhiệm bởi một phiên họp chung của Thượng viện và Hạ viện hay không.

Tuy nhiên, kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này thực ra ít mang tính kết luận rõ ràng hơn chúng ta tưởng. Continue reading “Giải mã kết quả trưng cầu Hiến pháp mới của Thái Lan”

Thỏa hiệp: Bài học của Myanmar dành cho Thái Lan

thailand-politics

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “A Role Reversal for Myanmar and Thailand”, Project Syndicate, 02/05/2016.

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiếm có những quốc gia láng giềng nào nhanh chóng thay đổi định hướng chính trị theo chiều hướng trái ngược nhau như tại Thái Lan và Myanmar trong những năm gần đây. Sau hơn nửa thế kỷ nằm dưới chính quyền độc tài quân sự, Myanmar đã khôi phục lại chế độ dân chủ, và hiện có một chính phủ dân sự được dẫn dắt bởi cựu tù nhân chính trị Aung San Suu Kyi và Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà. Trái lại, trong thập niên vừa qua, Thái Lan đã hai lần chuyển hướng từ chế độ dân chủ sang chế độ độc tài quân sự do các cuộc đảo chính xảy ra vào năm 2006 và năm 2014. Điều gì đã khiến cho hai quốc gia này đảo ngược định hướng chính trị của mình? Continue reading “Thỏa hiệp: Bài học của Myanmar dành cho Thái Lan”

Điều gì xảy ra khi đức vua Thái Lan ra đi?

_79526381

Nguồn: Nicholas Farrelly, What happens when the Thai king’s gone?, East Asia Forum, 01/12/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hồi tháng 2 năm 2005, Đảng Người Thái yêu người Thái (Thai Rak Thai) của ông Thaksin Shinawatra tái đắc cử với đa số phiếu bầu. Nhưng khi ông Thaksin củng cố quyền lực hơn bao giờ hết thì các đối thủ của ông đã trở nên lo lắng. Đảng Dân chủ lo ngại không bao giờ có thể kiểm soát được những đòn bẩy của Chính phủ, khi nhà tỷ phú ngành viễn thông nổi tiếng thẳng thắn đã cơ bản độc quyền hóa sự kiểm soát tiến trình chính trị. Ảnh hưởng của ông đối với các đề bạt trong quân đội và giới quan chức ám chỉ rằng ông sẽ không dừng lại cho đến khi nào tất cả các vị trí chủ chốt được nắm giữ bởi những trợ lý đáng tin cậy của ông.

Trước cuộc đảo chính năm 2006, ông Thaksin bị tấn công bởi một loạt sự chỉ trích dựa trên luân lý đơn thuần. Nhưng Thaksin vẫn còn cảm thấy tự tin. Nhiều người cho rằng các lực lượng vũ trang bị chính trị hóa sâu sắc của Thái Lan đã “quay lại với các doanh trại của mình” mãi mãi. Chúng ta biết rằng nói như thế là quá sớm. Continue reading “Điều gì xảy ra khi đức vua Thái Lan ra đi?”

21/12/1969: Thái Lan thông báo rút quân khỏi Việt Nam

Thai_Soldiers_Board_C-130

Nguồn:Thailand announces plans to withdraw troops,” History.com (truy cập ngày 19/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1969, Thái Lan đã công bố kế hoạch rút quân gồm 12.000 người của họ khỏi miền Nam Việt Nam. Các lực lượng Thái Lan đến Việt Nam với vai trò là một phần của Quân lực Thế giới Tự do, một nỗ lực của Tổng thống Lyndon B. Johnson nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các đồng minh của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa. Bằng cách đảm bảo sự hỗ trợ từ các quốc gia khác, Johnson hy vọng sẽ xây dựng được một sự đồng thuận quốc tế đằng sau các chính sách của mình tại Việt Nam.

Sự đóng góp đầu tiên của Thái Lan cho nỗ lực chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đến vào tháng 9 năm 1964, khi một nhóm 16 người thuộc Không lực Hoàng gia Thái Lan tới Sài Gòn để hỗ trợ vận hành và bảo dưỡng một số máy bay chở hàng của Không lực Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1966, để đáp ứng hơn nữa lời kêu gọi của Tổng thống Johnson, Thái Lan nhất trí tăng cường sự hỗ trợ của họ cho Nam Việt Nam. Continue reading “21/12/1969: Thái Lan thông báo rút quân khỏi Việt Nam”

Chính quyền quân sự Thái “xoay trục” sang Trung Quốc

133874400_14193382485061n

Nguồn:Under military rule, Thailand pivots towards China“, Today Online, 26/11/2015.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng

Các chiến đấu cơ Trung Quốc bay lượn trên bầu trời phía trên một căn cứ quân sự tại đông bắc Thái Lan. Hình ảnh này cho thấy quan hệ chính trị và quân sự giữa chính quyền quân sự và nước láng giềng phương Bắc độc đoán đang “nở rộ”.

Trong hai tuần vừa qua, các máy bay của Thái Lan và Trung Quốc cùng có cuộc diễn tập không quân chung lần đầu tiên, với đỉnh điểm là màn trình diễn nhào lộn của đội bay Trung Quốc vào cuối tuần này.

Đối với đại úy Chanon Mungthanya, phát ngôn viên Không quân Hoàng gia Thái Lan tham gia trong đợt diễn tập tại căn cứ Korat lần này, đây là cơ hội quý giá để tương tác với những người đồng nhiệm Trung Quốc. Continue reading “Chính quyền quân sự Thái “xoay trục” sang Trung Quốc”

Cải cách ở Xiêm và Việt Nam cuối TK 19, đầu TK 20: Những nguyên nhân thành bại

King_Chulalongkorn_and_Family-e1429276363524

Tác giả: Phạm Quang Minh

I. Đặt vấn đề

Cải cách là một nhu cầu không thể thiếu được trong lịch sử của một dân tộc, nhằm đưa đất nước phát triển, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc, thậm chí vong quốc, nô lệ.

Cách đây hơn hai thế kỷ, trước nguy cơ bành trướng và xâm lược của chủ nghĩa tư bản thực dân châu Âu nhằm tìm kiếm nguyên liệu, lao động và thị trường tiêu thụ, các nước châu Á đã có những phản ứng hết sức khác nhau. Trong khi phần lớn các nước, trong đó có Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của giai cấp thống trị và các lực lượng yêu nước đã tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang nhằm bảo vệ chủ quyền dân tộc và đều đã bị thất bại, trở thành các thuộc địa hoặc phụ thuộc, thì một số nước, mà đại diện là Nhật Bản và Thái Lan đã thực hiện thành công công cuộc cải cách, giúp đất nước họ, không những phát triển, mà còn bảo vệ được chủ quyền và độc lập. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao trong những điều kiện, bối cảnh, không gian, thời gian và thách thức tương tự, vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công tư tưởng cải cách, trong khi những tư tưởng canh tân ở Việt Nam lại không được hiện thực hoá? Continue reading “Cải cách ở Xiêm và Việt Nam cuối TK 19, đầu TK 20: Những nguyên nhân thành bại”

Sự quá độ sau đảo chính gian nan của Thái Lan

140523152934-thai-coup-1-horizontal-gallery

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “Thailand’s Stunted Transition“, Project Syndicate, 21/05/2015.

Biên dịch: Đinh Nguyễn Lan Hương | Hiệu đính: Phạm Thị Thoa

Tròn một năm sau cuộc đảo chính quân sự lần thứ 12 trong vòng 83 năm Thái Lan theo chính thể quân chủ lập hiến, trong khi phiên tòa gây tranh cãi về tội lơ là trách nhiệm của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra đang diễn ra, tương lai của đất nước này đang đứng trước nguy cơ bất ổn nghiêm trọng. Trong những tháng tới, tồn tại song song với tình trạng yên tĩnh do quân đội áp đặt sẽ là nỗi lo lắng đang gia tăng trên khắp đất nước về điều gì sẽ xảy ra sau khi thời kỳ trị vì kéo dài gần 7 thập niên của Quốc vương Bhumibol Adulyadej chấm dứt. Liệu sự thỏa hiệp và dàn xếp giữa các bên – điều rất hiếm xảy ra trong những năm gần đây – có cho phép Thái Lan định hình lại trật tự  chính trị đầy tranh cãi, hiện được tạo dựng trên nền tảng là chế độ quân chủ tập trung và với sự lãnh đạo của tầng lớp tinh hoa, nhằm phản ánh rõ nét hơn các nguyên tắc của nền dân chủ dựa trên bầu cử? Continue reading “Sự quá độ sau đảo chính gian nan của Thái Lan”

Quan hệ Mỹ – Trung – Thái Lan sau đảo chính

133776696_14155359645181n

Nguồn: Shawn W. Crispin, “Thai Coup Alienates US Giving China New Opening,” Yale Global, 05/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong các cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản, ma túy, và khủng bố trên toàn cầu của Mỹ, Thái Lan là một đối tác chiến lược không thể thiếu. Nhưng rõ ràng là quan hệ hai nước gần đây đã suy giảm mạnh khi vào tháng 1, Bộ Ngoại giao Thái Lan triệu tập Đại sứ Mỹ ở Bangkok để bày tỏ thái độ không hài lòng về những phát ngôn mang tính chỉ trích của Bộ Ngoại giao Mỹ đối với chính quyền quân sự nước này. Khi những đồng minh lâu đời của Thái Lan trở nên xa cách, Trung Quốc đã tiến đến để lấp đầy khoảng trống bằng những lời đề nghị chiến lược và kinh tế nhằm chống lại chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ.

Lời khiển trách chính thức của Thái Lan bắt nguồn từ bài phát biểu hôm 26/1 của ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương. Trong bài phát biểu tại một trường đại học ở Bangkok, Russel đã nêu lên những lo ngại về sự thiếu “toàn diện” trong cái mà chính quyền quân sự Thái Lan gọi là nỗ lực cải cách chính trị và việc họ duy trì thiết quân luật hơn 8 tháng sau khi cướp chính quyền trong một cuộc đảo chính làm tạm ngừng nền dân chủ. Continue reading “Quan hệ Mỹ – Trung – Thái Lan sau đảo chính”

Thái Lan: Đẹp nhưng chia rẽ sâu sắc

nushi20120624201220983

Nguồn: Richard Bernstein, “Thailand: Beautiful and Bitterly Divided”, The New York Review of Books, November 20, 2014 Issue.

Biên dịch: Nguyễn Hồ Kinh Luân | Hiệu đính: Phạm Thị Thoa

Bài liên quan: Quốc vương Thái Lan chỉ là con tốt của giới tinh hoa?

Từ lâu Thái Lan đã mang hình ảnh một đất nước ôn hòa, ổn định, đó cũng là lý do chính khiến nước này luôn được xem như niềm hy vọng lớn cho tương lai ở khu vực Đông Nam Á, ít nhất là đối với người Mỹ. Đất nước Thái Lan tương đối thịnh vượng, phát triển không nhanh như nước láng giềng Trung Quốc nhưng ở tốc độ ấn tượng lên đến 7% một năm. Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới và dẫn đầu về xuất khẩu ổ cứng máy tính. Vấn đề bạo loạn của phiến quân Hồi giáo ở miền Nam cũng chỉ chủ yếu giới hạn ở một phần nhỏ của đất nước. Thái Lan phần lớn đồng nhất về mặt sắc tộc với Phật tử chiếm đa số và được cai trị bởi một vị Quốc vương được kính trọng, tại vị đã một thời gian rất dài. Continue reading “Thái Lan: Đẹp nhưng chia rẽ sâu sắc”

Thái Lan “tấn công quyến rũ” Campuchia

cam-photo-front11

Nguồn: Vannarith Chheang, “Thailand’s Cambodian charm offensive”, East Asia Forum, 29/11/2014.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Hiệu đính: Phạm Thị Khánh Ly

Chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia mới đây của Thủ tướng Thái Lan, ông Prayuth Chan-ocha thể hiện một phần cuộc chiến ngoại giao đầy khó khăn của chính quyền quân sự Thái Lan trong việc xây dựng và tăng cường tính chính danh của nó tại nước ngoài. Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh các áp lực ngoại giao từ phía châu Âu và Mỹ không ngừng tăng  khi họ yêu cầu đất nước này nhanh chóng  khôi phục lại thể chế dân chủ.

Tính chính danh, an ninh và phát triển kinh tế là ba lợi ích cốt lõi của chính quyền Prayuth. Continue reading “Thái Lan “tấn công quyến rũ” Campuchia”

Quốc vương Thái Lan chỉ là con tốt của giới tinh hoa?

thaiking

Tác giả: David Eimer | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Một cuốn sách mới khẳng định giới tinh hoa Thái Lan từ lâu đã thao túng hoàng gia vì lợi ích riêng của họ, để mặc người dân trong giá lạnh.

Thái Lan đã bị cuốn vào vòng xoáy của hết cơn khủng hoảng chính trị này đến cơn khủng hoảng chính trị khác trong suốt tám năm qua. Thủ tướng bị lật đổ bởi các tòa án, các cuộc biểu tình chống lại chính quyền không qua bầu cử dẫn đến bạo lực đẫm máu kéo dài nhiều tuần trên đường phố Bangkok trong năm 2010, và đã có hai cuộc đảo chính quân sự, với cuộc đảo chính gần đây nhất diễn ra vào tháng Năm. Continue reading “Quốc vương Thái Lan chỉ là con tốt của giới tinh hoa?”

Những khoảng tối dân chủ ở châu Á

987007-imran-khan

Tác giả: Shashi Tharoor | Biên dịch: Nguyễn Phương Tú

Nền dân chủ ở châu Á gần đây đã tỏ ra dày dặn hơn nhiều người từng mong đợi, với các cuộc bầu cử công bằng và tự do đã cho phép những xã hội lớn và chia rẽ như Ấn Độ và Indonesia xoay xở vượt qua những cuộc chuyển giao chính trị quan trọng. Nhưng một số nền dân chủ châu Á – điển hình là Thái Lan và Pakistan – lại dường như đang đi lạc hướng.

Người Ấn Độ có nhiều kinh nghiệm với việc thay đổi chính phủ qua thùng phiếu bầu, và cuộc bầu cử năm nay – lần bầu cử thứ 16 của nước này kể từ sau độc lập năm 1947 – cũng không có gì khác. Trong cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu dân chủ lớn nhất thế giới này, cử tri Ấn Độ đã bác bỏ Liên minh Tiến bộ Thống nhất, đảng đã cầm quyền qua hai nhiệm kỳ, và đưa phần thắng về cho Đảng Bharatiya Janata do Narendra Modi dẫn dắt. Continue reading “Những khoảng tối dân chủ ở châu Á”