Ngành dệt may và da giày trong bối cảnh TPP

FTA_3

Tác giả: Erwin Schweisshelm

Dệt may và da giày trên đà phát triển

Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á, mà một trong những động lực tăng trưởng chính đến từ ngành dệt may. Quần áo may sẵn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Việt Nam.[1] Hiện tại, Việt Nam đứng thứ tư trong tổng số các nước xuất khẩu may mặc lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc, Bangladesh và Ấn Độ.[2]

Dù sản xuất quần áo may sẵn có truyền thống lâu dài tại Việt Nam, quá trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế mới chỉ diễn ra gần đây. Từ sau Đổi Mới, ngành công nghiệp dệt may đã là một trong những nhóm ngành đầu tiên thành lập và phát triển không ngừng cho đến nay. Xu hướng phát triển của dệt may càng được củng cố sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007. Đây là ngành được hỗ trợ rất nhiều từ phía chính phủ, nhiều dự án phát triển tham vọng được đề ra. Tựu trung, số liệu cho biết có khoảng 2,5 triệu lao động tham gia vào ngành này, trong đó đa số là phụ nữ.[3] Continue reading “Ngành dệt may và da giày trong bối cảnh TPP”

Tại sao các cuộc bầu cử ở Mỹ lại tốn kém?

03-American elections cost

Nguồn: Why American elections cost so much”, The Economist, 09/02/2014.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan  | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hầu như sau mỗi kỳ bầu cử tại Mỹ, các kỷ lục về chi tiêu mới lại được phá vỡ. Còn gần chín tháng nữa mới tới cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào mùa thu này, nhưng các ứng cử viên trong cuộc đua vào Thượng viện của bang Kentucky đã thu được 19,4 triệu USD và đã chi 7,3 triệu USD. Trong kỳ bầu cử năm 2012, chỉ riêng các ứng cử viên trong cuộc đua vào Thượng viện của bang Massachusetts đã chi hơn 85 triệu USD. Đó chỉ là con số lẻ khi so với cuộc đua vào chức tổng thống năm đó, với chi phí lên tới 2 tỷ USD (tổng chi phí của cuộc bầu cử năm 2012, bao gồm cả các cuộc đua vào Quốc hội, lên tới 7 tỷ USD). Không phải quốc gia nào cũng chi nhiều như vậy cho nền dân chủ của mình: ví dụ, ở Pháp, chi tiêu cho chiến dịch của các ứng cử viên tổng thống được giới hạn ở mức 30 triệu USD. Vậy tại sao các cuộc bầu cử của Mỹ lại đắt đỏ như vậy? Continue reading “Tại sao các cuộc bầu cử ở Mỹ lại tốn kém?”

5 hiểu lầm về Christopher Columbus

18941600-mmmain

Nguồn: Kris Lane, “Five myths about Christopher Columbus”, The Washington Post, 08/10/2015.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một cơ hội bổ túc kiến thức hằng năm cho trẻ em nay trở nên dễ bị bỏ qua bởi Ngày Columbus đã được thay thế bằng “kỳ nghỉ mùa thu” và nhiều người lao động cũng không còn được nghỉ vào ngày này nữa. Khi người ta nhắc tới Christopher Columbus trên truyền thông hay trong các tiết học, ông thường được tán dương hoặc bị phê phán, tùy thuộc vào quan điểm của người nói. Cả hai trường hợp trên cho thấy, ông vẫn còn chưa được hiểu rõ. Hãy cùng xem xét lại một số nhầm lẫn lớn nhất về nhà thám hiểm mà tên ông được đặt cho kỳ nghỉ lễ liên bang vào ngày thứ 2 này.

  1. Columbus chứng minh học thuyết “Trái Đất phẳng” là sai.

Trong cảnh quay đầu tiên của bộ phim “Năm 1492: Cuộc Chinh Phục Thiên Đường” ra mắt năm 1992 do Ridley Scott làm đạo diễn, diễn viên Gérard Depardieu trong vai Columbus đang cùng cậu con trai nhìn về Đại Tây Dương. Continue reading “5 hiểu lầm về Christopher Columbus”

VN cần ‘vũ khí’ gì để giải quyết vấn đề Biển Đông?

vn

Tác giả: Trường Sơn phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Việt Nam vẫn còn dư địa để tiến hành các biện pháp mạnh mẽ hơn trong việc xử lý vấn đề Biển Đông mà không vi phạm các nguyên tắc của chính sách “ba không”.

Đây là quan điểm của TS Lê Hồng Hiệp (Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học KHXH-NV TP.HCM) bên lề hội thảo quốc tế về quan hệ ASEAN – Trung – Mỹ vừa diễn ra tại Hà Nội.

Mỹ cũng đang thiếu ý tưởng mới để thách thức hiệu quả hơn tham vọng của TQ

* Tại hội thảo, GS Tô Hạo (ĐH Ngoại giao Trung Quốc) cho rằng, hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc (TQ) ở Biển Đông không nhằm ý đồ gây hấn mà chỉ là vì TQ muốn đóng góp cho hòa bình, an ninh của khu vực (?). Học giả này cũng cho rằng hành động của TQ là do Malaysia, Philippines, VN đã có mặt ở Biển Đông nên TQ muốn có sự hiện diện tương tự… Ông đánh giá thế nào về quan điểm đó của GS Tô Hạo?
Continue reading “VN cần ‘vũ khí’ gì để giải quyết vấn đề Biển Đông?”

Malaysia và Úc họp về việc TQ quân sự hóa Biển Đông

0,,19069468_303,00

Nguồn:M’sian, Aussie Defence Ministers to discuss Beijing’s S China Sea actions”, Today Online, 15/03/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc gặp là nhằm đảm bảo rằng có những nỗ lực được đưa ra để buộc Bắc Kinh giữ lời hứa của mình về việc phi quân sự hóa Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein hôm qua nói rằng ông sẽ gặp gỡ với người đồng nhiệm Australia vào tuần tới để thảo luận việc Trung Quốc tăng cường lực lượng quân sự tại khu vực Biển Đông đang bị tranh chấp và sẽ hội đàm với các bên đồng tranh chấp khác là Philippines và Việt Nam.

Ông Hishammuddin nói ông sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne để đảm bảo rằng có những nỗ lực được thực hiện để “buộc Trung Quốc giữ lời hứa không đặt các tài sản quân sự của họ trong khu vực này”. Continue reading “Malaysia và Úc họp về việc TQ quân sự hóa Biển Đông”

Putin, Giáo hoàng và Đức Thượng phụ

pope-meets-patriarch

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Putin, the Pope, and the Patriarch”, Project Syndicate, 12/02/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những năm làm việc tại KGB dạy cho Tổng thống Nga Vladimir Putin cách lợi dụng người khác. Trong cuốn hồi ký xuất sắc mới ra, The New Tsar (Vị Sang hoàng mới), cựu trưởng văn phòng của tờ The New York Times tại Moskva Steven Lee Myers đã miêu tả cách Putin dùng điểm yếu của đối thủ để phục vụ cho các mục tiêu của Liên Xô trong thời gian Putin làm việc ở Đông Âu trong những năm suy tàn của chủ nghĩa cộng sản.

Cuộc gặp lịch sử hôm nay (12/2/2016) giữa Giáo hoàng Francis và Đức Thượng phụ Krill của Chính thống giáo Nga ở Cuba sẽ là một dịp khác Putin sẽ tận dụng nhằm đạt được mục đích của mình. Cuộc gặp này là cuộc gặp đầu tiên giữa một Giáo hoàng Công giáo La Mã và một Đức Thượng phụ Chính thống giáo Nga từ sau cuộc Đại ly giáo năm 1054, chia cắt Thiên chúa giáo thành hai nhánh Tây phương và Đông phương. Continue reading “Putin, Giáo hoàng và Đức Thượng phụ”

Hiệp định 6/3/1946: Cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ

dienbienphu

Tác giả: Lê Đỗ Huy (trích dịch)

Theo các nhà Việt Nam học phương Tây, Hiệp định sơ bộ 6 – 3 chính là một khung pháp lý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt cược uy tín của mình để đẩy lùi nguy cơ chiến tranh giữa hai dân tộc Pháp – Việt. Do các thế lực đế quốc không nhìn nhận thiện chí của Việt Nam trong các văn bản pháp lý đầu tiên giữa Pháp và VNDCCH, đã đưa đến trận bão nhấn chìm hệ thống thuộc địa kiểu cũ.

Trong sách Việt Nam: Lịch sử và chiến tranh (Vietnam – Warfare and History), NXB University Press of Kentucky phát hành năm 1999, Giáo sư Spencer Tucker viết về Hiệp định sơ bộ 6-3 như sau:

Continue reading “Hiệp định 6/3/1946: Cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ”

Kevin Rudd nói về nước Úc và trật tự thế giới mới

643827-kevin-rudd

Nguồn: Maurits Elen, “Interview: Kevin Rudd”, The Diplomat, 18/02/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cựu Thủ tướng Australia bàn về sự trỗi dậy của Trung Quốc, quan hệ Mỹ-Trung và vai trò của nước Úc ở châu Á-Thái Bình Dương.

Kevin Rudd là chủ tịch Viện Chính sách Hội châu Á (ASPI). Trước đó, với tư cách Thủ tướng (2007-2010, 2013) và Ngoại trưởng Úc (2010-2012), ông Rudd đã rất tích cực trong vai trò lãnh đạo chính sách đối ngoại khu vực và toàn cầu; ông được cho là một ứng cử viên khả dĩ cho vai trò Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Ông bắt đầu sự nghiệp trong vai trò một nhà ngoại giao và một học giả kỳ cựu về Trung Quốc, ông thông thạo tiếng Quan thoại. The Diplomat mới đây đã phỏng vấn vị cựu thủ tướng về sự trỗi dậy của Trung Quốc và trật tự thế giới đang thay đổi.

The Diplomat: Một trật tự thế giới lưỡng cực đang ló dạng, với Hoa Kỳ ở phương Tây và Trung Quốc ở phía Đông. Sự chuyển tiếp này mang lại những thách thức nào? Continue reading “Kevin Rudd nói về nước Úc và trật tự thế giới mới”

Lý do và hậu quả của việc Anh muốn rời EU

brexit1

Nguồn: Ana Palacio, “The Causes and Consequences of Brexit”, Project Syndicate, 01/02/2016.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Viễn cảnh Brexit (Anh rút khỏi Liên minh châu Âu) đang hoàn toàn ở trước mắt chúng ta. Cuộc họp Hội đồng châu Âu sắp tới có nhiều khả năng sẽ dẫn đến một thỏa thuận về các điều kiện liên quan đến tư cách thành viên Liên minh châu Âu của Vương quốc Anh – một thỏa thuận sẽ được đặt trước cử tri Anh trong một cuộc trưng cầu dân ý, sớm nhất là vào mùa hè năm nay.

Nhưng, trong khi mọi việc tiến triển rất nhanh về phía trước, Anh và EU cần dành một chút thời gian để suy nghĩ cẩn thận. Cuối cùng thì, bất chấp sự trấn an đến từ cả hai bên, không ai biết được cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra như thế nào, càng không biết cách vượt qua hậu quả nếu cử tri Anh chọn việc ra đi. Continue reading “Lý do và hậu quả của việc Anh muốn rời EU”

13/03/1881: Sa hoàng  Alexander II của Nga bị ám sát

Tsar Alexander II

Nguồn:Czar Alexander II assassinated,” History.com (truy cập ngày 12/3/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1881, Sa hoàng Alexander II, người cai trị nước Nga từ năm 1855, đã bị ám sát trên đường phố bằng một quả bom do một thành viên của nhóm cách mạng “Dân ý” (Narodnaya Volya) ném ra. Dân ý, được thành lập từ năm 1879, sử dụng khủng bố và ám sát để âm mưu lật đổ chế độ chuyên chế Sa hoàng của Nga. Họ đã ám sát nhiều quan chức và từng nhiều lần ám sát hụt Sa hoàng trước khi thành công. Continue reading “13/03/1881: Sa hoàng  Alexander II của Nga bị ám sát”

Điều gì giúp đánh bại tham nhũng?

tnhung

Nguồn: Lucy P. Marcus, “What beats corruption?”, Project Syndicate, 16/02/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tham nhũng là một vấn nạn toàn cầu, đôi khi ăn sâu tại nhiều quốc gia đến mức chống lại nó dường như là điều không thể. Vào tháng 1, Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố Chỉ số Nhận thức Tham nhũng thường niên, trong đó nhấn mạnh rằng vấn đề này “vẫn là một căn bệnh tồn tại khắp thế giới”.

Ví dụ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế vừa mới cảnh báo Ukraine rằng khoản cứu trợ tài chính trị giá 40 tỉ đôla có thể bị cắt vì những lo ngại rằng các quan chức tham nhũng sẽ ăn cắp hoặc đục khoét những khoản tiền này. Và trong chuyến thăm gần đây đến Mexico, Giáo hoàng Francis đã kêu gọi các lãnh đạo của Mexico – mà một số những cá nhân đó (bao gồm tổng thống và phu nhân) đang bị dính vào những bê bối về xung đột lợi ích – chống lại tham nhũng. Continue reading “Điều gì giúp đánh bại tham nhũng?”

Quan hệ giữa Đế quốc Ottoman và Byzantine (1299–1453)

ottoman

Tác giả: Đặng Văn Chương & Trần Đình Hùng

Lịch sử ra đời, phát triển của đế quốc phong kiến – quân sự Ottoman có quan hệ khá chặt chẽ với sự khủng hoảng, suy yếu rồi diệt vong của đế quốc Byzantine.  Ottoman thì có tham vọng lớn, muốn vươn lên làm bá chủ vùng Trung Cận Đông, nhưng gặp phải “chướng ngại” lớn là đế quốc Byzantine đang kiểm soát một vùng rộng lớn về phía Tây Bắc của khu vực này. Vì thế, trong một thời gian dài quan hệ giữa hai nước luôn nằm trong tình trạng  đối đầu căng thẳng, xung đột và chiến tranh. Mối quan hệ giữa hai đế quốc diễn biến phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau. Continue reading “Quan hệ giữa Đế quốc Ottoman và Byzantine (1299–1453)”

12/03/1947: Học thuyết Truman được công bố

Truman's address

Nguồn:Truman Doctrine is announced,” History.com (truy cập ngày 11/3/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1947, trong bài phát biểu ấn tượng trước một phiên họp chung (giữa Thượng viện và Hạ viện) của Quốc hội, Tổng thống Harry S Truman đã đề nghị Hoa Kỳ viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn chặn sự thống trị của cộng sản ở hai quốc gia này. Giới sử gia thường trích dẫn bài phát biểu của Truman, sau này được gọi là Học thuyết Truman, như là lời tuyên bố chính thức về Chiến tranh Lạnh.

Vào tháng 2 năm 1947, chính phủ Anh thông báo với Hoa Kỳ rằng nước này không còn khả năng cung cấp sự hỗ trợ kinh tế và quân sự mà nó đã cung cấp cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi Thế Chiến II kết thúc. Chính quyền Truman tin rằng cả hai quốc gia đều đang bị chủ nghĩa cộng sản đe dọa và tận dụng cơ hội này để đưa ra lập trường cứng rắn chống Liên Xô. Continue reading “12/03/1947: Học thuyết Truman được công bố”

Đọc “Secrets” – Hồi ức của Daniel Ellsberg

secrets

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Đối với nhiều người Việt ở thế hệ nào đó thì tên Daniel Ellsberg không là xa lạ.  Ellsberg của Pentagon Papers,[1] của phong trào phản chiến, “người nguy hiểm nhất nước Mỹ” của Nixon và Kissinger …  Hồi ức của Ellsberg sẽ làm nhiều người đọc bâng khuâng hồi tưởng đến những kỷ niệm trong quá khứ của chính mình.

Quyển sách đóng nói về khoảng thời gian từ 1964 (chính vào ngày xảy ra sự kiện Vịnh Bắc bộ) đến 1972 (khi Ellsberg đuợc toà bãi miễn tội tiết lộ “bí mật quốc gia”), viết với một giọng văn chừng mực, từ tốn, cấu trúc cân đối, không gì có thể xem là “giật gân” kiểu câu khách rẻ tiền.  Đầy rẫy trong mỗi trang là những sự kiện quen thuộc, những nhân vật quen thuộc, những địa danh quen thuộc.  Quá quen thuộc.  Và đó chính là một thất vọng tương đối lớn cho người đọc: hồi ức này không có một phát giác lịch sử nào mới. Continue reading “Đọc “Secrets” – Hồi ức của Daniel Ellsberg”

Angela Merkel: Người phụ nữ đặc biệt của thế giới

223920_angela-merkel

Tác giả: Nguyễn Hữu Tráng

Thủ tướng Đức, Tiến sĩ Angela Merkel, có lẽ là người phụ nữ đặc biệt trên chính trường quốc tế thế kỷ 20, 21 và là người đi vào lịch sử thế giới, lịch sử châu Âu như một Lãnh đạo thực thụ.

Những kỷ lục

Bà Merkel đặc biệt không phải chỉ vì bà là nữ Chủ tịch đầu tiên của Đảng Liên minh dân chủ thiên chúa giáo (CDU) vốn có tiếng là đảng bảo thủ truyền thống ở Đức và giữ chức vụ Thủ tướng Đức liên tục từ năm 2005 đến nay. Bà Merkel còn là người giữ nhiều kỷ lục, nổi bật như 38 tuổi bà làm Bộ trưởng Phụ nữ và thanh niên, 40 tuổi làm Bộ trưởng Môi trường, 44 tuổi làm Tổng thư ký CDU, 46 tuổi Chủ tịch CDU và 3 nhiệm kỳ liên tục làm Thủ tướng. Continue reading “Angela Merkel: Người phụ nữ đặc biệt của thế giới”

Phương thức ASEAN (ASEAN Way)

aseanway

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được chính thức thành lập tại Bangkok vào ngày 08 tháng 08 năm 1967 với mục đích chính là thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh tế, và rộng hơn là hợp tác trong tất cả các lĩnh vực có mối quan tâm chung. Sự ra đời của ASEAN cũng là mong ước chung của năm quốc gia sáng lập (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore và Philippines) nhằm tạo ra một cơ chế ngăn chặn chiến tranh và giải quyết xung đột. Continue reading “Phương thức ASEAN (ASEAN Way)”

Tại sao chiến tranh gia tăng trên thế giới?

e9b83526-1df8

Nguồn: John Andrews, “More war than peace”, Project Syndicate, 12/02/2016.

Biên dịch: Đào Quốc Thụy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Chỉ người chết mới được chứng kiến chiến tranh kết thúc”, câu nói của George Santayana[1] dường như đặc biệt thích hợp với tình hình hiện nay ở thế giới Ả Rập, từ Syria, Iraq, đến Yemen và Lybia – khu vực được coi là chảo dầu sôi của bạo lực. Afghanistan bị mắc kẹt trong cuộc chiến với Taliban; Trung Phi bị nguyền rủa bởi các cuộc chạy đua đẫm máu nhằm giành các nguồn tài nguyên – thường dọc theo các chiến tuyến sắc tộc, tôn giáo. Ngay cả sự bình yên của châu Âu cũng bị đe dọa – châu lục này phải chứng kiến cuộc xung đột li khai tại Ukraina, một cuộc chiến đã làm chết hơn 6.000 người trước khi các bên đạt được thỏa thuận ngừng bắn hiện nay.

Điều gì giải thích cho việc người ta phải dùng đến xung đột vũ trang nhằm giải quyết các vấn nạn của thế giới? Continue reading “Tại sao chiến tranh gia tăng trên thế giới?”

Trung Quốc: Cai trị bằng sự sợ hãi

china-police_2670388b

Nguồn: Minxin Pei, “China’s Rule of Fear”, Project Syndicate, 08/02/2016.

Biên dịch: Đặng Thị Phương Thảo & Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trung Quốc lại một lần nữa bị kìm kẹp trong sự sợ hãi chưa từng xảy ra kể từ thời Mao Trạch Đông. Từ phòng họp kín của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đến giảng đường của các trường đại học và văn phòng của lãnh đạo các cơ quan, bóng ma của những lời buộc tội khắc nghiệt và những hình phạt thậm chí còn khắc nghiệt hơn đang rình rập giới tinh hoa chính trị, học giả và doanh nhân Trung Quốc.

Rất dễ dàng để nhận ra nỗi lo sợ đang lan tràn. Kể từ khi chiến dịch chống tham nhũng không khoan nhượng của Chủ tịch Tập Cận Bình khởi động vào tháng 12 năm 2012, việc bắt giữ các quan chức chính phủ đã thành chuyện thường ngày, khiến những người đồng nghiệp và bạn bè của họ đều cảm thấy run sợ. Continue reading “Trung Quốc: Cai trị bằng sự sợ hãi”

10/03/1959: Cuộc nổi dậy Tây Tạng bùng nổ

Tibet Rebellion

Nguồn:Rebellion in Tibet,” History.com (truy cập ngày 09/03/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1959, người dân Tây Tạng đã cùng nhau nổi dậy, bao vây cung điện mùa hè của Đức Dalai Lama, bất chấp các lực lượng quân đội Trung Quốc chiếm đóng.

Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng Tây Tạng từ gần một thập niên trước đó, vào tháng 10 năm 1950, khi Quân Giải phóng Nhân dân xâm lược đất nước này, chỉ một năm sau khi phía cộng sản giành được quyền kiểm soát toàn bộ Trung Quốc đại lục. Chính phủ Tây Tạng đã đầu hàng trước áp lực của Trung Quốc vào năm sau đó, ký một hiệp ước bảo đảm quyền lực của Đức Dalai Lama, nhà lãnh đạo tinh thần của đất nước, về các vấn đề đối nội của Tây Tạng. Continue reading “10/03/1959: Cuộc nổi dậy Tây Tạng bùng nổ”

Cuộc đào thoát vĩ đại khỏi Trung Quốc

1452485696064

Nguồn: Kenneth Rogoff, “The Great Escape from China”, Project Syndicate, 02/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kể từ khi năm 2016 bắt đầu, nguy cơ đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc bị phá giá lớn đã và đang treo lơ lửng trên các thị trường toàn cầu tương tự như Thanh gươm Damocles.[1] Không có sự bất định về chính sách nào lại gây nên sự bất ổn đến vậy. Rất ít nhà quan sát nghi ngờ việc Trung Quốc sẽ phải thả nổi tỷ giá đồng nhân dân tệ một lúc nào đó trong thập niên tới. Câu hỏi đặt ra là sẽ có bao nhiêu kịch tính đi kèm trong thời gian chuyển tiếp này, khi mà các mệnh lệnh chính trị và kinh tế mâu thuẫn với nhau.

Có vẻ kỳ lạ khi mà một quốc gia có thặng dư thương mại 600 tỷ USD trong năm 2015 lại phải lo lắng về sự suy yếu của đồng nội tệ. Nhưng các yếu tố kết hợp lại, bao gồm tăng trưởng kinh tế chậm lại và nới lỏng dần các hạn chế về đầu tư ra nước ngoài, đã khiến dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc một cách mạnh mẽ. Continue reading “Cuộc đào thoát vĩ đại khỏi Trung Quốc”