26/09/1989: Xô viết Tối cao thông qua luật chống kiểm duyệt

Boris-Pasternak-1

Nguồn:Anti-censorship law approved by Soviet legislature,” History.com (truy cập ngày 25/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1989, trong một trong những dấu hiệu phấn khởi nhất cho thấy lời hứa của nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev về sự cởi mở chính trị ở nước Nga đang trở thành hiện thực, các ủy ban của Xô viết Tối cao đã thông qua một dự luật cho phép xuất bản sách, báo, và tạp chí mà không cần sự phê duyệt của chính phủ. Đạo luật này là một lời cự tuyệt đối với quá khứ Xô viết, quãng thời gian mà sự kiểm duyệt của chính phủ đối với báo chí là một thực tế của cuộc sống.

Trong suốt thời kỳ hậu Thế chiến II, kiểm duyệt ở Liên Xô trở nên chặt chẽ hơn cả những năm trước chiến tranh. Dưới vỏ bọc là để “bảo vệ” công dân Liên Xô khỏi những lý tưởng phương Tây “suy đồi” và những tư tưởng “phản động,” chính phủ Liên Xô thường xuyên kiểm duyệt báo chí. Báo chí chỉ đơn thuần là một cơ quan của Đảng Cộng sản Liên Xô. Sách và tạp chí phải được phê duyệt trước khi xuất bản. Các tác giả như Boris Pasternak, có tác phẩm Bác sĩ Zhivago bị cấm từ năm 1956, sẽ không thể xuất bản sách ở Liên Xô. Nền kiểm duyệt còn mở rộng sang cả các lĩnh vực nghệ thuật và âm nhạc. Continue reading “26/09/1989: Xô viết Tối cao thông qua luật chống kiểm duyệt”

25/09/1789: Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ ra đời

us-bill-of-rights

Nguồn:Bill of Rights passes Congress,” History.com (truy cập ngày 24/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1789, Quốc hội đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã thông qua 12 tu chính án hiến pháp, và gửi chúng tới các tiểu bang để phê chuẩn. Các tu chính án này, gọi chung là Tuyên ngôn nhân quyền, được thiết kế để bảo vệ các quyền cơ bản của công dân Hoa Kỳ, đảm bảo các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, và tôn giáo; quyền được xét xử công bằng và quyền mang vũ khí; và đảm bảo các quyền không được trao cho chính phủ liên bang thì được bảo lưu cho các tiểu bang và nhân dân.

Chịu ảnh hưởng của Đạo luật về các quyền của Anh năm 1689, Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ được xây dựng trên nền tảng bản Tuyên ngôn nhân quyền của bang Virginia do George Mason soạn thảo từ năm 1776. Mason, công dân Virginia, là người đấu tranh suốt đời cho các quyền tự do cá nhân. Năm 1787, ông tham gia Hội nghị Lập hiến và chỉ trích bản hiến pháp chính thức vì thiếu sự bảo vệ hiến định dành cho các quyền chính trị cơ bản. Trong quá trình phê chuẩn hiến pháp diễn ra sau đó, Mason và các nhà phê bình khác đã đồng ý phê chuẩn hiến pháp để đổi lại sự đảm bảo rằng các tu chính án hiến pháp sẽ lập tức được thông qua. Continue reading “25/09/1789: Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ ra đời”

24/09/1789: Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ được thành lập

USSC

Nguồn:The First Supreme Court,” History.com (truy cập ngày 23/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1789, Đạo luật Tư pháp 1789 đã được Quốc hội Mỹ thông qua và được Tổng thống George Washington phê chuẩn, thiết lập nên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, một tòa án liên bang gồm sáu thẩm phán phục vụ trọn đời cho đến khi qua đời hoặc nghỉ hưu. Cũng trong ngày này, Tổng thống Washington đã đề cử John Jay làm chánh án, và John Rutledge, William Cushing, John Blair, Robert Harrison, và James Wilson làm thẩm phán. Cả sáu vị trí bổ nhiệm đều được Thượng viện Mỹ phê chuẩn vào ngày 26 tháng 9 sau đó. Continue reading “24/09/1789: Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ được thành lập”

23/09/1943: Mussolini tái lập chính quyền phát xít ở miền Bắc nước Ý

Gran Sasso, Mussolini mit deutschen Fallschirmjägern

Nguồn:Mussolini re-establishes a fascist regime in northern Italy,” History.com (truy cập ngày 22/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1943, Benito Mussolini, nhà độc tài bị lật đổ của nước Ý, đã thành lập một nước cộng hòa phát xít mới – dưới sự chỉ đạo của những ông chủ người Đức mới của mình – mà ông “cai trị” từ trụ sở ở miền Bắc nước Ý, có tên gọi chính thức là Cộng hòa Xã hội Ý.

Tháng 7 năm 1943, sau một cuộc bỏ phiếu “bất tín nhiệm” của Đại Hội đồng Phát xít, Mussolini bị lật đổ và nhanh chóng bị quản thúc tại gia. Quần chúng nước Ý, những người từng rất nhiệt tình ủng hộ Mussolini vì những lời hứa của ông về một “đế chế” Ý mới, giờ đây trở nên khinh bỉ ông vì thất bại nhục nhã mà họ phải chịu đựng trong chiến tranh. Nhưng Mussolini vẫn còn một người hâm mộ – Adolf Hitler. Continue reading “23/09/1943: Mussolini tái lập chính quyền phát xít ở miền Bắc nước Ý”

22/09/1961: Kennedy ký đạo luật thành lập Đội Hòa bình

Nguồn:President Kennedy signs Peace Corps legislation,” History.com (truy cập ngày 21/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1961, trong một chiến thắng quan trọng cho chính sách đối ngoại Chiến tranh Lạnh của mình, Tổng thống John F. Kennedy đã ký điều luật thành lập tổ chức Đội hòa bình Mỹ (US Peace Corps) như một cơ quan chính phủ cố định. Kennedy tin rằng Đội Hòa bình có thể cung cấp một vũ khí mới và độc đáo trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản.

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1960, ứng cử viên Đảng Dân chủ John F. Kennedy hứa hẹn sẽ làm hồi sinh chính sách đối ngoại Mỹ. Ông cáo buộc rằng chính quyền của Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã trở nên trì trệ và thiếu sáng tạo trong việc đối phó với các mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản, đặc biệt là trong cái gọi là các nước thuộc thế giới thứ ba. Một thời gian ngắn sau khi lên nhậm chức tháng 1 năm 1961, Kennedy hoàn thành lời hứa của ông về một chính sách đối ngoại quyết đoán mới. Continue reading “22/09/1961: Kennedy ký đạo luật thành lập Đội Hòa bình”

21/09/1949: Mao Trạch Đông thành lập chính phủ Trung Quốc mới

PRCFounding

Nguồn:Mao Zedong outlines the new Chinese government,” History.com (truy cập ngày 20/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1949, trong lễ khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ nhất Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc được tổ chức tại Bắc Kinh, Mao Trạch Đông tuyên bố chính phủ Trung Quốc mới sẽ “được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.”

Hội nghị Hiệp thương tháng 9 năm 1949 tại Bắc Kinh vừa là một lễ kỷ niệm chiến thắng của phe cộng sản trong cuộc nội chiến trường kỳ chống lại các lực lượng Quốc Dân Đảng, vừa là sự ra mắt của chế độ cộng sản đã cai trị Trung Quốc kể từ đó tới nay. Mao và những người cộng sản ủng hộ ông đã chiến đấu chống lại cái mà họ cho là một chính phủ Quốc Dân mục ruỗng và suy đồi ở Trung Quốc kể từ những năm 1920. Continue reading “21/09/1949: Mao Trạch Đông thành lập chính phủ Trung Quốc mới”

20/09/1519: Magellan bắt đầu hành trình vòng quanh thế giới

Magellan

Nguồn:Magellan sets out,” History.com (truy cập ngày 19/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1519, nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đã căng buồm ra khơi từ Tây Ban Nha trong một nỗ lực nhằm tìm kiếm tuyến đường biển phía Tây dẫn tới Quần đảo Gia vị (Spice Islands, tên tiếng Anh theo cách gọi “Hương liệu Quần đảo” của người Trung Hoa, nay là Quần đảo Maluku) trù phú của Indonesia.

Chỉ huy năm con tàu cùng hải đoàn gồm 270 thủy thủ, Magellan căng buồm tới Tây Phi và sau đó tới Brazil, nơi ông đi dọc theo bờ biển Nam Mỹ để tìm một eo biển dẫn tới Thái Bình Dương. Ông đã tới Río de la Plata, một cửa sông lớn nằm ở miền Nam Brazil để tìm lối đi nhưng thất bại; sau đó ông tiếp tục tìm dọc theo bờ biển vùng Patagonia. Continue reading “20/09/1519: Magellan bắt đầu hành trình vòng quanh thế giới”

19/09/1959: Khrushchev bị cấm tham quan Disneyland

Eisenhower_Welcomes_Khrushchev

Nguồn:Khrushchev barred from visiting Disneyland,” History.com (truy cập ngày 18/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1959, trong một trong những khoảnh khắc không tưởng trong lịch sử Chiến tranh Lạnh, nhà lãnh đạo Xô viết Nikita Khrushchev lên cơn giận khi ông biết mình không thể tới thăm công viên giải trí Disneyland. Sự kiện này là cao trào của một ngày Khrushchev ở thăm Los Angeles, được đánh dấu bằng cả sự vui vẻ lẫn căng thẳng.

Trước đó vào ngày 15 tháng 9, Khrushchev đã tới Hoa Kỳ để tiến hành một chuyến thăm kéo dài và một cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Dwight D. Eisenhower. Nhà lãnh đạo Liên Xô bày tỏ mong muốn tới thăm trung tâm giải trí và điện ảnh Hollywood và một chuyến đi đã được sắp xếp. Ngày 19 tháng 9, Khrushchev cùng phu nhân tới Los Angeles. Chuyến đi bắt đầu khá vui vẻ, với tour tham quan hãng phim 20th Century Fox ở Hollywood. Vị thủ tướng Liên Xô được đưa tới thăm sân khấu âm thanh của bộ phim Can-Can và lập tức được vây quanh bởi dàn diễn viên của bộ phim, trong đó có Shirley MacLaine và Juliet Prowse. Continue reading “19/09/1959: Khrushchev bị cấm tham quan Disneyland”

18/09/1793: Khởi công xây dựng Điện Capitol Hoa Kỳ

Capitol-1

Nguồn:Capitol cornerstone is laid,” History.com (truy cập ngày 17/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1793, George Washington đã đặt viên đá đầu tiên cho Điện Capitol (Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ), trụ sở nhánh lập pháp của chính phủ Mỹ. Tòa nhà mất gần một thế kỷ để hoàn thành do nhiều kiến trúc sư đến rồi đi và bị phóng hỏa trong cuộc tấn công của quân Anh. Tòa nhà được trưng dụng trong thời gian diễn ra Nội chiến. Ngày nay, Điện Capitol, với mái vòm bằng gang nổi tiếng và bộ sưu tập nhiều tác phẩm nghệ thuật Mỹ quan trọng, là một phần của khu liên hợp Capitol, bao gồm sáu tòa nhà văn phòng Quốc hội và ba tòa nhà Thư viện Quốc hội, tất cả đều được xây dựng trong thế kỷ 19 và 20.

Trước năm 1791, là một quốc gia non trẻ, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ chưa có thủ đô cố định, và Quốc hội nhóm họp tại tám thành phố khác nhau, trong đó có Baltimore, New York, và Philadelphia. Năm 1790, Quốc hội thông qua Đạo luật Cư trú, cho phép Tổng thống Washington có quyền lựa chọn một trụ sở cố định cho chính phủ liên bang. Một năm sau đó, ông đã chọn một vùng đất do tiểu bang Maryland nhượng lại để xây dựng Đặc khu Columbia, tức Washington, D.C. như ngày hôm nay. Continue reading “18/09/1793: Khởi công xây dựng Điện Capitol Hoa Kỳ”

17/09/1787: Hiến pháp Hoa Kỳ được ký

Nguồn:U.S. Constitution signed,” History.com (truy cập ngày 16/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1787, Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã được ký bởi 38 trên 41 đại diện có mặt tại lễ bế mạc của Hội nghị Lập hiến được tổ chức tại Philadelphia. Những người ủng hộ bản hiến pháp mới đã có một cuộc chiến khó khăn để nó được phê chuẩn bởi 9 trên 13 tiểu bang Hoa Kỳ cần thiết.

Các điều khoản Hợp bang (Articles of Confederation), được phê chuẩn một vài tháng trước khi Đế quốc Anh đầu hàng tại Yorktown năm 1781, đã đặt nền móng cho một liên minh lỏng lẻo giữa các tiểu bang Hoa Kỳ, vốn đã có chủ quyền đối với hầu hết các công việc của họ. Trên giấy tờ, Quốc hội – trung tâm quyền lực – có thẩm quyền quản trị các vấn đề đối ngoại, tiến hành chiến tranh, và kiểm soát tiền tệ, nhưng trên thực tế, những quyền lực này là rất hạn chế do Quốc hội không có thẩm quyền bắt buộc các tiểu bang đáp ứng những đòi hỏi của Quốc hội về tiền bạc và quân đội. Continue reading “17/09/1787: Hiến pháp Hoa Kỳ được ký”

23/08/1939: Xô–Đức ký hiệp ước bất tương xâm

b46c9873421137890a8dd3e1ff2d430d1c8288b6

Nguồn:The Hitler-Stalin Pact,” History.com (truy cập ngày 22/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Hitler và Stalin: “Liên minh ma quỷ”?

Vào ngày này năm 1939, Đức và Liên Xô đã ký một hiệp ước không xâm lược lẫn nhau, khiến cả thế giới phải bất ngờ do hai nước vốn có hệ tư tưởng đối nghịch. Tuy nhiên, bất chấp vẻ bề ngoài, cả hai nhà lãnh đạo của hai nước đều lợi dụng hiệp ước này như một con bài chính trị của riêng họ.

Sau khi Đức Quốc xã xâm lược Tiệp Khắc năm 1938, Anh phải quyết định xem liệu nước này nên can thiệp tới đâu nếu như Hitler mở rộng cuộc xâm lược của Đức. Thủ tướng Anh Neville Chamberlain ban đầu thờ ơ trước việc Hitler thôn tín Sudetenland, vùng đất có nhiều người dân nói tiếng Đức của Tiệp Khắc, nay đột nhiên nhận thức được tình hình khi Ba Lan bị đe dọa. Continue reading “23/08/1939: Xô–Đức ký hiệp ước bất tương xâm”

21/08/1961: Anh trả tự do cho Jomo Kenyatta

_79533522_74ca6d05-6929-463a-a91b-303fc3e6fa9c

Nguồn:Kenyatta freed,” History.com (truy cập ngày 19/8/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1961, Jomo Kenyatta, lãnh đạo phong trào đòi độc lập cho Kenya, đã được chính quyền thực dân Anh trả tự do sau chín năm cầm tù và câu lưu. Hai năm sau đó, Kenya giành được độc lập và Kenyatta trở thành thủ tướng. Được mô tả như một biểu tượng nguy hiểm của chủ nghĩa dân tộc châu Phi, nhưng Kenyatta đã mang lại sự ổn định cho Kenya và bảo vệ những lợi ích của phương Tây ở đất nước ông trong suốt 15 năm làm lãnh đạo.

Kenyatta sinh ra trên vùng cao nguyên Đông Phi nằm ở phía Tây Nam núi Kenya vào khoảng cuối những năm 1890. Ông là thành viên của tộc người Kikuyu – tộc người lớn nhất ở Kenya – và được giáo dục bởi các giáo sĩ thuộc giáo hội trưởng lão. Năm 1920, Kenya chính thức trở thành thuộc địa của Anh, và đến năm 1921 Kenyatta chuyển tới sống tại thủ phủ Nairobi của thuộc địa. Continue reading “21/08/1961: Anh trả tự do cho Jomo Kenyatta”

20/08/1968: Liên Xô xâm lược Tiệp Khắc

full-06

Nguồn:Soviets Invade Czechoslovakia,” History.com (truy cập ngày 19/8/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đêm 20 tháng 8 năm 1968, khoảng 200.000 lính khối hiệp ước Warszawa cùng 5.000 chiếc xe tăng đã tiến vào xâm lược Tiệp Khắc để dập tắt “Mùa xuân Praha” – một giai đoạn tự do hóa diễn ra trong thời gian ngắn tại quốc gia cộng sản này. Người dân Tiệp Khắc đã phản đối cuộc xâm lược bằng các cuộc biểu tình và các chiến thuật bất bạo động khác, nhưng họ đã bị áp đảo trước những chiếc xe tăng Liên Xô. Những cải cách tự do của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc Alexander Dubček đã bị bãi bỏ và một giai đoạn “bình thường hóa” được bắt đầu dưới thời người kế nhiệm ông là Gustáv Husák.

Phe cộng sản thân Liên Xô đã chiếm quyền kiểm soát chính phủ dân chủ Tiệp Khắc từ năm 1948. Lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin đã áp đặt ý chí của ông lên những nhà lãnh đạo cộng sản nước này, và Tiệp Khắc đã được điều hành như một quốc gia theo chủ nghĩa Stalin cho đến năm 1964, khi một khuynh hướng tiệm tiến đến tự do hóa bắt đầu. Continue reading “20/08/1968: Liên Xô xâm lược Tiệp Khắc”

19/08/1991: Đảo chính tại Liên Xô

1991_coup_attempt1

Nguồn:Soviet hard-liners launch coup against Gorbachev,” History.com (truy cập ngày 18/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1991, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev bị đặt dưới sự quản thúc tại gia trong một cuộc đảo chính do các thành viên cấp cao trong chính phủ cùng lực lượng quân đội và cảnh sát tiến hành.

Kể từ khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản năm 1985 và Tổng thống Liên Xô năm 1988, Gorbachev đã theo đuổi nhiều cải cách toàn diện trong hệ thống Xô viết. Kết hợp perestroika (cải tổ) nền kinh tế – trong đó chú trọng hơn vào các chính sách thị trường tự do – và glasnost (cởi mở hay công khai hóa) trong ngoại giao, ông đã cải thiện đáng kể quan hệ với nhiều nền dân chủ phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ. Continue reading “19/08/1991: Đảo chính tại Liên Xô”

18/08/1227: Thành Cát Tư Hãn qua đời

gengis-khan_1215960i

Nguồn:Genghis Khan dies,” History.com (truy cập ngày 17/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1227, Thành Cát Tư Hãn, nhà lãnh đạo Mông Cổ đã lập nên một đế chế trải dài từ bờ biển phía Đông của Trung Quốc tới bờ Tây biển Aral, qua đời trong một ngôi trại trong một chiến dịch chinh phạt triều đại Tây Hạ của người Trung Quốc. Vị Đại Hãn lúc đó đã hơn 60 tuổi và sức khỏe đang suy giảm, có thể đã qua đời do chấn thương sau lần ngã từ lưng ngựa trước đó một năm.

Thành Cát Tư Hãn sinh năm 1162, tên húy là Temüjin (Thiết Mộc Chân). Cha ông, thủ lĩnh một bộ tộc Mông Cổ nhỏ, qua đời khi Thiết Mộc Chân đang trong những năm đầu của tuổi thiếu niên. Thiết Mộc Chân kế vị ông, nhưng bộ tộc của ông không muốn tuân theo một thủ lĩnh non trẻ. Tạm thời bị bỏ rơi, gia đình của Thiết Mộc Chân đã phải tự lo cho bản thân trên những thảo nguyên hoang dã của Mông Cổ. Continue reading “18/08/1227: Thành Cát Tư Hãn qua đời”

17/08/1987: Cận thần cuối cùng của Hitler qua đời

Rudolf-Hess_1952223a

Nguồn:Hitler’s last living henchman dies,” History.com (truy cập ngày 16/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1987, Rudolf Hess, phó tướng của nhà lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler, được phát hiện là đã chết ngạt trong nhà tù Spandau tại Berlin ở tuổi 93, được cho là tự tử. Hess là thành viên thân cận cuối cùng của Hitler còn sống sót sau chiến tranh và là tù nhân duy nhất trong nhà tù Spandau kể từ năm 1966.

Hess, một tín đồ tận tâm của chủ nghĩa quốc xã ngay từ những ngày đầu, đã tham gia trong “cuộc đảo chính nhà hàng bia” thất bại của Hitler năm 1923. Ông đã trốn chạy sang Áo nhưng tình nguyện trở về Đức để hầu cận Hitler trong nhà tù Landsberg. Trong suốt tám tháng trong tù, Hitler đã đọc cho Hess chép câu chuyện cuộc đời mình – cuốn Mein Kampf nổi tiếng sau này. Năm 1933, Hess trở thành phó Chủ tịch Đảng Quốc xã, nhưng thời gian sau đó Hitler mất lòng tin vào khả năng lãnh đạo của Hess nên đã đưa ông xuống làm người thừa kế thứ hai sau Hermann Göring. Continue reading “17/08/1987: Cận thần cuối cùng của Hitler qua đời”

15/08/1961: Bức tường Berlin được dựng lên

ss-091102-berlin-wall-22.ss_full

Nguồn:Berlin Wall built,” History.com (truy cập ngày 14/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 15/08/1961, hai ngày sau khi đám hàng rào dây kẽm gai được dựng lên để phong tỏa lối đi lại giữa Đông và Tây Berlin, chính quyền Đông Đức bắt đầu cho xây dựng một bức tường – Bức tường Berlin – để đóng cửa vĩnh viễn lối tiếp cận sang Tây Berlin. Trong 28 năm sau đó, Bức tường Berlin được canh phòng nghiêm ngặt đã trở thành biểu tượng hữu hình nhất của Chiến tranh Lạnh, một “bức màn sắt” đúng nghĩa chia cắt châu Âu.

Sau khi Thế chiến II kết thúc, nước Đức bị chia cắt thành bốn khu vực chiếm đóng dưới sự kiểm soát của các nước Đồng Minh. Berlin, thủ đô của nước Đức, cũng bị chia cắt thành bốn khu vực tương tự, mặc dù nó nằm sâu trong vùng kiểm soát của Liên Xô. Tương lai của nước Đức và của Berlin là vấn đề lớn không thể giải quyết được trong các cuộc đàm phán hậu thế chiến, những căng thẳng tiếp tục được đẩy lên cao khi Mỹ, Anh, và Pháp quyết định thống nhất ba vùng chiếm đóng của họ thành một thực thể tự trị duy nhất – Cộng hòa Liên bang Đức (tức Tây Đức). Continue reading “15/08/1961: Bức tường Berlin được dựng lên”

12/08/1898: Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha chấm dứt

TR_up_hill_artwork_dbloc_sized

Nguồn:Armistice ends the Spanish-American War,” History.com (truy cập ngày 11/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1898, cuộc chiến tranh ngắn và chênh lệch giữa Tây Ban Nha và Mỹ đã đi đến hồi kết thúc khi Tây Ban Nha chính thức chấp nhận một nghị định thư hòa bình theo các điều khoản mà Mỹ đặt ra: Tây Ban Nha nhượng lại các thuộc địa Cuba, Puerto Rico, và Manila ở Philippines cho Mỹ trong thời gian chờ đợi một hiệp định hòa bình chính thức.

Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha bắt nguồn từ cuộc nổi loạn chống lại chế độ Tây Ban Nha nổ ra ở Cuba năm 1895. Các biện pháp đàn áp mà Tây Ban Nha đã sử dụng để nghiền nát cuộc chiến tranh du kích, chẳng hạn như dồn cư dân nông thôn của Cuba vào các trại tập trung đầy bệnh dịch, đã được mô tả sinh động trên báo giới Mỹ, khiến dư luận hết sức phẫn nộ. Tháng 1 năm 1898, bạo lực ở Havana đã khiến giới chức Mỹ điều chiến hạm USS Maine tới cảng của thành phố này để bảo vệ công dân Mỹ tại đây. Continue reading “12/08/1898: Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha chấm dứt”

10/08/1949: Truman ký ban hành Dự luật An ninh Quốc gia Mỹ

7-28-2014-7-50-58-AM

Nguồn:Truman signs National Security Bill,” History.com (truy cập ngày 09/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1949, Tổng thống Mỹ Harry S. Truman đã ký Dự luật An ninh Quốc gia (là bản sửa đổi Đạo luật An ninh Quốc gia 1947), từ đó lập nên Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Khi Chiến tranh Lạnh dần nóng lên, Bộ Quốc phòng đã trở thành nền tảng cho những nỗ lực quân sự của Mỹ để kiềm chế sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản.

Năm 1947, Đạo luật An ninh Quốc gia đã thành lập vị trí cấp nội các tương đương Bộ trưởng Quốc phòng với nhiệm vụ giám sát một cơ quan quân sự – quốc phòng bao gồm tương đối nhiều bộ phận có tên gọi là Tổ chức Quân sự Quốc gia. Tuy nhiên, vị trí Bộ trưởng Quốc phòng này cũng chỉ là một trong số các vị trí nội các đảm trách các vấn đề quân sự, tương tự như các Bộ trưởng Lục quân, Hải quân, và Không quân trước đó. Sự phức tạp ngày một gia tăng của Chiến tranh Lạnh, một cuộc chiến mà chỉ cần đi sai một bước đi quân sự cũng có thể dẫn đến một cuộc chiến hủy diệt trên quy mô toàn cầu, đã thuyết phục các quan chức Mỹ rằng Đạo luật năm 1947 cần được sửa đổi. Continue reading “10/08/1949: Truman ký ban hành Dự luật An ninh Quốc gia Mỹ”

08/08/1945: Truman ký Hiến chương Liên Hợp Quốc

History_Speeches_1502_Truman_United_Nations_Charter_SF_still_624x352

Nguồn:Truman signs United Nations Charter,” History.com (truy cập ngày 07/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Harry S. Truman đã ký Hiến chương Liên Hợp Quốc, đưa Hoa Kỳ trở thành quốc gia đầu tiên hoàn tất quá trình phê chuẩn và tham gia tổ chức quốc tế mới này. Mặc dù vào thời điểm đó người ta đặt nhiều hi vọng vào Liên Hợp Quốc với vai trò là trọng tài cho các tranh chấp quốc tế, tổ chức này cũng được biết đến như một bối cảnh diễn ra nhiều xung đột Chiến tranh Lạnh.

Mùng 8 tháng 8 năm 1945 là một ngày bận rộn trong lịch sử Thế chiến II. Mỹ đã thả quả bom nguyên tử thứ hai xuống Nhật Bản, phá hủy thành phố Nagasaki (tức mùng 9 tháng 8 tính theo giờ địa phương). Sau một thỏa thuận đạt được trước đó trong chiến tranh, Liên Xô chính thức tuyên chiến với Nhật. Tất cả các nhà quan sát khi đó đều đồng ý rằng sự kết hợp giữa hai hành động của Mỹ và Liên Xô này sẽ nhanh chóng đặt dấu chấm hết cho sự kháng cự của Nhật Bản trong Thế chiến II. Continue reading “08/08/1945: Truman ký Hiến chương Liên Hợp Quốc”