Châu Âu nên đàm phán với Donald Trump như thế nào?

Nguồn: Janan Ganesh, “How Europe should negotiate with Donald Trump,” Financial Times, 21/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trump bị ám ảnh bởi tiền bạc nhưng hồ sơ cho thấy không phải lúc nào ông ta cũng cứng rắn trong đàm phán.

Có lẽ bởi vì nó không mang tính tục tĩu hay gây sốc, nên tuyên bố đáng chú ý nhất mà Donald Trump đưa ra kể từ khi rời nhiệm sở đã không thu hút được sự chú ý của thế giới. Trong một cuộc phỏng vấn trên Fox News hồi mùa hè năm ngoái, khi được hỏi liệu ông có bảo vệ Đài Loan bằng vũ lực hay không, ông nói hòn đảo này, nơi kiếm bộn tiền từ chất bán dẫn, “đã cướp mất công việc kinh doanh của chúng ta.” Continue reading “Châu Âu nên đàm phán với Donald Trump như thế nào?”

24/02/1946: Juan Perón đắc cử tổng thống Argentina

Nguồn: Juan Perón elected in Argentina, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, Juan Domingo Perón, cựu phó tổng thống gây tranh cãi của Argentina, đã chính thức được bầu làm tổng thống.

Trở lại năm 1943, khi còn là một sĩ quan quân đội, Perón đã tham gia vào một cuộc đảo chính quân sự chống lại chính phủ dân sự yếu kém của Argentina. Sau khi được bổ nhiệm làm bộ trưởng lao động, ảnh hưởng của ông ngày càng tăng, và vào năm 1944, ông trở thành phó tổng thống kiêm bộ trưởng chiến tranh. Sang tháng 10/1945, sau cuộc đảo chính của các sĩ quan và dân thường trung thành với hiến pháp, Perón bị lật đổ khỏi các chức vụ của mình và bị cầm tù, nhưng nhờ sự kêu gọi của công nhân và của người tình nhân đầy lôi cuốn của ông, Eva Duarte, ông sớm được thả ra. Continue reading “24/02/1946: Juan Perón đắc cử tổng thống Argentina”

Tập và Putin đều quyết không để lộ điểm yếu của mình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi and Putin share a trait – they cannot show weaknessNikkei Asia, 22/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc họp kinh tế quan trọng của Trung Quốc đang bị hoãn lại cho đến khi Tập cảm thấy mình có thể thể hiện sức mạnh.

Ngay trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán hồi đầu tháng này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gọi điện cho người đồng cấp Nga Vladimir Putin.

Nhiều khả năng, lý do khiến ông làm vậy là vì ông biết Putin sẽ không ngần ngại khen ngợi chế độ của Tập trước chuỗi ngày nghỉ lễ dài. Không có nhà lãnh đạo của một cường quốc nào khác sẽ làm như vậy. Continue reading “Tập và Putin đều quyết không để lộ điểm yếu của mình”

22/02/1847: Trận Buena Vista bắt đầu

Nguồn: Battle of Buena Vista begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1847, trong Chiến tranh Mexico-Mỹ, tướng Mexico Santa Anna đã bao vây lực lượng mỏng hơn của Tướng Mỹ Zachary Taylor tại Đèo Angostura ở Mexico và yêu cầu họ đầu hàng ngay lập tức. Taylor từ chối và đáp rằng, “Bảo hắn đi chết đi.” Sáng sớm hôm sau, Santa Anna cử khoảng 15.000 quân đến tấn công 5.000 quân Mỹ. Lực lượng pháo binh vượt trội của Mỹ đã có thể chặn đứng một trong hai sư đoàn Mexico đang tiến công, trong khi lính bắn tỉa Mississippi của Jefferson Davis dẫn đầu hàng phòng thủ bên sườn trái, để chống lại một cuộc tấn công khác của Mexico. Đến 5 giờ chiều, quân Mexico bắt đầu rút lui. Continue reading “22/02/1847: Trận Buena Vista bắt đầu”

Trung Quốc sẵn sàng cho chiến tranh đến mức nào? (P2)

Nguồn: Michael Beckley và Hal Brands, “How Primed for War Is China?,” Foreign Policy, 04/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Trung Quốc ngày nay đã không còn ẩn mình chờ thời. Thay vào đó, nước này đang sản xuất tàu chiến và tên lửa nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác kể từ Thế chiến II. Máy bay và tàu chiến Trung Quốc liên tục mô phỏng các cuộc tấn công vào mục tiêu ở Đài Loan và Mỹ. Các tuyến đường biển châu Á có chi chít các tiền đồn quân sự của Trung Quốc và đầy ắp các tàu hải cảnh và tàu đánh cá Trung Quốc, ngang nhiên xua đuổi tàu của các nước láng giềng ra khỏi khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Trong khi đó, Trung Quốc đang tiếp tay cho hành động tàn bạo của Nga đối với Ukraine và tập trung lực lượng ở biên giới Trung-Ấn. Continue reading “Trung Quốc sẵn sàng cho chiến tranh đến mức nào? (P2)”

Trung Quốc sẵn sàng cho chiến tranh đến mức nào? (P1)

Nguồn: Michael Beckley và Hal Brands, “How Primed for War Is China?,” Foreign Policy, 04/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rủi ro xung đột đang ở mức báo động đỏ.

Khả năng Trung Quốc phát động chiến tranh là bao nhiêu? Đây có thể là câu hỏi quan trọng nhất trong các vấn đề quốc tế ngày nay. Nếu Trung Quốc sử dụng lực lượng quân sự chống lại Đài Loan hoặc một mục tiêu khác ở Tây Thái Bình Dương, kết quả có thể là chiến tranh với Mỹ – một cuộc chiến giữa hai gã khổng lồ sở hữu vũ khí hạt nhân đang tranh giành quyền bá chủ khu vực, và rộng hơn là bá quyền thế giới. Nếu Trung Quốc tấn công trong bối cảnh chiến tranh đang nổ ra ở Ukraine và Trung Đông, thế giới sẽ bị huỷ diệt bởi các cuộc xung đột đan xen trên khắp các khu vực trọng điểm của lục địa Á-Âu, một cuộc xung đột toàn cầu chưa từng có kể từ Thế chiến II. Continue reading “Trung Quốc sẵn sàng cho chiến tranh đến mức nào? (P1)”

20/02/1974: Reg Murphy bị bắt cóc

Nguồn: Atlanta Constitution editor is kidnapped, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, Reg Murphy, biên tập viên của tờ Atlanta Constitution, đã bị bắt cóc sau khi bị lừa ra khỏi nhà của mình. Tên bắt cóc, William A.H. Williams, đã nói dối rằng mình có hơn 1 triệu lít dầu sưởi muốn tặng cho người nghèo. Sau đó, Williams, 33 tuổi, đã dùng súng uy hiếp Murphy, người nổi tiếng với quan điểm chống Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “20/02/1974: Reg Murphy bị bắt cóc”

Thách thức kép của Đông Nam Á: Dân số già hóa và an sinh xã hội yếu

Nguồn: Kentaro Takeda, “Aging Southeast Asia grapples with weak social safety nets,” Nikkei Asia, 17/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ở một số quốc gia trong khu vực, hệ thống lương hưu nhà nước chỉ hỗ trợ chưa đến 30% dân số trong độ tuổi lao động.

Đông Nam Á đang già hóa nhanh chóng, và tỷ lệ cá nhân trong độ tuổi lao động trên tổng dân số được cho là sẽ bắt đầu giảm trong năm nay.

Tình trạng dân số thuận lợi đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực, nhưng hệ thống an sinh xã hội ở nhiều quốc gia vẫn còn thiếu sót. Dù có độ tuổi nghỉ hưu sớm, nhưng chỉ một phần tư tổng dân số trong độ tuổi lao động – những người từ 15 đến 64 tuổi – được hưởng lương hưu nhà nước. Khi các ưu thế nhân khẩu học cạn kiệt dần, nhiều quốc gia đang chịu áp lực phải củng cố hệ thống an sinh xã hội để đảm bảo đời sống cho người cao tuổi. Continue reading “Thách thức kép của Đông Nam Á: Dân số già hóa và an sinh xã hội yếu”

Năm nguyên tắc giúp Mỹ đối mặt với nhiều xung đột cùng lúc

Nguồn: Jakub Grygiel và A. Wess Mitchell, “5 Rules for Superpowers Facing Multiple Conflicts,” Foreign Policy, 12/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ukraine, Trung Đông, và Đài Loan là những vùng biên giới bất ổn, đòi hỏi Mỹ phải có một chiến lược có nguyên tắc hơn.

Năm 2017, chúng tôi đã viết một cuốn sách lập luận rằng Mỹ sẽ cùng lúc phải đối mặt với những thử thách từ Nga, Trung Quốc, và Iran. Chúng tôi cho rằng những thử thách, hay “cuộc thăm dò” này đang diễn ra ở vành đai bên ngoài của quyền lực Mỹ – còn gọi là “biên giới bất ổn” (unquiet frontier). Chúng tôi đã nói rằng các đồng minh tiền tuyến, chẳng hạn như Ba Lan, Israel, và Đài Loan, là những mục tiêu hấp dẫn đối với các đối thủ của Mỹ vì vị trí địa lý dễ bị tổn thương và khoảng cách quá xa giữa các nước này với Mỹ. Continue reading “Năm nguyên tắc giúp Mỹ đối mặt với nhiều xung đột cùng lúc”

Người Mỹ có thể học được gì từ lòng dũng cảm của Navalny?

Nguồn: Nicholas Kristof, “What Feckless Americans Can Learn From Navalny’s Bravery,” New York Times, 16/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nước Nga của Vladimir Putin vừa trở nên ảm đạm và vô hồn hơn kể từ khi xuất hiện tin tức về cái chết ở nhà tù Bắc Cực của Aleksei Navalny, nhà bất đồng chính kiến 47 tuổi, người đã thể hiện lòng dũng cảm và tính hài hước trong nỗ lực mang lại nền dân chủ cho quê hương mình.

Sức mạnh, sự kiên cường, và lòng dũng cảm của Navalny tương phản với sự vô trách nhiệm của rất nhiều người Mỹ khi đối phó với Putin. Từ Donald Trump đến Tucker Carlson, một số lượng đáng kể các nhà lãnh đạo Mỹ và người phát ngôn của họ đã chấp nhận “cúi đầu” trước tổng thống Nga. Continue reading “Người Mỹ có thể học được gì từ lòng dũng cảm của Navalny?”

18/02/2003: Cháy tàu điện ngầm khiến 198 người chết ở Hàn Quốc

Nguồn: Arsonist sets fire in South Korean subway, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, một người đàn ông đã châm lửa đốt một thùng xăng bên trong một toa tàu điện ngầm ở Daegu, Hàn Quốc. Ngọn lửa nhanh chóng thiêu rụi toàn bộ đoàn tàu sáu toa, sau đó lan sang một đoàn tàu khác chạy vào ga chỉ vài phút sau đó. Tổng cộng, thảm kịch đã cướp đi sinh mạng của 198 người và khiến gần 150 người khác bị thương.

Hung thủ được xác định là Kim Dae-han, 56 tuổi, một cựu tài xế taxi thất nghiệp. Kim bị liệt một phần sau một cơn đột quỵ vào tháng 11/2001, và được cho là có vấn đề tâm thần vào thời điểm gây án. Sau đó, hắn ta khai với cảnh sát rằng mình muốn tự sát, nhưng đã chọn một nơi đông người để không phải chết một mình. Continue reading “18/02/2003: Cháy tàu điện ngầm khiến 198 người chết ở Hàn Quốc”

Tại sao Kim Jong Un đổi mới chính sách phát triển kinh tế địa phương?

Nguồn: Lee Sang-yong, “What’s Driving Kim Jong Un’s New Regional Development Policy?,” The Diplomat, 13/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kế hoạch mới thừa nhận sự chênh lệch nghiêm trọng về điều kiện sống giữa Bình Nhưỡng và phần còn lại của đất nước – cũng như sự bất mãn mà chênh lệch đó gây ra.

Lãnh đạo Triều Tiên gần đây đã công bố chính sách phát triển kinh tế địa phương mới mang tên “chính sách phát triển địa phương 20×10,” với kế hoạch xây dựng cơ sở sản xuất tại 20 thành phố và quận mỗi năm, trong vòng 10 năm tới. Chính sách này có thể được coi là việc chính thức thừa nhận sự chênh lệch nghiêm trọng về điều kiện sống giữa Bình Nhưỡng, được gọi là “thủ đô của cách mạng,” và phần còn lại của đất nước, cũng như việc thực tế này đang gây ra bất mãn lớn đến mức nào trong người dân Triều Tiên. Continue reading “Tại sao Kim Jong Un đổi mới chính sách phát triển kinh tế địa phương?”

17/02/1915: Khí cầu Zeppelin L-4 rơi xuống Biển Bắc

Nguồn: Zeppelin L-4 crashes into North Sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, sau khi gặp phải một cơn bão tuyết dữ dội trong đêm, khí cầu Zeppelin L-4 của Đức đã rơi xuống Biển Bắc gần thị trấn ven biển Varde của Đan Mạch.

Zeppelin, một khí cầu vỏ cứng chạy bằng động cơ, được nhà phát minh người Đức Ferdinand Graf von Zeppelin phát minh vào năm 1900. Dù một nhà phát minh người Pháp đã chế tạo được khí cầu chạy bằng động cơ từ trước đó vài thập niên, nhưng khí cầu có khung thép cứng Zeppelin vẫn là khí cầu lớn nhất từng được chế tạo cho đến thời điểm đó. Continue reading “17/02/1915: Khí cầu Zeppelin L-4 rơi xuống Biển Bắc”

15/02/2003: Biểu tình chống Chiến tranh Iraq

Nguồn: Millions protest against the Iraq War in coordinated day of action, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, hàng triệu người dân ở khắp 600 thành phố trên toàn thế giới đã xuống đường phản đối cuộc xâm lược Iraq sắp xảy ra. Tại thành phố New York, khoảng 200.000 người đã tập trung trong thời tiết lạnh giá âm 40C để diễu hành đến tòa nhà Liên Hiệp Quốc, nơi mà chưa đầy hai tuần trước, Ngoại trưởng Colin Powell đã tuyên bố sai rằng Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tại châu Âu, đám đông còn lớn hơn: Khoảng 3 triệu người đã biểu tình ở Rome và 750.000 người ở London. Những nhà tổ chức chống chiến tranh cho biết các cuộc biểu tình trên toàn thế giới cùng nhau tạo thành làn sóng biểu tình hòa bình lớn nhất kể từ những cuộc biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “15/02/2003: Biểu tình chống Chiến tranh Iraq”

Án tử hình cho Dương Hằng Quân và vai trò của Bộ An ninh Nhà nước TQ

Nguồn: Hamish McDonald, “Yang Hengjun’s death sentence shows power of China’s secret service,” Nikkei Asia, 08/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bộ An ninh Nhà nước đã gửi thông điệp cảnh báo đến những nhà hoạt động dân chủ.

Với số lượng nhân viên ước tính khoảng 110.000 người, Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc (MSS) có lẽ là cơ quan tình báo lớn nhất thế giới, nhưng lại ít được người ngoài biết đến, và chắc chắn không có những truyền thuyết gián điệp nổi tiếng như các đối tác phương Tây của họ.

Khoảng 20 năm trước, Dương Hằng Quân (Yang Hengjun) đã bắt đầu thay đổi mọi chuyện bằng ba tập tiểu thuyết viết về những trận chiến ngầm giữa MSS và CIA, được thêm thắt các yếu tố tình dục, hỗn loạn, và tham nhũng ở cấp cao. Sách được xuất bản tại Hong Kong và Đài Loan, nhưng độc giả khắp Trung Quốc cũng rất háo hức đọc những bản sao lậu. Continue reading “Án tử hình cho Dương Hằng Quân và vai trò của Bộ An ninh Nhà nước TQ”

Tuổi tác chính là đối thủ lớn nhất của Joe Biden

Nguồn: David French, “Yes, Biden’s Age Matters,” New York Times, 11/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một trong những cuộc trò chuyện khó khăn nhất trong cuộc đời là khi chúng ta phải nói với cha mẹ hoặc người thân của mình rằng họ đã quá già và quá yếu để tiếp tục làm việc. Cho dù bệnh tật là về thể chất hay tinh thần, thường thì người thân của bạn sẽ là người cuối cùng nhận ra những khuyết điểm của mình, nên người ấy có thể hiểu nhầm sự quan tâm chân thành và đầy tôn trọng là sự công kích cá nhân.

Thật khó để tiến hành một cuộc trò chuyện như vậy dù trong riêng tư, chỉ có bạn bè và gia đình. Nhưng sẽ còn khó hơn nữa khi nó diễn ra trước công chúng và liên quan đến tổng thống Mỹ. Continue reading “Tuổi tác chính là đối thủ lớn nhất của Joe Biden”

Tại sao Trump đang định hình thế giới dù bầu cử tổng thống Mỹ chưa diễn ra?

Nguồn: Graham Allison, “Trump Is Already Reshaping Geopolitics,” Foreign Affairs, 16/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các đồng minh và đối thủ của Mỹ đang ứng phó với cơ hội trở lại của Trump như thế nào?

Trong thập niên trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Alan Greenspan gần như đã trở thành một vị thần ở Washington. Như câu nói nổi tiếng của Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, Đảng viên Cộng hòa đại diện bang Arizona, “Ông ấy sống hay chết cũng không thành vấn đề. Nếu ông ấy chết, chỉ cần đỡ ông ấy dậy rồi đeo kính đen cho ông ấy thôi.” Continue reading “Tại sao Trump đang định hình thế giới dù bầu cử tổng thống Mỹ chưa diễn ra?”

13/02/1945: Quân Đồng minh ném bom Dresden

Nguồn: Firebombing of Dresden, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, lúc trời sẩm tối, quân Đồng minh đã tiến hành một đợt ném bom nhắm vào thành phố Dresden của Đức, biến “Florence bên sông Elbe” thành đống đổ nát và lấy đi mạng sống của khoảng 25.000 người. Dù đã gây tàn phá kinh hoàng, nhưng về mặt chiến lược thì cuộc tấn công này được cho là đạt được rất ít, vì Đức lúc đó đã sắp sửa đầu hàng. Continue reading “13/02/1945: Quân Đồng minh ném bom Dresden”

Mục tiêu tiếp theo của Houthi có thể là các tuyến cáp ngầm dưới nước

Nguồn: Keith Johnson, “The Houthis’ Next Target May Be Underwater,” Foreign Policy, 07/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu các tuyến cáp ngầm dưới biển bị cắt hoặc bị hỏng, liên lạc dữ liệu và tài chính giữa châu Âu và châu Á có thể bị gián đoạn.

Trong bối cảnh chiến dịch kéo dài 12 tuần của phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen, nhằm phá vỡ hành lang vận chuyển quan trọng của Biển Đỏ, một mối lo ngại mới đang xuất hiện: đó là lực lượng Houthi có thể nhắm mục tiêu vào các tuyến cáp ngầm mang theo gần như toàn bộ dữ liệu và giao dịch tài chính giữa châu Âu và châu Á. Continue reading “Mục tiêu tiếp theo của Houthi có thể là các tuyến cáp ngầm dưới nước”

Indonesia bầu tổng thống và triển vọng u ám của nền dân chủ

Nguồn: Gordon LaForge, “The World’s Third-Largest Democracy Is Backsliding,” New York Times, 12/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự chuyển mình của Indonesia thành một nền dân chủ ổn định trong một phần tư thế kỷ qua là một điều vừa khó tin, vừa đáng chú ý.

Năm 1998, nước này đang trên bờ vực sụp đổ do cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc và các cuộc biểu tình lật đổ chế độ độc tài Suharto tàn bạo và tham nhũng vốn đã tồn tại 32 năm. Bạo lực sắc tộc và tôn giáo trên khắp quần đảo rộng lớn đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng Balkan hóa hoặc một cuộc đàn áp quân sự. Continue reading “Indonesia bầu tổng thống và triển vọng u ám của nền dân chủ”