Vụ Prigozhin cho thấy hệ thống của Putin đang dần sụp đổ

Nguồn: Gideon Rachman, “The Putin system is crumbling,” Financial Times, 25/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau vụ binh biến ở Moscow, mọi thứ ở Nga sẽ không thể trở lại bình thường.

Những hình ảnh minh chứng cho tư cách lãnh đạo quốc gia của Volodymyr Zelenskyy đã xuất hiện vào ngày 25/02 năm ngoái. Khi quân đội Nga áp sát Kyiv, Tổng thống Ukraine đã xuống đường với các phụ tá thân cận của mình, trấn an người dân rằng, “Tất cả chúng tôi vẫn đang ở đây, để bảo vệ nền độc lập và đất nước của chúng ta.” Continue reading “Vụ Prigozhin cho thấy hệ thống của Putin đang dần sụp đổ”

27/06/1985: Đường cao tốc 66 của Mỹ chính thức ngừng hoạt động

Nguồn: Route 66 decertified, highway signs removed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, sau 59 năm hoạt động, Đường cao tốc 66 (Route 66) mang tính biểu tượng đã chính thức đi vào lịch sử, khi Hiệp hội Quan chức Giao thông và Xa lộ Tiểu bang Mỹ huỷ bỏ chứng nhận của con đường, và bỏ phiếu để loại bỏ tất cả các biển báo của nó.

Từng dài đến 3220 km vào thời kỳ hoàng kim, Đường 66 trải dài từ Chicago, Illinois đến Santa Monica, California, đi qua tám tiểu bang nước Mỹ. Theo một bài báo đăng trên tờ New York Times về việc hủy bỏ chứng nhận, phần lớn Đường 66 đi xuyên qua vùng hoang dã, dọc theo tuyến đường do Trung úy Hải quân Edward Beale tạo ra vào năm 1857, khi ông dẫn đầu một đoàn du mục. Trong những năm sau đó, các toa xe ngựa và gia súc cuối cùng đã nhường chỗ cho xe tải và xe hơi chở khách. Continue reading “27/06/1985: Đường cao tốc 66 của Mỹ chính thức ngừng hoạt động”

Sau một thập niên, Tập lại bất ngờ đề xuất chia đôi thế giới với Mỹ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “ After a decade, Xi floats ‘G2’ world with U.S. again,” Nikkei Asia, 22/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng Trái Đất đủ lớn cho cả Mỹ và Trung Quốc

Một trong những cụm từ chính mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã sử dụng khi gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Bắc Kinh là, “Hành tinh Trái Đất đủ lớn để đáp ứng sự phát triển và thịnh vượng chung của cả Trung Quốc và Mỹ.”

Đối với các nhà quan sát quan hệ Mỹ-Trung trong những năm qua, phát biểu này đã gợi nhắc về quá khứ. Tập từng đưa ra nhận xét tương tự cách đây 10 năm, trong chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên với tư cách nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Continue reading “Sau một thập niên, Tập lại bất ngờ đề xuất chia đôi thế giới với Mỹ”

25/06/1978: Lá cờ LGBT+ lần đầu xuất hiện tại một cuộc diễu hành ở San Francisco

Nguồn: First rainbow Pride flag premieres at San Francisco parade, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, các nhà hoạt động đã giương cao lá cờ cầu vồng rực rỡ trong cuộc diễu hành Ngày Tự do của Người Đồng tính nam và Đồng tính nữ ở San Francisco. Theo lời người tạo ra lá cờ, Gilbert Baker, đám đông ngay lập tức nhận ra ý nghĩa của nó, “Tôi hoàn toàn kinh ngạc khi mọi người nhận ra nó ngay lập tức – rằng đây là lá cờ của họ. Nó thuộc về tất cả chúng ta.” Đây chính là lá cờ Tự hào (cờ LGBT+) mà ngày nay trở thành biểu tượng cho niềm tự hào và sự giải phóng của người đồng tính. Continue reading “25/06/1978: Lá cờ LGBT+ lần đầu xuất hiện tại một cuộc diễu hành ở San Francisco”

24/06/1812: Đại Quân của Napoléon tiến vào Nga

Nguồn: Napoléon’s Grande Armee invades Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1812, sau khi bị Sa hoàng Alexander I từ chối ý tưởng tham gia hệ thống Phong toả Lục địa (Blocus continental) chống lại Anh, Hoàng đế Pháp Napoléon đã ra lệnh cho Đại Quân của mình (Grande Armée), lực lượng quân sự lớn nhất châu Âu từng được tập hợp cho đến thời điểm đó, tiến vào Nga. Đạo quân khổng lồ, với khoảng 500.000 binh lính và nhân viên, bao gồm quân đội từ tất cả các nước châu Âu dưới sự thống trị của Đế quốc Pháp. Continue reading “24/06/1812: Đại Quân của Napoléon tiến vào Nga”

22/06/1945: Kết thúc trận Okinawa

Nguồn: Battle of Okinawa ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong Thế chiến II, Tập đoàn quân số 10 của Mỹ đã vượt qua những kháng cự lớn cuối cùng của lực lượng Nhật Bản đóng trên đảo Okinawa, kết thúc một trong những trận đánh đẫm máu nhất của cuộc chiến. Cùng ngày, Trung tướng Nhật Bản Mitsuru Ushijima, chỉ huy lực lượng phòng thủ Okinawa, đã tự sát cùng một số sĩ quan và binh sĩ Nhật Bản, thay vì đầu hàng. Continue reading “22/06/1945: Kết thúc trận Okinawa”

Cuộc chiến mà Ukraine có thể thắng (P2)

Nguồn: Gideon Rose, “Ukraine’s Winnable War”, Foreign Affairs, 13/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

CUỘC CHƠI CUỐI CÙNG

“Đây không phải là trận đánh cuối cùng trong cuộc chiến này,” quan chức quân sự cấp cao của Ukraine nói. “Nga sẽ phải tổn thất hơn nhiều nữa trước khi họ chịu thừa nhận thất bại. Và chiến tranh sẽ không kết thúc ngay cả khi chúng tôi giành được toàn bộ lãnh thổ năm 1991. Bởi vì chúng tôi vẫn sẽ có một kẻ thù ở ngay bên mình. Mục đích của cuộc chiến này không chỉ là đẩy lùi quân Nga và giành lại lãnh thổ của chúng tôi, mà còn là để thuyết phục người Nga đừng nghĩ đến việc thử lại một lần nữa trong vài năm tới. Chúng tôi không có ý định để lại cuộc chiến này cho con cháu mình.” Continue reading “Cuộc chiến mà Ukraine có thể thắng (P2)”

20/06/1947: Ông trùm Bugsy Siegel bị ám sát

Nguồn: Bugsy Siegel, organized crime leader, is killed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, Benjamin “Bugsy” Siegel, kẻ đã đưa tội phạm có tổ chức đến vùng Bờ Tây nước Mỹ, đã bị bắn chết tại nhà của cô tình nhân Virginia Hill ở Beverly Hills, California. Siegel khi đó đang nói chuyện với cộng sự của mình là Allen Smiley thì ba viên đạn bất ngờ xuyên qua cửa sổ và găm vào đầu hắn ta, khiến Siegel chết ngay lập tức. Continue reading “20/06/1947: Ông trùm Bugsy Siegel bị ám sát”

Cuộc chiến mà Ukraine có thể thắng (P1)

Nguồn: Gideon Rose, “Ukraine’s Winnable War”, Foreign Affairs, 13/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao phương Tây nên giúp Kyiv giành lại toàn bộ lãnh thổ?

Tháng 2/2022, Nga xâm lược Ukraine với ý định chiếm lãnh thổ và xóa bỏ nền độc lập mà người Ukraine đã giành được sau khi Liên Xô sụp đổ ba thập niên trước. Xét đến sự chênh lệch lớn về quy mô quân đội và sức mạnh giữa hai bên tham chiến, gần như chẳng ai nghĩ Ukraine sẽ có nhiều cơ hội. Những người bi quan cho rằng Kyiv sẽ thất thủ trong vài ngày hoặc vài tuần. Những người lạc quan hơn thì tin rằng quá trình đó mất vài tháng. Rất ít người nghĩ rằng Ukraine có thể đáp trả kẻ tấn công mình. Continue reading “Cuộc chiến mà Ukraine có thể thắng (P1)”

Tập Cận Bình gây sóng gió khi nhắc đến Lưu Cầu Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi throws Okinawa into East Asia geopolitical cocktail,” Nikkei Asia, 15/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập đã nói về lịch sử của Ryukyu (Lưu Cầu Quốc), trong đó nhấn mạnh quan hệ với Trung Quốc.

Ngày 4/6 vừa qua, một bài viết gây tranh cãi đã xuất hiện trên trang nhất tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Trong bài viết này, đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói về lịch sử của Quần đảo Ryukyu (Lưu Cầu), mà ngày nay là Okinawa, tỉnh cực nam của Nhật Bản. Continue reading “Tập Cận Bình gây sóng gió khi nhắc đến Lưu Cầu Quốc”

18/06/1972: Máy bay rơi sau khi cất cánh ở Heathrow, 118 người thiệt mạng

Nguồn: Jet crashes after takeoff at Heathrow, killing 118 people, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, một chiếc máy bay phản lực Trident đã rơi ngay sau khi cất cánh từ sân bay Heathrow ở London, giết chết 118 người. Nguyên nhân chính thức của vụ tai nạn đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ, nhưng nhiều khả năng, nguyên nhân chỉ đơn giản là do máy bay chở quá tải.

Khi mùa hè năm 1972 đến gần, ngành du lịch hàng không phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng. Các phi công đã đe dọa sẽ đình công bất cứ ngày nào vì lý do thiếu an ninh. Các vụ không tặc ngày càng trở nên phổ biến và các phi công cảm thấy đặc biệt dễ bị tổn thương vì họ thường xuyên trở thành nạn nhân của bạo lực. Continue reading “18/06/1972: Máy bay rơi sau khi cất cánh ở Heathrow, 118 người thiệt mạng”

17/06/2015: Xả súng tại Nhà thờ Charleston

Nguồn: Charleston church shooting, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào tối ngày này năm 2015, một kẻ xả súng hàng loạt đã cướp đi sinh mạng của 9 người Mỹ gốc Phi trong một buổi học Kinh Thánh tại Nhà thờ Tân giáo Giám lý Châu Phi Emanuel ở Charleston, Nam Carolina. Vụ thảm sát tại một nhà thờ của người Mỹ gốc Phi đã làm rúng động nước Mỹ vốn đã mệt mỏi vì bạo lực súng đạn xảy ra thường xuyên, đồng thời báo trước sự trở lại của chủ nghĩa dân tộc da trắng bạo lực. Continue reading “17/06/2015: Xả súng tại Nhà thờ Charleston”

6 quốc gia sẽ quyết định tương lai của địa chính trị

Nguồn: Cliff Kupchan, “6 Swing States Will Decide the Future of Geopolitics,” Foreign Policy, 06/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các cường quốc tầm trung ở phương Nam nên là trọng tâm trong chính sách của Mỹ.

Tháng trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có một chuyến đi hiếm hoi ra khỏi Ukraine, dành gần một tuần ở Jeddah, Ả Rập Saudi và Hiroshima, Nhật Bản. Mục tiêu của ông là giành được sự ủng hộ của Brazil, Ấn Độ, Indonesia, và Ả Rập Saudi – bốn quốc gia đang giữ thái độ trung lập trước cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Họ và các quốc gia hàng đầu khác ở phương Nam đang có nhiều quyền lực hơn bao giờ hết, và những lý do cho sức mạnh địa chính trị mới của họ bao gồm: họ có nhiều quyền tự quyết hơn, họ được hưởng lợi từ quá trình khu vực hóa, và họ có thể tận dụng căng thẳng Mỹ-Trung. Continue reading “6 quốc gia sẽ quyết định tương lai của địa chính trị”

Tại sao Trung Quốc đổi giọng điệu về quan hệ với Nhật Bản?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Chinese general signals new strategy with Senkaku remarks,” Nikkei Asia, 08/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nói quan hệ với Nhật Bản không chỉ xoay quanh các hòn đảo.

Khi các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc phát biểu tại các sự kiện ngoại giao, họ thường thể hiện sự cứng rắn. Thường thì họ cũng không báo trước các xu hướng mới trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, giữa bối cảnh quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản hiện tại, ngoại giao quốc phòng bất ngờ thu hút sự chú ý.

Khi tướng Lý Thượng Phúc (Li Shangfu), Ủy viên Quốc vụ viện kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukazu Hamada tại Singapore, bên lề Đối thoại Shangri-La, ông đã có những bình luận đáng chú ý. Continue reading “Tại sao Trung Quốc đổi giọng điệu về quan hệ với Nhật Bản?”

11/06/1788: Nhà thám hiểm người Nga Izmailov đến Vịnh Yakutat, Alaska

Nguồn: Russian explorer Izmailov arrives at Yakutat Bay, Alaska, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1788, trong chuyến đi nhằm tìm kiếm lông rái cá biển và các loại lông thú khác, nhà thám hiểm người Nga Gerasim Grigoriev Izmailov đã đến bờ biển Alaska khi con tàu của ông thả neo tại Vịnh Yakutat.

Trong khi người Mỹ cho rằng việc khám phá miền Viễn Tây sẽ phải bắt đầu từ phía đông và tiến dần về phía tây, người Nga lại làm điều ngược lại. Từ phía bắc Thái Bình Dương xa xôi, họ chỉ bị ngăn cách với lục địa Bắc Mỹ bởi Biển Bering tương đối dễ vượt qua. Sa hoàng Peter Đại đế và những người kế vị ông đã bảo trợ cho nhiều chuyến đi tiến về phía đông đến bờ biển Alaska, gồm chuyến đi năm 1741 của Vitus Bering, người có tên được đặt cho eo biển hẹp ngăn cách phía bắc Alaska và Nga. Continue reading “11/06/1788: Nhà thám hiểm người Nga Izmailov đến Vịnh Yakutat, Alaska”

08/06/1967: Israel tấn công tàu USS Liberty của Mỹ

Nguồn: Israel attacks USS Liberty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, trong Chiến tranh Sáu ngày, máy bay và tàu phóng ngư lôi của Israel đã tấn công tàu USS Liberty ở vùng biển quốc tế ngoài khơi Dải Gaza của Ai Cập. Con tàu tình báo, rõ ràng đang treo cờ Mỹ và chỉ được trang bị vũ khí hạng nhẹ, đã bị máy bay Israel tấn công bằng bom napalm và tên lửa. Liberty đã cố gắng kêu gọi hỗ trợ qua sóng liên lạc, nhưng máy bay Israel đã chặn đường truyền. Cuối cùng, con tàu đã có thể liên lạc với tàu sân bay Saratoga của Mỹ, và 12 máy bay chiến đấu cùng 4 máy bay chở dầu đã được điều động để bảo vệ Liberty. Tuy nhiên, khi tin tức về việc triển khai máy bay của Saratoga đến được Washington, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara đã ra lệnh triệu hồi máy bay trở lại tàu sân bay, và những chiếc máy bay này đã không bao giờ đến được Liberty. Hiện vẫn chưa rõ lý tại sao chúng lại bị triệu hồi. Continue reading “08/06/1967: Israel tấn công tàu USS Liberty của Mỹ”

Người Nga đang dần rơi vào hoảng loạn trước mắt chúng ta

Nguồn: Alexey Kovalev, “Russians Are Unraveling Before Our Eyes,” Foreign Policy, 06/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một làn sóng những sự kiện mới đang khiến Điện Kremlin phải vật lộn để kiểm soát dòng quan điểm trong nước.

Một điều bất thường đã xảy ra ở Moscow vào ngày 30/05: Ngay giữa ban ngày, thành phố đã bị tấn công bởi rất nhiều máy bay không người lái – số lượng từ 5 đến 25 chiếc hoặc hơn, tùy thuộc vào nguồn tin từ Nga. Đây không còn là một cử chỉ mang tính biểu tượng, như hình ảnh chiếc máy bay không người lái nhỏ bé đã đâm vào cột cờ trên đỉnh Điện Kremlin, nơi có văn phòng của Tổng thống Nga Vladimir Putin, mà đã chuyển thành nhiều đợt không kích nhắm vào các khu vực khác nhau của thủ đô nước Nga. Đã không có chiếc máy bay không người lái nào phát nổ – theo tờ Kommersant, chúng nhắm vào các mục tiêu không xác định, và rơi xuống các tòa nhà dân cư sau khi bị bắn hạ hoặc bị gây nhiễu sóng. Đây là lần đầu tiên Moscow bị không kích kể từ khi bị Không quân Đức ném bom vào năm 1941. Continue reading “Người Nga đang dần rơi vào hoảng loạn trước mắt chúng ta”

“Đội tàu trên giấy” của Mông Cổ đang giúp Nga né các lệnh trừng phạt

Nguồn: Elisabeth Braw, “Mongolia’s Paper Fleet Is Helping Russia Dodge Sanctions,” Foreign Policy, 01/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một quốc gia không giáp biển đang giúp mang lại cho các quốc gia khác một lựa chọn thuận tiện trên biển.

Mông Cổ là quốc gia không giáp biển lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, trên giấy tờ, nước này có đến hơn 3.000 con tàu. Đất nước Bắc Á này đã thành lập một cơ quan đăng ký tàu biển, mà giống như cơ quan của các quốc gia khác, chuyên lợi dụng các quy tắc sơ sài của ngành vận tải biển, nay trở thành lựa chọn ưa thích của một nhóm chủ tàu đáng ngờ. Continue reading ““Đội tàu trên giấy” của Mông Cổ đang giúp Nga né các lệnh trừng phạt”

06/06/2013: Edward Snowden tiết lộ hoạt động giám sát của chính phủ Mỹ

Nguồn: Edward Snowden discloses U.S. government operations, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2013, người dân Mỹ đã được tiết lộ rằng họ đang bị chính phủ theo dõi sát sao.

Vụ việc bắt đầu khi The GuardianThe Washington Post xuất bản bài báo đầu tiên trong loạt báo cáo được tổng hợp từ các tài liệu bị rò rỉ bởi một nguồn ẩn danh. Loạt bài này đã vạch trần một chương trình giám sát do chính phủ Mỹ điều hành, theo dõi hồ sơ liên lạc của không chỉ tội phạm hoặc những kẻ khủng bố tiềm năng, mà của cả những công dân tuân thủ luật pháp. Continue reading “06/06/2013: Edward Snowden tiết lộ hoạt động giám sát của chính phủ Mỹ”

Tại sao Tập Cận Bình bỗng lo lắng về an ninh lương thực của Trung Quốc?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “For Xi, China’s diet is too dependent on U.S., Ukraine,” Nikkei Asia, 01/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh hiện đang đảo ngược chính sách để có nhiều trang trại hơn rừng cây.

“Thối lâm hoàn canh” (Trả lại đất rừng để canh tác) là một khẩu hiệu thịnh hành trên mạng internet Trung Quốc dạo gần đây. Các video clip về công viên và rừng bị biến thành đất nông nghiệp đang lan truyền một cách chóng mặt.

Đối với những người biết đến quá khứ gần đây của Trung Quốc, đó là một thực tế  bị đảo ngược. Chính sách cơ bản của chính phủ trong hai thập niên qua là hoàn toàn ngược lại: “Thối canh hoàn lâm” (Biến đất canh tác thành rừng). Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình bỗng lo lắng về an ninh lương thực của Trung Quốc?”