18/09/1976: Một triệu người đến dự lễ tang Mao Trạch Đông

Nguồn: One million people attend funeral of Mao Zedong, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1976, hơn một triệu người đã tập trung tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh để tham dự lễ tang Mao Trạch Đông, lãnh tụ Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kể từ năm 1949.

Mao sinh ngày 26/12/1893, trong một gia đình nông dân ở tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc. Ông mất ngày 09/09/1976, thọ 82 tuổi. Được đào tạo để trở thành một giáo viên, ông đã giúp thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1921. Sau khi đảng này giành chiến thắng trong cuộc nội chiến với Quốc Dân Đảng sau Thế chiến II, Mao thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và trở thành lãnh đạo đất nước. Continue reading “18/09/1976: Một triệu người đến dự lễ tang Mao Trạch Đông”

17/09/2011: Phong trào Chiếm Phố Wall bắt đầu

Nguồn: Occupy Wall Street begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2011, hàng trăm nhà hoạt động đã tập trung xung quanh Công viên Zuccotti ở khu Hạ Manhattan trong ngày đầu tiên của Phong trào Chiếm Phố Wall – cuộc biểu tình kéo dài nhiều tuần tại Khu Tài chính của Thành phố New York, nhằm phản đối tình trạng bất bình đẳng thu nhập và nạn tham nhũng tập đoàn. Dù phong trào đã không thể biến bất kỳ mục tiêu hoặc đề xuất chính sách nào của mình thành hiện thực, nhưng nhiều năm sau, Chiếm Phố Wall vẫn được coi là cẩm nang cho hoạt động vận động chính trị phi tập trung. Continue reading “17/09/2011: Phong trào Chiếm Phố Wall bắt đầu”

15/09/1963: Đánh bom Nhà thờ Birmingham

Nguồn: Four Black schoolgirls killed in Birmingham church bombing, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, một quả bom đã phát nổ trong buổi lễ sáng Chủ nhật tại Nhà thờ Baptist Phố 16 ở Birmingham, Alabama, giết chết bốn bé gái: Addie Mae Collins (14 tuổi), Cynthia Wesley (14 tuổi), Carole Robertson (14 tuổi), và Carol Denise McNair (11 tuổi).

Với một giáo đoàn người Mỹ gốc Phi lớn, Nhà thờ Baptist Phố 16 từng là nơi gặp gỡ của các nhà lãnh đạo dân quyền như Martin Luther King Jr., người từng gọi Birmingham là “biểu tượng của sự chống đối mạnh mẽ đối với việc hội nhập chủng tộc.” Thống đốc bang Alabama, George Wallace, đặt duy trì phân biệt chủng tộc làm một trong những mục tiêu trọng tâm của mình, và Birmingham đã trở thành một trong những nơi xảy ra các sự kiện bạo lực và vô luật pháp nhất của nhóm Ku Klux Klan (KKK). Continue reading “15/09/1963: Đánh bom Nhà thờ Birmingham”

Cuộc chiến ở Ukraine đã đi đến bước ngoặt

Nguồn: Gideon Rachman, “The Ukraine war has reached a turning point,” Financial Times, 12/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau khi người Nga thất thế, một giai đoạn mới và nguy hiểm hơn trong cuộc xung đột đã bắt đầu.

Cảnh tượng quân đội Nga rút lui thành hàng dài ở Ukraine là điều đáng chú ý – nhưng không có gì đáng ngạc nhiên.

Đối với Nga, cuộc chiến này đã đi theo hướng tồi tệ ngay từ những ngày đầu. Vladimir Putin đã không đạt được chiến thắng chớp nhoáng mà ông mong muốn vào ngày 24/02. Đến tháng 4, người Nga đã buộc phải rút lui trong nhục nhã sau khi tìm cách chiếm đóng Kyiv. Continue reading “Cuộc chiến ở Ukraine đã đi đến bước ngoặt”

13/09/1862: Kế hoạch trận Antietam của Hợp bang miền Nam bị lộ

Nguồn: Union troops discover Rebels’ Antietam battle plan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, các binh sĩ của Liên minh miền Bắc đã tìm thấy một bản sao mệnh lệnh của Tướng Hợp bang miền Nam Robert E. Lee, trình bày chi tiết kế hoạch chiến dịch Antietam gần Frederick, Maryland. Nhưng Tướng Liên minh miền Bắc George B. McClellan đã hành động chậm chạp, và lợi thế từ thông tin tình báo đã bị bỏ phí.

Sáng ngày 13/9, Trung đoàn Bộ binh số 27 Indiana đến nghỉ ngơi trên một đồng cỏ bên ngoài Frederick, Maryland, vốn từng là nơi đóng quân của lính miền Nam vài ngày trước đó. Trung sĩ John Bloss và Hạ sĩ Barton W. Mitchell đã tìm thấy một mảnh giấy quấn quanh ba điếu xì gà. Mảnh giấy đề gửi đến Tướng Hợp bang D.H. Hill. Tiêu đề của nó là “Đặc Lệnh Số 191, Tổng hành dinh, Quân đội Bắc Virginia.” Continue reading “13/09/1862: Kế hoạch trận Antietam của Hợp bang miền Nam bị lộ”

Có phải Trung Quốc đã đạt đến đỉnh cao quyền lực?

Nguồn: Oriana Skylar Mastro và Derek Scissors, “China Hasn’t Reached the Peak of Its Power,” Foreign Affairs, 22/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh thực sự vẫn còn thời gian?

Khi quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong nửa thế kỷ qua, một quan điểm mới, đáng sợ đã xuất hiện ở một số nhà phân tích và hoạch định chính sách Mỹ. Quan điểm này cho rằng cánh cửa cơ hội để Trung Quốc “thống nhất” với Đài Loan – một trong những mục tiêu chính sách đối ngoại cốt lõi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – đang khép lại, gia tăng sức ép buộc Bắc Kinh phải hành động nhanh chóng và mạnh mẽ khi vẫn còn cơ hội. Continue reading “Có phải Trung Quốc đã đạt đến đỉnh cao quyền lực?”

Putin, Gorbachev, và hai tầm nhìn về sự vĩ đại của nước Nga

Nguồn: Gideon Rachman, “Putin, Gorbachev and two visions of Russian greatness,” Financial Times, 05/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Điện Kremlin đã quay trở lại với các phương pháp và mục tiêu dựa trên sự chinh phạt, sự sợ hãi và tàn bạo.

Donald Trump từng hứa sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại. Khẩu hiệu yêu thích của Tập Cận Bình là hướng đến “sự phục hưng vĩ đại” của dân tộc Trung Hoa. Vladimir Putin cũng được thúc đẩy bởi một mong muốn tương tự: hồi sinh nước Nga vĩ đại.

Nhưng thế nào là một quốc gia vĩ đại? Putin và Mikhail Gorbachev, người vừa qua đời vào tuần trước, lại có suy nghĩ khác nhau. Continue reading “Putin, Gorbachev, và hai tầm nhìn về sự vĩ đại của nước Nga”

11/09/1965: Sư đoàn Kỵ binh số 1 đến Nam Việt Nam

Nguồn: 1st Cavalry Division arrives in South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Sư đoàn Kỵ binh số 1 (Sư đoàn Không Kỵ số 1) đã đến Qui Nhơn, thuộc Nam Việt Nam, theo đó nâng quân số của Mỹ tại đây lên hơn 125.000 người. Đơn vị có lịch sử lâu đời này là sư đoàn Quân đội Mỹ đầu tiên được triển khai toàn bộ đến Việt Nam. Sư đoàn bao gồm 9 tiểu đoàn bộ binh đổ bộ đường không, một phi đoàn trinh sát, và sáu tiểu đoàn pháo binh. Sư đoàn còn bao gồm cả Không đoàn 11, được tạo thành từ ba tiểu đoàn không quân với 11 trực thăng tấn công, trực thăng hỗ trợ tấn công, và trực thăng pháo kích. Continue reading “11/09/1965: Sư đoàn Kỵ binh số 1 đến Nam Việt Nam”

Học thuyết Hải quân Mới của Nga: Xoay trục sang châu Á?

Nguồn: Daniel Rakov, “Russia’s New Naval Doctrine: A ‘Pivot to Asia’?,” The Diplomat, 19/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Học thuyết hải quân mới của Nga đã nâng cao tầm quan trọng của Thái Bình Dương và Bắc Cực.

Ngày 31/07/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức ký phiên bản cập nhật của Học thuyết Hải quân Liên bang Nga. Đây là tài liệu hoạch định chiến lược ở cấp cao nhất, trình bày chi tiết cách tiếp cận chính thức của Moscow đối với lĩnh vực hải quân. Phiên bản mới có sự thay đổi đáng kể so với phiên bản trước đó, được công bố từ năm 2015.

Học thuyết lần này nhấn mạnh sự đối đầu toàn cầu với phương Tây, vai trò nổi trội của lăng kính an ninh trong việc xác định các mục tiêu quốc gia, và việc tái định hướng chính sách đối ngoại của Nga hướng về các nước phương Nam (Global South) sau cuộc xâm lược Ukraine. Điện Kremlin dự định tăng cường khả năng tác chiến của hải quân trên toàn thế giới, và tuyên bố đã sẵn sàng hơn trong việc sử dụng các phương tiện quân sự để thúc đẩy lợi ích của mình trên các vùng biển quốc tế, bao gồm cả ý định tăng cường hiện diện hải quân trên các vùng biển này. Để làm được như vậy, học thuyết mới kêu gọi tái cấu trúc toàn bộ ngành công nghiệp đóng tàu, phát triển khả năng sản xuất và công nghệ, cả trong lĩnh vực quân sự và dân sự. Continue reading “Học thuyết Hải quân Mới của Nga: Xoay trục sang châu Á?”

10/09/2008: Máy Gia tốc Hạt Lớn chính thức đi vào hoạt động

Nguồn: CERN Large Hadron Collider is powered up, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2008, các nhà khoa học lần đầu tiên bật công tắc trên Máy Gia tốc Hạt Lớn (Large Hadron Collider, LHC) tại phòng thí nghiệm của Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (CERN) ở Geneva, bắt đầu cái mà nhiều người gọi là thí nghiệm khoa học lớn nhất trong lịch sử.

Chuyên thử nghiệm các lý thuyết vật lý hạt, cỗ máy trị giá 8 tỷ đô la LHC là máy gia tốc hạt lớn nhất trên thế giới, được tạo thành từ các nam châm siêu dẫn cho phép các kỹ sư và nhà vật lý nghiên cứu các hạt hạ nguyên tử, gồm proton, electron, quark và photon. LHC có thể tạo ra 600 triệu va chạm mỗi giây. Continue reading “10/09/2008: Máy Gia tốc Hạt Lớn chính thức đi vào hoạt động”

Liệu Uông Dương có thể trở thành thủ tướng Trung Quốc tiếp theo?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Next premier must save the economy. Is Wang Yang the one?,” Nikkei Asia, 01/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhân vật số 4 của Trung Quốc tuy có tiểu sử phù hợp nhưng không phải là một cái tên quá chính thống.

Nền kinh tế Trung Quốc đang rơi vào khó khăn bất thường.

Tỷ lệ người thất nghiệp trong độ tuổi từ 16 đến 24, nhóm nhân khẩu học có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của đất nước, đã đạt đến một mức cao trong lịch sử – gần 20%. Trong khi đó, thu nhập của công chức, đặc biệt là những người ở khu vực nông thôn, trong một số trường hợp đã giảm đến 30%.

Ai sẽ là người đứng ra với tư cách là thủ tướng tiếp theo, để cứu vãn nền kinh tế đang trong cơn khốn đốn? Một số người trong giới kinh doanh Trung Quốc đang đề cử Uông Dương (Wang Yang), vị chủ tịch 67 tuổi của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp, CPPCC), cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu của nước này. Continue reading “Liệu Uông Dương có thể trở thành thủ tướng Trung Quốc tiếp theo?”

08/09/1965: Công nhân hái nho Delano đình công

Nguồn: Delano Grape Strike begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, một trong những cuộc đình công quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ đã bắt đầu. Khi hơn 2.000 công nhân nông trại người Mỹ gốc Philippines từ chối đi hái nho ở thung lũng phía bắc Bakersfield, California, họ đã phát động một chuỗi sự kiện sẽ kéo dài trong vòng 5 năm sau đó mà ngày nay được gọi là Đình công của công nhân hái nho Delano (Delano Grape Strike). Continue reading “08/09/1965: Công nhân hái nho Delano đình công”

Phân tích phản ứng của khu vực đối với chuyến thăm Đài Loan của Nancy Pelosi

Nguồn: Derek Grossman, “After Pelosi’s Visit, Most of the Indo-Pacific Sides With Beijing,” Foreign Policy, 22/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gần như toàn bộ khu vực đang ủng hộ Trung Quốc, nhưng cách hành xử của nước này cũng khiến người ta tăng cường ủng hộ Đài Loan.

Chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan trong tháng này đã kích động Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận quân sự chưa từng có xung quanh hòn đảo, ở tất cả các phía, bắn tên lửa qua không phận Đài Loan, và thực hiện nhiều hành động gây hấn khác. Căng thẳng gia tăng tại Eo biển Đài Loan cũng dẫn đến phản ứng của nhiều quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, những nước ủng hộ nguyên tắc “Một Trung Quốc” của Bắc Kinh – rằng Đài Loan là một phần của đại lục. Tuy nhiên, chuyến đi của Pelosi cũng là minh chứng rõ ràng rằng các đồng minh quan trọng của Mỹ đang ủng hộ Đài Loan một cách mạnh mẽ, đặc biệt là trước nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh giành hòn đảo, theo đó gợi ý rằng hành vi hung hăng của Bắc Kinh đang dần khiến nước này bị xa lánh bởi những quốc gia đáng lẽ đã đứng ngoài cuộc về vấn đề Đài Loan. Continue reading “Phân tích phản ứng của khu vực đối với chuyến thăm Đài Loan của Nancy Pelosi”

06/09/1781: Benedict Arnold ra lệnh thiêu rụi New London

Nguồn: Benedict Arnold orders burning of New London, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1781, Chuẩn Tướng người Anh Benedict Arnold, một cựu sĩ quan phe Ái Quốc khét tiếng vì từng phản bội nước Mỹ một năm trước đó, đã tiếp tục gây thêm tai tiếng khi ra lệnh cho lính Anh dưới quyền mình thiêu rụi New London, Connecticut.

Quân đội Lục địa đã sử dụng New London làm kho quân dụng lớn, nhưng chỉ cử Đại úy Adam Shapley và một nhóm 24 binh lính Lục địa đến đóng quân bảo vệ nó. Lực lượng của Tướng Arnold, với sự giúp đỡ từ phe Trung Quân trong khu vực, đã nhanh chóng áp đảo Đại úy Shapley và lính Lục địa, những người không còn lựa chọn nào khác ngoài việc rút lui và rời khỏi New London, để lại kho quân dụng không được bảo vệ. Continue reading “06/09/1781: Benedict Arnold ra lệnh thiêu rụi New London”

Sự trở lại của ‘đạo quân thứ năm’

Nguồn: Harris Mylonas và Scott Radnitz, “The Disturbing Return of the Fifth Column,” Foreign Affairs, 26/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những ‘kẻ phản bội’ – cả thực tế lẫn tưởng tượng – đang ảnh hưởng đến địa chính trị như thế nào?

Sau khi xâm lược Ukraine, chính phủ Nga đã tiến hành một cuộc đàn áp quy mô lớn chống lại những công dân được cho là phản đối chiến tranh. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rõ ý định của mình trong một bài phát biểu vào tháng 3, cảnh báo rằng phương Tây “sẽ cố gắng đặt cược vào cái gọi là đạo quân thứ năm, vào những kẻ phản bội – vào những kẻ kiếm tiền ở một nơi, nhưng sống ở một nơi khác. Sống ở đây không phải là theo nghĩa địa lý, mà là trong tư tưởng, trong tư duy nô lệ của họ.” Continue reading “Sự trở lại của ‘đạo quân thứ năm’”

Đằng sau việc Trung Quốc phóng tên lửa vào EEZ của Nhật Bản

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi ditched milder options in sending missiles toward Japan,” Nikkei Asia, 25/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quân đội Trung Quốc đã chuẩn bị các phương án thay thế vào phút chót để tránh gây tranh cãi.

Khi Trung Quốc phóng 5 tên lửa đạn đạo vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản sau chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, đã chẳng có nghi ngờ gì về người đưa ra mệnh lệnh đó.

Quân đội Trung Quốc, với tên gọi Quân Giải phóng Nhân dân (PLA), phục vụ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tất cả các hành động quân sự đều do Quân ủy Trung ương của đảng quyết định. Và chủ tịch Quân ủy hiện nay chính là Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình. Continue reading “Đằng sau việc Trung Quốc phóng tên lửa vào EEZ của Nhật Bản”

04/09/476: Đế chế Tây La Mã sụp đổ

Nguồn: Western Roman Empire falls, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 476, Romulus Augustus, Hoàng đế cuối cùng của Đế chế Tây La Mã, đã bị phế truất bởi Odoacer, một “kẻ man rợ” người Đức tự xưng là vua của nước Ý. Continue reading “04/09/476: Đế chế Tây La Mã sụp đổ”

03/09/2004: Khủng hoảng con tin tại trường học Nga

Nguồn: Russian school siege ends in bloodbath, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2004, cuộc khủng hoảng con tin kéo dài ba ngày tại một trường học ở Nga đã đi đến kết cục đầy bạo lực sau khi những kẻ bắt cóc con tin đấu súng với lực lượng an ninh Nga. Cuối cùng, đã có hơn 300 người chết, nhiều trong số đó là trẻ em, ngoài ra hàng trăm người khác bị thương.

Sáng ngày 01/09, khi mọi người đang dự lễ khai giảng năm học, một nhóm khủng bố Chechnya đã bao vây học sinh, giáo viên và phụ huynh ngay trên sân chơi của Trường số 1 ở Beslan. Một số người may mắn trốn thoát trong khi những người khác bị giết hại; tuy nhiên, phần lớn con tin, ước tính vào khoảng 1.200 người lớn và trẻ em, đã bị dồn vào phòng tập thể dục của trường, nơi bọn tội phạm đã lắp một số thiết bị nổ. Continue reading “03/09/2004: Khủng hoảng con tin tại trường học Nga”

01/09/1939: Đức xâm lược Ba Lan

Nguồn: Germany invades Poland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, các lực lượng Đức dưới sự kiểm soát của Adolf Hitler đã tấn công Ba Lan cả trên bộ và trên không. Thế chiến II chính thức bắt đầu.

Tại sao Đức xâm lược Ba Lan?

Đức xâm lược Ba Lan nhằm giành lại lãnh thổ đã mất, và cuối cùng thống trị nước láng giềng phía đông của họ. Cuộc xâm lược Ba Lan của Đức là phần mở đầu cho kế hoạch tiến hành chiến tranh của Hitler – những gì sau này sẽ trở thành chiến lược “blitzkrieg” (tấn công chớp nhoáng). Continue reading “01/09/1939: Đức xâm lược Ba Lan”

Phân tích các kịch bản leo thang chiến tranh ở Ukraine

Nguồn: John J. Mearsheimer, “Playing With Fire in Ukraine,” Foreign Affairs, 17/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Về những rủi ro không được đánh giá đúng mực của leo thang chiến tranh.

Các nhà hoạch định chính sách phương Tây dường như đã đạt được đồng thuận về cuộc chiến ở Ukraine: xung đột sẽ đi vào bế tắc kéo dài, và cuối cùng, nước Nga suy yếu sẽ chấp nhận một thỏa thuận hòa bình có lợi cho Mỹ và các đồng minh NATO, cũng như Ukraine. Dù các quan chức thừa nhận cả Washington và Moscow đều có thể leo thang để giành lợi thế, hoặc để ngăn thất bại, nhưng họ cho rằng vẫn có thể tránh được leo thang thảm khốc. Hiếm có ai cho rằng lực lượng Mỹ sẽ trực tiếp tham gia vào cuộc giao tranh, hay Nga sẽ dám sử dụng vũ khí hạt nhân.

Washington và các đồng minh đang quá ung dung. Dù đúng là có thể tránh được thảm họa leo thang, nhưng khả năng quản lý mối nguy này của các bên tham chiến là không chắc chắn. Về cơ bản thì rủi ro lớn hơn đáng kể so với những gì chúng ta nghĩ. Và bởi vì hậu quả của leo thang có thể bao gồm một cuộc chiến lớn ở châu Âu, thậm chí bao gồm sự hủy diệt hạt nhân, nên lại càng có lý do chính đáng để lo ngại. Continue reading “Phân tích các kịch bản leo thang chiến tranh ở Ukraine”