25/01/1924: Olympics Mùa đông đầu tiên

Nguồn: First Winter Olympics, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1924, Olympics Mùa đông đầu tiên đã diễn ra tại Chamonix, trên dãy Alps của Pháp. Khán giả đã rất phấn khích khi chứng kiến các vận động viên thi đấu trượt tuyết nhảy xa (ski jump) và xe trượt lòng máng (bobsled), cùng 12 sự kiện khác có liên quan đến tổng cộng sáu môn thể thao. “Tuần lễ Thể thao Mùa đông Quốc tế”, như tên gọi sau này, đã thành công tốt đẹp, và vào năm 1928, Ủy ban Olympic Quốc tế (International Olympic Committee, IOC) đã chính thức chỉ định Olympics Mùa đông được tổ chức tại St. Moritz, Thụy Sĩ là Olympics Mùa đông thứ hai. Continue reading “25/01/1924: Olympics Mùa đông đầu tiên”

Tại sao lạm phát sẽ có xu hướng kéo dài ở Mỹ?

Nguồn: Rana Foroohar, What Biden’s competition crusade tells us about globalisation, Financial Times, 16/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính quyền Biden đã bắt đầu đưa ra minh chứng rằng có một mối liên hệ giữa lạm phát và quyền lực của các tập đoàn.

Joe Biden, trong phần lớn thời gian kể từ khi bắt đầu lên nắm quyền, đã duy trì một chính sách thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ hơn bất kỳ Tổng thống Mỹ nào trước đây. Ông đưa những người ủng hộ chống độc quyền (antitrust) vào Ủy ban Thương mại Liên bang, Bộ Tư pháp, và Nhà Trắng. Ngoài ra còn ban hành một sắc lệnh hành pháp về tập trung thị trường (corporate concentration) hồi tháng 7 năm ngoái, trong đó bao gồm 72 điều khoản khác nhau, được thiết kế để hạn chế ảnh hưởng của các công ty khổng lồ. Continue reading “Tại sao lạm phát sẽ có xu hướng kéo dài ở Mỹ?”

23/01/1997: Madeleine Albright trở thành nữ ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ

Nguồn: Madeleine Albright becomes first female secretary of state, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, một ngày sau khi bà chính thức được Thượng viện Mỹ phê chuẩn việc bổ nhiệm, tại Nhà Trắng, Madeleine Albright đã được Phó Tổng thống Al Gore tiến hành nghi lễ tuyên thệ nhậm chức, trở thành nữ ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ. Với tư cách là người đứng đầu Bộ Ngoại giao, Albright khi ấy là nữ quan chức cấp cao nhất trong lịch sử nước Mỹ, một điển hình khiến vài người tuyên bố rằng “trần nhà bằng kính” ngăn cản sự thăng tiến của phụ nữ trong chính phủ đã được dỡ bỏ. Continue reading “23/01/1997: Madeleine Albright trở thành nữ ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ”

Đảo chính đã định hình lại xung đột sắc tộc ở Myanmar như thế nào?

Nguồn: Thomas Kean, How Myanmar’s Coup Has Reshaped Its Ethnic Conflicts, The Diplomat, 14/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đảo chính đã nhường chỗ cho các cuộc đàm phán tiềm năng, nhằm tạo ra một nhà nước liên bang thực sự gắn kết

Xét theo mọi góc độ – từ thương vong, tị nạn do xung đột, đến tình trạng nghèo đói và mất việc làm – cuộc đảo chính quân sự vào tháng 02/2021 tại Myanmar là một thảm họa nghiêm trọng, với tình hình ngày càng tồi tệ hơn.

Việc chế độ quân sự lên nắm quyền cũng đã giết chết tiến trình hòa bình kéo dài hàng thập niên qua tại Myanmar, giáng đòn cuối vào các cuộc đàm phán vốn dĩ đang trên đà xuống dốc, phần lớn là do quân đội và chính phủ Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Aung San Suu Kyi không muốn nhượng bộ các nhóm vũ trang người dân tộc thiểu số. Continue reading “Đảo chính đã định hình lại xung đột sắc tộc ở Myanmar như thế nào?”

22/01/1980: Nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Sakharov bị bắt

Nguồn: Soviet dissident Andrei Sakharov arrested in Moscow, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, tại Moskva, Andrei Dmitriyevich Sakharov, nhà vật lý Liên Xô, người giúp nước này chế tạo quả bom hydrogen đầu tiên, đã bị bắt sau khi lên tiếng chỉ trích việc Liên Xô can thiệp quân sự vào Afghanistan. Sau đó, ông bị tước nhiều danh hiệu khoa học và bị đày đến Gorky xa xôi.

Sinh năm 1921 tại Moskva, Sakharov theo học ngành vật lý tại Đại học Moskva, đến tháng 06/1948 thì được tuyển dụng vào chương trình vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Năm 1948, sau khi cho nổ thành công quả bom nguyên tử đầu tiên, Liên Xô đã cùng Mỹ chạy đua phát triển bom hydrogen, loại vũ khí được cho là mạnh gấp hàng chục lần những quả bom được thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Continue reading “22/01/1980: Nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Sakharov bị bắt”

20/01/2017: Donald Trump nhậm chức tổng thống

Nguồn: Donald Trump is inaugurated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2017, trong sự kiện đỉnh điểm sau một năm bầu cử đầy biến động, Donald John Trump đã chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ tại Washington, D.C.

Kể từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống của mình vào tháng 6/2015 tại Tháp Trump ở Thành phố New York, Trump đã luôn bị xem là một ứng viên khó lòng giành được chiếc ghế quyền lực nhất đất nước. Continue reading “20/01/2017: Donald Trump nhậm chức tổng thống”

Sự tự tin thái quá đang làm mờ mắt người Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, Analysis: From leader to students, overconfidence clouds China, Nikkei Asia, 20/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các chính sách liều lĩnh đang làm tổn thương nền kinh tế và trì hoãn mục tiêu vượt qua Mỹ của Tập Cận Bình.

“Sự tự tin quá mức sẽ có hại cho sự phát triển của Trung Quốc.” Một nhà kinh tế người Trung Quốc đã nói như vậy khi tổng sản phẩm quốc nội mới nhất của nước này được công bố hôm thứ Hai.

Người có cái nhìn tích cực sẽ tập trung nhiều vào mức tăng trưởng 8,1% cho cả năm 2021, đưa nền kinh tế Trung Quốc lên bằng 80% nền kinh tế Mỹ, tính theo đồng đô la. Tuy nhiên, một người quan sát kỹ hơn sẽ nhận ra mức tăng trưởng ít ỏi 4% trong quý 4. Continue reading “Sự tự tin thái quá đang làm mờ mắt người Trung Quốc”

Kazakhstan cho thấy thiếu sót lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Biden

Nguồn: Ingrid Burke Friedman, “Kazakhstan Exposes the Central Flaw of Biden’s Foreign-Policy Doctrine”, Foreign Policy, 13/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những luận điệu dân chủ trên trời không thể cạnh tranh với những người lính của chế độ chuyên chế trên mặt đất. Điều này hẳn khiến Washington khó chịu.

Kazakhstan đang chìm trong khủng hoảng. Vài ngày sau khi các cuộc biểu tình về vấn đề giá nhiên liệu tăng vọt biến thành một cuộc nổi dậy bạo lực tại nhiều thành phố, quân đội Nga và đồng minh từ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (Collective Security Treaty Organization, CSTO) đã được triển khai tới Kazakhstan theo yêu cầu của Tổng thống nước này, Kassym-Jomart Tokayev.

Trong khi đó, phía Mỹ lại “cam kết sẽ xem xét liệu có thể tìm ra hướng giải quyết vấn đề về mặt ngoại giao thông qua đối thoại hay không”, theo lời Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói về tình hình hỗn loạn tại Kazakhstan hôm Chủ nhật (09/01). Khi được hỏi về việc Tokayev đã ra lệnh cho lực lượng của mình có thể “nổ súng bắn giết mà không cần cảnh báo trước” khi đối phó với các cuộc biểu tình, Blinken trả lời rằng mệnh lệnh đó là sai và cần phải bị bãi bỏ, và rằng quyền của những người biểu tình ôn hòa phải được tôn trọng. Continue reading “Kazakhstan cho thấy thiếu sót lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Biden”

18/01/1990: Thị trưởng Washington D.C. bị bắt vì tàng trữ ma túy

Nguồn: Washington, D.C. mayor Marion Barry arrested on drug charges, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, trong giai đoạn cuối của một chiến dịch chung giữa các đặc vụ FBI và cảnh sát Hạt Columbia, Thị trưởng Marion Barry đã bị bắt và bị buộc tội tàng trữ và sử dụng ma túy đá (crack), một dạng tinh thể của cocaine. Tại khách sạn quốc tế Vista ở trung tâm Washington, camera đã quay lại được cảnh Barry hút chất kích thích cùng Rahsheeda Moore, một phụ nữ đã đồng ý gài bẫy Barry để được giảm án trong vụ án ma túy của mình trước đó. Continue reading “18/01/1990: Thị trưởng Washington D.C. bị bắt vì tàng trữ ma túy”

Putin thực sự muốn gì ở Ukraine?

Nguồn: Dmitri Trenin, “What Putin Really Wants in Ukraine”, Foreign Affairs, 28/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nga đang tìm cách ngăn NATO mở rộng, chứ không phải muốn sáp nhập thêm lãnh thổ.

Trong những ngày cuối cùng của năm 2021, Nga đã đưa ra cho Mỹ một danh sách các yêu cầu mà nước này cho là cần thiết để ngăn chặn khả năng xảy ra xung đột quân sự quy mô lớn ở Ukraine. Trong một bản dự thảo hiệp ước được trao cho một nhà ngoại giao Mỹ ở Moscow, chính phủ Nga đã yêu cầu NATO chính thức ngừng mở rộng về phía đông, đóng băng vĩnh viễn việc mở rộng hơn nữa các cơ sở hạ tầng quân sự của liên minh (chẳng hạn như căn cứ và hệ thống vũ khí) trên lãnh thổ Liên Xô cũ, chấm dứt hỗ trợ quân sự của phương Tây đối với Ukraine, đồng thời cấm tên lửa tầm trung ở châu Âu. Thông điệp họ đưa ra là không thể nhầm lẫn: nếu những mối đe dọa này không thể được giải quyết bằng ngoại giao, Điện Kremlin sẽ phải dùng đến hành động quân sự. Continue reading “Putin thực sự muốn gì ở Ukraine?”

16/01/1605: Tiểu thuyết “Don Quixote” được xuất bản

Nguồn: Groundbreaking novel “Don Quixote” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày ngày năm 1605, El ingenioso hidalgo Don Quixote de la Mancha của Miguel de Cervantes, thường được biết đến với cái tên Don Quixote, đã được xuất bản. Cuốn sách được nhiều người coi là tiểu thuyết hiện đại đầu tiên, đồng thời cũng là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất mọi thời đại.

Nhân vật chính trong tác phẩm là một tiểu quý tộc, Alonso Quixano, người phát điên sau khi đọc quá nhiều những chuyện tình kiếm hiệp. Ông tự xưng là Don Quixote và cùng với cận vệ Sancho Panza, đi lang thang khắp La Mancha, miền trung Tây Ban Nha, đương đầu với những thử thách vốn dĩ luôn tồn tại trong tâm trí ông. Quixote từng tấn công một nhóm thầy tu, một đàn cừu, và nổi tiếng nhất, là tấn công những chiếc cối xay gió mà ông tin chắc là người khổng lồ. Cốt truyện có chủ đích gây cười và việc cố tình sử dụng ngôn ngữ cổ là nhằm châm biếm những câu chuyện xa xưa về các hiệp sĩ và những việc làm của họ. Continue reading “16/01/1605: Tiểu thuyết “Don Quixote” được xuất bản”

15/01/1559: Elizabeth I đăng quang Nữ hoàng Anh

Nguồn: Elizabeth I crowned Queen of England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1559, hai tháng sau cái chết của người chị cùng cha khác mẹ, Nữ hoàng Mary I của Anh, Elizabeth Tudor, con gái 25 tuổi của Henry VIII và Anne Boleyn, đã lên ngôi Nữ hoàng Elizabeth I tại Tu viện Westminster, London.

Hai chị em cùng cha khác mẹ, đều là con gái của vua Henry VIII, đã có một mối quan hệ đầy sóng gió trong suốt 5 năm Mary trị vì. Mary, người được nuôi dưỡng như một người Công Giáo, đã ban hành luật ủng hộ Công Giáo và nỗ lực khôi phục quyền tối cao của Giáo Hoàng ở Anh. Một cuộc nổi dậy của người theo đạo Tin Lành đã xảy ra sau đó, và Nữ hoàng Mary ra lệnh giam giữ Elizabeth, một người theo đạo Tin Lành, tại Tháp London vì nghi ngờ đồng lõa. Continue reading “15/01/1559: Elizabeth I đăng quang Nữ hoàng Anh”

Đã đến lúc Mỹ cần phản công vào sân sau Trung Quốc

Nguồn: Derek Grossman, “Time for America to Play Offense in China’s Backyard”, Foreign Policy, 12/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc ngó lơ Campuchia và Lào là một sai lầm chiến lược – nhưng để gắn kết hai nước này đòi hỏi sự cân bằng khéo léo giữa các giá trị và lợi ích.

Khi chính quyền Biden bước sang năm thứ hai, rõ ràng là các ưu tiên chính sách đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và việc cạnh tranh địa chính trị chống lại Trung Quốc vẫn chưa được phân bổ một cách cân bằng. Tính đến nay, có hai quốc gia tuy nhỏ nhưng quan trọng về mặt chiến lược đã bị chính quyền này bỏ qua: Campuchia và Lào. Đây có thể là một sai lầm lớn.

Nếu Mỹ muốn thâm nhập vào Campuchia và Lào – được giới quan sát ví như những chư hầu, vệ tinh, hay ‘thuộc địa ảo’ của Trung Quốc – thì điều đó đồng nghĩa với Mỹ sẽ tiến hành cạnh tranh chiến lược ngay tại sân sau của chính Trung Quốc. Quan trọng hơn, hành động này sẽ giúp xóa bỏ ý nghĩ rằng Mỹ chỉ bị động phản ứng lại và chơi trò phòng thủ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trước sự trỗi dậy ‘không thể tránh khỏi’ của Trung Quốc. Ý nghĩ đó, hơn cả các thực tế, vốn là một lực cản đối với chiến lược của Mỹ trong khu vực. Nó làm dấy lên nghi ngờ về chủ trương can dự của Mỹ, ngay cả ở các đồng minh lâu đời như Philippines và Thái Lan. Continue reading “Đã đến lúc Mỹ cần phản công vào sân sau Trung Quốc”

Chiến lược Châu Á của Mỹ đã đi vào ngõ cụt?

Nguồn: Van Jackson, “America’s Asia Strategy Has Reached a Dead End“, Foreign Policy, 09/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington nên ưu tiên cho kinh tế và ngừng tư duy bằng tên lửa của mình.

Tháng 12/2021, trong một hội nghị về an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, điều phối viên khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của chính quyền Biden, Kurt Campbell, đã trình bày chi tiết khung chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc và châu Á. Ông nhắc đến tất cả những nội dung quen thuộc: tầm quan trọng của các liên minh, bán vũ khí để chống lại Trung Quốc, vị trí trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và quan điểm lạc quan rằng quan hệ Trung-Mỹ có thể vừa cạnh tranh và vừa ổn định. Continue reading “Chiến lược Châu Á của Mỹ đã đi vào ngõ cụt?”

13/01/1958: Kẻ giết người hàng loạt Peter Manuel bị bắt

Nguồn: The Manuel Massacres, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1958, Peter Manuel đã bị bắt ở Glasgow, Scotland, sau khi thực hiện một loạt các vụ tấn công trong vòng hai năm, khiến cho khoảng 7- 15 người thiệt mạng. Manuel, sinh ra ở Mỹ, có cha mẹ là người Anh, đã trở thành ‘tội phạm chuyên nghiệp’ từ khi còn trẻ. Hắn bị kết tội trộm cắp lần đầu tiên ở tuổi 12. Đến năm 15 tuổi, hắn đã ‘chuyển sang’ hành hung và sau còn nhận một bản án 8 năm tù vì tội tấn công tình dục. Continue reading “13/01/1958: Kẻ giết người hàng loạt Peter Manuel bị bắt”

11/01/1964: Công bố mối liên hệ chắc chắn giữa hút thuốc và ung thư

Nguồn: U.S. Surgeon General announces definitive link between smoking and cancer, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, Tổng Y sĩ Hoa Kỳ (United States Surgeon General), Tướng Luther Terry, đã chính thức công bố báo cáo chấn động của mình. Ông cố ý chọn phát hành báo cáo vào một ngày thứ bảy để hạn chế những ảnh hưởng tức thời đến thị trường chứng khoán: Thay mặt cho Chính phủ Mỹ, Terry đã khẳng định rằng có mối liên hệ chắc chắn giữa việc hút thuốc và bệnh ung thư.

Người ta vốn dĩ từ lâu đã nghi ngờ rằng liên kết này có tồn tại. Các bằng chứng không chính thức luôn chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của việc hút thuốc, và vào thập niên 1930, các bác sĩ đã nhận thấy đúng là có sự gia tăng các trường hợp ung thư phổi. Các nghiên cứu y tế đầu tiên chỉ ra mối lo ngại nghiêm trọng đã được xuất bản ở Anh vào cuối những năm 1940. Continue reading “11/01/1964: Công bố mối liên hệ chắc chắn giữa hút thuốc và ung thư”

09/01/1952: Truman cảnh báo về các mối nguy hiểm của Chiến tranh Lạnh

Nguồn: President Truman warns of Cold War dangers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Harry S. Truman cảnh báo người Mỹ rằng họ đang “trải qua một thời kỳ nguy hiểm” và kêu gọi hành động mạnh mẽ nhằm đối phó với mối đe dọa từ chủ nghĩa cộng sản.

Mặc dù mức độ tín nhiệm của Truman đã giảm dần trong 18 tháng trước đó do những phàn nàn về cách ông xử lý Chiến tranh Triều Tiên, bài phát biểu của Tổng thống đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt từ các nghị sĩ Quốc hội và khách mời đặc biệt là Thủ tướng Winston Churchill. Continue reading “09/01/1952: Truman cảnh báo về các mối nguy hiểm của Chiến tranh Lạnh”

08/01/1916: Phe Hiệp ước rút lui khỏi Gallipoli

Nguồn: Allies retreat from Gallipoli, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, lực lượng Hiệp ước đã rút lui hoàn toàn khỏi Bán đảo Gallipoli ở Thổ Nhĩ Kỳ, kết thúc một cuộc đổ bộ thảm khốc vào Đế chế Ottoman. Chiến dịch Gallipoli đã gây ra 250.000 thương vong cho phe Hiệp ước và làm suy giảm đáng kể uy tín của bộ chỉ huy Hiệp ước. Thương vong về phía Thổ Nhĩ Kỳ cũng vào khoảng tương đương.

Đầu năm 1915, chính phủ Anh quyết định giúp giảm bớt áp lực của Thổ Nhĩ Kỳ lên người Nga ở mặt trận Kavkaz bằng cách giành quyền kiểm soát Eo biển Dardanelles, Bán đảo Gallipoli và sau cùng là Istanbul. Từ đó, họ có thể gây áp lực lên Áo-Hung, buộc các cường quốc phê Liên minh Trung tâm phải di chuyển quân khỏi mặt trận phía tây. Bộ trưởng Hải quân lúc bấy giờ, Winston Churchill, đã ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch này, và sang tháng 02/1915, các tàu của Pháp và Anh bắt đầu bắn phá các pháo đài phòng vệ Dardanelles. Continue reading “08/01/1916: Phe Hiệp ước rút lui khỏi Gallipoli”

06/01/1412: Ngày sinh Joan d’Arc

Nguồn: Joan of Arc is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày này năm 1412 được tin là ngày sinh của Joan d’Arc hay Thiếu nữ xứ Orléans (La Pucelle d’Orléans). Dù chỉ sống vỏn vẹn 19 năm, nhưng Joan sẽ sớm trở thành một vị thánh Công giáo La Mã đồng thời là nữ anh hùng dân tộc của Pháp nhờ vai trò quan trọng trong Chiến tranh Trăm Năm.

Joan sinh ra trong gia đình của Jacques d’Arc và Isabelle Romée, tại một thị trấn nhỏ miền đông bắc nước Pháp. Vào thời điểm cô chào đời, nước Anh và các đồng minh của mình đã kiểm soát phần lớn nước Pháp, bao gồm cả Paris, Bordeaux và Reims. Ngoài mối đe dọa từ người Anh, phe trung thành với Công tước Bourgogne cũng đang thách thức quyền thừa kế ngai vàng nước Pháp của Thái tử Charles d’Orléans. Continue reading “06/01/1412: Ngày sinh Joan d’Arc”

04/01/1913: Chiến lược gia người Đức Alfred von Schlieffen qua đời

Nguồn: German military strategist Alfred von Schlieffen dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1913, Thống chế Alfred Graf von Schlieffen– người thiết kế chiến lược quân sự hiếu chiến mà quân Đức sẽ sớm sử dụng với một ít chỉnh sửa vào buổi đầu Thế chiến I – đã qua đời tại Berlin.

Là con trai của một vị tướng người Phổ, Schlieffen nhập ngũ năm 1854 và đã tham gia cả Chiến tranh Bảy tuần với Áo năm 1866 lẫn Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870-1871. Trong những thập niên tiếp theo, ông nhanh chóng thăng tiến và trở thành thành viên của Bộ Tổng tham mưu (Großer Generalstab), một đội ngũ ưu tú gồm khoảng 650 sĩ quan đóng vai trò tham mưu chiến lược cho quân đội Phổ. Ông trở thành người đứng đầu cơ quan này vào năm 1891. Continue reading “04/01/1913: Chiến lược gia người Đức Alfred von Schlieffen qua đời”