07/08/1912: Theodore Roosevelt được đề cử tổng thống nhiệm kỳ 3

Nguồn: Teddy Roosevelt nominated as Bull Moose candidate, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1912, Theodore Roosevelt đã được đề cử làm ứng cử viên tổng thống bởi Đảng Tiến bộ – một nhóm các nghị sĩ Đảng Cộng hòa bất mãn với việc đề cử lại Tổng thống William Howard Taft. Còn được gọi là Đảng “Bull Moose”, tuyên ngôn của Đảng Tiến bộ kêu gọi bầu cử trực tiếp các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, quyền bầu cử của phụ nữ, giảm thuế quan và nhiều cải cách xã hội khác.

Roosevelt, người từng là tổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ từ năm 1901 đến năm 1909, đã khởi động một chiến dịch tranh cử rầm rộ với tư cách là ứng cử viên tổng thống của đảng này. Điểm mấu chốt trong tuyên ngôn của đảng ông là “Square Deal” (Xã hội Công bình) – khái niệm của Roosevelt về một xã hội dựa trên sự canh tranh kinh doanh công bằng và gia tăng phúc lợi cho người nghèo Mỹ. Continue reading “07/08/1912: Theodore Roosevelt được đề cử tổng thống nhiệm kỳ 3”

Vụ ném bom nguyên tử đã cứu sống hàng triệu người, gồm cả người Nhật 

Nguồn: John C. Hopkins, “The Atomic Bomb Saved Millions—Including Japanese”, Wall Street Journal, 05/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Các vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, lần lượt cách đây 75 năm vào thứ Năm và Chủ nhật tuần này, được coi là những sự kiện kinh hoàng và đáng tiếc. Nhưng không sử dụng bom nguyên tử sẽ còn tồi tệ hơn nhiều. Tổng số người Nhật thiệt mạng do hai vụ ném bom được ước tính là từ 129.000 đến 226.000 người. Một báo cáo của chính phủ Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 1945 ước tính rằng việc chiếm các đảo chính của Nhật sẽ khiến người Nhật tổn thất từ 5 triệu đến 10 triệu sinh mạng.

Cuộc đổ bộ của Hoa Kỳ, dự định vào ngày 1 tháng 11 năm 1945, sẽ lớn hơn đáng kể so với cuộc đổ bộ Normandy năm 1944 ở châu Âu. Hơn 156.000 quân Đồng minh đã đổ bộ vào ngày “D-Day”. Họ phải chịu hơn 10.000 thương vong, trong đó có 4.400 người thiệt mạng trong lúc đổ bộ. Họ phải đối mặt với 50.000 quân Đức. Cuộc xâm lược Nhật Bản dự kiến sẽ có khoảng 766.000 binh lính Đồng minh tham gia. Continue reading “Vụ ném bom nguyên tử đã cứu sống hàng triệu người, gồm cả người Nhật “

05/08/1864: Liên bang miền Bắc thắng Trận Vịnh Mobile

Nguồn: Union scores a victory at the Battle of Mobile Bay, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1864, trong Trận Vịnh Mobile, Đô đốc David Farragut của Liên bang miền Bắc đã lãnh đạo đội tàu của ông vượt qua tuyến phòng thủ của Hợp bang miền Nam tại Mobile, Alabama để phong tỏa một trong những cảng lớn cuối cùng của miền Nam. Thất bại ở Vịnh Mobile là một đòn giáng mạnh vào phe Hợp bang, và đây là chiến thắng đầu tiên trong chuỗi thắng lợi của phe Liên bang giúp Abraham Lincoln đảm bảo tái đắc cử cuối năm đó. Continue reading “05/08/1864: Liên bang miền Bắc thắng Trận Vịnh Mobile”

Nhật ký Bắc Kinh (08/06/20): Bát Lý Kiều và quan hệ Trung – Anh

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Biến cố Lư Câu Kiều (cầu Marco Paolo) năm 1937 thường được biết đến rộng rãi là đã châm ngòi cho Chiến tranh Trung – Nhật lần thứ hai. Nhưng chắc không mấy ai, ít nhất là ở Nhật, biết về chuyện xảy ra vài thập niên trước đó tại một cây cầu khác ở Bắc Kinh – Bát Lý Kiều (Baliqiao).

Tháng 9 năm 1860, các lực lượng nhà Thanh và lính Anh – Pháp đánh một trận lớn ở khu vực quanh cây cầu, cách khoảng 20 cây số về phía đông Tử Cấm Thành. Đó là tuyến phòng thủ cuối cùng bảo vệ Bắc Kinh trong Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai bùng nổ bốn năm trước đó. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (08/06/20): Bát Lý Kiều và quan hệ Trung – Anh”

Tại sao Việt Nam không nên phát triển điện hạt nhân bằng mọi giá?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tại một hội nghị vào tháng trước về Quy hoạch Điện VIII ( 2021-2030) do Bộ Công Thương tổ chức, các chuyên gia Viện Năng lượng, cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch phát triển năng lượng ở Việt Nam, đã đề xuất đưa điện hạt nhân vào cơ cấu năng lượng của Việt Nam sau năm 2040. Cụ thể, Viện dự kiến ​​năng lượng hạt nhân sẽ đóng góp 1 gigawatt (GW) điện cho Việt Nam vào năm 2040 và 5 GW vào năm 2045.

Đến cuối năm 2019, tổng công suất phát điện lắp đặt của Việt Nam là 54,88 GW, bao gồm điện than (33,2%), thủy điện lớn (30,1%), dầu khí (14,8%), và thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo (20,3%). Việt Nam hiện đặt mục tiêu tăng gấp đôi công suất lên 130 GW vào năm 2030. Trong một kịch bản được trình bày tại hội thảo, Viện Năng lượng dự kiến tổng công suất lắp đặt của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng sau đó và có thểđạt mức 268 GW vào năm 2045. Continue reading “Tại sao Việt Nam không nên phát triển điện hạt nhân bằng mọi giá?”

Tại sao Brexit rốt cuộc giúp củng cố liên minh phương Tây?

Nguồn: Gideon Rachman, “How Brexit may strengthen the west”, Financial Times, 03/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc bỏ phiếu Brexit năm 2016 là điều được mong chờ ở Moskva. Vladimir Putin tin rằng việc Anh rời EU sẽ làm suy yếu liên minh phương Tây. Nhưng bây giờ có vẻ như tổng thống Nga đã nhầm.

Không những không làm suy yếu phương Tây, Brexit cuối cùng có thể giúp củng cố liên minh ấy. Khi Anh không còn là thành viên, EU một lần nữa tiến tới hình thành một liên minh ngày một chặt chẽ hơn. Và một EU mạnh hơn sẽ là đối tác hiệu quả hơn cho một nước Mỹ thời hậu Donald Trump. Continue reading “Tại sao Brexit rốt cuộc giúp củng cố liên minh phương Tây?”

Nhật ký Bắc Kinh (05/06/20): Ngọn lửa dân chủ của Triệu Tử Dương

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỗi năm cứ đến ngày 4 tháng 6, ngày kỷ niệm cuộc đàn áp biểu tình của sinh viên tại Thiên An Môn năm 1989, an ninh lại thắt chặt quanh địa điểm này ở trung tâm Bắc Kinh. Nhưng có một nơi khác chính quyền cũng phải canh gác hàng năm.

Cảnh sát mặc thường phục thường được triển khai đến khu vực xung quanh ngôi nhà cũ của cựu tổng bí thư Đảng Cộng sản Triệu Tử Dương, người đã rơi khỏi trung tâm quyền lực sau khi thể hiện sự đồng cảm với phong trào dân chủ và phản đối việc đàn áp bằng vũ lực. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (05/06/20): Ngọn lửa dân chủ của Triệu Tử Dương”

Macbeth: Vị vua Scotland giúp truyền bá Cơ đốc giáo

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Macbeth (1005 – 1057) là vua của người Scotland. Trong thời gian cai trị, ông đã điều hành chính phủ một cách hiệu quả và thúc đẩy Cơ đốc giáo. Thế nhưng, trong kịch của William Shakespeare, ông thường được biết đến là một kẻ giết người và đoạt ngôi.

Hình ảnh Macbeth của Shakespeare có rất ít điểm tương đồng với vị vua thực sự của người Scotland thế kỷ 11.

Mac Bethad mac Findláich, tên tiếng Anh là Macbeth, được sinh ra vào khoảng năm 1005. Cha của ông là Finlay, Bá tước (Mormaer) xứ Moray, và mẹ của ông nhiều khả năng là Donada, con gái thứ hai của Malcolm II. Continue reading “Macbeth: Vị vua Scotland giúp truyền bá Cơ đốc giáo”

Đại Việt dưới thời Thiên Ứng Chính Bình của Trần Thái Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Triều vua Trần Thái Tông với 8 năm thời Kiến Trung đã trình bày ở phần trước; xin khảo tiếp sự việc khoảng gần 20 năm dưới thời Thiên Ứng Chính Bình [1232-1250]. Bấy giờ đất nước tương đối thanh bình, nên triều đình chú trọng củng cố chính quyền, xây dựng, sắp xếp học hành thi cử, đắp đê ngăn lụt; lưu ý an ninh biên giới phía bắc, nhắm ngăn chặn đám du binh Nguyên Mông từ Vân Nam sang quấy phá tỉnh Quảng Tây, để có thể tiếp tục liên lạc ngoại giao với triều Tống tại miền đông bắc.

Nhắm củng cố chính quyền, nguồn nhân lực quan trọng đứng hàng đầu; tại Thanh Hóa, Nghệ An thời Kiến Trung [1225-1231] đã có lệnh xét duyệt về hộ tịch, đến nay lại giao cho các viên trọng thần như Phùng Tá Chu, Trần Thủ Độ duyệt lại; riêng toàn quốc thì đến các năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 11, 12 [1242-1243] mới làm. Sử gia Ngô Thì Sĩ có nhận xét rằng Nghệ An, Thanh Hóa là các vùng thuộc phía nam đất nước, các đời trước chưa có dịp làm công tác hộ tịch kỹ như tại miền bắc, nên đòi hỏi phải làm kỹ hơn: Continue reading “Đại Việt dưới thời Thiên Ứng Chính Bình của Trần Thái Tông”

Lý Đăng Huy, cha đẻ của nền dân chủ Đài Loan, qua đời ở tuổi 97

Nguồn: Kensaku & Lauly Li,Lee Teng-hui, Taiwan’s ‘Father of Democracy,’ dies at 97”, Nikkei Asian Review, 31/07/2020.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Lee Teng-hui (Lý Đăng Huy), tổng thống đầu tiên được bầu một cách dân chủ của Đài Loan, đã qua đời ở tuổi 97 vì suy đa tạng tại bệnh viện Đài Bắc hôm thứ Năm (30/07/2020).

Cái chết của ông đã được bệnh viện xác nhận trong một tuyên bố.

Ông Lý, người từ lâu đã ủng hộ việc dân chủ hóa Đài Loan, được bầu làm tổng thống bằng hình thức bỏ phiếu phổ thông vào năm 1996 sau nhiều thập niên thiết quân luật. Khi còn là một thành viên Quốc Dân Đảng theo chủ nghĩa dân tộc, ông đã nỗ lực cải thiện vị thế của hòn đảo này trong cộng đồng quốc tế. Các chính sách của ông đã tạo ra sự va chạm với Bắc Kinh. Continue reading “Lý Đăng Huy, cha đẻ của nền dân chủ Đài Loan, qua đời ở tuổi 97”

31/07/1941: Các bước chuẩn bị cho “Giải pháp Cuối cùng” bắt đầu

Nguồn: Preparations for the Final Solution begin, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, Hermann Goering – theo chỉ đạo của Hitler – đã ra lệnh cho Reinhard Heydrich, tướng SS và là cánh tay phải thứ hai của Heinrich Himmler, rằng “hãy gửi cho tôi ngay khi có thể một kế hoạch chung về các tài liệu hành chính và các biện pháp tài chính cần thiết để thực hiện giải pháp cuối cùng đối với vấn đề người Do Thái.”

Goering đã thuật lại ngắn gọn những điểm chính của “giải pháp cuối cùng” này trong một văn bản được soạn vào ngày 21/01/1939, trong đó viết: “Triển khai di cư và di tản theo cách tốt nhất có thể.” Chiến dịch mà sau này trở thành kế hoạch diệt chủng hàng loạt và có hệ thống đã bao trùm “toàn bộ các lãnh thổ châu Âu dưới sự chiếm đóng của Đức.” Continue reading “31/07/1941: Các bước chuẩn bị cho “Giải pháp Cuối cùng” bắt đầu”

Nhật ký Bắc Kinh (03/06/20): Sự kiện Thiên An Môn và món quà của Trump

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 06/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Người dân Trung Quốc gọi sự kiện Thiên An Môn là “64”, vì Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) nghiền nát phong trào dân chủ của sinh viên vào ngày 4 tháng 6 năm 1989. Năm nay, trước thềm kỷ niệm 31 năm sự kiện vào hôm thứ Năm, không khí ở Bắc Kinh có vẻ căng thẳng hơn bình thường.

Quảng trường Thiên An Môn đã bị đóng cửa vì một số lý do nào đó vào chiều thứ Ba. Mặc dù đợt bùng dịch coronavirus đã lắng xuống và du khách đã trở lại từ đầu tháng 5, nhưng quảng trường rộng lớn này vẫn im ắng lạ thường. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (03/06/20): Sự kiện Thiên An Môn và món quà của Trump”

Mỹ giảm quân tại Đức: Động thái sai lầm?

Nguồn: Trump’s Spite-Germany Plan”, Wall Street Journal, 29/07/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Bên dưới những lời chỉ trích của giới truyền thông, khó có thể tách bạch được điều tốt điều xấu trong chính sách đối ngoại không chính thống của Tổng thống Trump. Một số sáng kiến ​​bị giới tinh hoa chính sách đối ngoại khinh miệt lại tỏ ra khôn ngoan, như rút ra khỏi các hiệp ước kiểm soát vũ khí thất bại. Tuy nhiên, kế hoạch của Lầu Năm Góc nhằm rút gần 12.000 lính Mỹ khỏi Đức không đơn thuần là một bước đi của một thiên tài dân túy. Nó đã giáng một đòn mạnh vào các lợi ích của Mỹ trong khi không giành được mục tiêu tiết kiệm chi phí mà ông Trump tuyên bố. Continue reading “Mỹ giảm quân tại Đức: Động thái sai lầm?”

Nhật ký Bắc Kinh (01/06/20): Nguồn gốc tâm lý ‘ngoại giao chiến lang’

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 06/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngoại giao ‘chiến lang’ của Trung Quốc đang trên đà tấn công.

Thứ Năm tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng ông sẽ có các biện pháp cứng rắn chống lại Trung Quốc xoay quanh luật an ninh quốc gia mới cho Hồng Kông. Hôm sau, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngay lập tức đáp trả.

“Trung Quốc kiên quyết phản đối can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc,” ông nói. Ông thậm chí thêm nhạc nền hùng hồn vào video buổi họp báo đăng trên Twitter, như thể để thổi bùng lòng tự tôn dân tộc. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (01/06/20): Nguồn gốc tâm lý ‘ngoại giao chiến lang’”

Chính sách Trung Quốc của Mỹ hậu bầu cử sẽ như thế nào?

Nguồn: Would a Biden administration be softer than Trump on China?”, The Economist, 29/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào tháng 12 năm 2018, những nhân vật diều hâu với Trung Quốc trong chính quyền Trump đã thúc đẩy một loạt các biện pháp trừng phạt trong động thái mà theo một cuốn sách mới của Bob Davis và Lingling Wei, được một số người gọi trong nội bộ là “Tuần Đập chết Trung Quốc” (F*ck China Week). Nhưng đó vẫn chưa là gì so với những gì xảy ra trong tháng Bảy năm 2020. Continue reading “Chính sách Trung Quốc của Mỹ hậu bầu cử sẽ như thế nào?”

29/07/1862: Nữ gián điệp Belle Boyd của Hợp bang miền Nam bị bắt

Nguồn: Confederate spy Belle Boyd is captured, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1862, nữ gián điệp của Hợp bang miền Nam là Marie Isabella Boyd, biệt danh là Belle, đã bị bắt bởi quân Liên bang miền Bắc và bị giam tại nhà tù Old Capitol ở Washington, D.C. Đây là vụ bắt giữ đầu tiên trong số ba vụ bắt giữ nữ gián điệp lợi hại này, người đã cung cấp các thông tin quan trọng cho Hợp bang miền Nam trong nội chiến.

Boyd sinh ra ở bang Virginia và chỉ mới 17 tuổi khi nội chiến Hoa Kỳ bắt đầu. Bà xuất thân từ một gia đình sở hữu nô lệ có tiếng ở Martinsburg, Virginia (nay là Tây Virginia), trong Thung lũng Shenandoah. Năm 1861, bà đã bắn chết một người lính liên bang vì đã xúc phạm mẹ bà và đe dọa sẽ lục soát nhà họ. Các sĩ quan liên bang đã điều tra và kết luận rằng vụ nổ súng là chính đáng. Continue reading “29/07/1862: Nữ gián điệp Belle Boyd của Hợp bang miền Nam bị bắt”

Trump có thể lật ngược tình thế trước Biden được không?

Nguồn: Dan Senor, “It is too soon to write off Donald Trump’s election chances”, Financial Times, 28/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Liệu Donald Trump có thể lôi một con thỏ ra khỏi mũ và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới một lần nữa hay không? Theo hầu hết các chuyên gia thì không, nếu xét mức độ không tán thành rộng khắp đối với thành tích của ông. Nhưng khoan vội bác bỏ hoàn toàn cơ hội của Trump.

Trong bối cảnh đại dịch, suy thoái kinh tế và bất ổn dân sự, sẽ khó cho bất cứ tổng thống đương nhiệm nào có thể giành chiến thắng nhiệm kỳ hai – chứ đừng nói đến một người gây chia rẽ như ông Trump. Ông thua đối thủ Đảng Dân chủ Joe Biden trung bình tới tám điểm trong các cuộc thăm dò quốc gia do trang web FiveThentyEight tổ chức. Các cuộc thăm dò từng tiểu bang cho thấy con đường của ông để giành được đa số phiếu trong đại cử tri đoàn là rất khó khăn. Continue reading “Trump có thể lật ngược tình thế trước Biden được không?”

Australia siết chặt quan hệ với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc

Nguồn: John Lee, “Down Under Doubles Down on Checking China”, WSJ, 27/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne và Bộ trưởng Quốc phòng Úc Linda Reynold sẽ gặp các đồng cấp người Mỹ của mình vào thứ Ba này tại Washington trong khuôn khổi các cuộc họp thường niên được gọi là Ausmin. Sau đó, họ sẽ bay về Úc và chịu cách ly trong hai tuần để phòng Covid-19, một yêu cầu đối với những người công du nước ngoài về.

Thật đáng chú ý khi hại bộ trưởng của Úc sẵn sàng chịu đựng hai tuần bất tiện để gặp Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper. Các cuộc họp trực tuyến giờ là chuyện bình thường. Quyết định tự mình tới Mỹ do đó cho thấy tầm quan trọng của Mỹ đối với an ninh và thịnh vượng của Úc cũng như mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra cho cả hai nước. Continue reading “Australia siết chặt quan hệ với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc”

27/07/1921: Các nhà khoa học phân lập thành công insulin

Nguồn: Scientists successfully isolate insulin, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1921, tại Đại học Toronto, các nhà khoa học người Canada là Frederick Banting và Charles Best đã lần đầu phân lập thành công insulin – một loại hormone được cho là có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Trong vòng một năm, những người đầu tiên mắc bệnh tiểu đường đã được điều trị bằng insulin, và vô số sinh mạng đã được cứu sống khỏi một căn bệnh từng được xem là gây chết người. Continue reading “27/07/1921: Các nhà khoa học phân lập thành công insulin”

Tư duy đất liền và tư duy biển

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tư duy đất liền là tư duy coi đất đai là yếu tố quan trọng nhất của quốc gia. Cũng với tư duy đó, một số dân tộc hàng hải châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, … ngày xưa chiếm nhiều nước khác làm thuộc địa. Giữa thế kỷ XVI, các thuộc địa ở châu Mỹ của Tây Ban Nha có tổng diện tích 25 triệu km2, rộng gấp 50 lần chính quốc. Nước Anh từng  có các thuộc địa rộng hơn 100 lần chính quốc. Nước Mỹ sinh sau đẻ muộn tuy đất rộng nhưng vẫn chú ý bành trướng lãnh thổ: khi mới độc lập (7/1776) chỉ rộng hơn 1 triệu km2 (có hơn 4 triệu dân); ngày nay rộng 9,83 triệu km2 (324 triệu dân). Với đầu óc thực dụng “con buôn” kiểu Mỹ, họ chủ yếu bỏ tiền ra mua đất. Như năm 1803 mua của Pháp vùng Louisiana rộng 2,14 triệu km2 giá có 15 triệu USD, năm 1867 bỏ 7,2 triệu USD mua từ Nga vùng Alaska cực kỳ có giá trị chiến lược địa-chính trị rộng 1,518 triệu km2. Chủ trương này rất khôn ngoan, tuy mới đầu bị dư luận Mỹ nghi ngờ. Continue reading “Tư duy đất liền và tư duy biển”