‘Nan đề Needham’ về khoa học kỹ thuật Trung Quốc thời cận-hiện đại

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Joseph Needham (1900-1995), viện sĩ người nước ngoài của Viện Khoa học Trung Quốc (TQ), là tác giả bộ sách đồ sộ mà không nhà Trung Quốc Học nào không đọc: Science and Civilisation in China (Khoa học và văn minh tại Trung Quốc). Bộ sách này thường được người TQ nhắc tới do Needham từng đưa ra một câu hỏi làm đau đầu nhiều thế hệ nhà khoa học TQ nhiều năm qua và cho tới nay vẫn chưa ai tìm được lời giải đáp hợp lý nhất.

Bộ Bách khoa Toàn thư 27 tập Science and Civilisation in China do nhà khoa học kiêm sử gia Needham đề xuất và biên tập từng được Ủy ban Thư viện hiện đại (Modern Library Board) bình chọn đưa vào Danh sách 100 bộ sách phi tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20. Năm 1954, Needham cùng một nhóm người khác có sáng kiến làm một dự án nghiên cứukhoa học kỹ thuật (KHKT) và văn minh TQ cổ đại. Các tác giả dự án này đã biên soạn một loạt sách liên quan và đượcNhà xuất bản Đại học Cambridge xuất bản. Continue reading “‘Nan đề Needham’ về khoa học kỹ thuật Trung Quốc thời cận-hiện đại”

Dịch chuyển sản xuất khỏi TQ: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tin tức gần đây về việc Apple tuyển dụng nhân sự cho các vị trí quản lý và kỹ thuật khác nhau tại Việt Nam đã khiến các fan Apple tại Việt Nam phấn khích. Động thái này cho thấy người khổng lồ công nghệ Mỹ đangcó kế hoạch chuyển một phần sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Việt Nam. Apple không phải là công ty đầu tiên làm như vậy. Trước Apple, các tập đoàn đa quốc gia (MNC) công nghệ cao như Microsoft, Google, Samsung, LG, Nintendo và Kyocera cũng đã công bố kế hoạch bắt đầu hoặc mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy Việt Nam đang hưởng lợi từ những nỗ lực của các MNC nhằm đa dạng hóa các cơ sở sản xuất của họ bên ngoài Trung Quốc để đối phó với cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang diễn ra và sự gián đoạn sản xuất do dịch Covid-19 gần đây tại Trung Quốc. Continue reading “Dịch chuyển sản xuất khỏi TQ: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam”

Claudius Galen: Người tiên phong của giải phẫu y khoa

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Claudius Galen (130 SCN – 210 SCN) là một nhà văn, nhà triết học và là bác sĩ nổi tiếng nhất của Đế chế La Mã với những lý thuyết làm nền tảng cho y học châu Âu trong suốt 1.500 năm.

Claudius Galen sinh ra ở Pergamum (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) và có cha mẹ là người Hy Lạp. Ông từng học tại Hy Lạp, Alexandria và các vùng khác của Tiểu Á, sau đó trở về quê nhà và làm bác sĩ chính cho trường đấu sĩ ở Pergamum. Công việc này đã giúp ông có được kinh nghiệm phong phú trong việc điều trị vết thương. Continue reading “Claudius Galen: Người tiên phong của giải phẫu y khoa”

18/05/1896: Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ phán quyết vụ Plessy v. Ferguson

Nguồn: Supreme Court rules in Plessy v. Ferguson, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1896, trong một chiến thắng lớn của những người ủng hộ phân biệt chủng tộc, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã ra phán quyết với bảy phiếu thuận, một phiếu chống, rằng một đạo luật của Louisiana quy định “các chỗ ngồi bình đẳng nhưng tách biệt cho người da trắng và người da màu” trên xe lửa là hợp hiến. Tòa án tối cao kết luận miễn là các chỗ ngồi bình đẳng được cung cấp, sự chia tách không phải là phân biệt đối xử và do đó, điều này không vi phạm quyền được bảo vệ bình đẳng của người Mỹ gốc Phi trong Tu chính án thứ 14. Continue reading “18/05/1896: Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ phán quyết vụ Plessy v. Ferguson”

Hậu quả của làn sóng doanh nghiệp rời Trung Quốc

Tác giả: Katsuji Nakazawa | Giới thiệu: Minh Anh

Sau khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề xuất xây dựng một nền kinh tế ít phụ thuộc hơn vào một quốc gia, cụ thể là Trung Quốc, để có thể tránh được sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng. Lời kêu gọi này đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận đang nóng lên trong chính giới Trung Quốc.

Một nguồn tin kinh tế của Trung Quốc cho biết tại Trung Nam Hải (nằm ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh nơi có văn phòng của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc), đã xuất hiện những mối quan ngại về việc các công ty nước ngoài đang rút khỏi Trung Quốc: “Điều được đề cập tới nhiều khi nói về vấn đề này là điều khoản ‘khuyến khích (và tài trợ) cho việc tái thiết lập các chuỗi cung ứng’ trong gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp của Nhật Bản”. Continue reading “Hậu quả của làn sóng doanh nghiệp rời Trung Quốc”

Elizabeth Gaskell: Tiểu thuyết gia nổi tiếng thời Victoria

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Elizabeth Gaskell (1810 – 1865) là một tiểu thuyết gia dưới thời Victoria, người được biết đến bởi cuốn tiểu sử viết về bạn của bà là Charlotte Brontë.

Elizabeth Stevenson sinh ngày 29/09/1810 tại London và là con gái của một mục sư theo thuyết nhất vị (Unitarian). Sau khi mẹ mất sớm, bà được nuôi dưỡng bởi người dì sống ở Knutsford, Cheshire. Năm 1832, bà kết hôn với William Gaskell, người cũng là một mục sư theo thuyết nhất vị, và họ định cư tại thành phố công nghiệp Manchester. Continue reading “Elizabeth Gaskell: Tiểu thuyết gia nổi tiếng thời Victoria”

Có phải Covid-19 đã giết chết toàn cầu hoá?

Nguồn: Has covid-19 killed globalisation?”, The Economist, 14/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngay cả trước đại dịch, toàn cầu hóa đã gặp rắc rối. Hệ thống thương mại mở thống trị nền kinh tế thế giới trong nhiều thập niên đã bị phá hủy bởi sự sụp đổ tài chính và chiến tranh thương mại Trung – Mỹ. Bây giờ nó đang quay cuồng trước cú đánh chí mạng thứ ba trong hàng chục năm khi các đợt phong toả làm đóng cửa biên giới và gây gián đoạn thương mại. Số hành khách tại sân bay Heathrow đã giảm 97% so với năm trước; Xuất khẩu ô tô củaMexico giảm 90% trong tháng 4; 21% các chuyến tàu container xuyên Thái Bình Dương trong tháng Năm đã bị hủy. Khi các nền kinh tế mở cửa trở lại, hoạt động sẽ phục hồi, nhưng đừng mong đợi sự trở lại nhanh chóng với một thế giới vô tư với đi lại không bị cản trở và thương mại tự do. Đại dịch sẽ chính trị hóa việc đi lại và di cư, và tạo nên cảm giác lâu dài muốn tự lực. Sự hướng nội từ từ này sẽ làm suy yếu sự phục hồi, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương và lây lan bất ổn địa chính trị. Continue reading “Có phải Covid-19 đã giết chết toàn cầu hoá?”

14/05/1991: Thảm họa đường sắt ở Nhật khiến 42 người thiệt mạng

Nguồn: Two trains crash in Japan, killing more than 40, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1991, hai tàu chở khách chạy bằng diesel đã đâm trực diện vào nhau gần Shigaraki, Nhật Bản, khiến hơn 40 người thiệt mạng và 400 người bị thương. Đây là thảm họa đường sắt nghiêm trọng nhất ở Nhật kể từ vụ tai nạn tháng 11/1963 ở Yokohama làm 160 người thiệt mạng.

Shigaraki là một thị trấn gần Kyoto nổi tiếng về đồ gốm sứ. Ngày 14/05, Lễ hội Gốm Thế giới được tổ chức tại Shigaraki. Chuyến tàu tới Kibukawa, lúc này đã chứa đầy hành khách, chuẩn bị chạy trên tuyến đường sắt đơn dài 14,7km để rời Shigaraki vào lúc hơn 10 giờ sáng. Continue reading “14/05/1991: Thảm họa đường sắt ở Nhật khiến 42 người thiệt mạng”

Cách quản lý cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu sắp tới

Nguồn: Barry Eichengreen, “Managing the Coming Global Debt Crisis”, Project Syndicate, 13/05/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Các nước đang phát triển sắp sửa rơi vào cuộc khủng hoảng nợ tồi tệ nhất kể từ năm 1982. Thời đó, phải mất ba năm trước khi các nước chủ nợ thực hiện một phản ứng có phối hợp được gọi là Kế hoạch Baker, đặt theo tên của Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ James Baker. Lần này, may mắn thay, chính phủ các nước G20 đã phản ứng nhanh hơn, kêu gọi tạm ngừng việc thanh toán nợ cho các nước thu nhập thấp.

Có lẽ có thể dự đoán được là tuyên bố của G20 có nhiều điểm tương tự như Kế hoạch Baker. Chỉ có một vấn đề duy nhất: Kế hoạch Baker đã không có hiệu quả. Continue reading “Cách quản lý cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu sắp tới”

Thế mạnh và hạn chế của Trung Quốc khi vươn lên lãnh đạo toàn cầu

Nguồn: Ian Buruma, “Confronting China“, Project Syndicate, 11/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thay vì sử dụng tất cả các quyền lực của chính phủ liên bang để hạn chế sự tàn phá của COVID-19, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang lãng phí thời gian và năng lượng quý giá vào việc đổ lỗi cho Trung Quốc về sự lây lan của virus. Các chuyên gia đang nói về một cuộc chiến tranh lạnh mới. Nhưng nếu Hoa Kỳ thực sự có ý định đối đầu với Trung Quốc trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo toàn cầu thì Trump đang làm hỏng nỗ lực đó một cách tồi tệ.

Khi chính phủ Trung Quốc đang gửi cho các nước nguồn tiếp tế để chống lại đại dịch và thậm chí cử cả các đội y tế, Trump lại cắt đứt việc đi lại bằng hàng không từ châu Âu mà không thèm thông báo cho các đồng minh của mình. Kể từ tháng 3, chính phủ Trung Quốc đã đóng góp 50 triệu đô la cho Tổ chức Y tế Thế giới, trong khi Trump tuyên bố rằng WHO “thiên vị Trung Quốc”, đồng thời đóng băng tài trợ của Hoa Kỳ. Continue reading “Thế mạnh và hạn chế của Trung Quốc khi vươn lên lãnh đạo toàn cầu”

13/05/1940: Churchill tuyên bố phải chiến thắng bằng mọi giá

Nguồn: Churchill announces: “I have nothing to offer but blood, toil, tears and sweat”, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1940, Winston Churchill đã trở thành thủ tướng mới của Anh. Ông cam kết với Nghị viện rằng chính sách mới của ông sẽ tập trung vào việc “tiến hành chiến tranh trên biển, đất liền và trên không, bằng tất cả tiềm lực của chúng ta và tất cả sức mạnh mà Chúa có thể ban cho ta; tiến hành chiến tranh chống lại chế độ chuyên chế tàn ác, một chế độ mãi chìm đắm trong hàng loạt tội ác đen tối và thảm thương của con người.” Continue reading “13/05/1940: Churchill tuyên bố phải chiến thắng bằng mọi giá”

Tây Tạng trở thành mặt trận mới trong căng thẳng Mỹ – Trung

Nguồn: America’s pressure on China over Tibet will come to nought”, The Economist, 12/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thượng viện Mỹ chuẩn bị đặt thêm một viên gạch nữa lên bức Vạn lý trường thành của sự nghi ngờ và đổ lỗi lẫn nhau vốn đang chia rẽ Trung Quốc và Hoa Kỳ. Rào cản ngày càng tăng này đã xuất hiện trên các vấn đề thương mại, gián điệp mạng, Đài Loan, sự quân sự hoá Biển Đông của Trung Quốc và nguồn gốc của Covid-19. Nay sẽ thêm một khía cạnh mới của một vấn đề cũ, lần này là về Tây Tạng. Vào ngày 14 tháng 5 này, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện sẽ thảo luận về Đạo luật Hỗ trợ và Chính sách Tây Tạng, một đạo luật của lưỡng đảng đã được Hạ viện thông qua hồi tháng 1. Khi nó trở thành luật, một điều có khả năng cao, Trung Quốc hẳn sẽ rất tức giận. Trung Quốc coi hành vi của mình ở Tây Tạng là một lĩnh vực không thể bị chỉ trích bởi các cường quốc bên ngoài. Continue reading “Tây Tạng trở thành mặt trận mới trong căng thẳng Mỹ – Trung”

Hợp tác và bất đồng trong quan hệ Nga – Trung

Nguồn: Elizabeth Wishnick, “Sino-Russian Consolidation at a Time of Geopolitical Rivalry”, China Leadership Monitor, 01/03/2020.

Giới thiệu: Minh Anh

Quan hệ Nga – Trung đã được củng cố đáng kể trong hai năm qua. Mặc dù điều này diễn ra đồng thời với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và căng thẳng Mỹ-Nga gia tăng, quan hệ đối tác Trung-Nga đã bắt đầu trở nên sâu sắc ngay trước khi Mỹ có những thay đổi trong chính sách đối với mỗi nước, như được chứng thực trong một cuộc thảo luận về hợp tác Trung-Nga trong nông nghiệp, công nghệ, các vấn đề quân sự và Bắc Cực. Tuy nhiên, hợp tác trong tất cả các lĩnh vực này có những giới hạn và các nhà phân tích Trung Quốc hiện đang tranh luận về mức độ mong muốn và tính khả thi của một mối quan hệ đối tác như vậy. Mối quan hệ cá nhân mạnh mẽ giữa Tập Cận Bình và Vladimir Putin cho phép họ điều khiển quan hệ này, vốn được củng cố hơn nữa bằng cách tiếp cận tương đồng của họ với sự lãnh đạo độc đoán. Tuy nhiên, những thay đổi tiềm tàng trong chính sách của Mỹ và đặc biệt là những diễn biến ở Trung Á và Bắc Cực có thể thách thức mối quan hệ đối tác Trung-Nga trong tương lai. Continue reading “Hợp tác và bất đồng trong quan hệ Nga – Trung”

11/05/1985: Sân nhà CLB Bradford bị cháy làm 56 người chết

Nguồn: Fire kills 50 at soccer stadium, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1985, 56 người đã thiệt mạng trong một vụ hỏa hoạn xảy ra trên khán đài của sân vận động Valley Parade ở Bradford, Anh. Người ta đã lên kế hoạch thay mái sân bằng gỗ bị cháy bằng mái thép vào cuối tuần đó.

Chiều ngày 11/05, đội Bradford đang đấu với đội Lincoln City. Nhiều người hâm mộ đã có mặt để chúc mừng Bradford sau hai năm vươn lên từ tình trạng bị phá sản thành nhà vô địch giải hạng ba, cũng như ăn mừng việc họ được lên chơi ở giải hạng nhì. Gần cuối hiệp một, một ngọn lửa đã bùng lên ở một đầu của khán đài chính. Mặc dù nhiều người hâm mộ đã di chuyển xuống sân để thoát khỏi ngọn lửa, song phần lớn vẫn không nhận thức được tình hình. Continue reading “11/05/1985: Sân nhà CLB Bradford bị cháy làm 56 người chết”

Hoạt động chính trị của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975

Nguồn: Nguyen-Marshall, V. (2009). “Tools of Empire? Vietnamese Catholics in South Vietnam”, Journal of the Canadian Historical Association20 (2), 138–159.

Biên dịch: Lê Văn Luận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong khi nhiều hoạt động công khai của người Công Giáo hướng đến khía cạnh trợ giúp xã hội, một số hoạt động còn liên quan đến khía cạnh chính trị. Theo Allan Goodman, dù Phật Giáo chiếm đa số ở Việt Nam, Công Giáo được đánh giá có tính tổ chức tốt hơn về mặt chính trị.[1] Dù có nhiều ý kiến cho rằng Công Giáo ít phân mảnh hơn Phật Giáo trên tư cách một khối chính trị,[2] nhưng họ không đơn thuần là một khối thống nhất. Có nhiều nhóm có đường hướng đối lập nhau, được hình thành giữa những năm 1960 trong một loạt các đảng phái và nhóm chính trị khác nhau trong bộ máy lập pháp. Một vài nhóm có tính cục bộ, bắt nguồn từ việc trung thành với một linh mục nhất định. Năm 1965, có hai nhóm rất quyền lực, cả hai đều chống cộng mạnh mẽ. Một nhóm được dẫn đầu bởi cha Hoàng Quỳnh, người đứng đầu một giáo xứ quan trọng là Phát Diệm ở tỉnh Ninh Bình trước khi di cư. Nhóm còn lại được dẫn đầu bởi các cha Trần Đức Huynh và Mai Ngọc Khuê, người đứng đầu giáo xứ Bùi Chu ở tỉnh Nam Định trước 1954.[3] Ngoài ra còn có những nhóm quy tụ các trí thức Công Giáo gắn với các tờ báo khác nhau, như Sống ĐạoHành Trình.[4] Continue reading “Hoạt động chính trị của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975”

Pythagoras: Nhà toán học và triết gia Hy Lạp cổ đại

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Pythagoras (580 TCN – 500 TCN) là một nhà toán học và triết học nổi tiếng người Hy Lạp, người được biết đến với định lý mang tên ông.

Người ta biết rất ít về cuộc đời của Pythagoras. Ông được cho là đã sinh ra ở đảo Samos thuộc Hy Lạp, và thời trẻ đã đi đến nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Ai Cập và Ba Tư. Ông định cư ở thành phố Crotone, miền nam nước Ý. Tại đây, ông bắt đầu công việc giảng dạy và sớm đào tạo ra những môn đồ với cách sống dựa trên những quy tắc khắt khe về học tập và rèn luyện – được lấy cảm hứng từ một lý thuyết toán học. Các môn đồ của ông thường được gọi là “Pythagoreans”. Continue reading “Pythagoras: Nhà toán học và triết gia Hy Lạp cổ đại”

Nhà Lý dưới thời vua Lý Anh Tông (1138-1175)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Thiệu Minh:1138-1139; Đại Định:1140-1162; Chính Long Bảo Ứng:1163-1173; Thiên Cảm Chí Bảo1174-1175.

Vua Anh Tông lên ngôi lúc mới 2 tuổi, trị vì chưa được bao lâu, vào năm 1140 có người thầy bói tên là Thân Lợi tự xưng là con riêng của Vua Lý Nhân Tông, mang đồ đảng đến vùng Thái Nguyên, Bắc Kạn xúi giục dân chúng nổi dậy:

Tháng 10 năm Đại Định năm thứ 1[1140]. Người thầy bói Thân Lợi tự xưng là con của Nhân Tông đem đồ đảng theo đường thủy đến châu Thái Nguyên [Thái Nguyên, Bắc Kạn], từ châu Tây Nông [Phú Bình, Thái Nguyên] kéo ra, qua châu Lục Lệnh, vào chiếm châu Thượng Nguyên và châu Hạ Nông [Bạch Thông, Bắc Kạn], thu nạp những kẻ trốn tránh, chiêu mộ thổ binh, có đến hơn 800 người, cùng mưu làm loạn.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 4. Continue reading “Nhà Lý dưới thời vua Lý Anh Tông (1138-1175)”

Thế khó của Nhật Bản trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Tác giả: Bùi Tài Kiên

Nhật Bản là một trường hợp đặc biệt để nghiên cứu tác động của cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung. Là quốc gia nằm tại tiền tuyến của cạnh tranh, Nhật Bản ở vị thế khó xử bởi vừa là đồng minh quân sự thân cận của Mỹ lại vừa có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc. Vấn đề giới nghiên cứu quan tâm là Nhật Bản ứng xử thế nào giữa Mỹ và Trung Quốc khi quan hệ giữa hai nước này căng thẳng. Do đó, bài viết này sẽ phân tích về phản ứng của Nhật Bản trong cuộc cạnh tranh Mỹ Trung trên ba phương diện: chính trị – ngoại giao, kinh tế và quốc phòng- an ninh, để làm sáng tỏ hai câu hỏi trên.

Nghiên cứu cho thấy Nhật Bản phản ứng tương đối linh hoạt, vừa củng cố quan hệ chính trị và an ninh với Mỹ, trong khi duy trì quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Chính sách của Nhật Bản phụ thuộc vào ba nhân tố chính, đó là (i) quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ; (ii) tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Hoa Đông và lo ngại hành động của Trung Quốc tại Biển Đông; và (iii) sự gia tăng phụ thuộc của Nhật vào chuỗi cung ứng và thị trường của Trung Quốc. Continue reading “Thế khó của Nhật Bản trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung”

James Watt: Người cải tiến công nghệ động cơ hơi nước

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

James Watt (1736 – 1819) là một nhà phát minh và kỹ sư cơ khí người Scotland, người nổi tiếng với những cải tiến  công nghệ động cơ hơi nước.

James Watt sinh ngày 18/01/1736 tại Greenock và có cha là một chủ hãng đóng tàu giàu có. Ban đầu, ông làm công việc sản xuất các dụng cụ toán học, sau đó sớm trở nên quan tâm đến động cơ hơi nước.

Năm 1698, động cơ hơi nước đầu tiên trên thế giới đã được cấp bằng sáng chế, và tới thời điểm Watt ra đời, động cơ của Newcomen đã bơm nước từ các mỏ khai thác trên toàn quốc. Continue reading “James Watt: Người cải tiến công nghệ động cơ hơi nước”

08/05/1864: Trận Spotsylvania Court House chuẩn bị bắt đầu

Nguồn: General Lee’s army beats Grant’s Union troops to Spotsylvania, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1864, quân đội Liên minh miền Bắc tiến vào Spotsylvania Court House, Virginia và phát hiện lực lượng Hợp bang miền Nam đã ở đó. Sau Trận Wilderness (ngày 5-6/05), đội quân Potomac của Ulysses S. Grant đã hành quân về phía nam với mục đích chiếm Richmond. Grant hy vọng sẽ kiểm soát được giao lộ chiến lược tại Spotsylvania Court House để từ đó dụ đội quân Bắc Virginia của Robert E. Lee vào một chiến trường mở. Continue reading “08/05/1864: Trận Spotsylvania Court House chuẩn bị bắt đầu”