#40 – Đế chế có thời hạn

empire_main

Nguồn: Niall Ferguson[1] (2006). “Empires with Expiration Dates”,  Foreign Policy (September/October), pp. 46-52.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Ngọc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự tồn vong của các đế chế đóng vai trò thúc đẩy lịch sử phát triển. Tuy nhiên, những đế chế ra đời trong suốt 100 năm qua đều chịu chung số phận “đoản mệnh”; không một đế chế nào tồn tại đủ lâu để chứng kiến buổi bình minh của thế kỷ mới. Ngày nay, trên thế giới không còn tồn tại đế chế nào nữa, ít nhất là một cách chính thức. Nhưng điều đó có thể sớm thay đổi nếu nước Mỹ – hay thậm chí là Trung Quốc – nắm bắt được vận mệnh đế chế của mình. Làm thế nào để những cường quốc này không đi vào vết xe đổ của những đế chế đã sụp đổ? Continue reading “#40 – Đế chế có thời hạn”

#39 – Chiến lược Hiệp định Thương mại Tự do của Trung Quốc

Nguồn: Guoyou Song & Wen Jin Yuan (2012). “China’s Free Trade Agreement Strategies”, The Washington Quarterly,  35:4, pp. 107-119. >>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương với mục tiêu tự do hóa các nền kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của chương trình TPP đã khiến Trung Quốc lo lắng. Ban đầu, hiệp định được ký giữa bốn nước (Brunei, Chile, New Zealand và Singapore) vào ngày 3/6/2005 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 28/5/2006. Năm 2008, năm nước khác (Úc, Malaysia, Peru, Mỹ và Việt Nam) bắt đầu đàm phán để gia nhập nhóm.[1] Ngày 12/11/2011, các nhà lãnh đạo của chín nước đối tác TPP đã công bố những nét chính của hiệp định TPP mở rộng: Continue reading “#39 – Chiến lược Hiệp định Thương mại Tự do của Trung Quốc”

#38 – Khía cạnh kinh tế chính trị của quan hệ tiền tệ quốc tế

stethoscope

Nguồn: J. Lawrence Broz  & Jeffry A. Frieden (2001). “The Political Economy of International Monetary Relations”, Annual Review of Political Science 2001, No.4, pp. 317–343. >>PDF

Biên dịch: Phan Thị Ngọc Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tóm tắt: Cấu trúc của quan hệ tiền tệ quốc tế đã trở thành vấn đề nổi bật trong suốt hai thập kỉ qua. Cả chính sách tỷ giá hối đoái trong nước và đặc tính của hệ thống tiền tệ quốc tế đều cần được giải thích. Ở cấp độ quốc gia, lựa chọn chế độ tỷ giá và mức độ kì vọng của tỷ giá hối đoái đều liên quan đến sự đánh đổi về phân phối lợi ích. Vì thế, áp lực từ các nhóm lợi ích và các đảng phái, cấu trúc của các thể chế chính trị, và động cơ tranh cử của các chính trị gia đều ảnh hưởng đến quyết định chọn chế độ tỷ giá và mức tỷ giá. Ở cấp độ quốc tế, tính chất của hệ thống tiền tệ quốc tế phụ thuộc vào sự tương tác chiến lược giữa các chính phủ, điều này vốn chịu tác động từ lợi ích quốc gia và bị ràng buộc bởi môi trường quốc tế. Đặc biệt, chế độ tiền tệ cố định quy mô toàn cầu hay khu vực đều đòi hỏi ít nhất có sự phối hợp và hợp tác rõ ràng giữa chính phủ các quốc gia. Continue reading “#38 – Khía cạnh kinh tế chính trị của quan hệ tiền tệ quốc tế”

#37 – Quá trình kiến tạo xã hội của chính trị cường quyền

world-politics_full_600

Nguồn: Alexander Wendt (1992). “Anarchy is what States Make of it: The Social Construction of Power Politics”, International Organization, Vol. 46, No. 2 (Spring), pp. 391-425. >>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Cuộc tranh luận giữa trường phái hiện thực và trường phái tự do lại nổi lên như là trục chính của các lý thuyết quan hệ quốc tế.[1] Vốn chủ yếu tập trung vào các lý thuyết về bản chất con người từ lần tranh luận trước, lần tranh luận này quan tâm nhiều hơn đến vấn đề các quốc gia bị ảnh hưởng như thế nào bởi “cấu trúc” (tình trạng vô chính phủ và phân bổ quyền lực), “tiến trình” (tác động qua lại [giữa các quốc gia] và sự học hỏi [hành vi nào là thích hợp trong hệ thống quan hệ quốc tế vô chính phủ như vậy]) và các thể chế (institutions). Liệu có phải chính sự thiếu vắng một quyền lực chính trị siêu nhà nước đã buộc các quốc gia phải thi hành chính sách chính trị cường quyền? Liệu các thiết chế (regimes) quốc tế có giải quyết được tình trạng này, và với điều kiện nào? Trong tình trạng vô chính phủ cái gì là cho trước và bất biến, còn cái gì có thể thay đổi được? Continue reading “#37 – Quá trình kiến tạo xã hội của chính trị cường quyền”

#36 – Sự cáo chung của lịch sử?

wwall_1109

Nguồn: Francis Fukuyama (1989). “The End of History?”, The National Interest, No. 16 (Summer), pp. 3-18. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Phú Lợi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Năm 1989, khi những cải cách ở Trung Quốc và Liên Xô đang diễn ra sâu rộng và cuộc Chiến tranh Lạnh chuẩn bị chính thức kết thúc, Francis Fukuyama đã xuất bản bài viết gây tiếng vang “Sự cáo chung của lịch sử?” trên tạp chí The National Interest. Dựa trên các tư tưởng của Hegel, Fukuyama cho rằng vào thời điểm bấy giờ có thể coi lịch sử đã “cáo chung” theo nghĩa rằng “đó là điểm kết thúc trong cuộc tiến hóa tư tưởng của loài người và sự phổ quát hóa của dân chủ tự do phương Tây với tư cách là thể thức cuối cùng của sự cai trị con người” bởi các hệ tư tưởng cạnh tranh, điển hình là chủ nghĩa Mác-Lênin, đã bị đánh bại. Dù nhiều luận điểm trong bài viết còn gây tranh cãi nhưng rõ ràng đây là một bài viết có nhiều ảnh hưởng, thể hiện qua việc đến nay đã được trích dẫn hơn 10.000 lần. Nghiencuuquocte.net xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bản dịch của bài viết này. Continue reading “#36 – Sự cáo chung của lịch sử?”

#35 – Thế lưỡng nan an ninh và xung đột sắc tộc

201307-eu-bosnia-vii-ronhaviv

Nguồn: Barry A. Posen (1993). “The Security Dilemma and Ethnic Conflict”, Survival, Vol. 35, No. 1 (Spring), pp. 27-47.>>PDF

Biên dịch: Phan Đoàn Hoài Trinh | Hiệu đính: Nguyễn Võ Dân Sinh

Cùng với sự kết thúc Chiến tranh Lạnh là sự nổi lên của các cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc và tôn giáo ở lục địa Á-Âu. Tuy nhiên, nguy cơ và cường độ của những cuộc xung đột này khác nhau tùy theo từng vùng miền: người Ucraina và người Nga vẫn tương đối hòa hợp với nhau; người Serbia và người Slovenia có những cuộc đụng độ ngắn, gay gắt; người Serbia, người Croatia và người Hồi giáo Bosnia tiến hành xung đột công khai; người Armenia và người Azeri dường như buộc phải lâm vào một cuộc chiến lâu dài, tiêu hao. Khẳng định rằng nguyên nhân dẫn đến bạo lực là do những hận thù từ xa xưa đến giờ mới được bộc phát không thể giải thích được sự khác biệt đáng kể trong quan hệ giữa các nhóm dân tộc, chủng tộc và tôn giáo. Continue reading “#35 – Thế lưỡng nan an ninh và xung đột sắc tộc”

#34 – Chính trị quốc tế: Một cách tiếp cận kép

League-of-Nations-Manchuria

Nguồn: Hans J. Morgenthau (1948). “International Politics: A Dual Approach”, in H.J. Morgenthau, Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace (New York, NY: Alfred A. Knopf), pp. 3-9.

Biên dịch: Cao Phương Ngọc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Năm 1948, tác giả Hans J. Morgenthau xuất bản cuốn sách Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace [Chính trị giữa các quốc gia: Cuộc đấu tranh vì quyền lực và hòa bình]. Cuốn sách giới thiệu khái niệm “chủ nghĩa hiện thực” trong chính trị, trên nền tảng đó trình bày về vấn đề chính trị cường quyền trong quan hệ quốc tế, nhấn mạnh vai trò của yếu tố quyền lực trong định hình chính sách và cách hành xử giữa các quốc gia với nhau. Tác phẩm đã đưa Morgenthau trở thành một trong những người có ảnh hưởng nhất không chỉ đối với giới học giả mà còn cả giới làm chính sách đối ngoại ở Mỹ cũng như các nước khắp thế giới từ sau Thế chiến thứ hai. Cuốn sách cũng đã trở thành một trong những tác phẩm kinh điển đối với  lĩnh vực nghiên cứu quan hệ quốc tế. Vì vậy, từ số này, Nghiencuuquocte.net sẽ lựa chọn và lần lượt giới thiệu tới quý độc giả một số chương tiêu biểu của cuốn sách. Xin mời các bạn đón đọc. Continue reading “#34 – Chính trị quốc tế: Một cách tiếp cận kép”

#33 – Của cải và quyền lực: Chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa dân tộc kinh tế

ships-bristol

Nguồn: David Balaam & Michael Veseth (2007). “Wealth and Power: Mercantilism and Economic Nationalism”, in D. Balaam & M. Veseth (eds) Introduction to International Political Economy, 4th ed. (London: Pearson Education), Chapter 2.

Biên dịch: Đinh Thị Hiền Lương | Hiệu đính: Nguyễn Thị Tố Nga

Tổng quan

Chủ nghĩa trọng thương là quan điểm lý thuyết lâu đời nhất, xét về phương diện lịch sử, trong nghiên cứu kinh tế chính trị quốc tế (KTCTQT). Trọng tâm của chủ nghĩa trọng thương là vấn đề an ninh và vai trò của nhà nước và thị trường trong việc cung cấp và duy trì an ninh quốc gia. Chương này bắt đầu bằng việc xem xét ba khía cạnh của chủ nghĩa trọng thương: chủ nghĩa trọng thương là một giai đoạn của lịch sử thế giới, là một triết lý chính trị hoặc thế giới quan tồn tại trong giai đoạn lịch sử đó, và là một tập hợp các chính sách và các biện pháp thực thi của nhà nước bắt nguồn từ triết lý đó. Continue reading “#33 – Của cải và quyền lực: Chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa dân tộc kinh tế”

#32 – Chiến tranh là một công cụ của chính sách

Spanish-american-war

Nguồn: Carl von Clausewitz (2007). “War is an Instrument of Policy”, in C. v. Clausewitz, On War, translated by Michael Howard & Peter Paret (Oxford: Oxford University Press), pp. 252-258.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đến nay chúng ta đã xem xét sự không tương hợp giữa chiến tranh và mọi mối quan tâm khác của con người, dù là về mặt cá nhân hay xã hội – một sự khác biệt xuất phát từ bản chất của con người, và do vậy không có triết lý nào có thể giải quyết. Chúng ta đã khảo sát sự không tương hợp này từ nhiều góc độ do đó không có bất kì yếu tố mâu thuẫn nào của nó còn bị bỏ sót. Bây giờ chúng ta phải tìm ra sự thống nhất mà những yếu tố mâu thuẫn này kết hợp nên trong đời thực, Continue reading “#32 – Chiến tranh là một công cụ của chính sách”

#31 – Tại sao chiến tranh vẫn có thể xảy ra ở Châu Á?

57mm-AT-gun-Korea-1950

Nguồn: Hugh White (2008). “Why War in Asia Remains Thinkable”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 50, No.6, pp. 85-104.

Biên dịch: Lương Thị Lan Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu như chúng ta quan niệm về chiến tranh giống như ông cha ta – rằng chiến tranh là những cuộc xung đột lớn giữa các cường quốc, cướp đi cuộc sống yên bình của hàng tỉ người và làm đảo lộn trật tự thế giới – thì chiến tranh dường như không còn có thể xảy ra ở châu Á. Hơn 30 năm qua, Đông Á tận hưởng nền hòa bình có lẽ chưa từng được biết đến trước đó. Trong khu vực Đông Bắc Á, các quốc gia hùng mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kì đang duy trì mối quan hệ hòa bình – hợp tác. Hơn thế nữa, ngoài những sự cố nhỏ tại quần đảo Trường Sa, Continue reading “#31 – Tại sao chiến tranh vẫn có thể xảy ra ở Châu Á?”

#30 – Thực thi sức mạnh mềm

article-2415087-1

Nguồn: Joseph S. Nye (2004). “Wielding Soft Power” (Chapter 4) in J.S. Nye, Soft Power: The Means to Success in World Politics (New York: PublicAffairs), pp. 99-126.

Biên dịch: Lê Vĩnh Trương | Hiệu đính: Giáp Văn Dương

Các chính phủ sử dụng sức mạnh quân sự để đưa ra các đe dọa, phát động chiến tranh, và bằng cách phối hợp với các kỹ năng cùng yếu tố may mắn, họ có thể đạt được những kết quả mong muốn trong một thời gian phù hợp nào đó. Sức mạnh kinh tế cũng thường là một thực thể có tác động rõ ràng, trực tiếp như vậy. Các chính phủ có thể ra lệnh đóng băng các tài khoản ngân hàng nước ngoài trong vòng một đêm cũng như có thể phân chia các khoản hối lộ hay viện trợ nhanh chóng (dù rằng những cuộc cấm vận kinh tế nếu có, thường cần thời gian nhiều hơn để đạt tới những kết quả mong muốn). Như chúng ta đã thấy ở Chương 1, thực thi sức mạnh mềm khó khăn hơn vì nhiều loại tài nguyên quan trọng nằm ngoài tầm với của các chính phủ, Continue reading “#30 – Thực thi sức mạnh mềm”

#29 – Công luận, cấu trúc quốc nội và chính sách đối ngoại trong các nền dân chủ tự do

8437680366_d53e10e748

Nguồn: Thomas Risse-Kappen (1991), “Public Opinion, Domestic Structure, and Foreign Policy in Liberal Democracies”, World Politics, Vol. 43, No. 4 (July), pp. 479-512.

Biên dịch: Vương Thảo Vy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Tại sao các quốc gia có sức mạnh tương đương nhau lại thường phản ứng khác nhau đối với cùng một điều kiện hoặc ràng buộc trong môi trường quốc tế? Nỗ lực nhằm trả lời câu hỏi trên đã dẫn tới việc nghiên cứu các nguồn gốc trong nước của chính sách đối ngoại và chính trị quốc tế. Tuy nhiên, văn liệu hiện có ít khi đề cập đến một vấn đề: Ai là người chịu trách nhiệm cho quá trình hoạch định chính sách đối ngoại tại các quốc gia dân chủ tự do? Giới tinh hoa hay quần chúng? Ai gây ảnh hưởng lên ai? Dư luận và các tác nhân xã hội gây ra những ảnh hưởng như thế nào lên chính sách? Liệu thái độ của quần chúng đối với chính sách đối ngoại có bị thao túng bởi giới tinh hoa hay không? Cuối cùng là, nếu thái độ của quần chúng đi theo một kiểu mẫu chung thì điều gì giải thích cho sự khác nhau giữa những ảnh hưởng từ dư luận lên chính sách tại các quốc gia khác nhau? Continue reading “#29 – Công luận, cấu trúc quốc nội và chính sách đối ngoại trong các nền dân chủ tự do”

#28 – Hãy suy nghĩ lại: Toàn cầu hóa

PeopleGlobe

Nguồn: Moisés Naím (2009). “Think again: Globalization”, Foreign Policy, No. 171 (March/April), pp. 28-30, 32, 34.>>PDF

Biên dịch: Vũ Thị Thu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #154 – Toàn cầu hóa chính trị thế giới

Hãy quên đi những bản cáo phó vội vàng. Đối với những người phê phán, toàn cầu hóa là nguyên nhân của sự sụp đổ nền tài chính hiện nay, sự gia tăng bất bình đẳng, gian lận thương mại và kém an ninh. Nhưng đối với phe ủng hộ toàn cầu hóa, đó cũng là hướng giải pháp cho những vấn đề này. Điều không thể tranh cãi đó là toàn cầu hóa vẫn đang tồn tại. Continue reading “#28 – Hãy suy nghĩ lại: Toàn cầu hóa”

#27 – Nguồn gốc hành vi của Liên Xô

Stalin poses ad demagod WW2 Propaganda Poster

Nguồn: X (George F. Kennan) (1947), “The Sources of Soviet Conduct”, Foreign Affairs, No. 25 (July), pp. 566-582. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Hạnh | Hiệu đính: Bùi Hải Thiêm

Lời giới thiệu: Năm 1947, một bài viết có tựa đề “Nguồn gốc hành vi của Liên Xô” được đăng trên tạp chí Foreign Affairs dưới bút danh X đã trở thành tâm điểm của dư luận nước Mỹ. Bài viết đề cập những yếu tố như cách thức vận hành, nền tảng quyền lực và thế giới quan của chính quyền Liên Xô, phân tích những thách thức mà nước này đặt ra cho Mỹ và các nước phương Tây, đồng thời đề xuất các giải pháp ứng phó. Bài viết thực tế bắt nguồn từ một bức điện mà George F. Kennan, Phó Đại sứ Mỹ tại Matx-cơ-va, gửi về cho Bộ Quốc phòng Mỹ vào năm 1946. Bức điện và bài viết của Kennan được coi là một trong những nền tảng quan trọng dẫn tới chính sách ngăn chặn của Mỹ đối với Liên Xô, thúc đẩy sự ra đời của cuộc Chiến tranh Lạnh chia rẽ hai nước này cũng như nền chính trị thế giới trong suốt hơn 40 năm. Đây cũng là một bài đọc kinh điển thường được đưa vào tập bài đọc nhập môn chuyên ngành Quan hệ quốc tế của các trường đại học trên thế giới. Ban Biên tập Nghiencuuquocte.net xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết quan trọng này. Continue reading “#27 – Nguồn gốc hành vi của Liên Xô”

#26 – Thế giới băng đảng

Nguồn: Andrew V. Papachristos[1] (2005). “Gang World”, Foreign Policy, No. 147 (Mar. – Apr.), pp. 48-55.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nghĩa | Hiệu đính: Hoàng Thân Anh Tuấn

Số lượng các băng nhóm đường phố đang tăng nhanh một cách chóng mặt trên toàn cầu. Nước Mỹ đã vô tình làm bùng phát hiện tượng này khi trục xuất hàng triệu dân nhập cư có tiền án ra khỏi Mỹ mỗi năm. Nhưng đây chỉ là một phần lý do các băng nhóm hoạt động lan ra khắp thế giới. Internet cũng đóng góp một phần vai trò, bởi đây là nơi các băng nhóm thiết lập lãnh địa hay truyền bá văn hóa của mình. Các thành viên băng đảng có thể chưa bao giờ nghe nói tới toàn cầu hóa, nhưng toàn cầu hóa lại làm cho chúng mạnh lên. Continue reading “#26 – Thế giới băng đảng”

#25- Tuyên ngôn của Adam Smith về cuộc cách mạng kinh tế năm 1776

adamsmith

Nguồn: Mark Skousen (2007). “Adam Smith Declares an Economic Revolution in 1776” (Chapter 1), in Mark Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 3-45.

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Hà

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn The Big Three in Economics

Adam Smith là một nhà cách mạng và cấp tiến trong thời đại của ông – giống như những người truyền bá lý thuyết tự do kinh tế trong thời đại của chúng ta.

–Milton Friedman (1978, 7)

Lịch sử kinh tế học hiện đại được bắt đầu từ năm 1776. Trước thời điểm này, 6.000 năm lịch sử đã trôi qua mà không lưu lại bất kỳ một tác phẩm xuất bản nào có ảnh hưởng mạnh mẽ cho hậu thế về một chủ đề đã từng chi phối mỗi phút giây trong cuộc sống của con người hàng ngày kể từ lúc bắt đầu thức giấc. Continue reading “#25- Tuyên ngôn của Adam Smith về cuộc cách mạng kinh tế năm 1776”

#24 – Yếu tố địa lý của quyền lực Trung Quốc

ch-150

Nguồn: Robert D. Kaplan (2010). “The Geography of Chinese Power: How Far Can Beijing Reach on Land and at Sea”. Foreign Affairs, Vol. 89, No. 3 (May/June), pp. 22-41. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 1904, nhà địa lý người Anh, Sir Halford Mackinder đã kết thúc bài viết nổi tiếng “The Geographical Pivot of History” [“Trục địa lý của lịch sử”] của mình bằng một liên hệ đáng ngại về trường hợp Trung Quốc. Sau khi giải thích tại sao lục địa Á-Âu chính là trục địa chiến lược của quyền lực thế giới, ông đã cho rằng Trung Quốc, một khi mở rộng sức mạnh của mình vượt ra ngoài biên giới, “có thể tạo thành mối hiểm họa da vàng cho tự do của thế giới, đơn giản vì Trung Quốc sẽ có thêm một vùng đại dương bổ sung cho nguồn tài nguyên của lục địa rộng lớn, một lợi thế mà nước Nga không may mắn có được trong khu vực trụ cột này.” Continue reading “#24 – Yếu tố địa lý của quyền lực Trung Quốc”

#23 – Biển Đông: Dầu mỏ, những yêu sách trên biển, và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung

Nguồn: Leszek Buszynski (2012). “The South China Sea: Oil, Maritime Claims, and U.S.–China Strategic Rivalry”, The Washington Quarterly, 35:2, 139-156. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Dung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nguy cơ xung đột leo thang từ những sự kiện tương đối nhỏ đã tăng lên tại Biển Đông trong hơn hai năm qua với những cuộc tranh chấp bây giờ ít có cơ hội hơn để đàm phán hoặc giải quyết. Về nguồn gốc, những tranh chấp này nảy sinh từ sau Thế chiến thứ hai khi những quốc gia ven biển – Trung Quốc và 3 nước trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), gồm Indonesia, Malaysia và Philipines, cũng như Việt Nam sau này – tranh giành để chiếm giữ những hòn đảo ở đó [Chi tiết này không chính xác – NHĐ]. Nếu vấn đề này chỉ đơn thuần là về tranh chấp lãnh thổ, thì nó có thể đã được giải quyết thông qua những nỗ lực của Trung Quốc nhằm xích lại gần ASEAN và thắt chặt quan hệ với khu vực này.

Continue reading “#23 – Biển Đông: Dầu mỏ, những yêu sách trên biển, và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung”

#22 – Quy luật và Lý thuyết

IAPC_mainimg

Nguồn: Waltz, Kenneth N. (1979). “Laws and Theories” (Chapter 1) in K. N. Waltz, Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 1-17.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp, Nguyễn Võ Dân Sinh

Tôi viết cuốn sách này với ba mục tiêu: thứ nhất, khảo sát những lý thuyết chính trị quốc tế cùng với cách thức nghiên cứu các vấn đề liên quan vốn được cho là cơ bản và quan trọng về mặt lý thuyết; thứ hai, xây dựng một lý thuyết chính trị quốc tế nhằm sửa chữa và cải thiện những sai lầm trong các lý thuyết hiện tại; và thứ ba, đưa ra một số ứng dụng của lýthuyết vừa được đưa ra. Nhưng việc cần làm trước tiên để có được kết quả ấn tượng đó là chỉ ra lý thuyết là gì và đâu là các yêu cầu đối với việc kiểm chứng chúng. Continue reading “#22 – Quy luật và Lý thuyết”

#21 – Phản ứng của chế độ chuyên chế với suy thoái kinh tế

0125-egypt-anniversary-revolution-protest_full_600

Nguồn: Dag Tanneberg, Christoph Stefes & Wolfgang Merkel (2013). “Hard times and regime failure: autocratic responses to economic downturns”, Contemporary Politics, 19:1, 115-129.

Biên dịch: Phạm Thị Kim Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các học giả xếp những trục trặc về kết quả phát triển kinh tế vào hàng những lí do quan trọng nhất cho sự sụp đổ của các chế độ độc tài. Bài nghiên cứu này cũng không phải là ngoại lệ. Bài viết khảo sát tác động của rủi ro kinh tế đến những thất bại của chế độ độc tài, sử dụng mẫu của 160 chế độ chuyên chế từ năm 1981 đến năm 2008.[1] Hơn nữa, bài báo này xác định sự đàn áp và thu nạp [người chống đối] như những biến số về chính trị có khả năng giảm nhẹ những hậu quả xấu của rủi ro kinh tế. Trong khi sự đàn áp bảo vệ chế độ chuyên chế khỏi những đe dọa theo chiều dọc như các cuộc biểu tình quy mô lớn, thì sự thu nạp giúp giải quyết các mối đe dọa theo chiều ngang thể hiện dưới dạng chia rẽ tầng lớp tinh hoa. Theo như phân tích, Continue reading “#21 – Phản ứng của chế độ chuyên chế với suy thoái kinh tế”