Cuộc tranh cãi xung quanh đền Yasukuni ở Nhật Bản

yasukuni

Tác giả: Đỗ Trọng Quang

Tháng 8/1985, Thủ tướng Nhật Bản là Nakasone Yasuhiro đến thăm đền Yasukuni ở Tokyo đã làm bùng phát một vụ rắc rối về ngoại giao giữa nước ông với một số quốc gia Châu Á. Sáu năm sau, cuộc thăm đền của Thủ tướng Koizumi Junichiro lại làm nảy sinh mâu thuẫn với Trung Quốc và Hàn Quốc. Ngay trong nước Nhật, cuộc chính thức thăm đền của người đứng đầu chính phủ cũng gây tranh cãi dữ dội giữa phái tả và phái hữu. Vậy đền Yasukuni có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội Nhật Bản cũng như đối với quan hệ giữa nước đó với các quốc gia láng giềng? Continue reading “Cuộc tranh cãi xung quanh đền Yasukuni ở Nhật Bản”

Nợ bao nhiêu là quá nhiều?

debtnew

Nguồn: Robert Skidelsky, “How Much Debt is Too Much”, Project Syndicate, 28/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Liệu có tồn tại một tỉ lệ nợ/thu nhập đối với hộ gia đình hay tỉ lệ nợ/GDP mà “an toàn” đối với các chính phủ không? Trong cả hai trường hợp trên, câu trả lời là có. Và trong cả hai trường hợp này, không thể nói chính xác tỉ lệ đó là bao nhiêu. Tuy nhiên, vấn đề này đã trở thành câu hỏi cấp thiết nhất về kinh tế vĩ mô ở thời điểm hiện tại, không chỉ bởi sự leo thang của những khoản nợ hộ gia đình và nợ chính phủ kể từ năm 2000, mà quan trọng hơn là những quan ngại về nợ chính phủ hiện đang trở nên rõ rệt hơn.

Theo một báo cáo năm 2015 của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey, những khoản vay nợ hộ gia đình tại nhiều nước phát triển đã tăng gấp đôi, lên tới hơn 200% thu nhập trong khoảng thời gian từ năm 2000 tới 2007. Kể từ đó, các hộ gia đình ở những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009 phần nào đã thoái nợ, nhưng tỉ lệ vay nợ hộ gia đình ở hầu hết các cường quốc phát triển vẫn tiếp tục tăng. Continue reading “Nợ bao nhiêu là quá nhiều?”

Vấn đề của khái niệm ‘dân chủ phi tự do’

ildem

Nguồn: Jan-Werner Mueller, “The Problem with Illiberal Democracy”, Project Syndicate, 21/01/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Động thái chuyển hướng sang chế độ chuyên chế của Ba Lan đã rung lên hồi chuông báo động cho Liên minh châu Âu và khối NATO. Từ khi lên nắm quyền hồi tháng 10, Đảng Pháp luật và Công lý của Jarosław Kaczyński (PiS) đã tấn công Toà án Hiến pháp Ba Lan, chính trị hoá nhánh tư pháp và bộ máy công chức, đồng thời tấn công vào sự đa nguyên của giới truyền thông.

Những người phê bình chính phủ PiS do Thủ tướng Beata Szydlo dẫn dắt (Kaczyński điều hành từ hậu trường vì ông không có vị trí chính thức nào) đã miêu tả hành động của PiS là một cuộc tấn công bất ngờ nhằm thiết lập một nền “dân chủ phi tự do”, tương tự với điều Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã làm ở Hungary trong 6 năm qua. Tuy vậy, việc gọi những gì đang diễn ra ở Ba Lan là một nền “dân chủ phi tự do” là hoàn toàn gây hiểu lầm – và theo một cách nào đó sẽ làm xói mòn những nỗ lực nhằm kiềm chế những nhà độc tài tự xưng như Kaczyński và Orbán. Cuối cùng, không chỉ chủ nghĩa tự do bị tấn công, mà cả nền dân chủ cũng vậy. Continue reading “Vấn đề của khái niệm ‘dân chủ phi tự do’”

Vì sao người VN ít thân thiện với người TQ?

180373d28730168e6f9552

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hôm nay [17/02/2009] là một ngày nhân dân hai nước Trung Quốc, Việt Nam đều không thể nào quên. Ngày này 30 năm trước, quân đội Trung Quốc phát động “Cuộc chiến tự vệ phản kích” Việt Nam trên biên giới Trung Việt. Cuộc chiến tranh này đã trở thành vết thương khó có thể hàn gắn giữa nhân dân hai nước. Nếu bỏ qua cuộc chiến đó để xem xét “Mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam” hiện nay, dù là quan hệ nhà nước hay nhân dân, thì sẽ là què quặt, cũng là phiến diện không hoàn chỉnh.

Ba quốc gia có liên quan trực tiếp nhiều nhất tới cuộc chiến đó là Trung Quốc, Việt Nam và Campuchia có cách nhìn khác hẳn nhau đối với cuộc chiến tranh Trung Quốc – Việt Nam 30 năm trước. Continue reading “Vì sao người VN ít thân thiện với người TQ?”

Tại sao Litvinenko bị ám sát?

_84461771_litvinenko_ap

Nguồn: Alex Goldfarb, “Justice for Litvinenko”, Project Syndicate, 02/02/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào năm 2006, Alexander Litvinenko, cựu điệp viên của Cơ quan Tình báo Quốc gia Nga (FSB), trước gọi là KGB, đã bị đầu độc tại London bằng loại phóng xạ polonium-210. Trong một thập niên qua, goá phụ Marina Litvinenko đã tiến hành một cuộc đấu tranh khó khăn nhằm tìm kiếm công lý cho chồng bà. Cuối cùng, bà đã thắng thế.

Bà Litvinenko không chỉ đối chọi với điện Kremlin, những người bị cáo buộc đã cử hai đặc vụ tới London để thực hiện cuộc ám sát, mà bà còn đương đầu cả với chính phủ Anh Quốc khi họ không muốn phá vỡ mối quan hệ với Nga. Vào thời điểm ba năm về trước, bà đứng trước Toà án Công lý Hoàng gia với đôi mắt đẫm lệ, nơi các vị thẩm phán đã từ chối bảo vệ bà chống lại những thiệt hại pháp lý vốn có thể rất cao nếu bà không thể buộc chính phủ mở một cuộc điều tra. Continue reading “Tại sao Litvinenko bị ám sát?”

Hội nghị Thành Đô và tình thế ngoại giao Việt Nam

td

Nguồn: Elliott, David W.P., 2012, Changing Worlds: Vietnam’s Transition from Cold War to Globalization (pp. 112-116). Oxford University Press.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè năm 1990, những biến chuyển bắt nguồn từ những sự kiện trong năm trước đó đã bắt đầu làm thay đổi các động lực của ngoại giao quốc tế. Hồi ký của Trần Quang Cơ về giai đoạn rất quan trọng trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Trung đã minh họa đầy đủ sự chuyển dịch này. Trong khi Bộ Chính trị (Việt Nam) vẫn tiếp tục tranh luận xem nên cố gắng đạt được thỏa thuận với Trung Quốc dựa trên ý thức hệ chung (tức “giải pháp đỏ” [cho vấn đề Campuchia]) hay là nên tham gia vào giải pháp ngoại giao với kết quả khó dự đoán hơn thông qua Liên Hợp Quốc, tức là sẽ bao gồm cả Hoa Kỳ và ASEAN, ông Cơ đã xin ý kiến ông Phạm Văn Đồng, lúc đó là “cố vấn” Ban chấp hành Trung ương Đảng. Ông Đồng nói với ông Cơ đầu tháng 8 năm 1990, “Phải dám chơi với Liên Hợp Quốc, với Hội đồng Bảo an, với Mỹ và phương Tây. Cần tranh thủ nhân tố Mỹ trong tình hình mới… Đề án về lý thuyết thì tốt nhưng làm sao thực hiện được… Không nên đặt yêu cầu quá cao ‘giữ vững thành quả cách mạng (Campuchia)’… Đi vào tổng tuyển cử bạn giành 50% là lý tưởng.” Continue reading “Hội nghị Thành Đô và tình thế ngoại giao Việt Nam”

Ba nỗi lo nhấn chìm các thị trường toàn cầu

globalmarkets

Nguồn: Anatole Kaletsky, “The Three Fears Sinking Global Markets”, Project Syndicate, 29/01/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng Giêng thường được xem là tháng tốt cho thị trường chứng khoán, với lượng tiền mới tràn vào các quỹ đầu tư, trong khi các đợt bán liên quan đến thuế thường giảm đi vào dịp cuối năm trước. Cho dù dữ liệu về lãi đầu tư ở Mỹ thực ra cho thấy lãi vào tháng Giêng trong lịch sử chỉ cao hơn chút đỉnh so với con số thông thường của mỗi tháng, nhưng niềm tin lan rộng về một “hiệu ứng tháng Giêng” có lợi càng làm cho sự suy yếu của thị trường chứng khoán khắp thế giới đầu năm nay còn gây sốc nhiều hơn nữa.

Nhưng những người bi quan có lý, cho dù họ đôi khi nói quá về phép màu của tháng Giêng. Theo những nhà thống kê tại Reuters, thị trường năm nay khởi đầu với mức suy giảm cao nhất một thế kỷ qua của Phố Wall, và mức giảm 8% hàng tháng của chỉ số MSCI thế giới làm tháng Giêng năm nay trở thành tháng tệ hơn so với 96% số các tháng Giêng từng được ghi nhận. Vậy thì chúng ta phải lo đến mức nào về tình hình kinh tế thế giới? Continue reading “Ba nỗi lo nhấn chìm các thị trường toàn cầu”

ASEAN trong vòng xoáy quyền lực Mỹ-Trung

asean-us

Phỏng vấn: Thu Hà

“Việc Mỹ đang cố gắng xây dựng hình ảnh “bá chủ nhân từ” đã giúp nước này có được quyền lực mềm, một sự hấp dẫn tự nhiên, qua đó cân bằng lại “sức mạnh cứng” của Trung Quốc ở Đông Nam Á”, TS. Lê Hồng Hiệp. 

LTS: Ngày mai 15/2 (theo giờ Mỹ) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo các nước ASEAN bắt đầu cuộc họp lịch sử cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands, miền Nam California. Tại đây, ông Obama cùng các vị đứng đầu 10 nước ASEAN sẽ thảo về hợp tác kinh tế, an ninh hàng hải…. và các vấn đề quan trọng khác.

Thưa ông Lê Hồng Hiệp, giới quan sát nhận định Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN tại Sunnylands có tính lịch sử. Thực ra, đây là thượng đỉnh lần thứ tư. Vậy theo ông điều gì khiến cuộc nhóm họp lần này mang tính lịch sử? Continue reading “ASEAN trong vòng xoáy quyền lực Mỹ-Trung”

Tự thuật của một trùm KGB bỏ trốn

stalin crimes

Tác giả: Alexander M. Orlov | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Khi viết những dòng này tôi[1] không thuộc bất kỳ đảng phái nào; nhưng cho tới trước ngày 12/7/1938 thì tôi vẫn là đảng viên Đảng Cộng sản Bolshevik Liên Xô. Trong thời kỳ Nội chiến cách mạng (1918-1920), tôi từng chỉ huy một đội du kích trong vùng địch hậu. Sau Nội chiến, tôi làm Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Liên Xô. Năm 1924, tôi làm Cục phó Cục Quản lý kinh tế thuộc Tổng cục Bảo vệ Chính trị nhà nước (sau là Bộ Ủy viên nhân dân Nội vụ Liên Xô, tức Bộ Nội vụ, NKVD). Năm 1926, tôi làm Vụ trưởng Vụ kinh tế thuộc Tổng cục này. Tháng 9/1936, Bộ Chính trị Trung ương Đảng cử tôi sang làm Cố vấn cho Chính phủ Cộng hòa Tây Ban Nha,[2] phụ trách tổ chức công tác phản gián và chiến tranh du kích vùng địch hậu. Continue reading “Tự thuật của một trùm KGB bỏ trốn”

Làm chủ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư

Industrial-factory-robots-800x430

Nguồn: Larry Hatheway, “Mastering the Fourth Industrial Revolution”, Project Syndicate, 21/01/2016.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những bước tiến của công nghệ từ lâu đã tạo ra hai luồng phản ứng đối nghịch: với nhiều người đó là sự choáng ngợp trước những khả năng mới, với số khác lại là nỗi lo về sự thay đổi tiêu cực. Nhưng hầu hết chúng ta đều thậm chí không nhận thấy điều gì đang diễn ra. Chúng ta coi sự thay đổi đó như một điều hiển nhiên.

Sự sáng tạo của con người còn chưa được công nhận hay xem trọng, đặc biệt là trong thị trường tài chính. Các nhà đầu tư bị ám ảnh bởi những vấn đề cũ rích: nỗi sợ về màn hạ cánh cứng (hard landing) của Trung Quốc, về hậu quả của sụt giảm giá dầu, và nguy cơ một vài cú sốc sẽ đẩy nền kinh tế mong manh của thế giới rơi vào một cuộc suy thoái mới hay tình trạng giảm phát. Continue reading “Làm chủ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư”

Triển vọng thỏa thuận ngừng bắn ở Syria

20160213_blp537

Nguồn:A questionable agreement to stop the war in Syria“, The Economist, 12/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Thỏa thuận đạt được vào đêm thứ Năm tại Hội nghị An ninh Munich thường niên giữa John Kerry, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, và Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Nga – và một số đại diện các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế, hứa hẹn sẽ cung cấp các hàng cứu trợ nhân đạo trong vài ngày tới cho các thị trấn bị bao vây của Syria, nơi nhiều người dân tuyệt vọng đối mặt với nạn đói. Theo dự kiến, trong vòng một tuần sau đó sẽ là một giai đoạn “chấm dứt thù địch”, điều sẽ giúp chuẩn bị điều kiện cho một lệnh ngừng bắn chính thức hơn.

Các cuộc đàm phán hòa bình bị tạm ngưng ở Geneva được lên kế hoạch sẽ nhóm họp lại vào ngày 25 tháng 2, nhưng sẽ chỉ diễn ra nếu phe đối lập Syria tin rằng tất cả các bên tham gia đàm phán, trong đó bao gồm chế độ Bashar al-Assad với những người bảo trợ là Nga và Iran, sẽ tuân thủ các điều khoản của Nghị quyết số 2254 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được thông qua hồi tháng 12/2015. Continue reading “Triển vọng thỏa thuận ngừng bắn ở Syria”

Philippines đón nhận trở lại sức mạnh quân sự của Mỹ

Obama Aquino 2014

Nguồn: Richard Javad Heydarian, “Philippines re-embraces US military muscle“, The Straits Times, 21/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hiền

Philippines hy vọng có thể ngăn chặn được những sự xâm nhập của Trung Quốc vào các vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền bằng việc tăng cường liên minh quân sự của mình với Mỹ, nước đã bắt đầu được quyền tiếp cận mở rộng đối với các căn cứ của Philippines ở Biển Đông.

Rõ ràng là, một sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Mỹ ở khu vực này có nguy cơ tạo ra tác động ngược trở lại, khuyến khích Trung Quốc củng cố hơn nữa lập trường của nước này đối với các vùng biển có tranh chấp. Nhưng Philippines cho rằng họ không còn nhiều thời gian, và rằng sức mạnh quân sự của Mỹ là hy vọng tốt nhất để bảo vệ các lợi ích lãnh thổ của nước này. Continue reading “Philippines đón nhận trở lại sức mạnh quân sự của Mỹ”

Duy trì trật tự châu Á

asia

Nguồn: Brahma Chellaney, “Upholding the Asian Order”, Project Syndicate, 22/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tham vọng định hình lại trật tự châu Á của Trung Quốc không có gì bí mật. Từ kế hoạch “một vành đai, một con đường” cho đến Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) có trụ sở tại Bắc Kinh, các sáng kiến chủ đạo của Trung Quốc đang triển khai một cách chậm rãi nhưng chắc chắn mục tiêu chiến lược của Trung Quốc là định hình một châu Á lấy nước này làm trung tâm (a Sino-centric Asia). Như những nước láng giềng của Trung Quốc đều đã biết rõ, việc nước này tìm kiếm địa vị thống trị khu vực có thể gây tổn thất – và thậm chí nguy hiểm – đối với họ. Thế nhưng các cường quốc khác trong khu vực hầu như không hành động gì để phát triển một chiến lược có phối hợp nhằm ngăn cản kế hoạch bá quyền của Trung Quốc. Continue reading “Duy trì trật tự châu Á”

Sức mạnh tuyên truyền: Từ Đức Quốc xã tới ISIS

propaganda

Nguồn: Irina Bokova & Sara Bloomfield, “Did Goebbels Win?”, Project Syndicate, 25/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tại Đức vào những năm 1930, các lãnh đạo Đảng Quốc xã đã biết dùng sức mạnh của truyền thông đại chúng nhằm truyền bá lòng hận thù và chủ nghĩa bài Do Thái. “Tuyên truyền,” Hitler viết, “là thứ vũ khí thực sự khủng khiếp trong tay của một chuyên gia.” Trong quá trình vươn lên nắm quyền, Đức Quốc xã đã triển khai các công nghệ truyền thông hiện đại tinh vi, gồm cả radio và phim ảnh, để giành chiến thắng trong “trận chiến tư tưởng” – và do đó định hình dư luận và hành vi của những người dân vốn có học thức trong một nền dân chủ non trẻ.

Đức Quốc xã đã bị tiêu diệt nhưng tuyên truyền thì vẫn còn, và tiềm năng của nó còn nguy hiểm bao giờ hết. Khi chúng ta kỷ niệm lần thứ 71 Ngày Giải phóng Trại Tập trung Auschwitz-Birkenau (27/01/1945 – 27/01/2016), các nhóm cực đoan trên toàn thế giới đã sử dụng các công nghệ mới để kích động hận thù và tiếp tục các cuộc giết người hàng loạt và diệt chủng. Continue reading “Sức mạnh tuyên truyền: Từ Đức Quốc xã tới ISIS”

Trung Quốc đã đánh mất Đài Loan như thế nào?

tsai

Nguồn: Nick Frisch, “How China Lost Taiwan”, The New York Times, 27/01/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào một ngày thứ ba nhiều mưa vào đầu tháng này, Chen Li-hung, một người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng, sải bước trên sân khấu ở Chương Hóa, miền trung Đài Loan, và bắt đầu một bài diễn văn đầy tâm huyết, thêm lửa cho những thành viên nhiệt huyết của Dân Tiến Đảng đã tụ họp ở đó.

“Ba mẹ chúng tôi đến từ Đại Lục,” ông nói với khán giả. “Nhưng tôi được sinh ra ở Đài Loan. Tôi lớn lên ở Đài Loan. Vậy thì vì sao những thầy cô trong trường nói với tôi rằng tôi vẫn là người Trung Quốc? Từ nhỏ, tôi đã cảm thấy tôi không phải là người Trung Quốc, tôi là người Đài Loan!” Ông đả kích tổng thống đương nhiệm Mã Anh Cửu. “Tám năm trước, Tổng thống Mã giành được một chiến thắng khá thuyết phục ở thùng phiếu, nhưng ông ấy lại dẫn dắt chúng ta đến gần Trung Quốc hơn bao giờ hết, và Đài Loan có trở nên tốt đẹp hơn chút nào không?” Continue reading “Trung Quốc đã đánh mất Đài Loan như thế nào?”

Khả năng am hiểu tình hình địch của nghĩa quân Lam Sơn

lamson1

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trong khi dịch Minh thực lục, chúng tôi có dịp tham khảo thêm thư của Bình định vương Lê Lợi gửi cho Vương Thông, do Nguyễn Trãi soạn. Sử liệu này nằm trong mấy chục bức thư được lưu lại trong Quân trung từ mệnh tập, do Giáo sư Thẩm Quỳnh dịch, Giáo sư Trần Huy Bích chú thích. Ðọc kỹ thư, cùng phối kiểm với Minh thực lục, thấy được nghĩa quân Lam sơn biết rõ tình hình địch rất cặn kẽ. Khả năng này, được chiến lược gia hàng đầu Tôn Tử ghi là “Tri bỉ, tri kỷ…” trong thiên Mưu Công, coi đó là yếu tố tất thắng. Sau đây chúng tôi xin chép lại bản dịch bức thư: Continue reading “Khả năng am hiểu tình hình địch của nghĩa quân Lam Sơn”

Trung Quốc xuất khẩu mô hình phát triển ra nước ngoài

RMB-with-Chinese-Knot

Nguồn: Francis Fukuyama, “Exporting the Chinese Model”, Project Syndicate, 12/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Bích Hân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi năm 2016 bắt đầu, một cuộc đối đầu lịch sử đang ngấm ngầm diễn ra giữa các mô hình phát triển cạnh tranh lẫn nhau – cụ thể ở đây là chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – giữa một bên là Trung Quốc và một bên là Mỹ và các nước phương Tây. Mặc dù cuộc đối đầu này chỉ ngầm diễn ra trong tiềm thức của các bên tham gia, nhưng kết quả của nó sẽ là yếu tố quyết định vận mệnh của lục địa Á- Âu trong nhiều thập kỷ tới.

Hầu hết các nước phương Tây đều nhận thấy rằng tỉ lệ tăng trưởng ở Trung Quốc đang từng bước giảm dần, từ trên 10% trong nhiều thập niên gần đây xuống dưới 7% vào thời điểm hiện tại (hoặc thậm chí có thể thấp hơn). Các nhà lãnh đạo nước này không ngồi yên mà đã tìm kiếm các giải pháp nhằm thúc đẩy sự dịch chuyển từ mô hình tăng trưởng định hướng xuất khẩu gây ô nhiễm môi trường dựa trên sản xuất công nghiệp nặng sang một mô hình khác dựa trên tiêu dùng và dịch vụ nội địa. Continue reading “Trung Quốc xuất khẩu mô hình phát triển ra nước ngoài”

Fed tăng lãi suất giúp giảm bất bình đẳng ở Mỹ

fed

Nguồn: Alexander Friedman, “How the Fed  Reduced Inequality”, Project Syndicate, 16/12/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cuối cùng đã nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập niên qua. Tác động của việc này đối với vấn đề chênh lệch lãi suất, chứng khoán của các thị trường mới nổi, nhu cầu nhà ở, và các vấn đề khác, là đối tượng của các tranh luận rộng rãi. Nhưng, khi các thị trường học cách đối phó với một chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, có thể hầu hết mọi người đã bỏ qua một tia sáng cuối đường hầm quan trọng.

Bất bình đẳng thu nhập và của cải ở Mỹ đã tăng đáng kể từ sau khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra năm 2008, nhưng việc bình thường hóa chính sách tiền tệ có thể đánh dấu sự bắt đầu chấm dứt xu hướng này. Thật ra, nó giúp đẩy nhanh quá trình đảo ngược của xu hướng bất bình đẳng. Continue reading “Fed tăng lãi suất giúp giảm bất bình đẳng ở Mỹ”

Sự trở lại của đầu tư công

6024553683

Nguồn: Dani Rodik, “The Return of Public Investment,” Project Syndicate, 13/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ý tưởng cho rằng đầu tư công vào cơ sở hạ tầng – đường, đập, nhà máy điện, vv… – là động lực không thể thiếu của tăng trưởng kinh tế luôn ăn sâu vào tâm trí các nhà hoạch định chính sách ở những nước nghèo. Nó cũng là lý do đằng sau các chương trình hỗ trợ phát triển xuất hiện ít lâu sau Thế chiến II, khi Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ song phương đổ nguồn lực vào các nước mới độc lập nhằm tài trợ cho các dự án quy mô lớn. Và nó còn thúc đẩy sự ra đời của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc dẫn đầu, với mục đích đáp ứng nhu cầu vốn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng được cho là lên tới 8 nghìn tỷ USD của khu vực. Continue reading “Sự trở lại của đầu tư công”

Lào trong chiến lược ngoại giao của VN và TQ

cq5dam.thumbnail.588.368

Biên dịch: Hoàng Lan

Năm 2015 đánh dấu mốc 40 năm kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai. 40 năm trước, ba nước Đông Dương không chỉ chấm dứt chiến tranh, mà còn giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước: chủ nghĩa Cộng sản ở Campuchia cuối cùng giành được chính quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, Lào đến cuối năm 1975 dưới sự ảnh hưởng của Việt Nam đã chuyển hướng sang chủ nghĩa Cộng sản.

Tuy nhiên, năm 1975 chỉ là sự kết thúc cuộc chiến tranh về ý thức hệ, một bước ngoặt trong lịch sử xung đột khu vực, song một cuộc xung đột khác trong chủ nghĩa cộng sản vẫn tiếp tục tác động sâu sắc đến bán đảo Đông Dương, thậm chí là toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Continue reading “Lào trong chiến lược ngoại giao của VN và TQ”