Di sản của vụ Thảm sát Thiên An Môn

tam11

Nguồn: Johan Lagerkvist, “The Legacy of Tiananmen Square“, Yale Global, 03/06/2014.

Biên dịch: Nguyễn Tiến Chương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong tuần này vào hai mươi lăm năm trước đây, những cảnh tượng hãi hùng đã diễn ra tại giao lộ Muxidi tại trung tâm Bắc Kinh. Hàng ngàn sinh viên và công nhân đã cố gắng để ngăn cản Quân đội Giải phóng Nhân dân tiến quân về phía Quảng trường Thiên An Môn và nhận ra trong sự ngỡ ngàng rằng những người lính đã sử dụng đạn thật chống lại họ. Đặng Tiểu Bình, vị “lãnh đạo tối cao” đằng sau hậu trường của Trung Quốc, đã ra lệnh cho quân đội xóa sạch Quảng trường trước ngày 4 tháng Sáu. Khi những thi thể đẫm máu ngã xuống đất, người dân đã hét lên rằng “Phát xít!”, “Quân sát nhân!”, “Chính phủ tội phạm”. Muxidi giao với Đại lộ Trường An, cắt qua Quảng trường Thiên An Môn, đã trở thành trung tâm của vụ thảm sát, đánh dấu sự kết thúc tàn bạo sau gần bảy tuần đầy kịch tính của cuộc tuần hành vì dân chủ ở thủ đô và trên cả nước. Continue reading “Di sản của vụ Thảm sát Thiên An Môn”

Các bằng chứng lịch sử về QĐ Hoàng Sa cần được kiểm tra kỹ lưỡng

Tác giả:  Bill Hayton | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Những lời bình luận của Giáo sư Li Dexia về quần đảo Hoàng Sa đã tóm gọn một cách hữu ích những luận điểm ủng hộ “tuyên bố chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với quần đảo này. Tác giả biết rõ về những luận điểm đó; bài viết của bà vào năm 2003, Đường 9 Đoạn trên Bản đồ biển Nam Trung Hoa của Trung Quốc  (The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea) là một trong những tài liệu đầu tiên nói về quan điểm này của Trung Quốc được viết bằng tiếng Anh. Continue reading “Các bằng chứng lịch sử về QĐ Hoàng Sa cần được kiểm tra kỹ lưỡng”

Việt Nam nên sử dụng Liên minh pháp lý như một phép thử?

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ & Lê Phương Cát Nhi

scarborough-china-vs-phil-International-Tribunal-on-the-Law-of-the-Sea-20130122

Những cẳng thẳng trên các khắp các vùng biển Thái Bình Dương, từ Hoa Đông đến Biển Đông, khơi dậy những thảo luận về khả năng một “liên minh pháp lý” đang hình thành giữa ba nước Nhật Bản, Philippines và Việt Nam. “Liên minh” này bao gồm những nước đang phải chịu đựng áp lực từ sức mạnh đang lên của Trung Quốc, và mong muốn giải quyết các tranh chấp thông qua con đường thương lượng ngoại giao và luật pháp quốc tế. Một sự phối hợp đang vừa là một câu hỏi, vừa là một nhu cầu.

Những động thái hàm ý

Những động thái ngoại giao gần đây cho thấy rõ xu hướng xích gần lại của ba nước. Trong khuôn khổ Hội nghị Shangri-la về an ninh Châu Á – Thái Bình Dương 2014, Thủ tướng Nhật bản Shinzo Abe đã đưa ra lời “tuyên chiến pháp lý” với Trung Quốc khi thách thức Trung Quốc nộp đơn khiếu nại lên toà án quốc tế. Continue reading “Việt Nam nên sử dụng Liên minh pháp lý như một phép thử?”

Việt Nam theo đuổi liên minh đối phó Trung Quốc: Tại sao và nên như thế nào?

VN_PLP

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sự kiện Trung Quốc hạ đặt Giàn khoan Hải dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam cùng với những hành động hiếu chiến đi kèm đã làm biến đổi quan hệ Việt – Trung nói riêng và môi trường chiến lược của Việt Nam nói chung. Theo đó, đã đến lúc Việt Nam cần đánh giá lại bản chất quan hệ Việt- Trung cũng như định hướng chính sách đối ngoại để ứng phó với những thay đổi trong quan hệ song phương cũng như môi trường chiến lược. Continue reading “Việt Nam theo đuổi liên minh đối phó Trung Quốc: Tại sao và nên như thế nào?”

Tại sao Việt Nam cần chuyển hướng sang chính sách liên minh?

Tác giả: Lê Tuấn Huy*

Japan_Philippines_Vietnam

Việc giàn khoan Haiyang Shiyou 981 được đưa vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cho thấy Hà Nội đã thất bại trong việc dùng “đồng chí” và “phi liên kết” làm đối sách cho sự bành trướng trên biển của Bắc Kinh.

Vài năm gần đây, Việt Nam đã chuyển bước nhất định để tạo vị thế mới. Tuy vậy, sau những thắng lợi ngoại giao từ ghế chủ tịch luân phiên ASEAN (2010), đến khi Hoa Kỳ xoay trục, được sự hỗ trợ của một số lập luận cũ và mới, Hà Nội chỉ duy trì đường hướng mới ở mức tối thiểu để “cân bằng” với các bên, và càng xác quyết con đường phi đồng minh. Continue reading “Tại sao Việt Nam cần chuyển hướng sang chính sách liên minh?”

Ứng phó của Việt Nam về Biển Đông: Công tâm vi thượng

Tác giả: Vũ Thành Công

South_China_Sea_Claims

Sự gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông với giàn khoan Hải Dương 981 đã đẩy Việt Nam vào thế sẵn sàng ứng phó. Tuy nhiên, dù đã bị Việt Nam và cộng đồng quốc tế chỉ trích gay gắt, vào cuối tháng 6/2014, Trung Quốc lại tiếp tục hạ đặt 4 giàn khoan nữa trên Biển Đông, trong đó có việc di chuyển giàn khoan Nam Hải 9 tới cửa vịnh Bắc Bộ.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Trung Quốc lại tiếp tục “bất chấp đạo lý, pháp lý, quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc” cùng với thành quả hơn hai thập kỷ “phát triển hòa bình” để thực hiện các hành vi “lợi bất cập hại” như vậy. Continue reading “Ứng phó của Việt Nam về Biển Đông: Công tâm vi thượng”

Việt Nam không cần đồng minh?

Tác giả: Tống Văn Công

china-vietnam-meet

Cuộc họp báo sau kỳ họp thứ 7 Quốc hội  do ông Nguyễn Hạnh Phúc chủ nhiệm văn phòng Quốc hội chủ trì. Có phóng viên đặt câu hỏi:

Trong cuộc điện đàm mới đây với ngoại trưởng Mỹ, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh có nói, Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Mỹ triển khai các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Mỹ theo tinh thần quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Quan điểm của ông thế nào?”

Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời: Continue reading “Việt Nam không cần đồng minh?”

Biển Đông: Điểm nóng an ninh khu vực

Tác giả: Đinh Thị Hiền Lương (Julia Luong Dinh)| Biên dịch: Tuấn Anh

Tau_Trung_Quoc

Hành động khiêu khích của Trung Quốc hạ đặt  giàn khoan Hải dương 981 (Haiyang Shiyou-981) và triển khai hạm đội tàu quân sự và bán quân sự khoảng 100 chiếc để bảo vệ giàn khoan này tại vùng biển tranh chấp với Việt Nam hồi đầu tháng 5 đã khiến dư luận Việt Nam hết sức bất bình, làm bùng phát làn sóng biểu tình quy mô lớn trong những ngày sau đó. Continue reading “Biển Đông: Điểm nóng an ninh khu vực”

Các vấn đề của chiến lược xoay trục: Những gì Washington nên nhượng bộ ở Châu Á

Tác giả: Jennifer Lind | Biên dịch: Trần Anh Phúc

img-obamashinzoabe090513_113027343217.jpg_item_large

Những lời hứa bảo vệ đồng minh ở Đông Á của Hoa Kỳ là nền tảng của an ninh khu vực. Tuy nhiên, những lời bàn tán về độ tin cậy của những lời hứa đó đang ngày càng tăng. Trong khi đó, Trung Quốc lại tiếp tục khẳng định các yêu sách của mình đối với các quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông và biển Hoa Nam (Biển Đông) thông qua cái gọi là chiến thuật “cắt từng lát” (chiến thuật salami): lần lượt tiến hành các động thái khiêu khích nối tiếp, giống như cắt từng lát salami. Mỗi hành động khiêu khích góp phần nâng cao lập trường của Trung Quốc nhưng lại là quá nhỏ để phải nhận một phản ứng mạnh mẽ. Nhiều nhà bình luận cho rằng Hoa Kỳ phải tăng cường răn đe bằng cách đưa ra những cam kết rõ ràng và mạnh mẽ hơn đối với các đồng minh của mình. Continue reading “Các vấn đề của chiến lược xoay trục: Những gì Washington nên nhượng bộ ở Châu Á”

Trung Quốc là kẻ đắc lợi nhất từ cuộc đảo chính ở Thái Lan

Tác giả: Patrick Jory | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Dù cuộc đảo chính quân sự gần đây tại Thái Lan đã thu hút nhiều sự chú ý của thế giới do chính quyền quân sự mới nắm quyền đã ra lệnh ngừng một số quyền dân chủ và nhân quyền, nhưng đồng thời nó cũng mang những ý nghĩa địa chính trị sâu rộng cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á.

Tại hội nghị an ninh Đối thoại Shangri-La tại Singapore hai tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã phát biểu một cách trực diện bất thường khi nói về tình hình ở Thái Lan, kêu gọi chính quyền quân sự trả tự do cho những người bị bắt giữ, ngừng kiểm duyệt truyền thông và “nhanh chóng tổ chức tổng tuyển cử”. Lời bình luận của ông được đưa ra một ngày sau khi lãnh đạo cuộc đảo chính là Tướng Prayuth Chan-ocha đưa ra một kế hoạch cải cách chính trị, trong đó xác định sẽ tổ chức bầu cử “trong vòng 15 tháng”. Continue reading “Trung Quốc là kẻ đắc lợi nhất từ cuộc đảo chính ở Thái Lan”

Hoa Kỳ nên giúp Việt Nam chống  lại sự cưỡng ép của Trung Quốc

Tác giả: Patrick M. Cronin | Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Tháng 10 năm ngoái trong chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lí Khắc Cường, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã hứa sẽ tăng cường “niềm tin chính trị” giữa hai bên yêu sách trên Biển Đông. Tuần vừa rồi, khi tôi phát biểu tại một hội thảo tại Đà Nẵng, Việt Nam, nơi rõ ràng không có mặt các đại biểu Trung Quốc, các lời cáo buộc mạnh mẽ đã xuất hiện đầy rẫy tại hội thảo cũng như trên báo chí. Lý do trực tiếp của căng thẳng là việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Từ khi diễn ra hành động đơn phương này hồi đầu tháng 5, Trung Quốc đã tạo nên một vành đai bảo vệ xung quanh giàn khoan bằng cách triển khai các tàu quân sự, tuần duyên và tàu đánh cá theo các vòng tròn tuần tra đồng tâm. Cho tới nay, một tàu cá của Việt Nam đã bị đâm chìm và Trung Quốc đã đưa ra các cáo buộc vô căn cứ rằng các tàu của Việt Nam đã va đâm tàu Trung Quốc hơn 1.400 lần. Các video hai bên đối đầu nhau hiện có trên internet. Continue reading “Hoa Kỳ nên giúp Việt Nam chống  lại sự cưỡng ép của Trung Quốc”

Tri thức: “Vũ khí” quan trọng trong tranh chấp Biển Đông của Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Khi hàng loạt giàn khoan của Trung Quốc đang khuấy động Biển Đông thì một mặt trận khác cũng đang bốc lửa. Cuộc tranh luận xuất phát từ một bài báo của nhà nghiên cứu Sam Bateman – của Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore) đã gặp phải phản biện gay gắt của hai học giả Việt Nam là Dương Danh Huy và Phạm Quang Tuấn. Sau đó cũng trên diễn đàn này, một cuộc tranh luận khác trực diện hơn giửa một học giả Việt Nam từ Học viện Ngoại giao với một học giả của Viện Nghiên cứu Quốc gia Nam Hải Trung Quốc.[1] Những cuộc tranh luận này một lần nửa cho thấy vai trò và tác động của tri thức và giới học giả trong cuộc chiến chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Continue reading “Tri thức: “Vũ khí” quan trọng trong tranh chấp Biển Đông của Việt Nam”

Việt Nam đi dưới bóng đè của gã khổng lồ Trung Quốc

Tác giả: David O. Dapice – Vũ Thành Tự Anh

Để gìn giữ độc lập dân tộc, người Việt Nam sẽ phải tìm cách giữ thăng bằng trên một lằn ranh mong manh, dưới bóng đè của người láng giềng khổng lồ đầy mưu tính.

Trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông ngày một gia tăng, nhiều người đã đề cập tới nguy cơ Trung Quốc cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Thậm chí, một số người còn cho rằng việc Việt Nam chần chừ, chưa khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế là do e ngại nguy cơ bị Trung Quốc cấm vận. Continue reading “Việt Nam đi dưới bóng đè của gã khổng lồ Trung Quốc”

Luật quốc tế và chiến lược cho Việt Nam

Tác giả: Phạm Ngọc Minh Trang

Với một nước nhỏ, luật quốc tế là phương tiện tối ưu chống lại bá quyền. Thời đại hiện nay đã khác trước, ít nhất là luật lệ đã có những sức nặng riêng của nó mà không phải lúc nào nước lớn cũng có thể phớt lờ. Cái giá phải trả có thể sẽ rất lớn.

Khi Trung Quốc khước từ đàm phán

Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của Công ước Luật biển 1982. Theo Công ước, biện pháp tiên quyết để giải quyết vấn đề tranh chấp của các thành viên được nêu rõ tại điều 279 là phải sử dụng các biện pháp hòa bình. Các biện pháp hòa bình này được quy định tại điều 33 Hiến chương Liên Hiệp Quốc từ việc đàm phán giữa các bên tranh chấp đến các biện pháp có sự can thiệp từ một bên thứ thứ là trọng tài quốc tế hay tòa án quốc tế. Continue reading “Luật quốc tế và chiến lược cho Việt Nam”

Việt Nam cần thay đổi cách tiếp cận trong bảo vệ chủ quyền

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Việc Trung Quốc quyết định di chuyển dàn khoan Hải Nam số 9 (Hai nan jiu hao) vào biển Đông, mà cụ thể là tới tọa độ gần cửa vịnh Bắc Bộ, cho thấy quyết tâm cao độ của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa tham vọng chủ quyền của mình tại biển Đông. Bất chấp các phản ứng của Việt Nam cũng như bất chấp việc uy tín của mình đang bị giảm xuống nhanh chóng, hành vi của Bắc Kinh đã chứng minh rằng các cách tiếp cận “mềm dẻo” hiện tại của Việt Nam trên thực địa đã không mang lại hiệu quả như mong muốn. Continue reading “Việt Nam cần thay đổi cách tiếp cận trong bảo vệ chủ quyền”

Giải pháp cho Biển Đông: Một Cuộc họp không chính thức về Biển ASEAN

Tác giả: René L. Pattiradjawane | Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Nằm trong vùng ảnh hưởng của Trung Quốc, Việt Nam phải hết sức vất vả để duy trì một mối quan hệ bình đẳng với người hàng xóm khổng lồ. Chiếc bóng quá lớn của Vương quốc Trung tâm ở phương Bắc sẽ luôn làm suy yếu mọi nỗ lực chính trị của Hà Nội trong việc tìm kiếm các biện pháp chính trị và an ninh khả dĩ cho các yêu sách chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông. Continue reading “Giải pháp cho Biển Đông: Một Cuộc họp không chính thức về Biển ASEAN”

Đại sứ Chu Công Phùng nói về Giàn khoan Hải Dương 981 và quan hệ Việt – Trung

Tác giả: Chu Công Phùng*

1/ Xin ông lý giải vì sao TQ rầm rộ tiến hành chiến dịch xâm lấn, đặt gian khoan Hải Dương – 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam vào thời điểm đầu tháng 5/2014? Mục đích chính của chiến dịch này là gì?

Trả lời:  Hơn một tháng qua không ít nhà phân tích trong nước và ngoài nước đã phân tích từ nhiều góc độ về nguyên nhân và mục đích Trung Quốc tiến hành chiến dịch hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa Việt Nam. Kết hợp các yếu tố quốc tế, khu vực và nội bộ Trung Quốc, tôi cho rằng có 3 nguyên nhân chính khiến nhà cầm quyền Trung Quốc hạ quyết tâm và hung hăng thực hiện chiến dịch xâm lược vào thời điểm hiện tại, đó là: Continue reading “Đại sứ Chu Công Phùng nói về Giàn khoan Hải Dương 981 và quan hệ Việt – Trung”

Cái giá của các Viện Khổng Tử

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trao đổi giáo dục giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục. Đi kèm với những chương trình này không chỉ có các giá trị học thuật mà còn có cả các rủi ro.

Các Viện Khổng Tử là một ví dụ cho sự đánh đổi này. Những trung tâm này, vốn được cấp vốn và hỗ trợ mạnh tay bởi chính phủ Trung Quốc, cung cấp các khóa học về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc trên khắp thế giới. Tuy nhiên, không giống như Viện Goethe của Đức hay Hội đồng Anh của Anh, nhiều trong số các trung tâm này lại được thành lập trực tiếp bên trong các trường đại học của Hoa Kỳ. Chính sự kết hợp giữa mối liên kết và sự kiểm soát của Trung Quốc này là nguồn gốc của rủi ro. Continue reading “Cái giá của các Viện Khổng Tử”

Bàn về cách tiếp cận của lý luận phương Tây về Trật tự thế giới

Tác giả: TS. Vũ Lê Thái Hoàng[1]

Tóm tắt

Bước vào thế kỷ 21, dưới tác động mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hoá và cách mạng khoa học công nghệ, hệ thống QHQT đang trải qua những thay đổi nhanh chóng và ở trong thời kỳ quá độ từ trật tự hai cực thời Chiến tranh lạnh sang một mô hình trật tự mới phù hợp với thực tiễn QHQT mới. Tuy nhiên, chưa có sự nhất trí cao trong cả giới học thuật và giới hoạch định chính sách về dự báo chiều hướng phát triển của một trật tự thế giới mới, một phần do khác biệt trong cách hiểu về trật tự thế giới và những thuộc tính của nó cũng như trong sử dụng các tiêu chí phân tích, dự báo trật tự thế giới. Bài viết này bàn về cách tiếp cận của một số trường phái lý luận phương Tây về trật tự thế giới, qua đó góp phần làm rõ hơn khái niệm trật tự thế giới với những thuộc tính cơ bản (tính ổn định, tính có thể dự đoán, tính hợp lệ, tính thứ bậc/đẳng cấp, tính khả biến) và một số tiêu chí chủ yếu để nhận dạng trật tự thế giới (chủ thể chính, phân bổ sức mạnh giữa các chủ thể chính, luật chơi và tập hợp lực lượng của các chủ thể chính, phương thức của trật tự, công cụ của trật tự và cấu trúc địa lý của trật tự). Continue reading “Bàn về cách tiếp cận của lý luận phương Tây về Trật tự thế giới”

Việt Nam phải thay đổi để đối phó với Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Trung

Một thế giới biến động

Tiếp theo những sự kiện gây hấn liên tục từ mấy năm nay ở Hoa Đông và khu vực bãi Scarbourough, sự kiện giàn khoan HD 981 và việc Trung Quốc đang ráo riết xây dựng các căn cứ nổi tại các bãi đá Gạc Ma, Chữ Thập thuộc nhóm các đảo Trường Sa của Việt Nam (Trung Quốc đánh chiếm năm 1988) đánh đi một tín hiệu báo động với các nước trong khu vực và cả thế giới: Trung Quốc đang bước vào thời kỳ thực hiện quyết liệt khát vọng bá chiếm Biển Đông, với mục tiêu trước mắt trở thành đế chế đại dương. Continue reading “Việt Nam phải thay đổi để đối phó với Trung Quốc”