Boris Yeltsin: Người nông dân làm tổng thống Nga dân chủ

Năm 1985, tân tổng bí thư Mikhail Gorbachev mời Boris Yeltsin, bí thư Sverdlovsk (nay là Yekaterinburg) về Moscow. Chỉ trong vòng một năm, ông Yelsin vào Bộ Chính trị Đảng CS Liên Xô.

Là gương mặt trẻ, năng động, thậm chí nói thẳng tới mức bị cho là ‘hung hăng’, ông giúp Gorbachev thực hiện các chiến dịch chống tham nhũng.

Ngày nay người ta hay nói về Yeltsin và Gorbachev như hai nhân vật đối nghịch nhau, thậm chí là kẻ thù chính trị.

Nhưng thực ra họ có nhiều điểm giống nhau.

Cả hai cùng sinh năm 1931 và đều có gốc gác gia đình nông dân.

Continue reading “Boris Yeltsin: Người nông dân làm tổng thống Nga dân chủ”

Tại sao nguy cơ xảy ra chiến tranh cao hơn so với trước đại dịch?

Nguồn: François Heisbourg: „Das Risiko eines Krieges ist jetzt höher als vor der Pandemie“, WELT, 7/11/2021.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Đại dịch Corona đã khiến cho những hiểu lầm chết người giữa các siêu cường dễ xảy ra hơn – và thế giới đang trở nên nguy hiểm hơn. Đó là những gì chuyên gia địa chính trị François Heisbourg dự báo trong một cuộc phỏng vấn. Chiến lược gia lừng danh này nhìn nước Đức với con mắt phê phán.

Nhà địa chính trị François Heisbourg tỏ ra lo ngại. Trong cuốn sách “Le Retour de la Guerre” (Sự trở lại của chiến tranh), triết gia người Pháp viết lý do tại sao nguy cơ xẩy ra chiến tranh trong tương lai gần lại có nhiều khả năng hơn . Continue reading “Tại sao nguy cơ xảy ra chiến tranh cao hơn so với trước đại dịch?”

Về “Con đường Tơ lụa Mới”: Lạc quan và thận trọng

Tác giả: Nguyễn Quang Diệu

Đầu thế kỷ 20, nhà địa lý học Halford Mackinder đã nhìn thấy tầm quan trọng của vùng đất trải dài từ sông Volga đến sông Dương Tử, ông bảo rằng đó là khu vực xoay trục của chính trị thế giới. Trong cuốn sách The future is Asian (Tương lai thuộc về châu Á), tiến sĩ Parag Khanna cũng cho rằng tương lai Trung Quốc sẽ ăn sâu vào châu Á như quá khứ. Parag Khanna đưa ra một viễn tượng lạc quan về châu Á hóa thế giới thế kỷ 21, như thế kỷ 19 của châu Âu hay thế kỷ 20 của Hoa Kỳ.

Sau sự tan rã của Liên Xô đầu thập niên 1990 và những biến động khác của lịch sử thế giới, nhiều quốc gia mới ở Trung Á được thành lập. Cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia từ Vịnh Ba Tư đã dẫn đến nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên và của cải nông nghiệp tăng theo. Trong cuốn sách Con đường tơ lụa mới,[1] giáo sư Peter Frankopan mở rộng đề tài đã bàn năm 2015,[2] ông luận bàn tiếp câu chuyện về sự gắn kết, xây dựng liên minh, đồng thuận, giảm nhiệt căng thẳng, hợp tác dài hạn bao trùm phần lớn khu vực giữa Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Continue reading “Về “Con đường Tơ lụa Mới”: Lạc quan và thận trọng”

So sáng kiến kết nối toàn cầu của EU và Trung Quốc

Tác giả: TS. Phạm Sỹ Thành (*)

Vào ngày 1-12-2021, Ủy ban châu Âu phát đi một thông cáo báo chí nêu rằng tổ chức này sẽ dành EUR (euro) để thành lập sáng kiến Cổng toàn cầu (Global Gateway) nhằm hỗ trợ và đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng nằm ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Mặc dù không có từ “Trung Quốc” nào xuất hiện trong thông cáo này, nhưng nhiều phân tích cho rằng thật khó để không coi Global Gateway là một phản ứng chính sách của châu Âu đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc. Continue reading “So sáng kiến kết nối toàn cầu của EU và Trung Quốc”

Lý do hệ thống độc đảng kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

Nguồn: Cai Xia on why China’s one-party system holds back the country”, The Economist, 8/12/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trung Quốc đã “hoàn thành một quá trình công nghiệp hóa”, tạo ra cả tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tự hào tuyên bố như vậy trong một “nghị quyết lịch sử” được thông qua vào ngày 11 tháng 11. Đảng tuyên bố rằng họ đang “tiên phong mở một con đường độc đáo của Trung Quốc để tiến tới hiện đại hóa, tạo ra một mô hình mới cho sự tiến bộ của con người”.

Mặc dù nền kinh tế của Trung Quốc thực sự ấn tượng, nhưng mọi người trên khắp thế giới không nên bị đánh lừa bởi hình dáng bên ngoài của nó. Thực tế là xã hội Trung Quốc rất mong manh vì chế độ độc tài độc đảng của nước này, và việc áp dụng các thực hành dân chủ sẽ giúp làm cho đất nước vững mạnh hơn. Continue reading “Lý do hệ thống độc đảng kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc”

Hoa Kỳ đã ‘bỏ rơi’ Việt Nam Cộng hòa như thế nào?

Tác giả: Tina Hà Giang p/v Frank Snepp

Trong phần tiếp phỏng vấn với cựu phân tích gia chiến lược của CIA ở Nam Việt Nam, BBC hỏi ông Frank Snepp về câu chuyện Hoa Kỳ đã ‘bỏ rơi’ VNCH như thế nào từ sau Hoà đàm Paris 1973.

Mỹ có phản bội hay bỏ rơi VNCH không, theo Frank Snepp, năm nay 78 tuổi, hiện sống tại California là một câu hỏi phức tạp đòi hỏi một câu trả lời cặn kẽ.

Ông nhận định rằng việc bỏ rơi này khởi đầu với Henry Kissinger, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Richard Nixon, và sau đó Gerald Ford. Continue reading “Hoa Kỳ đã ‘bỏ rơi’ Việt Nam Cộng hòa như thế nào?”

Elke Kahr: Thị trưởng cộng sản đầu tiên tại Áo

Nguồn: Elke Kahr: „Von über 6000 Euro Gehalt behalte ich nur 1950 Euro, den Rest spende ich“, WELT, 1/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Thành phố lớn thứ hai của Áo từ hai tuần nay do một người cộng sản lãnh đạo. Thắng lợi trong cuộc bầu cử của bà Elke Kahr ở Graz đã gây chấn động dư luận quốc tế. Theo bà, thành công của mình là một tín hiệu cho thấy sự củng cố nói chung của lý tưởng xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

Elke Kahr, 60 tuổi, là thị trưởng của Graz và là nữ đảng viên cộng sản đầu tiên đứng đầu thành phố lớn thứ hai của nước Áo, với khoảng 300.000 dân, chỉ sau thủ đô Viên. Continue reading “Elke Kahr: Thị trưởng cộng sản đầu tiên tại Áo”

Khi Thăng Long để mất rồng: Sự “giáng cấp” của Hà Nội thế kỉ XIX

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Dù năm 1805, địa vị kinh đô của Thăng Long bị hạ cấp, nhưng đó chỉ là sự khởi đầu của một cuộc hành trình gian nan thời hiện đại giữa Huế-Hà Nội- Sài Gòn để tìm kiếm bản sắc của một Việt Nam hiện đại. Giữa những biến loạn đó, dù kinh đô có đi đâu chăng nữa thì rồng vẫn ở lại với người Việt, ở trên cõi Việt.

Mùa đông năm 1802, bốn tháng sau khi nước Việt Nam được thống nhất và lần đầu tiên lãnh thổ xuất hiện với hình dạng chữ S, nhà vua mới Gia Long phái một sứ đoàn đi Bắc Kinh để cầu phong.

Giống như thách thức đè nặng phái đoàn của Phùng Khắc Khoan hơn 200 năm trước để lấy lại quyền triều cống cho vua Lê, các sứ thần này có sứ mệnh làm rõ họ Nguyễn từ đâu tới và tại sao họ chính danh để cai trị Việt Nam. Nguyễn Phúc Ánh có lẽ không ngờ tới một trong các thử thách cam go với sứ đoàn tới từ chính niên hiệu của ông. Trong chữ “Gia Long” 嘉隆, “Gia” trùng với niên hiệu hoàng đế Gia Khánh 嘉慶 nhà Thanh, còn Long trùng với niên hiệu của phụ thân Gia Khánh: Càn Long 乾隆. Continue reading “Khi Thăng Long để mất rồng: Sự “giáng cấp” của Hà Nội thế kỉ XIX”

Trận Trân Châu Cảng đã định hình lại châu Á như thế nào?

Nguồn: Dominic Faulder, “80 years since Pearl Harbor: How the attack reshaped Asia”, Nikkei Asia, 7/12/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Cuộc xâm lược gần như đồng thời của Nhật Bản vào Thái Lan đã đánh dấu sự kết thúc của Đế chế Anh.

Bài phát biểu ảm đạm của Tổng thống Franklin Roosevelt trước Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ một ngày sau khi “lực lượng hải quân và không quân của Đế quốc Nhật Bản” tấn công Trân Châu Cảng ở Hawaii, nơi đặt Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ – “một ngày sẽ sống trong ô nhục ”, theo cách nói của ông – quả thực chưa bao giờ bị lãng quên.

Roosevelt nói: “Khoảng cách giữa Hawaii với Nhật Bản cho thấy rõ ràng cuộc tấn công đã được lên kế hoạch có chủ ý từ nhiều ngày trước, thậm chí vài tuần”. Ông lưu ý rằng Malaya, Guam, Philippines, đảo Wake và đảo Midway cũng bị tấn công vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nhưng lại không đề cập đến việc các lực lượng Nhật Bản đã bắt đầu xâm lược Thái Lan vài giờ trước đó, vào ngày 8 tháng 12 (tức ngày 7 tháng 12 theo giờ Mỹ). Continue reading “Trận Trân Châu Cảng đã định hình lại châu Á như thế nào?”

Các chính khách thế giới trước bà Merkel đã nghỉ hưu như thế nào?

Nguồn: “Zapfenstreich für Angela Merkel: Rententipps für die Bundeskanzlerin aus dem Ausland”, WELT, 3/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Với 16 năm làm thủ tướng, bà Angela Merkel có nhiều đồng nghiệp ở nước ngoài hơn bất kỳ người đứng đầu chính phủ nào khác. Hầu hết trong số họ đã nghỉ hưu về chính trị từ lâu. Tuy nhiên bà Thủ tướng không nên lấy tất cả các vị này làm hình mẫu cho mình.

Khi kết thúc nhiệm kỳ thủ tướng liên bang, bà Angela Merkel được Quân đội Cộng hòa Liên bang Đức tiễn đưa bằng một nghi lễ truyền thống của nước Đức dành cho các vị nguyên thủ. Chính thức bà thủ tướng sẽ nghỉ hưu trong tuần tới, khi chính phủ mới lên nắm quyền. Vậy bà Markel sẽ định hình việc nghỉ hưu của mình ra sao? Các cựu nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ ở các nước khác, những người mà bà Merkel đã cộng tác trong 16 năm qua, cho thấy điều đó có thể được thực hiện như thế nào. Continue reading “Các chính khách thế giới trước bà Merkel đã nghỉ hưu như thế nào?”

Xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia: Tiếp cận từ góc độ chiến lược đối ngoại

Tác giả: Đặng Cẩm Tú*– Vũ Lê Thái Hoàng**

Tóm tắt:  Trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, thương hiệu quốc gia và việc xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc gia ngày càng được quan tâm và trở thành một ưu tiên được nhiều nước trên thế giới chú trọng, đầu tư bài bản. Khởi phát từ lĩnh vực kinh tế thương mại, khái niệm thương hiệu quốc gia hiện nay đã phát triển với nội hàm mở rộng gồm tổng hòa các thành tố kinh tế và phi kinh tế như uy tín và chất lượng sản phẩm, dịch vụ quốc gia, tiềm năng kinh tế và du lịch, hệ thống giá trị, chất lượng cuộc sống, giá trị và bản sắc văn hóa truyền thống, và cao hơn là hình ảnh, bản sắc và vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Để tạo hiệu ứng tổng thể, phục vụ hiệu quả cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc, thương hiệu quốc gia còn là một ưu tiên quan trọng trong chiến lược đối ngoại của nhiều quốc gia. Theo đó, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia Việt Nam cần được xác định là một trọng tâm trong chiến lược đối ngoại, lồng ghép trong chiến lược phát triển tổng thể của quốc gia nhằm nâng cao và quảng bá hình ảnh và uy tín của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, hiện thực hóa khát vọng và mục tiêu phát triển đất nước từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra. Continue reading “Xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia: Tiếp cận từ góc độ chiến lược đối ngoại”

Putin có muốn một cuộc chiến tranh mới với Ukraine?

Nguồn: Pavel Lokshin, Ukraine: Will Putin einen neuen Krieg?, WELT, 04/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Nga đưa một lực lượng lớn quân đội đến biên giới Ukraine. Chưa bao giờ Vladimir Putin lại có cơ hội tốt như thế này để thôn tính Ukraine trong mùa đông năm nay. Một phần cũng do sự yếu kém của phương Tây. Nhưng cuộc tấn công này cũng có nhiều rủi ro đáng kể.

Tình hình biên giới với Ukraine đang hết sức nghiêm trọng. Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, Nga đã bao vây quân sự ở nước này. Gần biên giới, Điện Kremlin đã tập trung 115.000 binh sĩ, hơn 4.000 xe tăng và xe bọc thép, hàng trăm máy bay chiến đấu và trực thăng. Có 75 tàu chiến và 6 tàu ngầm ở Biển Đen ngoài khơi Crimea, nơi đang bị chiếm đóng. Báo chí Mỹ đưa tin, theo tình báo Mỹ, Điện Kremlin đã lên kế hoạch cho cuộc xâm lược Ukraine với 175.000 binh sĩ, có thể được thực hiện sớm nhất là vào đầu năm sau. Continue reading “Putin có muốn một cuộc chiến tranh mới với Ukraine?”

Nhà Minh xuất quân tiến hành xâm lăng An Nam

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Mặc dù có chút trở ngại do Tổng binh Chu Năng mất vào đầu tháng 10, nhưng Tân thành hầu Trương Phụ lên thay thế, tiếp tục chuẩn bị cho kế hoạch hành quân xâm lăng An Nam của nhà Minh:

Ngày 2 tháng 10 năm Vĩnh Lạc thứ 4 [12/11/1406]. Chinh thảo An Nam quan Tổng binh Thành quốc công Chu Năng bị bệnh, mất tại Long Châu.[1] Hữu Phó tướng quân Tân thành hầu Trương Phụ thay thế; điều toàn quân tiếp tục tiến và sai người về triều tâu.”  (Minh Thực Lục quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 235) Continue reading “Nhà Minh xuất quân tiến hành xâm lăng An Nam”

Nước Mỹ hậu Biden: Sẽ là nền cộng hòa thứ ba sau một thời kỳ tăm tối?

Nguồn: Hannes Stein,“Die USA nach Joe Biden: Erst kommt die Finsternis, dann ein neues Land”, WELT, 30/11/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Donald Trump rất có thể sẽ trở lại nắm quyền vào năm 2024, nước Mỹ có nguy cơ rơi vào tình trạng hỗn loạn. Di sản của Joe Biden sẽ tồn tại cả sau cuộc khủng hoảng này và mở đường cho một nền dân chủ đa chủng tộc. Tổng thống đã thực hiện bước đi có ý nghĩa quyết định đối với sự kiện này.

Không phải ai cũng thích thú với khoa học viễn tưởng, vì vậy ngay từ đầu xin có lời giải thích như sau: Hari Seldon là một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết “Foundation” của Isaac Asimov. Hari Seldon là một nhà toán học lỗi lạc và ông ta biết chắc chắn về hai điều. Điều đầu tiên, đế chế thiên hà mà ông ta đang sống, có quyền lực và sự giàu có dường như vô biên, rồi đây cũng sẽ sụp đổ. Hàng nghìn năm sau đó sẽ diễn ra các cuộc nội chiến triền miên và sự tàn bạo khôn lường. Thứ hai, Hari Seldon biết ông ta cũng chỉ là một người trần tục. Ông ấy cũng có thể phải ngồi xe lăn, trở thành một người già nua, bệnh tật, và cuộc sống của ông cũng không còn được bao lăm. Vì vậy, Seldon soạn thảo một kế hoạch để nó giúp ông và đế chế ngân hà này giảm được thời gian tăm tối khoảng một nghìn năm sau khi đế chế sụp đổ. Continue reading “Nước Mỹ hậu Biden: Sẽ là nền cộng hòa thứ ba sau một thời kỳ tăm tối?”

Tại sao giới tinh hoa Trung Quốc đang đối mặt nhiều bất trắc?

Nguồn: Gideon Rachman, “Why China’s elite tread a perilous path”, Financial Times, 29/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sự giàu có, quyền lực và danh tiếng không thể mang lại cho họ sự bảo vệ trước quyền lực độc đoán của Đảng Cộng sản.

Rui Chenggang đã gây ấn tượng mạnh với tôi. Anh ấy là một người dẫn chương trình truyền hình trẻ của Trung Quốc, với phong cách ăn mặc hoàn hảo giống như tiếng Anh của anh ấy. Chúng tôi gặp nhau tại Davos hồi năm 2014, trong một cuộc họp báo với Shinzo Abe. Rui đã hỏi vị thủ tướng Nhật khi đó một câu hỏi hóc búa – đồng thời chỉ ra rằng, lúc còn ở Tokyo, anh ta đã tập tại cùng một phòng gym giống Abe. Tóm lại, anh ta rất hài lòng về bản thân mình. Continue reading “Tại sao giới tinh hoa Trung Quốc đang đối mặt nhiều bất trắc?”

Kishore Mahbubani thảo luận về tương lai châu Á và Trung Quốc

Nguồn: Stefan Aust und Kishore Mahbubani: „Ich garantiere Ihnen, dass China in einem solchen Fall den Krieg erklären wird“, WELT, 27/11/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Kishore Mahbubani được đánh giá là một trong những nhà tư tưởng địa chiến lược sáng giá nhất ở châu Á hiện nay. Trong một cuộc trao đổi với Stefan Aust, vị cựu đại sứ Singapore này cáo buộc phương Tây đánh giá sai về Trung Quốc do thói kiêu ngạo của mình. Ông coi 200 năm vừa qua là một tai nạn lịch sử.

Theo lời mời của Quỹ Konrad Adenauer tại Singapore, Stefan Aust, nhà xuất bản báo WELT (Đức) đã có cuộc trao đổi với ông Kishore Mahbubani, cựu Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đại sứ lâu năm của Singapore ở nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ. Ông cũng là giáo sư Khoa học Chính trị tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, một trong những nhà lãnh đạo tư tưởng quan trọng nhất ở châu Á. Chủ đề: “Tập Cận Bình và vai trò của Trung Quốc trong một thế giới đang biến đổi”. 50 khách mời, bao gồm một số đại sứ và thành viên quốc hội, đã họp mặt trong phòng tiệc của khách sạn Shangri-La ở Singapore. Stefan Aust tham gia cuộc gặp gỡ từ Hamburg. Sự kiện này là dịp kỷ niệm 25 năm thành lập chương trình truyền thông Châu Á của Quỹ Konrad Adenauer. Continue reading “Kishore Mahbubani thảo luận về tương lai châu Á và Trung Quốc”

Một vài kỷ niệm về bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân Tổng thống Thiệu

Tác giả: TS Nguyễn Tiến Hưng

Mùa Đông năm 1976, chúng tôi bay sang London, Anh, để thăm ông bà cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Trước khi đi, chúng tôi viết thư cho ông biết ngày giờ tới phi trường Heathrow và số chuyến bay. Ông trả lời là sẽ có người ra đón. Tới nơi thì vừa ra cửa đã thấy ông đứng ngay ở đó vẫy tay chào. Thật là cảm động gặp lại ông sau hơn một năm trời và sau bao nhiêu biến cố.

Sau khi bắt tay nhau thật chặt và trao đổi mấy lời thăm hỏi, ông tự lái xe đưa chúng tôi về nhà. Đây là một căn nhà nho nhỏ, xinh xinh nằm ở vùng Surrey, ngoại ô London. Một cái bảng treo trên cửa với mấy chữ khá lớn “The White House.” Chúng tôi hỏi ông là bảng này vẫn có từ trước hay ông treo vào? Ông nói villa bên này hay mang tên cho dễ nhận, và cái bảng này là của chủ cũ để lại. Ông tự tay xách giúp cái valise và đưa chúng tôi lên một phòng trên lầu hai, vặn hộp sưởi điện cho ấm, rồi dặn là nếu thấy vẫn còn lạnh thì cứ vặn thêm cái hộp sưởi thứ hai. Continue reading “Một vài kỷ niệm về bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân Tổng thống Thiệu”

“Cú shock” mang tên Minh Mệnh

Tác giả: Vũ Đức Liêm

“Trẫm vâng mệnh sáng (minh mệnh) ở trời, chịu mệnh sáng (minh mệnh) ở hoàng khảo [Gia Long], vậy lấy năm nay là năm Canh Thìn, làm Minh Mệnh nguyên niên [năm thứ nhất] để chính tên hay, rõ mối lớn” (Đại Nam Thực lục [ĐNTL], đệ nhị kỷ [II], 1: 4a). Đó là lời tuyên bố của vị vua thứ hai triều Nguyễn vào năm 1820, giải thích về niên hiệu của mình và tìm kiếm những kết nối thần thánh, thiên mệnh, và chính thống cho ngai vàng. Tuy nhiên không phải ai ở Huế vào thời điểm đó cũng chia sẻ điều này với nhà vua, nếu không nói đến sự hoài nghi bao trùm một số lớn quan chức cả Việt và Pháp, và dân chúng. Đó là một trong những câu chuyện bị lờ đi, hay cố tình làm giảm tính chất nghiêm trọng của nó trong các diễn trình lịch sử ở Huế đó có thể được gọi tên: ‘cú shock Minh Mệnh’. Continue reading ““Cú shock” mang tên Minh Mệnh”

Võ Văn Ba: Điệp viên hàng đầu của VNCH và CIA ở Nam Việt Nam

Tác giả: Tina Hà Giang p/v Frank Snepp

Chỉ gần đây mới có tin chính thức về cái chết của Võ Văn Ba, người từng được coi là ‘điệp viên hàng đầu của CIA ở Nam VN’, khi báo chí Hà Nội gọi đây là ‘tên nội gián nguy hiểm’, bí số X92, Frank Snepp đã biết chắc về cái chết sẽ đến của điệp viên này từ ngày 17/4/1975.

“Lúc ấy tôi biết tính mệnh của Võ Văn Ba đang lâm nguy, và có đủ lý do để tin là một nhân viên CIA biết rõ về nhiệm vụ của ông đã bị phe cộng sản bắt tại Phan Rang, và ngờ rằng khi bị tra tấn, người này sẽ khiến ông bị lộ. Một trong những ác mộng kinh hoàng nhất của tôi trong những ngày cuối cuộc chiến – là người anh hùng này, người đã liều lĩnh làm mọi thứ để hỗ trợ đồng minh – và đảm bảo sự thành công của đợt không vận khẩn cấp cuối cùng đưa nhiều người Việt di tản khỏi VN – có thể đã không sống sót. Continue reading “Võ Văn Ba: Điệp viên hàng đầu của VNCH và CIA ở Nam Việt Nam”

Đài Loan: Cục xương khó nuốt đối với Bắc Kinh?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Kẻ nhân nhượng cho cá sấu ăn với hy vọng nó sẽ ăn thịt mình cuối cùng” (an appeaser is someone who feeds a crocodile hoping it will eat him last – Churchill).

Gần đây, câu hỏi Trung Quốc có đánh chiếm Đài Loan không và nếu có thì bao giờ đã làm giới nghiên cứu đau đầu và dư luận lo ngại, nhưng vẫn chưa có lời giải thỏa đáng, các giả thuyết vẫn chưa rõ ràng. Trong thế giới “hậu chiến tranh lạnh” (Mỹ – Xô) hay “chiến tranh lạnh kiểu mới” (Mỹ – Trung), yếu tố “bất định” và “khó lường” ngày càng tăng, làm cho điều chỉnh chiến lược thời Trump và thời Biden vẫn chưa hoàn chỉnh. Continue reading “Đài Loan: Cục xương khó nuốt đối với Bắc Kinh?”