Làn sóng thánh chiến thứ tư

PX*3924134

Nguồn: Carl Bildt, “The Fourth Jihadist wave”, Project Syndicate, 22/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các ngôn từ mạnh mẽ đã xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc tranh luận về việc làm thế nào để chống lại mối đe dọa khủng bố thánh chiến. Những người dẫn các chương trình tọa đàm trên truyền hình dự đoán về thời điểm giành lại quyền kiểm soát Raqqa thuộc Syria hay Mosul thuộc Iraq từ tay Nhà nước Hồi giáo (ISIS), hàm ý rằng việc giải phóng những thành phố này ít nhất là sẽ đánh dấu sự bắt đầu chấm dứt vấn đề. Và vào tháng 12, Ted Cruz, một ứng viên Cộng hòa trong cuộc đua tổng thống Hoa Kỳ, còn đi xa tới mức nói về những cuộc tấn công hạt nhân (nhằm vào ISIS) như sau: “Tôi không biết liệu cát có thể phát sáng trong bóng tối không, nhưng chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời cho điều đó,” ông nói. Continue reading “Làn sóng thánh chiến thứ tư”

TQ bình luận về chuyến thăm VN của Obama

obamavn

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sáng ngày 23/5/2016 (giờ Hà Nội), Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) phát đi bài xã luận dưới tít “Obama không có cách nào biến Việt Nam thành Philippines“. Bài báo viết:

Từ ngày 23 Tổng thống Mỹ Obama bắt đầu thăm Việt Nam. Mối quan hệ Việt-Mỹ được coi là một xu hướng động không xác định và nhạy cảm, vì thế được quan tâm nhiều. Mối quan hệ ấy có thể đi bao xa, vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau.

Đây là một chuyến thăm muộn màng chẳng đi đâu mà vội của Obama. Năm ngoái tròn 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam và tròn 20 năm Việt-Mỹ lập quan hệ ngoại giao, nhưng năm nay Obama mới đến, điều đó nói lên Việt Nam “không phải là quan trọng nhất” với Mỹ, “có thể thu xếp đến sau”, đồng thời cũng nói lên mức độ quan trọng của Việt Nam đòi hỏi Obama “phải đến nước này một chuyến trước ngày mãn nhiệm”. Continue reading “TQ bình luận về chuyến thăm VN của Obama”

Tại sao Tập Cận Bình thanh lọc quân đội Trung Quốc?

ximr

Nguồn: Derek Grossman & Michael Chase, “Why Xi is Purging the Chinese Military“, The National Interest, 15/04/2016.

Biên dịch: Trần Quang

Chủ tịch Trung Quốc đang làm theo những lời dạy trong cuốn sách đỏ Mao tuyển của Mao Trạch Đông.

Đã có nhiều bàn tán về một loạt tuyên bố trong những tháng vừa qua của Tập Cận Bình – Chủ tịch Trung Quốc, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Quân ủy trung ương (CMC) – báo hiệu những cải cách cơ cấu lớn đối với Quân giải phóng nhân dân (PLA), các cải cách này được dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2020. Các nhà quan sát kỳ cựu về Trung Quốc đã sốt sắng liệt kê những điều đã biết và chưa biết tính tới thời điểm này từ các tuyên bố chính thức, và những điều được đồn đoán dựa trên các nguồn không chính thức.

Chẳng hạn, các nhà quan sát đã đặc biệt chú ý tới việc Tập Cận Bình thành lập Lực lượng hỗ trợ chiến lược PLA và suy ngẫm về vị thế của nó trong PLA so với các quân chủng, cũng như vai trò và nhiệm vụ chính xác của nó. Các nhà phân tích cũng suy nghĩ về các câu hỏi như tư cách thành viên trong tương lai của CMC và các cấp hàng đầu thường do quân đội thống trị trong ban lãnh đạo PLA sẽ hợp tác đến đâu dưới các cải cách. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình thanh lọc quân đội Trung Quốc?”

Tránh ‘bẫy Thucydides’: Không chỉ việc của Trung Quốc?

USCN

Nguồn: Merriden Varrall, “It takes two to Thucydides”, The Lowy Interpreter, 22/04/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Gần đây cộng đồng an ninh và quan hệ quốc tế nói nhiều về “bẫy Thucydides”, và cụ thể hơn là việc Trung Quốc và Mỹ có thể rơi vào cái bẫy này. Nhưng có hai vấn đề quan trọng với cách sử dụng hình tượng này, điều có tác động vượt ra ngoài lĩnh vực học thuật.

Để giúp những ai không nghiên cứu lịch sử Hy Lạp cổ đại hiểu được khái niệm này, cần nhắc lại rằng Thucydides là một sử gia, người vào năm 461 TCN đã viết về lịch sử cuộc chiến tranh Peloponnesus (431-404 TCN) giữa Đế quốc Athens (cường quốc muốn giữ nguyên trạng) và Liên minh Peloponnesus do Sparta (cường quốc đang nổi lên) dẫn đầu. Continue reading “Tránh ‘bẫy Thucydides’: Không chỉ việc của Trung Quốc?”

Siêu cường (Superpower)

sc

Tác giả: Nguyễn Hồng Bảo Thi

“Siêu cường” là khái niệm dùng để chỉ một quốc gia đứng hàng đầu trong hệ thống quốc tế, có khả năng gây ảnh hưởng tới nền kinh tế – chính trị quốc tế và phô trương sức mạnh của mình trên phạm vi toàn thế giới. Trong địa chính trị thế giới, người ta phân biệt hai khái niệm siêu cường và cường quốc trong đó siêu cường thường được coi có mức quyền lực cao hơn cường quốc.

Khái niệm “siêu cường” bản thân nó đã mang hàm ý rằng tồn tại một hệ thống thứ bậc giữa các quốc gia trên thế giới. Trong hệ thống đó, quốc gia siêu cường đóng vai trò lãnh đạo chủ chốt và có khả năng giành được sự tôn trọng và trung thành của các quốc gia khác. Trong phạm vi ảnh hưởng của mình, quốc gia siêu cường có thể áp đặt ý chính chính trị của mình lên các quốc gia nhỏ khác mà không e ngại bị trả đũa hay trừng phạt. Continue reading “Siêu cường (Superpower)”

Khả năng Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với VN có gây quan ngại?

25993887

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Lifting of arms-sale ban largely a symbolic move”, TODAY, 20/05/2016.

Biên dịch: Việt Hải

Một số bản tin cho hay Việt Nam hồi trước đã âm thầm tổ chức một hội thảo quốc phòng với sự tham gia của nhiều nhà sản xuất vũ khí hàng đầu nước Mỹ như Boeing và Lockheed Martin. Hội thảo này, diễn ra chỉ vài ngày trước chuyến thăm chính thức của Tổng thống Mỹ, dường như xác nhận tin đồn rằng ông Obama có thể tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Hà Nội trong chuyến thăm.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã hoan nghênh triển vọng này, cho rằng động thái trên sẽ thúc đẩy hơn nữa lòng tin lẫn nhau giữa hai quốc gia cựu thù. Tuy nhiên, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, Daniel Russel, hồi tuần trước khẳng định vẫn chưa có quyết định cuối cùng liên quan đến vấn đề này. Continue reading “Khả năng Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với VN có gây quan ngại?”

Các bài học về Trung Quốc của Việt Nam

binh_OIPN

Nguồn: Yuriko Koike, “Vietnam’s Chinese Lessons,” Project Syndicate, 15/11/2010.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong 30 năm sau Thế chiến II, Việt Nam được cả thế giới chú ý đến. Chiến thắng của nước này trước Pháp và Hoa Kỳ là những cuộc chiến định nghĩa cho khái niệm độc lập trong thời kỳ hậu thực dân. Nhưng sau những hình ảnh bất hủ của trực thăng quân sự Mỹ lượn trên nóc tòa Đại sứ quán bị di tản của Hoa Kỳ tại Sài Gòn năm 1975, Việt Nam gần như đã trượt khỏi sự quan tâm của thế giới.

Tình thế đã thay đổi. Vị trí chiến lược của Việt Nam – láng giềng của Trung Quốc và nằm dọc theo các tuyến vận tải thương mại đường biển lớn của châu Á – luôn khiến nước này có vai trò cực kỳ quan trọng, và điều này có thể giải thích tại sao các cuộc chiến chống thực dân của Việt Nam đã kéo dài như vậy. Trong những năm gần đây, tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng, nhờ vào sự chuyển mình mạnh mẽ – dù không phải lúc nào cũng được công nhận rộng rãi – của phát triển kinh tế và định hướng chính sách đối ngoại của nước này. Continue reading “Các bài học về Trung Quốc của Việt Nam”

Kim cương Kohinoor và di sản chủ nghĩa thực dân Anh

koh-i-noor

Nguồn: Shashi Tharoor, “India’s Jewel in the Crown”, Project Syndicate, 05/05/2016.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng cố vấn pháp lý Ấn Độ, ông Ranjit Kumar, mới đây đã tuyên bố rằng Ấn Độ không tìm cách thu hồi viên kim cương Kohinoor – một trong những viên kim cương lâu đời và giá trị nhất thế giới – từ phía Anh, quốc gia đã được Ấn Độ “tặng” báu vật này. Tuyên bố của ông đã gây sốc cho Ấn Độ và châm ngòi cho một loạt những cuộc tranh luận sôi nổi. Trên thực tế, những tranh cãi này đã diễn ra theo chiều hướng tiêu cực đến mức chính phủ phải tuyên bố lại rằng họ vẫn muốn lấy lại viên kim cương. Tuy nhiên, cam kết của chính phủ trong việc đòi lại Kohinoor nói một cách nhẹ nhàng là vẫn vô cùng không thuyết phục. Continue reading “Kim cương Kohinoor và di sản chủ nghĩa thực dân Anh”

Trách nhiệm của Ả-rập Xê-út với chủ nghĩa cực đoan

rtr4bew2

Nguồn: Christopher Hill, “The Kingdom and the Power”, Project Syndicate, 27/04/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Mỹ Barack Obama được cho là đã “giải quyết xong bất đồng” với Nhà vua Ả-rập Xê-út Salman trước cuộc họp gần đây nhất của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh tại thủ đô Riyadh của nước này. Nếu xét mức độ căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai bên – vốn đã kéo dài trong nhiều năm – thì đây có lẽ là kết quả tích cực nhất mà người ta có thể trông đợi. Nhưng như thế là chưa đủ.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Ả-rập Xê-út dựa trên phương thức tiếp cận cho-và-nhận thực dụng, nhằm mục đích thúc đẩy các lợi ích chung, trong đó quan trọng nhất là duy trì hòa bình và an ninh tương đối tại khu vực bất ổn nhưng có tầm quan trọng sống còn đối với nền kinh tế toàn cầu này. Song, phương thức này nhanh chóng trở nên lỗi thời. Quả thực, chúng ta đã bước vào một thời đại tư tưởng mới mà ở đó, việc dựa trên chủ nghĩa thực dụng, thay vì các giá trị chung, ngày càng khó khăn hơn. Continue reading “Trách nhiệm của Ả-rập Xê-út với chủ nghĩa cực đoan”

Những lo ngại về chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc

7822_protesta

Nguồn: Peter Cai, “China’s doves break cover to criticise foreign policy“, The Lowy Interpreter, 21/04/2016.

Biên dịch: Trần Quang

Một số học giả, giới ngoại giao và nhà quản lý kinh tế Trung Quốc đang ngày càng lo ngại về chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc, đồng thời coi đó là một sự phủ nhận nguy hiểm chính sách cải cách và mở cửa của ông Đặng Tiểu Bình, phá hoại mối quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và cộng đồng quốc tế.

Tờ “The Global Times” (Thời báo Hoàn cầu) của Trung Quốc là một trong những ấn phẩm yêu thích của các nhà báo phương Tây và các chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc. Tờ báo quốc gia này được biết đến với lập trường cứng rắn và ngôn ngữ tiếng Anh đầy màu sắc. Tổng biên tập tờ “Thời báo Hoàn cầu”, ông Hồ Tích Tiến, đang bị nhiều độc giả ở Trung Quốc lên án nhưng cũng được nhiều người yêu mến. Đối với Trung Quốc tự do, ông Hồ Tích Tiến là hiện thân của những căn bệnh cố hữu của quốc gia châu Á này. Đó là tự tôn dân tộc và ý thức hệ. Quan điểm thế giới quan đầy hiếu chiến của ông đang gây tiếng vang mạnh mẽ với chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc. Continue reading “Những lo ngại về chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc”

Răn đe (Deterence)

det

Tác giả: Lê Hồng Hiệp & Trương Thanh Nhã

Răn đe là biện pháp dùng việc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản đối thủ thực hiện một hành động nhất định. Đối tượng bị đe dọa, khi nhận thấy hành động dự kiến của mình nếu xảy ra sẽ phải trả giá đắt, sẽ kiềm chế và giảm động lực thực hiện hành động đó. Chính vì vậy có thể nói răn đe chính là một dạng thuyết phục trong chiến lược quân sự. Khi thực chiến lược răn đe, quốc gia răn đe phải quyết định hành động nào của đối phương xứng đáng được đáp trả và sự đáp trả cần ở mức độ như thế nào để đối phương cảm thấy đủ sợ hãi mà không dám thực hiện hành động đó. Continue reading “Răn đe (Deterence)”

Djibouti: Điểm hẹn của các siêu cường

20160409_map503

Nguồn: The superpowers’ playground, The Economist, 09/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Huyền & Vũ Hồng Trang

Cứ đến 2 giờ chiều, cuộc sống bắt đầu dừng lại tại đất nước Châu Phi nhỏ bé mang tên Djibouti. Mặt trời thiêu đốt trên cao khiến người dân phải về nhà tránh nắng, ngoại trừ một số ít người nằm tận hưởng bóng râm trên các lối đi được xây từ thời thuộc địa, nhai lá qat (một loại lá gây kích thích – NBT) để rồi chìm vào trạng thái ngà ngà say.

Trong cái nóng dễ đưa người ta vào giấc ngủ, sẽ là điều dễ hiểu nếu cho rằng thời gian đã bỏ quên đất nước có kích thước chỉ bằng tiểu bang New Jersey này. Tuy nhiên sự ổn định yên bình dù nằm ở khu vực Sừng Châu Phi đầy biến động lại khiến quốc gia chỉ với 875.000 dân này trở thành nơi tập trung của các siêu cường. Continue reading “Djibouti: Điểm hẹn của các siêu cường”

Những nhà cải cách ‘bất thường’

Gty_pope_sanders_mm_150922_16x9_992

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “The Improbable Reformers”, Project Syndicate, 28/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Suốt những năm qua, Đức Giáo hoàng Francis đã hồi sinh thông điệp cốt lõi của Giáo hội Công giáo thông qua những chỉ trích nhiệt tâm đối với “chủ nghĩa tư bản không kiểm soát”, đi kèm một thế giới quan mới tiến bộ hơn. Trong các cuộc bầu cử sơ bộ ở Mỹ, chiến dịch tranh cử của Thượng nghị sĩ bang Vermont Bernie Sanders cũng đang làm điều tương tự đối với Đảng Dân chủ – và rộng hơn là cho chính trường Mỹ.

Thông điệp của Sanders vay mượn khá nhiều từ phong trào “Chiếm Phố Wall” (Occupy Wall Street – OWS), cũng như lời kêu gọi dùng vũ lực chống lại bất bình đẳng kinh tế của phong trào này. Nhưng thậm chí còn trước cả khi Sanders nổi lên như một ứng viên có thể trở thành đại diện của Đảng Dân chủ, Giáo hoàng Francis đã giành được trái tim của hàng triệu người với một thông điệp tương tự. Continue reading “Những nhà cải cách ‘bất thường’”

Nhật và Úc tăng cường can dự quân sự ở Biển Đông

20140911ran8531447_044.jpg

Nguồn: Tomohiko Satake, “Japan and Australia ramp up defence engagement in the South China Sea”, East Asia Forum, 26/04/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giữa lúc căng thẳng gia tăng trên Biển Đông, Hoa Kỳ đã kêu gọi các đồng minh trong khu vực hỗ trợ tích cực hơn cho các chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải (TDHH) của nước này. Nhưng dù bày tỏ ủng hộ chính trị các chiến dịch này, dường như cả Tokyo và Canberra đều không sẵn sàng biến sự ủng hộ đó thành hành động trực tiếp.

Lâu nay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã công khai loại trừ khả năng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (LLPV) trực tiếp tham dự vào các chiến dịch đảm bảo TDHH, dù ông không bác bỏ khả năng cử LLPV đến Biển Đông nếu xảy ra biến cố trong tương lai. Và mặc dù có tin là Australia đã cân nhắc thực hiện hoạt động đảm bảo TDHH của riêng họ, đến nay chính phủ của Thủ tướng Turnbull vẫn tránh khiêu khích Trung Quốc – đối tác thương mại chính của Australia – bằng việc mở rộng các hoạt động quân sự trong khu vực. Continue reading “Nhật và Úc tăng cường can dự quân sự ở Biển Đông”

Thử thách lớn cho Mỹ và các đồng minh châu Á

park-obama-abe-at-the-hague

Nguồn: James Curran, “Trouble at sea for the US and its Asian allies,” East Asia Forum, 19/04/2016.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tại thủ đô các nước đồng minh của Mỹ tại châu Á, hai hiện tượng đang cùng lúc tác động đến việc tăng cường mối quan hệ vốn đã khó khăn với Washington. Đầu tiên là việc Trung Quốc tiếp tục các hành động gây hấn ở Biển Đông. Việc Bắc Kinh quân sự hóa những vùng lãnh thổ tranh chấp ở đây – biến các dải đá và san hô thành các hòn đảo nhân tạo có đường băng và đài radar – đã đẩy các đồng minh vốn đã thân cận với Mỹ ngã sâu thêm vào vòng tay của Washington.

Ngay cả đối thủ cũ của Mỹ như Việt Nam cũng đang thảo luận về khả năng đón các chuyến thăm của hải quân Mỹ đến vịnh Cam Ranh. Hai nước cũng đã đồng ý tăng cường thương mại quốc phòng và các hoạt động quân sự chung. Trong khi đó, quân đội Mỹ cũng chuẩn bị triển khai luân phiên đến các căn cứ quân sự của Philippines – một thuộc địa cũ đã từng đẩy Hải quân Mỹ ra khỏi căn cứ ở Vịnh Subic gần một phần tư thế kỷ trước. Continue reading “Thử thách lớn cho Mỹ và các đồng minh châu Á”

Thắng lợi chiến lược của Nga ở Trung Đông

_85857073

Nguồn: Schlomo Ben – Ami, Russia’s Middle East Success, Project Syndicate, 12/4/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Minh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau nhiều năm bị gạt ra bên lề, nước Nga đã trở lại trung tâm của cuộc chơi địa chính trị ở Trung Đông. Trong bối cảnh chính sách mập mờ của Hoa Kỳ, sự can thiệp có tính toán của Nga trong cuộc nội chiến ở Syria là một trường hợp hiếm hoi mà ở đó việc sử dụng sức mạnh hạn chế ở khu vực đã đem lại một sự biến đổi lớn về cục diện ngoại giao.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Jeffrey Goldberg, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tiết lộ suy nghĩ của ông về một số lĩnh vực đối ngoại then chốt, đặc biệt là Trung Đông. Không màng tới những đồng minh châu Âu và những cố vấn an ninh của mình, bao gồm cả cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, người ủng hộ can thiệp quân sự ở Syria, ông Obama không ngần ngại nói thẳng khi miêu tả về khu vực đầy bất ổn này. Continue reading “Thắng lợi chiến lược của Nga ở Trung Đông”

Trò ‘chia để trị’ nguy hiểm của Trung Quốc với ASEAN

25776537

Nguồn: Tang Siew Mun, “China’s dangerous divide and conquer game with ASEAN“, Today, 27/04/2016.

Biên dịch: Anh Thư

Trong khi Bắc Kinh cẩn trọng gây dựng quan hệ gần gũi với ASEAN, dường như họ đang để mất động lực này khi tranh chấp lãnh thổ nảy sinh ở vùng biển chiến lược. Diễn biến mới nhất đã diễn ra hôm 23/4 khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thông báo rằng Trung Quốc, Brunei, Campuchia và Lào đạt được một “sự đồng thuận” về Biển Đông. Bốn điểm trong cái gọi là sự đồng thuận này bao gồm:

– Trước tiên, những bất đồng trên Biển Đông không phải là tranh chấp giữa Trung Quốc và ASEAN, và vấn đề này sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc-ASEAN.

– Thứ hai, quyền lợi của tất cả các quốc gia là độc lập lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế cần được xác nhận. Áp đặt một cách tiếp cận đơn phương là sai. Continue reading “Trò ‘chia để trị’ nguy hiểm của Trung Quốc với ASEAN”

Nguy cơ từ tình trạng khan hiếm nước ở châu Á

str2_gnshunger2_cb_1(leadpic)-770x470

Nguồn: Brahma Chellaney, “Asia’s Troubled Water”, Project Syndicate, 22/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tình trạng khan hiếm nước tại châu Á đang ngày càng xấu đi. Vốn đã là lục địa khô nhất tính theo lượng nước bình quân đầu người, châu Á hiện còn phải đối mặt với hạn hán nghiêm trọng diễn ra trên một khu vực rộng lớn, kéo dài từ miền Nam Việt Nam đến miền Trung Ấn Độ. Điều này đã làm trầm trọng thêm những căng thẳng chính trị, bởi vì nó làm nổi bật tác động của chính sách xây đập của Trung Quốc đối với môi trường và đối với các quốc gia nằm ở hạ lưu sông Mekong.

Đợt hạn hán hiện nay ở các nước Đông Nam Á và Nam Á là đợt hạn hán tồi tệ nhất suốt nhiều thập niên qua. Trong đó, các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (một vựa lúa của châu Á) và Tây Nguyên của Việt Nam; 27 trong số 76 tỉnh của Thái Lan; một vài nơi tại Campuchia; hai thành phố lớn nhất của Myanmar, Yangon và Mandalay; và nhiều khu vực ở Ấn Độ, vốn là nơi sinh sống của hơn một phần tư dân số nước này. Continue reading “Nguy cơ từ tình trạng khan hiếm nước ở châu Á”

Ấn Độ và Việt Nam trong cán cân quyền lực châu Á

indiavietnam

Nguồn: Sylvia Mishra, “India and Vietnam Can Rescue Asia’s Balance of Power“, The National Interests, 25/04/2016.

Biên dịch: Mỹ Anh

Ấn Độ không còn che giấu khát vọng đóng một vai trò an ninh và chính trị tích cực tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương khi từng bước mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chiến lược thông qua chính sách “Hành động phía Đông” và cách tiếp cận ngoại giao đa phương. Trong quá trình đó, quốc gia đóng vai trò chủ chốt giúp Ấn Độ duy trì sự hiện diện lâu dài tại khu vực là Việt Nam.

Trong mấy năm gần đây, vị thế ngoại giao của Hà Nội ngày càng tăng trong những tính toán chiến lược của New Delhi. Nhờ sự giao thoa giữa chính sách Hành động phía Đông của Ấn Độ và Chính sách hướng Tây của Việt Nam, cả hai quốc gia đang có cơ hội lịch sử để cùng nhau định hình cán cân chiến lược của châu Á. Continue reading “Ấn Độ và Việt Nam trong cán cân quyền lực châu Á”

5 lý do châu Âu là mục tiêu hàng đầu của khủng bố

kbo

Nguồn:These 5 Facts Explain Why Europe Is Ground Zero for Terrorism, Time Magazine, 22/03/2016

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Vụ đánh bom hôm thứ ba tại Brussels đánh dấu cuộc tấn công khủng bố lớn thứ ba trong vòng 15 tháng qua. 5 lý do dưới đây giải thích vì sao Châu Âu là nạn nhân hàng đầu của khủng bố Hồi giáo.

  1. Khởi điểm

Chuỗi khủng bố bạo lực bắt đầu tại Brussels vào tháng 5 năm 2014, khi một chiến binh người Pháp liên quan tới ISIS nã súng vào một bảo tàng Do Thái ở Brussels làm thiệt mạng 3 người. Tiếp theo là vụ nổ súng tại tòa soạn báo Charlie Hebdo ở Paris, rồi một cuộc tấn công vào một diễn đàn tự do tại Đan Mạch, những cuộc tấn công tại nhà hát Bactaclan và sân vận động Stade de France tại Paris, và giờ đây là vụ đánh bom ở Brussels. Continue reading “5 lý do châu Âu là mục tiêu hàng đầu của khủng bố”