Quân đội Nhật đã sẵn sàng tác chiến chưa?

Nguồn:Is Japan’s army ready for battle?”, The Economist, 20/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhật Bản có rất nhiều máy bay, nhưng các tân binh có thể là một vấn đề.

Sách trắng mới nhất của Nhật Bản về quốc phòng rất thẳng thừng. Tài liệu này cảnh báo rằng “Các yếu tố gây bất ổn” trong khu vực đang “trở nên hữu hình và cấp bách hơn”. Triều Tiên có thể đã thu nhỏ được các vũ khí hạt nhân và chế tạo chúng thành đầu đạn hạt nhân. Các nỗ lực leo thang của Trung Quốc để “thay đổi nguyên trạng” bằng cách quân sự hóa Biển Đông cho thấy quốc gia này có ý định “hoàn thành các yêu sách đơn phương mà không cần thỏa hiệp”. Quan trọng nhất trong số những quan ngại này là các tranh chấp lãnh thổ kéo dài của Nhật Bản với các nước láng giềng kề cận nhất: Nga, Hàn Quốc và Trung Quốc. Continue reading “Quân đội Nhật đã sẵn sàng tác chiến chưa?”

Tại sao Macedonia vẫn được gọi là FYROM?

Nguồn:Why Macedonia still has a second name”, The Economist, 19/12/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Macedonia đã giành được độc lập hơn 25 năm trước. Thế nhưng tên gọi của nó vẫn chưa được quyết định.

Gần một phần tư thế kỷ qua, Macedonia, đất nước nằm ở cực nam của nước Nam Tư cũ, vẫn được Liên Hợp Quốc, EU và nhiều tổ chức khác gọi là FYROM, viết tắt của Former Yugoslav Republic of Macedonia (Cộng hòa Macedonia trực thuộc Nam Tư cũ). Đây là một phần của một vấn đề kỳ lạ đã làm rối loạn mối quan hệ của Macedonia với nước láng giềng Hy Lạp, kể từ khi đất nước này giành được độc lập vào năm 1991. Tuần trước, các cuộc đàm phán do Liên Hợp Quốc chủ trì về một thỏa thuận có thể giúp Macedonia nhận được lời mời gia nhập NATO và bắt đầu các cuộc đàm phán về việc gia nhập EU (cả hai vấn đề hiện đều đang bị chặn bởi Hy Lạp) đã được khởi động lại sau ba năm. Cả hai bên đều bày tỏ thiện chí. Radmila Sekerinska, Bộ trưởng Quốc phòng Macedonia, mô tả các cuộc đàm phán như là một “cơ hội lớn” để giải quyết vấn đề này. Continue reading “Tại sao Macedonia vẫn được gọi là FYROM?”

Cải cách cơ cấu là gì và tại sao nó lại quan trọng?

Nguồn:What structural reform is and why it is important?”, The Economist, 09/12/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chính phủ các nước có thể làm gì để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế? Hầu hết các nhà kinh tế tin rằng các chính phủ cần giúp thị trường hoạt động hiệu quả: cưỡng chế thực hiện hợp đồng, giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán, cung cấp điện cho các công ty, hay các hoạt động tương tự. Ngân hàng Thế giới có bảng xếp hạng hàng năm về mức độ hiệu quả của các chính phủ: các bảng xếp hạng mới nhất được công bố vào tháng Mười. Ở nhiều quốc gia, chính phủ khiến cho việc kinh doanh trở nên khó khăn: chẳng hạn, ở Madagascar, một doanh nghiệp có thể phải chờ hơn một năm mới được cấp điện. Tạp chí The Economist thường khuyến nghị “cải cách cơ cấu” (structural reform) như là một phương thuốc chữa các căn bệnh kinh tế. Nhưng chính xác thì “cải cách cơ cấu” nghĩa là gì? Continue reading “Cải cách cơ cấu là gì và tại sao nó lại quan trọng?”

Nhập cư làm thay đổi nhà nước phúc lợi Thụy Điển ra sao?

Nguồn:How immigration is changing the Swedish welfare state”, The Economist, 23/06/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Căng thẳng đang dâng cao khi tác giả bài viết này đến Thụy Điển vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng di dân ở châu Âu vào cuối năm 2015. Mặc dù hầu hết người Thụy Điển vui vẻ chấp nhận 163.000 người tị nạn đến nước họ vào năm đó, những người dân còn lại tỏ ra ít chào đón hơn. Ở Malmo, một thành phố miền Nam có nhiều người nhập cư, một người thu ngân trong một cửa hàng địa phương đã tỏ ra vô cùng tức giận. “Họ đến đây vì phúc lợi và các lợi ích,” ông nói, trước khi nói với tác giả bài viết này là hãy “biến đi”. Giọng điệu như vậy trước đây từng chỉ dành riêng cho các chính trị gia cực hữu của đảng Dân chủ Thụy Điển, những người đã lợi dụng cuộc khủng hoảng di dân để thu hút thêm sự ủng hộ. Kể từ đó chính phủ đã nỗ lực điều chỉnh chính sách của nhà nước phúc lợi Thụy Điển để phù hợp với thời đại: vừa giúp đỡ hàng trăm ngàn người tị nạn vừa cố gắng làm giảm bớt những lập luận như vậy của cánh hữu. Vậy điều gì đang thay đổi? Continue reading “Nhập cư làm thay đổi nhà nước phúc lợi Thụy Điển ra sao?”

Tại sao đạo Tin Lành phát triển mạnh ở các nước đang phát triển?

Nguồn:Why is Protestantism flourishing in the developing world?”, The Economist, 09/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đạo Tin Lành đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thế giới hiện đại, tự do. Nó đã góp phần vào sự nổi lên của các khái niệm như tự do lương tâm, khoan dung và tam quyền phân lập. Nhưng khi thế giới đánh dấu kỷ niệm 500 năm ngày bắt đầu cuộc Cải cách Kháng cách thì trục của đức tin này đang dần dịch chuyển. Tỷ lệ người Tây Âu và Bắc Mỹ tuyên xưng theo đạo Tin lành đang suy giảm; trong khi đó, ở các nước đang phát triển, tỷ lệ này đang tăng lên nhanh chóng. Trong phần lớn thế kỷ 20, xu thế thế tục hóa toàn cầu đã được coi là không thể tránh khỏi khi các quốc gia hiện đại hóa. Nhưng các nước đang phát triển đang thực sự trở nên sùng đạo, một phần của điều mà Peter Berger, một nhà xã hội học, gọi là “sự phi thế tục hóa” của thế giới. Nằm ở trung tâm của sự hồi sinh tôn giáo này là Hồi giáo và Ngũ Tuần giáo (Tentecostalism), một nhánh của Thiên Chúa giáo Tin Lành. Continue reading “Tại sao đạo Tin Lành phát triển mạnh ở các nước đang phát triển?”

Tại sao Na Uy bỏ mặc 65 tỷ đô la dầu mỏ trong lòng đất?

Nguồn:Why Norway may leave $65bn worth of oil in the ground”, The Economist, 29/04/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đầu tháng 04/2017, các vịnh hẹp trên quần đảo Lofoten của Na Uy vang vọng tiếng hô hào của các nhà hoạt động xã hội. Trong một tuần liền, các nhóm môi trường và ngư dân địa phương đã tập trung để phản đối kế hoạch khoan dầu gần khu vực quần đảo nguyên sơ này. Các cuộc biểu tình đã diễn ra rất kịp thời: Na Uy dự kiến tổ chức bầu cử quốc hội vào tháng 09/2017, và hai đảng chính của nước này – Đảng Lao động và Đảng Bảo thủ – đều ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh cấm khai thác dầu quanh Lofoten. Các khu vực xung quanh quần đảo được ước tính có trữ lượng khoảng 1,3 tỷ thùng dầu, tương đương hơn 65 tỷ đô la theo giá hiện tại, nếu tất cả lượng dầu này được xác định là nguồn dầu dễ khai thác. Sản lượng dầu của Na Uy đã giảm gần một nửa trong 15 năm qua, và được dự kiến là sẽ giảm thêm 11% vào năm 2019. Chính phủ nói rằng Lofoten “đến một lúc nào đó cũng cần phải được đưa vào khai thác”. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích mong đợi lệnh cấm tạm thời sẽ tiếp tục được duy trì. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao Na Uy bỏ mặc 65 tỷ đô la dầu mỏ trong lòng đất?”

Tại sao giá dầu tăng?

Nguồn:The strange geopolitics of rising oil prices”, The Economist, 26/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một nghịch lý kỳ lạ đang nằm sau sự gia tăng gần đây của giá dầu lên mức khoảng 60 USD/thùng, mức cao nhất trong vòng hai năm qua. Một mặt, nó phần nào phản ánh sự lạc quan rằng khi các nhà sản xuất từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) họp tại Vienna vào ngày 30/11/2017, họ sẽ kéo dài thỏa thuận với các nhà sản xuất không thuộc OPEC như Nga để hạn chế sản lượng cho đến cuối năm sau. Mặt khác, nó phần nào phản ánh sự lo ngại rằng căng thẳng khu vực giữa Saudi Arabia và các thành viên OPEC khác là Iran và Qatar có thể trở nên tồi tệ đến mức làm gián đoạn nguồn cung từ khu vực sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Theo Reuters, những căng thẳng trong nội bộ OPEC đã gia tăng đến mức các quan chức dầu mỏ vùng Vịnh đã ngừng sử dụng một nhóm chat WhatsApp vốn từng là một công cụ phối hợp hữu ích giữa họ với nhau. Vậy có thể tưởng tượng rằng những người không thể nói chuyện với nhau thông qua phương tiện truyền thông xã hội vẫn có thể đồng ý về những mức cắt giảm mạnh sản lượng, một điều quan trọng để giữ mức giá cao, hay không? Continue reading “Tại sao giá dầu tăng?”

Muhammad bin Salman làm thay đổi chính trị Saudi Arabia ra sao?

Nguồn:The rise of Muhammad bin Salman”, The Economist, 14/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Saudi Arabia đã bắt giữ rất nhiều quan chức hàng đầu, đến mức mà khách sạn Ritz-Carlton nơi được dùng để giam giữ họ đã không còn phòng trống. Từ ngày 04/11/2017, hơn 200 người bao gồm các hoàng tử, bộ trưởng và doanh nhân đã bị bắt giữ. Khách sạn Marriott ít sang trọng hơn đã được trưng dụng để giam giữ số lượng bị quá tải. Được tuyên bố là một chiến dịch chống tham nhũng nhưng việc giam giữ cũng mang lại cảm giác không thể nhầm lẫn đó là một cuộc thanh trừng các kẻ thù chính trị. Những thay đổi ngoạn mục khác cũng đang được tiến hành khi đất nước này đẩy mạnh cải cách kinh tế và văn hoá. Phụ nữ sẽ được phép lái xe từ mùa hè năm sau. Các rạp chiếu phim có thể sớm được mở cửa lần đầu tiên sau hàng thập niên, tương tự là các cơ sở du lịch mới. Saudi Arabia muốn xây dựng một khu kinh tế trị giá 500 tỷ đô la trên bờ biển tây bắc đất nước. Trung tâm của tất cả những thay đổi này là Muhammad bin Salman (còn được biết đến rộng rãi với tên viết tắt MBS), vị thái tử trẻ đã sẵn sàng trở thành nhà cai trị nhiều quyền lực nhất của Saudi Arabia trong nhiều thập kỷ. Làm thế nào ông lại tích lũy được nhiều ảnh hưởng đến vậy? Continue reading “Muhammad bin Salman làm thay đổi chính trị Saudi Arabia ra sao?”

Tại sao Ma Cao ít đòi hỏi dân chủ hơn Hồng Kông?

Nguồn:Why Macau is less demanding of democracy than Hong Kong”, The Economist, 15/09/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hồng Kông và Ma Cao có nhiều điểm chung. Chỉ cách nhau 60km trên vùng châu thổ Châu Giang (và sẽ sớm được nối liền bằng một cây cầu), đây là hai thuộc địa của châu Âu trước khi được trao trả cho Trung Quốc. Anh trao trả Hồng Kông vào năm 1997; Bồ Đào Nha trao trả Ma Cao hai năm sau đó. Cả hai đều được quản lý theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, cho phép họ duy trì các hệ thống chính quyền của mình trong 50 năm. Tuy nhiên, trong khi nhiều người Hồng Kông kích động một cách ồn ào và không ngừng nghỉ để đòi hỏi một nền dân chủ cao hơn thì người dân Ma Cao dường như lại ít quan tâm đến điều đó. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao Ma Cao ít đòi hỏi dân chủ hơn Hồng Kông?”

Tại sao ngày sau lễ Giáng sinh được gọi là Boxing Day?

Nguồn:Why is the day after Christmas called Boxing Day?”, History, 20/12/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày 26/12 không chỉ là một ngày để cho Santa Claus nghỉ xả hơi mà còn là một ngày lễ được gọi là Boxing Day ở Vương quốc Anh và các nước trong Khối thịnh vượng chung khác như Australia, Canada và New Zealand. Mặc dù có tên đặc biệt, Boxing Day không hề liên quan đến môn đấm bốc, việc vứt bỏ các thùng rỗng được để lại từ Giáng sinh hay việc trả lại những món quà không mong muốn cho các cửa hàng. Vậy tên gọi này có nguồn gốc từ đâu? Continue reading “Tại sao ngày sau lễ Giáng sinh được gọi là Boxing Day?”

Tại sao phép trừ tà lại đang gia tăng ở Pháp?

Nguồn:Why exorcisms are on the rise in France”, The Economist, 31/07/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Pháp sư trừ tà Philippe Moscato đi từ phòng này sang phòng khác trong một căn hộ lớn ở Paris, vẩy nước thánh và niệm thần chú. “Các linh hồn hãy đi đi!”, ông hô to, nói với những ma quỷ trong nhà rằng các cuộc tấn công của chúng, kể từ bây giờ, sẽ là vô ích. Ông thông báo cho chủ nhà rằng không khí sẽ cải thiện sau khi công việc của ông hoàn thành, và toàn bộ khu chung cư có thể được hưởng lợi. Với nghi thức kéo dài một giờ này, ông Moscato bỏ túi 155 EUR (khoảng 182 USD). Ông nói ông thực hiện nghi thức trừ tà cho các căn hộ ở Paris vài lần mỗi tuần và cho khách hàng là con người khoảng một tuần một lần. Ông không phải là người duy nhất làm việc này. Bạn có thể tìm kiếm trên mạng hàng loạt các pháp sư trừ tà, người chữa bệnh, ông bà đồng, nhà huyền bí thuật, pháp sư… cung cấp các dịch vụ tương tự, với mức phí lên đến 500 EUR cho mỗi nghi lễ. Một số người còn đề nghị giúp một doanh nghiệp thoát khỏi thời kỳ khó khăn, hoặc khôi phục tình yêu cho một mối quan hệ bất thành. Nhiều người giúp trừ tà cho các tòa nhà bị cho là có ma ám. Một pháp sư trừ tà tự xưng gần Paris nói rằng ông kiếm được 12.000 USD một tháng (trước thuế) bằng cách làm việc 15 tiếng đồng hồ một ngày, bao gồm cả việc tư vấn qua điện thoại. Kinh doanh trừ tà đang gia tăng ở Pháp. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao phép trừ tà lại đang gia tăng ở Pháp?”

Tại sao khu vực Núi Đền lại căng thẳng?

Nguồn:The trouble at Temple Mount”, The Economist, 17/11/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sự rối loạn tại Núi Đền (Temple Mount) thuộc Jerusalem lại đang một lần nữa bùng lên. Bài viết này sẽ giải thích tại sao “Thành phố của Hòa bình” lại dễ biến động đến vậy.

Núi Đền ở Jerusalem là một trong những mảnh đất dễ bùng nổ xung đột nhất trên thế giới. Nó đã bắt đầu rung lên một lần nữa trong những tuần gần đây với việc các dân quân Do Thái đòi mở rộng quyền cầu nguyện, các vụ bạo loạn của người Palestine và việc giết hại nhiều người Israel trong các cuộc tấn công bằng dao hoặc xe. Nhà lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas đổ lỗi cho Israel vì đã khuấy động một cuộc chiến tranh tôn giáo; Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu cáo buộc ông Abbas kích động bạo lực; còn vua Abdullah II của Jordan đã rút đại sứ của mình khỏi Israel. Tại sao “Thành phố của Hoà bình” lại dễ biến động đến vậy? Continue reading “Tại sao khu vực Núi Đền lại căng thẳng?”

Tương lai nào cho Kurdistan?

Nguồn:What next for Kurdistan”, The Economist, 29/09/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của người Kurd ở Iraq là phần dễ dàng. Khó khăn sau cuộc bỏ phiếu ngày 25/9 lại liên quan đến con đường phía trước. Cuộc bỏ phiếu diễn ra ở ba tỉnh hợp thành khu vực Kurdistan ở Iraq, và ở các khu vực tiếp giáp thuộc Iraq mà các lực lượng người Kurd đã giành được từ tay Nhà nước Hồi giáo (IS). Đó là một thành công vang dội của phong trào ủng hộ độc lập, khi ủy ban bầu cử tuyên bố rằng 93% trong số 3,3 triệu phiếu đã ủng hộ độc lập. Nhưng mặc dù được coi là một bước hướng tới việc thành lập một nhà nước, kết quả này không mang tính ràng buộc. Các nhà lãnh đạo Iraq, những người trước đây đã đồng ý đàm phán về tình trạng của vùng lãnh thổ này, giờ đây bác bỏ các cuộc thảo luận đó với lý do cuộc trưng cầu dân ý là đơn phương, vi hiến và gây chia rẽ. Continue reading “Tương lai nào cho Kurdistan?”

Các quan sát viên bầu cử có nhiệm vụ gì?

Nguồn:What do election observers do?”, The Economist, 21/06/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ cuối những năm 1990, quan sát của quốc tế đối với các cuộc bầu cử đã trở nên phổ biến đến mức việc từ chối tiếp nhận các quan sát viên gần như là một sự thừa nhận gian lận công khai. Ngay cả các nhà lãnh đạo chuyên quyền như Vladimir Putin của Nga, Robert Mugabe của Zimbabwe và Alexander Lukashenko của Belarus cũng phải mời các quan sát viên nước ngoài. Sau cuộc trưng cầu dân ý của Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 4/2017, các quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), một cơ quan liên chính phủ, cho biết cuộc bỏ phiếu nằm “dưới mức” tiêu chuẩn quốc tế. “Chúng tôi không quan tâm đến các ý kiến ​​của những ‘Hans’ hay ‘George’,” Recep Tayyip Erdogan, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, đã trả lời mà không đề cập đến bất kỳ ai cụ thể. Nhưng chính xác thì nhiệm vụ của các quan sát viên bầu cử là gì? Continue reading “Các quan sát viên bầu cử có nhiệm vụ gì?”

Nguồn gốc căng thẳng sắc tộc ở Afghanistan là gì?

Nguồn:The roots of Afghanistan’s tribal tensions”, The Economist, 31/08/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bạo lực tàn phá đất nước này phần lớn lại do ảnh hưởng từ bên ngoài

Vào ngày 31/08/2017, các chính trị gia và nhà văn Afghanistan đã tập hợp lại để đánh dấu Ngày Thống nhất Baluch-Pushtun, kỷ niệm mối liên kết văn hoá giữa hai nhóm sắc tộc. Tuy nhiên, ngày này có thể không hoàn toàn vui vẻ. Cũng tại sự kiện tương tự năm ngoái, một trong các diễn giả đã cảnh báo rằng “những kẻ thù chung” đã biến người Baluch và Pushtun trở thành nạn nhân. Những cách nói như vậy là thường thấy ở Afghanistan, một đất nước bị kiệt quệ bởi sự chia rẽ giữa các bộ tộc. Nhưng những căng thẳng này bắt đầu như thế nào, và chúng ảnh hưởng đến cuộc sống của người Afghanistan ngày nay ra sao? Continue reading “Nguồn gốc căng thẳng sắc tộc ở Afghanistan là gì?”

Có phải đường dây nóng Mỹ-Xô sử dụng điện thoại đỏ?

Nguồn:Was there really a “red telephone” hotline during the Cold War?”, History, 23/09/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong giai đoạn cao trào của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô đã thiết lập một đường dây thông tin liên lạc trực tiếp nhằm cho phép các nhà lãnh đạo liên lạc với nhau trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng hạt nhân hoặc các trường hợp khẩn cấp khác. Kể từ đó, đường dây nóng Washington-Moskva này đã xuất hiện trong vô số tiểu thuyết và phim ảnh, chẳng hạn như phim “Dr. Strangelove” năm 1964, nhưng trái với những miêu tả trong văn hoá bình dân, nó không bao giờ mang hình thức là một chiếc điện thoại màu đỏ. Trong thực tế, nó thậm chí không bao giờ liên quan đến bất cứ cuộc gọi điện thoại nào. Continue reading “Có phải đường dây nóng Mỹ-Xô sử dụng điện thoại đỏ?”

Tại sao Papua New Guinea cực kỳ đa dạng về ngôn ngữ?

Nguồn:Papua New Guinea’s incredible linguistic diversity”, The Economist, 20/07/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Làm thế nào một quốc gia chỉ có 7,6 triệu người trở thành quê hương của gần 850 ngôn ngữ?

Ấn Độ, với 1,3 tỷ người, lãnh thổ rộng lớn và 22 ngôn ngữ chính thức (cùng với hàng trăm ngôn ngữ không chính thức), được biết đến như là một trong những quốc gia đa dạng ngôn ngữ nhất trên thế giới. Tuy nhiên, sự đa dạng đó không là gì so với một quốc gia chỉ có 7,6 triệu dân ở Thái Bình Dương: Papua New Guinea. Có gần 850 ngôn ngữ được sử dụng trên đất nước này, làm cho nước này trở thành quốc gia đa dạng ngôn ngữ nhất trên trái đất. Tại sao Papua New Guinea có nhiều ngôn ngữ đến vậy, và người dân địa phương đương đầu với điều này như thế nào? Continue reading “Tại sao Papua New Guinea cực kỳ đa dạng về ngôn ngữ?”

Rủi ro chính trị là gì?

Nguồn:What is political risk?”, The Economist, 08/06/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các thị trường đang lo lắng về chính trị nhiều hơn trước đây

Đã có nhiều bàn luận về rủi ro chính trị hơn trước đây sau quyết định bất ngờ của nước Anh về việc rút khỏi Liên minh Châu Âu (EU) và việc Donald Trump được bầu làm tổng thống Mỹ. Các ngân hàng đầu tư tập trung phân tích triển vọng các cuộc bầu cử ở Anh (diễn ra vào ngày 08/06/2017), Đức và Ý để tìm ra ai sẽ là người nắm quyền tại mỗi quốc gia. Nhưng bản thân thuật ngữ “rủi ro chính trị” có nghĩa là gì? Continue reading “Rủi ro chính trị là gì?”

Chủ nghĩa liên bang là gì?

Nguồn:What is federalism?”, The Economist, 13/06/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nghị trình của Emmanuel Macron về củng cố Liên minh châu Âu đã làm sống lại cuộc thảo luận về một “Liên bang châu Âu”. Tham vọng của tổng thống Pháp sẽ dễ dàng đạt được hơn nếu không có nước Anh: quốc gia này có xu hướng đi theo đường lối của Margaret Thatcher, người vào năm 1990 đã nói rằng việc đưa ra đồng euro có thể dẫn tới “một liên bang châu Âu, điều mà chúng tôi hoàn toàn và dứt khoát từ chối.” Ba năm trước đó, đồng minh về ý thức hệ của bà Thatcher, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, đã ủng hộ chủ nghĩa liên bang ở Hoa Kỳ bằng một sắc lệnh hành pháp tuyên bố thiết lập lại “các nguyên tắc liên bang được đưa ra bởi các nhà soạn thảo [hiến pháp Hoa Kỳ]” khi trao bớt quyền lực từ Washington cho các tiểu bang. Reagan tuyên bố “Chủ nghĩa liên bang bắt nguồn từ nhận thức rằng tự do chính trị của chúng ta được đảm bảo tốt nhất bằng cách hạn chế quy mô và phạm vi của chính quyền trung ương”. Người đọc sẽ nhận thấy rằng “chủ nghĩa liên bang” có hai ý nghĩa đối nghịch ở đây, trong trường hợp thứ nhất nó mang nghĩa là một chính quyền trung ương mạnh mẽ hơn, và trong trường hợp thứ hai là một chính quyền trung ương yếu hơn. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Chủ nghĩa liên bang là gì?”

Tại sao quốc khánh thứ 150 của Canada gây tranh cãi?

Nguồn:Why is Canada’s 150th birthday controversial”, The Economist, 29/6/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Canada kỷ niệm quốc khánh thứ 150 của mình vào ngày 1/7 vừa qua. Khoảng 500.000 người đã tụ tập trên bãi cỏ của tòa nhà quốc hội theo phong cách Gothic mới ở Ottawa vào ngày thứ Bảy để cùng ngâm nga các ca khúc với ca sĩ nhạc dân gian Gordon Lightfoot và trầm trồ với màn pháo hoa, được nhà tài trợ hứa hẹn sẽ là màn biểu diễn lớn nhất vào ngày Quốc khánh Canada từ trước tới nay. Canada được đánh giá cao trên toàn thế giới, và công dân của đất nước này cảm thấy họ xứng đáng với bữa tiệc này. Vậy tại sao ngày kỷ niệm thành lập nước Canada lại gây tranh cãi? Continue reading “Tại sao quốc khánh thứ 150 của Canada gây tranh cãi?”