Trật tự châu Âu mới sẽ ra đời từ khủng hoảng Ukraine?

Ukraine-Crisis

Nguồn: Jacques Lévesque, “La crise russo-ukrainienne accouchera-t-elle d’un nouvel ordre européen?Le Monde diplomatique, 06/2015.

Biên dịch: Lý Vân Anh | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Bất chấp những bất đồng giữa các nước Tây Âu và sự do dự của Washington, Thỏa thuận Minsk 2 nhằm chấm dứt xung đột ở miền đông Donbass đã được ký kết ngày 11 tháng 2 vừa qua nhờ sáng kiến của Pháp và Đức. Nếu thỏa thuận dù vẫn rất mong manh này cho phép ngăn chặn xung đột tái diễn ở Ukraine, nó sẽ mang lại cơ may cuối cùng cho việc cải cách trật tự châu Âu, bởi thỏa thuận này đã đặt nền móng cho một kiểu quan hệ mới giữa phương Tây với Nga, trong đó, Pháp và Đức, hai trụ cột của châu Âu, có thể đóng vai trò lịch sử. Trước hết, ta hãy cùng xem xét những nhân tố cho phép đánh giá mức độ thực hiện Thỏa thuận Minsk. Continue reading “Trật tự châu Âu mới sẽ ra đời từ khủng hoảng Ukraine?”

16/09/1960: Đại sứ Mỹ cảnh báo tình hình Sài Gòn

Taxis in Saigon, Vietnam ca. 1960's (5)

Nguồn: “U.S. Ambassador in Saigon warns that situation is worsening“, History.com, truy cập ngày 15/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1960, trong một bức điện gửi Ngoại trưởng Christian A. Herter, Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn Elbridge Durbrow phân tích hai mối đe dọa riêng biệt nhưng có liên quan đến nhau đối với chế độ Ngô Đình Diệm, đó là mối nguy từ các cuộc biểu tình hoặc đảo chính, chủ yếu là có nguồn gốc “phi cộng sản”; và sự nguy hiểm của việc Việt Cộng mở rộng dần dần sự kiểm soát đối với các vùng nông thôn.

Durbrow giải thích rằng bất kỳ cuộc đảo chính nào sẽ được thúc đẩy một phần bởi “mong muốn chân thành ngăn chặn lực lượng Cộng sản chiếm quyền kiểm soát toàn bộ Việt Nam”. Ông nói tới các phương pháp Diệm có thể sử dụng để giảm thiểu hai mối đe dọa, bao gồm cho em trai mình là Ngô Đình Nhu (chỉ huy lực lượng cảnh sát mật) ra nước ngoài và cải thiện quan hệ với nông dân. Continue reading “16/09/1960: Đại sứ Mỹ cảnh báo tình hình Sài Gòn”

Hội nghị Paris về vấn đề Campuchia

The-Cambodia-Paris-Peace-Agreement

Nguồn: Tiền Kỳ Tham, Ngoại giao thập ký,[1] Thế giới tri thức xuất bản xã, 2004.

Biên dịch: Dương Quốc Anh

Bài liên quan: Nội tình cuộc gặp lãnh đạo Trung – Việt tại Thành Đô

Dạ yến tại điện Versailles

Bảy giờ tối ngày 23/10/1991, tại trung tâm hội nghị quốc tế Kléber-Paris [Pháp], một nghi thức ký kết long trọng đã được cử hành. Nhân sĩ các phía của Campuchia và ngoại trưởng của 18 quốc gia, tổng cộng là 30 đại biểu và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Javier Pérez de Cuéllar, đã từng người một, đại biểu cho các phái và quốc gia ký tên mình vào những văn kiện bằng năm loại ngôn ngữ Anh, Hoa, Pháp, Nga, Khmer. Họ là 12 thành viên của toàn thể Hội đồng tối cao do hoàng thân [Norodom] Sihanouk, chủ tịch Hội đồng tối cao Campuchia đứng đầu, [Gareth] Evans ngoại trưởng Australia, [Mohamad] Bolkiah ngoại trưởng Brunei, [Barbara] McDougall ngoại trưởng Canada, [Roland] Dumas ngoại trưởng Pháp, [Madhavsinh] Solanki ngoại trưởng Ấn Độ, [Ali] Alatas ngoại trưởng Indonesia, Nakayama Taro ngoại trưởng Nhật Bản, Phun Sipasot ngoại trưởng Lào, [Abdullah Ahmad] Badawi ngoại trưởng Malaixia, [Roberto] Manglapus ngoại trưởng Philippines, Wong Kan Seng ngoại trưởng Singapore, Arsa Sarasin ngoại trưởng Thái lan, [Boris] Pankin ngoại trưởng Liên Xô, [Douglas] Hurd ngoại trưởng Anh, Baker [James Addison Baker III] ngoại trưởng Mỹ, Nguyễn Mạnh Cầm ngoại trưởng Việt Nam, [Budimir] Loncar ngoại trưởng Nam Tư. Continue reading “Hội nghị Paris về vấn đề Campuchia”

Tại sao Mỹ tiếp tục vai trò dẫn dắt thế giới?

nasdaq0952

Ngun: Simon Johnson, “The US Still Runs the World,” Project Syndicate, 28/08/2015.

Biên dch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những đồn thổi về sự tàn lụi của quyền lực nước Mỹ thường bị thổi phồng rất nhiều. Trong những năm 1950, Liên Xô được cho là vượt trội hơn Mỹ trong khi ngày nay Liên Xô không còn tồn tại. Trong những năm 1980, Nhật Bản được nhìn nhận đã gần vượt qua Mỹ thì hiện tại, sau hơn hai thập niên trì trệ của nước Nhật, sẽ không ai tính đến viễn cảnh này nữa. Và trong những năm 1990, liên minh tiền tệ được xem như đã đưa châu Âu trở thành một chủ thể vượt trội hơn trên trường quốc tế thì ngày nay kinh tế châu Âu thường xuyên là tiêu điểm của thế giới, nhưng không phải theo chiều hướng tốt đẹp.

Bây giờ đến lượt Trung Quốc. Cho tới gần đây, trong cách nhìn của nhiều người, Trung Quốc sẽ, nếu không phải là đã, đảm nhiệm vai trò dẫn dắt toàn cầu. Ngày nay, những nghi ngờ về triển vọng dài hạn của nền kinh tế Trung Quốc đang khiến các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới (bao gồm cả Mỹ) phải lo lắng. Continue reading “Tại sao Mỹ tiếp tục vai trò dẫn dắt thế giới?”

Bất bình đẳng: Một lý do khác để Fed chưa nên tăng lãi suất

Phila Unemployment Project

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Fed up with the Fed”, Project Syndicate, 7/09/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cứ vào cuối tháng Tám hàng năm, thống đốc ngân hàng trung ương và các nhà tài chính trên khắp thế giới lại hội ngộ tại Jackson Hole, Wyoming trong hội nghị chuyên đề về kinh tế của Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed). Năm nay, họ được chào đón bởi một nhóm hầu hết là các bạn trẻ, trong đó nhiều người là người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Tây Ban Nha.

Nhóm người này không đến để biểu tình, mà để thông báo. Họ muốn cho những nhà hoạch định chính sách có mặt biết rằng những quyết định chính sách của họ sẽ ảnh hưởng tới cả người dân bình thường, chứ không chỉ tới các nhà tài chính, những người phải lo lắng về tác động của lạm phát tới giá trị của trái phiếu, hay lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng như thế nào tới các khoản đầu tư cổ phần của họ. Và chiếc áo phông xanh các bạn trẻ mặc được in một thông điệp rằng, đối với những công dân Mỹ này, thì chưa hề có sự phục hồi (kinh tế) nào hết. Continue reading “Bất bình đẳng: Một lý do khác để Fed chưa nên tăng lãi suất”

Ẩn ý lịch sử đằng sau cuộc diễu binh của Trung Quốc

134584756_14412842017801n

Nguồn: Rana Mitter, “China’s History Parade”, Project Syndicate, 04/09/2015.

Biên dịch: Phạm Thị Ngọc Trâm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một lễ diễu binh quy mô lớn ở trung tâm Thủ đô Bắc Kinh ngày 3/9 để kỷ niệm ngày kết thúc Thế Chiến 2 ở Trung Quốc đã làm nổi lên hai câu chuyện trái ngược nhau. Cả hai câu chuyện này đều rất quan trọng để có thể hiểu được con đường tương lai của đất nước này.

Câu chuyện thứ nhất là về sức mạnh mới có của Trung Quốc. Trong hai thập niên phát triển kinh tế nhanh chóng vừa qua, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc cũng đã tăng mạnh – ở mức hơn 12% vào năm ngoái. Bằng cách công khai trưng diễn những thiết bị quân sự tối tân nhất của mình, lãnh đạo Trung Quốc đã cho thấy một cách rõ ràng họ sẽ không bao giờ để đất nước mình phải chịu đựng như khi bị Nhật Bản xâm lược năm 1937 trong Chiến tranh Trung – Nhật lần hai. Continue reading “Ẩn ý lịch sử đằng sau cuộc diễu binh của Trung Quốc”

14/09/1901: Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Mỹ

teddy-campaign-P

Nguồn: “An adoptive westerner becomes president of the United States“, History.com, truy cập ngày 11/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1901, Theodore Roosevelt, 42 tuổi, đột nhiên trở thành ông chủ Nhà Trắng khi Tổng thống McKinley bị ám sát. Dù cái chết bất ngờ của McKinley đã đưa Roosevelt trở thành tổng thống, 17 năm trước hai cái chết khác đã khiến chàng trai trẻ Roosevelt chạy trốn sang miền Viễn Tây, nơi những tham vọng chính trị của ông đã gần như bị quên lãng.

Vào tháng Hai năm 1884, người vợ trẻ của Roosevelt qua đời sau khi sinh một cô con gái; và chỉ 12 giờ sau đó người mẹ yêu quý của ông cũng qua đời. Đau đớn vì cái chết của hai người thân cùng lúc, Roosevelt đã tìm đến sự bình yên của những không gian rộng mở vùng Viễn Tây, sống tại hai trang trại ở vùng Badlands thuộc Lãnh thổ Dakota. Continue reading “14/09/1901: Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Mỹ”

Hệ lụy việc Trung Quốc can thiệp chính trị vào thị trường

Nguồn: Koichi Hamada, “China’s Political Interventions”, Project Syndicate, 28/08/2015.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong khoảng tuần qua, các thị trường chứng khoán trên khắp thế giới đã bị ảnh hưởng bởi một sự biến động lớn về giá tại các sàn New York, Tokyo, London và nhiều nơi khác nữa. Và nguyên nhân của toàn bộ sự biến động tài chính toàn cầu này được đổ lỗi phần lớn cho một thủ phạm duy nhất: Trung Quốc.

Trong một nền kinh tế tự do, những cơ chế thị trường có thể tạo ra sự ổn định hoặc bất ổn. Việc tăng giá của một hàng hóa hữu hình thường sẽ dẫn đến việc nhu cầu giảm, đưa thị trường đến một trạng thái cân bằng mới. Ngược lại, sự tăng giá của một tài sản như cổ phiếu lại làm tăng kỳ vọng tăng giá cao hơn nữa, khiến nhu cầu tăng cao, có khả năng lên đến mức cao ngất ngưởng. Continue reading “Hệ lụy việc Trung Quốc can thiệp chính trị vào thị trường”

Cải cách ở Xiêm và Việt Nam cuối TK 19, đầu TK 20: Những nguyên nhân thành bại

King_Chulalongkorn_and_Family-e1429276363524

Tác giả: Phạm Quang Minh

I. Đặt vấn đề

Cải cách là một nhu cầu không thể thiếu được trong lịch sử của một dân tộc, nhằm đưa đất nước phát triển, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc, thậm chí vong quốc, nô lệ.

Cách đây hơn hai thế kỷ, trước nguy cơ bành trướng và xâm lược của chủ nghĩa tư bản thực dân châu Âu nhằm tìm kiếm nguyên liệu, lao động và thị trường tiêu thụ, các nước châu Á đã có những phản ứng hết sức khác nhau. Trong khi phần lớn các nước, trong đó có Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của giai cấp thống trị và các lực lượng yêu nước đã tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang nhằm bảo vệ chủ quyền dân tộc và đều đã bị thất bại, trở thành các thuộc địa hoặc phụ thuộc, thì một số nước, mà đại diện là Nhật Bản và Thái Lan đã thực hiện thành công công cuộc cải cách, giúp đất nước họ, không những phát triển, mà còn bảo vệ được chủ quyền và độc lập. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao trong những điều kiện, bối cảnh, không gian, thời gian và thách thức tương tự, vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công tư tưởng cải cách, trong khi những tư tưởng canh tân ở Việt Nam lại không được hiện thực hoá? Continue reading “Cải cách ở Xiêm và Việt Nam cuối TK 19, đầu TK 20: Những nguyên nhân thành bại”

Cảng Hòn Khoai là chỉ dấu cho việc xây Kênh đào Kra?

kra

Nguồn: Graham Ong-Webb,  “New Viet port a clue to Kra Canal?”, The Straits Times, 20/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thùy Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bàn tán về tuyến đường biển có thể sắp được xây dựng vẫn còn chưa kết thúc. Kênh đào Kra, nếu được hiện thực hóa, sẽ được xây cắt ngang eo đất Kra của Thái Lan, cho phép tàu thuyền không phải đi qua Eo biển Malacca cũng như trung tâm cảng Singapore.

Ý tưởng lâu đời về một kênh đào nối thẳng Vịnh Thái Lan với Ấn Độ Dương như vậy đang vấp phải nhiều nhạy cảm địa-chính trị khu vực. Các tiến triển gần đây cho thấy sự nhạy cảm gia tăng khi liên quan đến cả quan hệ Trung– Mỹ. Điều này càng rõ ràng hơn sau khi truyền thông Trung Quốc loan tin vào tháng 5 rằng Trung Quốc và Thái Lan đã ký một bản ghi nhớ tại Quảng Châu để xây dựng kênh đào Kra với chi phí khoảng 28 tỷ đô la Mỹ. Giới chức hai nước nhanh chóng bác bỏ thông tin trên chỉ trong vài ngày. Continue reading “Cảng Hòn Khoai là chỉ dấu cho việc xây Kênh đào Kra?”

Đánh giá lại quan hệ giữa Bảo Đại và Ngô Đình Diệm (P2)

Referendum-Diem-v.-Bao-Dai.-Oct.-23-1955

Tác giả: Nguyễn Quang Duy

Ngô Đình Diệm vận động Bảo Đại

Ngô Đình Diệm sang Nhật gặp Cường Để rồi sang Hoa Kỳ vận động sự ủng hộ của chính giới nước này. Giáo sư Edward Miller đã nhắc đến: “Thất bại trong việc tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Thục tiếp tục sang Châu Âu vào tháng 10 năm 1950. Sau này Ngô Đình Diệm kể lại là ông đã gặp Giáo hoàng ở Vatican; ông cũng sang Paris một thời gian ngắn, gặp gỡ các quan chức Việt và Pháp ở đó và gửi một thông điệp tới Bảo Ðại. Thông điệp này mang lời đề nghị làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam của Ngô Đình Diệm, với điều kiện là ông có đủ thẩm quyền để cai trị các cơ quan hành chính vùng miền trong Việt Nam. Ðề nghị này có vẻ là bước lùi của Ngô Đình Diệm, vì trong đó không ghi yêu cầu trước đây của ông đòi quyền tự trị lãnh thổ thì ông mới đồng ý phục vụ trong chính phủ của Quốc gia Việt Nam. Nhưng Bảo Ðại không ấn tượng với khả năng mềm dẻo mới có này của Ngô Đình Diệm, và chỉ trả lời chung chung.” Không thấy Bảo Đại trình bày việc này trong hồi ký của ông. Continue reading “Đánh giá lại quan hệ giữa Bảo Đại và Ngô Đình Diệm (P2)”

Đánh giá lại quan hệ giữa Bảo Đại và Ngô Đình Diệm (P1)

51424925-new

Tác giả: Nguyễn Quang Duy

Trong bài “Viễn kiến, quyền lực và tính chủ động: con đường lên nắm quyền của Ngô Ðình Diệm, 1945-1954”, giáo sư Edward Miller trình bày những hoạt động của Ngô Ðình Diệm trong vòng một thập kỷ trước khi ông trở thành Thủ tướng vào tháng 7 năm 1954. Dựa trên những hoạt động tích cực này, Edward Miller kết luận ông Diệm thành công chủ yếu nhờ nỗ lực của chính mình và của những đồng minh người Việt, cũng như ông đã chủ động tìm cách nắm lấy quyền lực đúng lúc. Trong kết luận thứ hai của bài viết, Edward Miller nhấn mạnh “… Không có bằng cớ nào chứng tỏ rằng Ngô Đình Diệm được bổ nhiệm nhờ một chiến dịch gây áp lực (với Bảo Ðại) do những quan chức Hoa Kỳ khởi xướng.”  Continue reading “Đánh giá lại quan hệ giữa Bảo Đại và Ngô Đình Diệm (P1)”

Khu vực Mekong trong chiến lược ngoại giao Nhật Bản

JAPAN-POLITICS/

Nguồn: Takayuki Ogasawara, “Development of the Mekong Region as Part of Japan’s Diplomatic Strategy for East Asia“, Asia-Pacific Review, Volume 22, Issue 1, 2015, pp. 34-45.

Biên dịch: Văn Cường

Sự can dự tích cực của Nhật Bản vào việc phát triển khu vực Mekong kể từ những năm 1990 cần được hiểu không chỉ từ khía cạnh kinh tế mà còn cả từ khía cạnh ngoại giao. Nhật Bản cần cộng tác với ASEAN trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho “đối thoại chính trị” đa phương ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và xây dựng một trật tự Đông Á dựa trên “những giá trị chung” chẳng hạn như dân chủ và nền pháp quyền, và khu vực Mekong có thể là “mắt xích yếu nhất” của ASEAN. Sau khi phác thảo công việc 20 năm của Nhật Bản để vun đắp sự hợp tác Mekong-Nhật Bản, tác giả cho rằng đã đến lúc mở rộng quy mô của sự hợp tác và đẩy nhanh chính sách “chủ động đóng góp cho hòa bình” của Nhật Bản nhằm đối phó với môi trường an ninh đang thay đổi. Continue reading “Khu vực Mekong trong chiến lược ngoại giao Nhật Bản”

Lý do doanh nghiệp Mỹ chuyển trụ sở ra nước ngoài

20150815_wbp505

Nguồn: What’s driving American firms overseas”, The Economist, 16/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các công ty Mỹ đang trên đà dịch chuyển. Ngày 6 tháng 8 vừa qua, CF Industries, một nhà sản xuất phân bón, và tập đoàn Coca-Cola, một nhà sản xuất nước đóng chai, đồng thời nói rằng họ sẽ chuyển trụ sở tới Anh sau khi hoàn tất các cuộc sáp nhập với các doanh nghiệp không phải của Mỹ. Năm ngày sau, Terex, nhà sản xuất cần cẩu, tuyên bố một vụ sáp nhập trong đó bao gồm việc chuyển trụ sở được công nhận pháp lý từ Westport, Connecticut, thuộc vùng lân cận 3 tiểu bang của New York tới thị trấn tí hon Hyvinkää thuộc Phần Lan. Điều gì đang đẩy các doanh nghiệp này gói ghém và ra đi? Continue reading “Lý do doanh nghiệp Mỹ chuyển trụ sở ra nước ngoài”

Tại sao cần tiến tới một Liên bang châu Âu?

Flag_of_the_United_States_of_Europe

Nguồn: Laszlo Bruszt & David Stark, “We the People of Europe”, Project Syndicate, 11/08/2015.

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những người châu Âu mong muốn làm sống lại quá trình thống nhất lục địa gần đây đã chuyển sự chú ý tới việc thành lập Hoa Kì. Tuy nhiên, nhiều người phủ nhận tiền lệ Hoa Kì trên cơ sở rằng vấn đề ngày nay quá khác so với những vấn đề diễn ra thời đó. Những người khác, vốn chấp nhận rằng các nguyên tắc liên bang có lẽ sẽ thích hợp để giải quyết những vấn đề của một thị trường chung châu Âu, lại thất vọng cho rằng “những người châu Âu” có thể mang lại cấu trúc chính trị mới này lại còn vắng bóng.

Nhưng có những mối tương đồng nổi bật giữa những năm tháng khi Hoa Kì được thành lập với những cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị đang tiếp diễn tại Liên minh châu Âu. Thực tế, sự ra đời của Hiến pháp Hoa Kì và sự khai sinh của dân tộc Mỹ mang lại những lý do để hi vọng rằng một vài những vấn đề khó khăn nhất châu Âu đang đối mặt có thể sẽ được giải quyết vào một ngày nào đó. Continue reading “Tại sao cần tiến tới một Liên bang châu Âu?”

Phân tích triển vọng bầu cử Singapore 2015

ge2015-live-stream-data

Nguồn: Terence Chong, “Upcoming election: A tipping point for Singapore’s ruling PAP”, East Asia Forum, 06/09/2014.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc tổng tuyển cử năm 2015 của Singapore sẽ mang tính cạnh tranh nhất kể từ ngày quốc gia này giành được độc lập. Có 8 đảng đối lập cùng một số ứng cử viên độc lập chạy đua để giành 89 ghế trong quốc hội. Trong số 2,46 triệu cử tri sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 11/9, rất nhiều người đứng trước một câu hỏi quan trọng: tưởng thưởng cho Đảng Hành động Nhân dân (PAP) đang cầm quyền vốn có những chính sách tái phân phối gần đây; hay đặt niềm tin vào Đảng Công nhân (WP) – đảng đối lập chính, để làm cho chính phủ cầm quyền phải lắng nghe công chúng nhiều hơn?

Cuộc bầu cử năm 2011 rõ ràng cho thấy sự không hài lòng của dân chúng. Chính sách nhập cư rộng mở đã dẫn tới việc hệ thống giao thông công cộng trở nên đông đúc và giá nhà tăng cao. Continue reading “Phân tích triển vọng bầu cử Singapore 2015”

Tại sao Fed nên hoãn tăng lãi suất?

janet.jpg

Nguồn: Anders Borg, “Why the Fed Should Postpone Rate Hikes”, Project Syndicate, 28/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tuần này, khi các thống đốc ngân hàng trung ương từ khắp nơi trên thế giới họp mặt tại Jackson Hole trong Hội nghị chuyên đề hàng năm về Chính sách kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), một trong những chủ đề chính của cuộc thảo luận sẽ là thị trường chứng khoán toàn cầu đang bất ổn hiện nay. Có nhiều lý do, nhưng một trong số chúng rõ ràng là kỳ vọng rằng Fed sẽ bắt đầu tăng lãi suất – có lẽ vào khoảng tháng 9.

Các căn cứ cho việc tăng lãi suất là xác đáng. Nền kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng hàng năm là 3% trong năm 2015 và 2016, tương ứng là tỷ lệ lạm phát 0,1% và 1,5%. Khi một nền kinh tế dần ổn định, giảm bớt các biện pháp mở rộng là điều hợp lý, chẳng hạn như các biện pháp được áp dụng sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Vì Fed rõ ràng đã tuyên bố sẽ đi theo các chính sách ít mở rộng hơn, nên uy tín của họ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nếu họ không thực hiện việc tăng lãi suất. Continue reading “Tại sao Fed nên hoãn tăng lãi suất?”

09/09/1976: Mao Trạch Đông qua đời

mao-communist-snake

Nguồn: “Mao Zedong dies”, History.com, truy cập ngày 08/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Bài liên quan: Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay

Mao Trạch Đông – người đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc trải qua một cuộc cách mạng kéo dài và sau đó lãnh đạo chính phủ cộng sản của quốc gia này từ khi thành lập vào năm 1949 – đã qua đời. Cùng với V.I. Lenin và Joseph Stalin, Mao là một trong những nhà cộng sản quan trọng nhất của Chiến tranh Lạnh.

Mao chào đời vào năm 1893. Trong những năm 1910, ông tham gia phong trào dân tộc chủ nghĩa chống lại triều đình suy đồi và kém hiệu quả của Trung Quốc cũng như những kẻ ngoại bang lợi dụng triều đình để bóc lột Trung Quốc. Tuy nhiên, đến những năm 1920, Mao bắt đầu mất niềm tin vào các lãnh đạo của phong trào dân tộc chủ nghĩa. Ông dần tin rằng chỉ có một sự thay đổi mang tính cách mạng trong xã hội Trung Quốc mới có thể đưa Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị và sự nô dịch của phương Tây. Continue reading “09/09/1976: Mao Trạch Đông qua đời”

Việt Nam và nhân tố Trung Quốc tại Đại hội 12

NTDung1

Nguồn: Carlyle A. Thayer, “Vietnam’s China factor”, APPS Policy Forum, September 2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Phân tích sơ bộ tình hình nhân sự Đại hội 12

Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dự kiến sẽ ​​tổ chức đại hội Đảng toàn quốc tiếp theo vào đầu năm 2016. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy Đảng chưa đạt được đồng thuận về một số vấn đề,  trong đó có vấn đề Biển Đông, quan hệ với Trung Quốc và việc lựa chọn lãnh đạo tương lai của Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến việc hoãn tổ chức Đại hội sang một thời điểm muộn hơn.

Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc cứ năm năm một lần. Một đại hội điển hình thường kéo dài năm ngày với sự tham dự của khoảng 1.400 đại biểu đại diện cho 63 đơn vị hành chính của Việt Nam (58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương), các tổ chức đảng trong chính phủ trung ương, và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Continue reading “Việt Nam và nhân tố Trung Quốc tại Đại hội 12”

Mổ xẻ siêu quyền lực của Tập Cận Bình

tpbje201411162a1_46773781

Nguồn: Roderick MacFarquhar, “China: The Superpower of Mr. Xi”, New York Review of Books,
13/08/2015.[1]

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quá trình tập trung quyền lực của Tập Cận Bình

Trong gần một trăm năm tồn tại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tổng bí thư đương nhiệm Tập Cận Bình mới là người thứ hai được chọn lựa rõ ràng bởi các đồng nghiệp của mình. Người đầu tiên là Mao Trạch Đông. Cả hai người đều đánh bại các đối thủ, và do đó có được tính chính danh mà những người tiền nhiệm không có.[2] Vậy tại sao ông Tập lại được chọn?

Các tin đồn ở Bắc Kinh từ lâu cho thấy các vị lãnh đạo cao niên sắp từ nhiệm đã tìm kiếm một người thay thế trong thế hệ “thái tử Đảng”, nghĩa là con của những lãnh đạo cách mạng thế hệ đầu. Các “thái tử” được xem là có nhiều quyền lợi gắn với cách mạng hơn phần lớn mọi người, và vì thế họ sẽ là những người kiên định nhất trong việc bảo vệ quyền lực của Đảng. Continue reading “Mổ xẻ siêu quyền lực của Tập Cận Bình”