Chuyển động Quốc Phòng (2/12 – 8/12/2022)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (2/12 – 8/12/2022)”

Tầng lớp trung lưu sẽ là thử thách lớn nhất của Tập

Nguồn: Howard W. French, “China’s Restive Middle Class Will Be Xi’s Greatest Test Yet,” Foreign Policy, 6/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hóa ra, những người thuộc tầng lớp trung lưu không thể chấp nhận những thứ như giám sát xã hội quá sâu và kiểm duyệt tự do ngôn luận cá nhân.

Tháng 9/1966, chỉ vài tháng sau khi Mao Trạch Đông phát động chương trình thanh trừng và lật đổ chính trị đầy bạo lực được biết đến với tên gọi Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản, một sinh viên năm cuối chuyên ngành tiếng Đức tại Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh đã viết thư cho nhà lãnh đạo tối cao của đất nước, bày tỏ sự phản đối chiến dịch đàn áp của ông đối với kẻ thù, có thật lẫn tưởng tượng.

“Cách mạng Văn hóa không phải là phong trào quần chúng. Đó là việc một kẻ duy nhất chĩa súng vào đầu mọi người,” Vương Dung Phân (Wang Rongfen) viết, tuyên bố rút khỏi Đoàn Thanh niên Cộng sản để phản đối, một hành động gần như chưa từng có tiền lệ vào thời của cô. “Là một thành viên của Đảng Cộng sản, xin hãy suy nghĩ về những gì ông đang làm.” Continue reading “Tầng lớp trung lưu sẽ là thử thách lớn nhất của Tập”

08/12/1987: Mỹ và Liên Xô ký Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung

Nguồn: Superpowers agree to reduce nuclear arsenals, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, trong một cuộc họp thượng đỉnh ở Washington, D.C., Tổng thống Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã ký hiệp ước đầu tiên giữa hai siêu cường nhằm cắt giảm kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của họ. Các thỏa thuận trước đây chỉ đơn thuần là nỗ lực của hai đối thủ trong Chiến tranh Lạnh nhằm hạn chế sự phát triển kho vũ khí hạt nhân của hai bên. Thỏa thuận lịch sử năm 1987 đã cấm các tên lửa tầm ngắn và tầm trung phóng từ mặt đất. Khi đó, Mỹ và Liên Xô đang sở hữu tổng cộng 2.611 tên lửa thuộc nhóm này, hầu hết nằm ở châu Âu và Đông Nam Á. Continue reading “08/12/1987: Mỹ và Liên Xô ký Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung”

Thế giới hôm nay: 08/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trung Quốc nới lỏng hạn chế covid-19 trên toàn quốc, chỉ một tuần sau làn sóng biểu tình chấn động. Khai báo y tế trên điện thoại sẽ ngưng áp dụng tại không gian công cộng, và bệnh nhân triệu chứng nhẹ có thể cách ly tại nhà. Ngoài khiến công chúng bất mãn, chiến lược zero covid của chính phủ cũng gây ra cái giá kinh tế khổng lồ. Xuất khẩu của Trung Quốc giảm 8,7% so với cùng kỳ trong tháng 11, mức giảm lớn nhất ba năm qua.

Các nhà lập pháp Peru đã bỏ phiếu với tỷ lệ 101-6 để luận tội tổng thống Pedro Castillo và kêu gọi phó tổng thống Dina Boluarte thế chỗ. Trước đó, để tránh bị luận tội, ông Castillo nói sẽ giải tán Quốc hội và nắm quyền bằng sắc lệnh khẩn cấp. Là một nhân vật cánh tả yếu ớt, ông đã thay hơn 70 bộ trưởng trong chính phủ và dính líu tới 5 vụ điều tra hình sự. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/12/2022”

Chính sách kinh tế ‘Nước Mỹ trên hết’ của Biden có thể gây rạn nứt với châu Âu

Nguồn: Edward Alden, “Biden’s ‘America First’ Economic Policy Threatens Rift With Europe,” Foreign Policy, 5/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người châu Âu coi các khoản trợ cấp khổng lồ của Mỹ dành cho xe hơi, năng lượng sạch và chất bán dẫn là mối đe dọa đối với nền kinh tế của họ.

Sau gần hai năm yên bình kể từ lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Joe Biden, những rạn nứt lớn về chính sách kinh tế đang dần xuất hiện giữa Washington và các đồng minh châu Âu. Trừ phi những rạn nứt này được xử lý khéo léo, tầm nhìn của chính quyền Biden về một trật tự kinh tế toàn cầu mới, trong đó Mỹ hợp tác với các đồng minh và đối tác ở châu Âu và châu Á để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc và Nga, có thể biến thành một trật tự gồm các khối kinh tế cạnh tranh với nhau. Continue reading “Chính sách kinh tế ‘Nước Mỹ trên hết’ của Biden có thể gây rạn nứt với châu Âu”

Thế giới hôm nay: 07/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một đòn tấn công bằng máy bay không người lái vào sân bay của Nga ở Kursk, nằm cách biên giới Ukraine khoảng 100 km, đã làm cháy bể chứa trong một cơ sở dầu gần đó, theo thống đốc vùng. Trong một diễn biến khác, bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu cáo buộc Ukraine “khủng bố hạt nhân” vì đã nã pháo vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia (Ukraine phủ nhận).

Ủy ban Hạ viện Mỹ có nhiệm vụ điều tra vụ bạo loạn 6 tháng 1 ở Điện Capitol sẽ chuyển “một số” đề nghị khởi tố lên bộ tư pháp, theo lời của chủ tịch ủy ban. Nằm trong danh sách đối tượng tiềm năng là Donald Trump và các đồng minh của ông, dù chủ tịch uỷ ban cho biết danh sách cũng như sức nặng pháp lý của nó vẫn chưa được chốt. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/12/2022”

06/12/1941: Tổng thống F.D. Roosevelt gửi thư cho Hoàng đế Nhật Bản

Nguồn: FDR to Japanese emperor: “Prevent further death and destruction”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt – dựa trên thông tin tình báo rằng hạm đội Nhật Bản đang hướng tới Thái Lan, chứ không phải Mỹ – đã gửi điện tín cho Hoàng đế Hirohito: “vì lợi ích của nhân loại,” Hoàng đế hãy can thiệp “để ngăn chặn cái chết và sự hủy diệt thế giới.”

Lực lượng Không quân Hoàng gia Australia đã phát hiện các tàu hộ tống, tàu tuần dương và tàu khu trục của Nhật Bản đang tuần tra gần bờ biển Malaya, phía nam Mũi Cà Mau. Ngay trước khi bị quân Nhật bắn hạ, một phi công người Australia đã gửi điện báo rằng dường như các tàu chiến Nhật Bản đang hướng đến Thái Lan. Continue reading “06/12/1941: Tổng thống F.D. Roosevelt gửi thư cho Hoàng đế Nhật Bản”

Thế giới hôm nay: 06/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nga tiếp tục bắn phá Ukraine bằng tên lửa vào thứ Hai, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng. Người Ukraine đã phải xuống trú ẩn trong các ga tàu điện ngầm khi còi báo động vang lên ở khắp các thành phố lớn, bao gồm cả thủ đô Kyiv. Tên lửa lại tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine: thống đốc Kyiv cho biết 40% khu vực này đã bị mất điện. Trước đó vào thứ Hai, các vụ nổ tại hai căn cứ không quân ở Nga đã giết chết ba người và làm bị thương sáu người khác, theo nhà chức trách nước này; Kiev chưa nhận trách nhiệm.

Trung Quốc dần từ bỏ chính sách zero covid sau làn sóng biểu tình chưa từng thấy. Thành phố Urumqi ở khu vực Tân Cương, nơi khởi nguồn của tình trạng bất ổn, đã mở lại các trung tâm thương mại và nhà hàng từ thứ Hai. Một số thành phố lớn khác cũng sẽ không còn yêu cầu xét nghiệm covid âm tính để lên phương tiện giao thông công cộng. Thị trường chứng khoán Trung Quốc hoan nghênh những tín hiệu đáng mừng này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/12/2022”

“Cách mạng giấy trắng”: Trung Quốc mộng của Tập đang biến thành ác mộng

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Quash the ‘white paper’ – Xi’s Chinese dream turns nightmare”, Nikkei Asia, 01/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Biểu tình vào cuối tuần có thể diễn ra trước Ngày Nhân quyền Quốc tế (10/12).

Vài tuần sau khi giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phải hứng chịu một đòn giáng nặng nề – hàng loạt người dân đã xuống đường với những tờ giấy trắng A4.

Sự kiện này đã được đặt tên là “cách mạng giấy trắng” hay “phong trào giấy trắng,” và đã lan rộng ra nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc. Dù mục đích chính của các cuộc biểu tình là kêu gọi chấm dứt chính sách zero-Covid hà khắc, nhưng người tham dự biểu tình ở Bắc Kinh và Thượng Hải đã công khai hô khẩu hiệu kêu gọi Tập từ chức. Một số người đi xa đến mức gọi ông là “nhà độc tài.” Continue reading ““Cách mạng giấy trắng”: Trung Quốc mộng của Tập đang biến thành ác mộng”

Thế giới hôm nay: 05/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

OPEC và các đồng minh quyết định không thay đổi mục tiêu sản lượng để chờ xem tác động của giá trần do phương Tây áp lên dầu thô Nga. Hôm thứ Sáu, các nhà ngoại giao EU, G7 và Úc đã đồng ý áp trần giá dầu Nga ở mức 60 đô la một thùng. Nga cho biết “sẽ không chấp nhận” giá trần, song cũng nói đã chuẩn bị cho điều đó. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói chính sách này “yếu ớt” và rằng nó sẽ không gây thiệt hại “nghiêm trọng” cho Nga.

Truyền thông địa phương đưa tin Iran sẽ xóa bỏ lực lượng cảnh sát đạo đức, một dấu hiệu cho thấy chính phủ có thể đang nhượng bộ người biểu tình. Bất ổn bắt đầu từ tháng 9 sau khi Mahsa Amini, một phụ nữ 22 tuổi bị bắt vì vi phạm quy định trang phục, thiệt mạng trong tù. Hôm thứ Bảy, tổng chưởng lý Iran Mohammad Jafar Montazeri nói quốc hội đang xem xét lại luật yêu cầu phụ nữ đội khăn trùm đầu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/12/2022”

Giang Trạch Dân: Nhà lãnh đạo tầm vóc dù từng bị xem thường

Nguồn: David Shambaugh, “China’s Underestimated Leader,” Foreign Affairs, 30/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cùng điểm lại di sản của Giang Trạch Dân.

Khi ông trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc ngay sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, Giang Trạch Dân đã bị nhiều nhà phân tích xem là lãnh đạo của thời kỳ quá độ, người sẽ chỉ cầm quyền trong thời gian ngắn. Vào thời điểm được thăng chức đột ngột, dù đã từng là Bí thư Thành ủy và Thị trưởng Thượng Hải và là Ủy viên Bộ Chính trị được hai năm, nhưng Giang vẫn là một nhân vật tương đối ít người biết đến, ngay cả ở Trung Quốc. Ông không có người bảo trợ chính trị ở cấp cao, không có liên hệ thực sự với các phe phái chính trong đảng, không có quan hệ với quân đội, và cũng chưa từng làm việc ở nơi nào khác ngoài Thượng Hải. Giang được Đặng Tiểu Bình đích thân lựa chọn theo đề nghị của các nguyên lão khác trong đảng, vì ông là một ứng viên mà tất cả các phe đều có thể ủng hộ sau cuộc thanh trừng Triệu Tử Dương và cuộc đàn áp tàn bạo ở Thiên An Môn. Continue reading “Giang Trạch Dân: Nhà lãnh đạo tầm vóc dù từng bị xem thường”

04/12/1928: “Bố già Ireland” bị ám sát bằng bom xe

Nguồn: “Irish Godfather” killed by car bomb in St. Paul, MN, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1928, “Dapper Dan” Hogan, một chủ quán rượu ở St. Paul, Minnesota, đồng thời là một trùm băng đảng khét tiếng, đã bị giết hại khi kẻ nào đó gài một quả bom xe dưới sàn chiếc Paige coupe mới của ông ta. Các bác sĩ đã làm việc cật lực để cứu ông trùm – theo tờ Morning Tribune, “những tay bảo kê, cảnh sát, và doanh nhân” xếp hàng dài tại bệnh viện để hiến máu cho người bạn xấu số của họ – nhưng Hogan đã hôn mê và qua đời vào khoảng 9 giờ tối. Đến tận hôm nay, vụ án này vẫn chưa được phá. Continue reading “04/12/1928: “Bố già Ireland” bị ám sát bằng bom xe”

Lê Thái Tổ chấn chỉnh đất nước, chiêu hiền đãi sĩ

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng, Vua ra lệnh nghiêm trị tệ trạng uống rượu, cờ bạc; qui định bảo vệ, và sử dụng ấn:

Kỷ Dậu, Thuận Thiên năm thứ 2, (Minh Tuyên Đức năm thứ 4). Mùa xuân, tháng Giêng, ngày mồng 4 [7/2/1429], ra lệnh chỉ cho các quan, cho kinh đô và các lộ, huyện, xã rằng: Kẻ nào du thủ thực, đánh cờ đánh bạc thì quan ty và quân dân bắt nộp để trị tội. Đánh bạc thì chặt 5 ngón tay, đánh cờ thì chặt 1 ngón tay, những kẻ không phải là việc quan mà vô cớ tụ họp uống rượu thì xử phạt 100 trượng, người chứa chấp bị tội kém một bậc. Continue reading “Lê Thái Tổ chấn chỉnh đất nước, chiêu hiền đãi sĩ”

03/12/1992: Tin nhắn SMS đầu tiên được gửi đi

Nguồn: First SMS text message is sent, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1992, tin nhắn văn bản SMS đầu tiên trong lịch sử đã được gửi đi: Neil Papworth, một kỹ sư 22 tuổi, đã sử dụng máy tính cá nhân để gửi tin nhắn “Merry Christmas” (Chúc Mừng Giáng Sinh) qua mạng Vodafone đến điện thoại của một đồng nghiệp.

Trong thời gian làm việc cho công ty dịch vụ công nghệ thông tin Anh-Pháp mà hiện đã không còn tồn tại Sema Group Telecoms, Papworth là thành viên của nhóm phát triển “Trung tâm Dịch vụ Tin nhắn Ngắn” (Short Message Service Centre, SMSC) cho công ty viễn thông Vodafone của Anh. Vào thời điểm đó, Sema hy vọng sẽ sử dụng những tin nhắn ngắn này như một dịch vụ truyền tin. Sau khi Papworth cài đặt hệ thống tại một địa điểm ở phía tây London, anh đã ngồi trước một máy tính và gửi một tin nhắn đơn giản đến điện thoại di động của Richard Jarvis, giám đốc Vodafone, người đang tham dự một bữa tiệc trong ngày lễ. Continue reading “03/12/1992: Tin nhắn SMS đầu tiên được gửi đi”

Cơ hội lịch sử của Biden và Macron để củng cố quan hệ xuyên Đại Tây Dương

Nguồn: Marie Jourdain và Celia Belin, “Biden and Macron’s Historic Opportunity,” Foreign Affairs, 28/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Pháp và Mỹ có thể củng cố liên minh của họ như thế nào?

Khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Washington vào năm 2018, ông có mối quan hệ tương đối thân thiết với Tổng thống Mỹ Donald Trump, còn liên minh xuyên Đại Tây Dương đang trong tình trạng hỗn loạn. Là một người đấu tranh cho cả chủ nghĩa đa phương và chủ nghĩa thực dụng, Tổng thống Pháp lúc đó có sứ mệnh thuyết phục Trump tiếp tục tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 và duy trì sự hiện diện quân sự đáng kể của Mỹ ở đông bắc Syria – cả hai điều cuối cùng đều không trở thành hiện thực. Continue reading “Cơ hội lịch sử của Biden và Macron để củng cố quan hệ xuyên Đại Tây Dương”

Chuyển động Quốc Phòng (25/11 – 1/12/2022)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (25/11 – 1/12/2022)”

Thế giới hôm nay: 02/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Dữ liệu mới công bố cho thấy lạm phát ở Mỹ tăng thấp hơn dự đoán ​​trong tháng 10. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân “lõi,” tức không tính thực phẩm và năng lượng, chỉ tăng 0,2% theo tháng, sau khi đã tăng 0,5% trong tháng 9. Chi tiêu cá nhân tăng 0,8% trong tháng 10, một dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng dường như không bị ảnh hưởng bởi lãi suất tăng.

Khi gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, chủ tịch hội đồng EU Charles Michel đã nhắc đến “phản ứng của xã hội” trước các biện pháp chống dịch covid-19, một ám chỉ rõ ràng về tình hình biểu tình đang lan rộng ở Trung Quốc. Ông Michel cũng đề cập đến Ukraine và Đài Loan, theo người phát ngôn của ông. Hôm thứ Tư, Trùng Khánh và Quảng Châu, hai trong số các thành phố lớn nhất của Trung Quốc, đã thông báo sẽ nới lỏng một số hạn chế covid. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/12/2022”

Sergei Surovikin, tư lệnh mới của Nga tại Ukraine, là ai?

Nguồn: Who is Sergei Surovikin, Russia’s new commander in Ukraine?”, The Economist, 13/10/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Việc bổ nhiệm vị tướng cứng rắn này là chỉ dấu cho thấy sự hiếu chiến gia tăng của điện Kremlin.

Ngày 10/10/2022, một đợt không kích dữ dội nhất kể từ lúc chiến tranh nổ ra đã giáng xuống hơn 300 làng xã và thành phố khắp Ukraine. Đó là một cách kinh hoàng để đánh dấu việc bổ nhiệm Sergei Surovikin làm Tổng chỉ huy mới của các lực lượng Nga tại Ukraine. Được đồng đội đặt biệt danh là “General Armageddon” (Tướng Ngày tận thế), danh tiếng đáng sợ của vị tướng này đã được minh chứng qua nhiều thập kỷ. Có người cho rằng Surovikin đã chỉ huy từ nhiều tháng nay, nhưng việc bổ nhiệm chính thức vào ngày 8/10 báo hiệu một chương mới khốc liệt hơn. Sergei Surovikin là ai? Và việc thăng chức của ông ta cho thấy điều gì về cuộc xâm lược của Nga? Continue reading “Sergei Surovikin, tư lệnh mới của Nga tại Ukraine, là ai?”

01/12/1958: Cháy trường học ở Chicago làm 93 người chết

Nguồn: Ninety students die in Chicago school fire, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1958, vụ hỏa hoạn xảy ra tại một trường tiểu học ở Chicago đã khiến 90 học sinh thiệt mạng.

Trường Đức Mẹ Thiên Thần (Our Lady of Angels School) được điều hành bởi các Nữ Tu Bác Ái (Sisters of Charity) ở Chicago. Năm 1958, có hơn 1.200 học sinh theo học tại trường, vốn là một tòa nhà lớn và đã cũ. Thật không may, người ta đã không quan tâm đến công tác phòng cháy chữa cháy trước thời điểm tháng 12/1958. Tòa nhà không có bất kỳ vòi phun nước nào, và cũng không có cuộc diễn tập phòng cháy chữa cháy định kỳ nào được tiến hành. Khi một đám cháy nhỏ bùng phát trong đống rác ở tầng hầm, nó đã dẫn đến thảm họa. Continue reading “01/12/1958: Cháy trường học ở Chicago làm 93 người chết”

Biểu tình chống phong tỏa đang thách thức quyền lực của Tập Cận Bình

Nguồn: Gideon Rachman, “Xi Jinping’s pandemic triumphalism returns to haunt him, “Financial Times, 28/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thói kiêu ngạo và độc đoán của Chủ tịch Tập Cận Bình đã khiến Trung Quốc rơi vào chuỗi ngày phong tỏa vô tận.

Trong bài phát biểu nhân dịp năm mới 2021, Tập Cận Bình đã khoe khoang về sự thành công của chính sách zero-Covid tại Trung Quốc. Trong khi hàng triệu người chết ở những nơi khác trên thế giới, Trung Quốc đã “đặt người dân và mạng sống của họ lên hàng đầu… Bằng sự đoàn kết và kiên cường, chúng ta đã viết nên bản anh hùng ca chống lại đại dịch.”

Gần hai năm sau, chiến dịch của Tập nhằm mô tả quá trình quản lý đại dịch của Trung Quốc như một chiến thắng của cá nhân ông và của hệ thống đang dần sụp đổ. Làn sóng biểu tình ngày càng gia tăng nhằm chống lại các chính sách zero-Covid của ông đã khiến nhà lãnh đạo Trung Quốc phải mất mặt. Chúng dường như là thách thức nghiêm trọng nhất đối với quyền lãnh đạo của Tập kể từ khi ông lên nắm quyền cách đây 10 năm. Continue reading “Biểu tình chống phong tỏa đang thách thức quyền lực của Tập Cận Bình”