Thế giới hôm nay: 22/09/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Câu lạc bộ các nước giàu OECD đã nâng dự báo lạm phát. Lạm phát giá tiêu dùng ở các nước G20 được dự báo sẽ đạt 4,5% trong quý bốn, do chi phí vận chuyển và giá hàng hóa tăng, rồi giảm còn 3,5% vào cuối năm 2022. Song tổ chức này cũng nói “cần thiết” duy trì các chính sách hỗ trợ vĩ mô cho đến khi trở lại bình thường và thị trường lao động phục hồi.

Kết quả sơ bộ từ cuộc bầu cử quốc hội Canada cho thấy Đảng Tự do của Thủ tướng Justin Trudeau thắng được nhiều ghế nhất— nhưng không đủ đạt đa số. Kết quả này không khác gì chính phủ thiểu số của ông Trudeau trước khi ông kêu gọi tổ chức bầu cử sớm hai năm so với kế hoạch. Hầu hết người dân Canada coi bầu sớm là không cần thiết, đặc biệt là ngay giữa đại dịch. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/09/2021”

Rủi ro hệ thống đối với Trung Quốc nếu Evergrande sụp đổ là gì?

Nguồn: What are the systemic risks of an Evergrande collapse?”, The Economist, 21/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nhà quản lý tài chính của Trung Quốc đang mài giũa một kỹ năng mới: “cho vỡ nợ theo nguyên tắc thị trường” — tức rời thị trường một cách có trật tự và tái cấu trúc lành mạnh cho các công ty đang gặp khó khăn. Thuật ngữ này đã xuất hiện trong các tài liệu của chính phủ và các phương tiện truyền thông địa phương gần đây khi các cơ quan quản lý trở nên thành thạo trong việc quản lý các vụ vỡ nợ lớn hơn, thường xuyên hơn và phức tạp hơn. Họ đã có một số thành công. Evergrande, một công ty phát triển bất động sản khổng lồ của Trung Quốc đang trên bờ vực sụp đổ, đang chứng tỏ mình là một trường hợp đặc biệt. Continue reading “Rủi ro hệ thống đối với Trung Quốc nếu Evergrande sụp đổ là gì?”

21/09/1780: Tướng Mỹ Benedict Arnold phạm tội phản quốc

Nguồn: Benedict Arnold commits treason, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1780, trong Cách mạng Mỹ, Tướng Mỹ Benedict Arnold đã gặp Thiếu tá Anh John Andre để bàn về việc giao West Point cho người Anh, đổi lại lời hứa về một khoản tiền thưởng lớn và một vị trí cấp cao trong quân đội Anh. Âm mưu đã bị phanh phui, và Arnold từ một cựu anh hùng của Mỹ trở thành kẻ có tên gọi đồng nghĩa với từ “kẻ phản bội.”

Arnold sinh ra trong một gia đình danh giá ở Norwich, Connecticut, vào ngày 14/01/1741. Ông theo học nghề bào chế thuốc, nhưng sau lại gia nhập lực lượng dân quân trong Chiến tranh Pháp – Người Mỹ bản địa (1754-1763). Sau đó, ông trở thành một thương nhân thành công và gia nhập Quân đội Lục địa khi Chiến tranh Cách mạng nổ ra giữa Vương quốc Anh và 13 thuộc địa của Mỹ vào năm 1775. Khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1783, các thuộc địa đã giành được độc lập từ Anh và thành lập một quốc gia mới, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Continue reading “21/09/1780: Tướng Mỹ Benedict Arnold phạm tội phản quốc”

Thế giới hôm nay: 21/09/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chỉ số S&P 500 đóng cửa giảm 1,7% vào thứ Hai, sau khi thị trường châu Á và châu Âu đua nhau bán tháo. Nhà đầu tư lo ngại cuộc khủng hoảng thanh khoản tại hãng bất động sản khổng lồ của Trung Quốc Evergrande, với các khoản nợ khoảng 300 tỷ USD, có thể lan rộng hơn. Chỉ số Hang Seng Hồng Kông đóng cửa giảm 3,3%, mức thấp nhất trong vài tháng qua.

Chính quyền Biden sẽ cho phép các du khách đã tiêm phòng từ châu Âu, Anh, và Trung Quốc nhập cảnh vào Mỹ từ tháng 11, qua đó chấm dứt nhiều lệnh cấm có từ đầu đại dịch. EU và Anh tức giận vì đã mở cửa cho người Mỹ có vắc-xin từ vài tháng trước, song Mỹ không đáp lễ. Quy định mới yêu cầu hành khách xét nghiệm âm tính với covid-19 trong vòng ba ngày trước lúc khởi hành. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/09/2021”

Quan hệ Mỹ – Việt: Đi từ hòa giải đến quan hệ thực chất

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin vào cuối tháng 7, hai nước đã ký một bản ghi nhớ, theo đó Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam tìm kiếm, xác định danh tính và quy tập hài cốt các liệt sĩ. Động thái này cho thấy, 46 năm sau khi chiến tranh kết thúc, Washington vẫn đang nỗ lực cùng Hà Nội thúc đẩy hòa giải giữa hai cựu thù. Những nỗ lực không ngừng như vậy là một phần cốt lõi trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1995.

Hành trình dài hướng tới hòa giải này được kể lại một cách sinh động trong cuốn “Không gì là không thể: Hòa giải của Mỹ với Việt Nam” (Nothing Is Impossible: America’s Reconciliation with Vietnam), một cuốn sách mới của Ted Osius, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam giai đoạn 2014 – 2017. Lấy cảm hứng từ tuyên bố của Pete Peterson, đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam sau khi hai nước thiết lập quan hệ, rằng “không có gì là không thể trong quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam,” cuốn sách cung cấp một phân tích chi tiết và sâu sắc nhất cho đến nay về những diễn tiến trong quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam kể từ khi bình thường hóa, cũng như nhiều thách thức mà hai nước đã vượt qua trong quá trình đó. Continue reading “Quan hệ Mỹ – Việt: Đi từ hòa giải đến quan hệ thực chất”

Thế giới hôm nay: 20/09/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Người Nga đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội mà chắc chắn Đảng Nước Nga Thống nhất của Tổng thống Vladimir Putin sẽ chắc chắn giành phần thắng. Trong những tháng gần đây, chính phủ Nga đã đẩy mạnh trấn áp các ứng viên đối lập, đặc biệt là những người cùng phe với Alexei Navalny, vị lãnh đạo đối lập hiện đang ngồi tù. Một cơ quan giám sát độc lập đã ghi nhận nhiều biểu hiện gian lận, bao gồm đăng ký số phiếu nhiều hơn dân số cũng như đe dọa quan sát viên.

Các tập đoàn năng lượng lớn nhất nước Anh đã xin chính phủ hỗ trợ tài chính khẩn cấp để giúp họ vượt qua cuộc khủng hoảng do giá khí đốt tăng cao. Cụ thể, họ lo ngại chi phí khi phải nhận về hàng triệu khách hàng từ các đối thủ mới sụp đổ, bao gồm năm hãng năng lượng nhỏ trong tháng 8. Chi phí tăng là một điều rất dễ thấy: giá hợp đồng tương lai của khí đốt tự nhiên Mỹ đã tăng gần gấp đôi trong sáu tháng qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/09/2021”

Đâu là “gót chân A-sin” của quân đội Trung Quốc?

Nguồn: Tetsuro Kosaka, “China’s military has an Achilles’ heel: Low troop morale”, Nikkei Asia, 19/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vô tình để lộ những điểm yếu của quân đội nước này.

Một biểu hiện cho điều đó là việc xây dựng các cơ sở phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới ở một vùng sa mạc nội địa. Còn một dấu hiệu khác là nỗ lực nhằm tăng tỷ lệ sinh, bao gồm các biện pháp giúp giảm gánh nặng chi phí trong việc giáo dục con cái. Đằng sau những động thái này là bằng chứng cho thấy nước này đang giải quyết những lo ngại liên quan đến tinh thần binh sĩ, cũng như khả năng của quân đội nước này trong việc thực hiện một cuộc chiến kéo dài. Continue reading “Đâu là “gót chân A-sin” của quân đội Trung Quốc?”

19/09/1955: Tổng thống Juan Domingo Perón bị lật đổ ở Argentina

Nguồn: Perón deposed in Argentina, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, sau một thập niên nắm quyền, Tổng thống Argentina Juan Domingo Perón bị đã lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự. Vốn là một chính khách dân túy lên nắm quyền vào năm 1946 nhờ sự hậu thuẫn của các tầng lớp lao động, Perón ngày càng trở nên độc tài khi nền kinh tế Argentina suy yếu vào đầu những năm 1950. Trợ thủ chính trị lớn nhất của ông chính là người vợ cực kỳ lôi cuốn, Eva “Evita” Perón, nhưng bà đã qua đời vào năm 1952, báo hiệu sự sụp đổ của liên minh quốc gia đã từng ủng hộ ông. Vì đã chống lại nhà thờ, sinh viên và nhiều nhóm khác, Perón bị quân đội buộc phải lưu vong vào tháng 09/1955. Ông đến định cư ở Tây Ban Nha, nơi ông trở thành thủ lĩnh lưu vong của nhóm “Peronists” (Những người theo chủ nghĩa Perón) – một phe phái nhiều ảnh hưởng, gồm những người Argentina vẫn trung thành với ông và hệ thống của ông. Continue reading “19/09/1955: Tổng thống Juan Domingo Perón bị lật đổ ở Argentina”

Mười điều rút ra từ sự ra đời của Liên minh AUKUS

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Hiệp định Đối tác tăng cường an ninh ba bên giữa Mỹ, Anh và Australia (AUKUS) có phiên âm khá thú vị (ô kis) – “Hôn nhau cái nào” – đến mức Tổng thống Biden cũng cảm thấy thích thú khi phát âm tên liên minh mới trong bài diễn văn đánh dấu sự ra đời của AUKUS.

Tuy nhiên, việc thành lập AUKUS thì hoàn toàn nghiêm túc, chẳng “lãng mạn” chút nào, và là kết quả của những nỗ lực thương lượng không ngừng nghỉ trong nhiều tháng trước đó của quan chức cấp cao 3 nước, trước khi AUKUS chính thức ra đời ngày 15/9/2021 vừa qua.

Tạm thời có thể rút ra 10 nhận xét nhanh từ sự ra đời của AUKUS như sau: Continue reading “Mười điều rút ra từ sự ra đời của Liên minh AUKUS”

18/09/1987: Hàng trăm người bị nhiễm độc phóng xạ ở Brazil

Nguồn: Hundreds are accidentally poisoned in Brazil, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, Cesium-137 vô tình được lấy ra từ một máy điều trị ung thư bị loại bỏ ở Brazil. Hàng trăm người cuối cùng đã bị đầu độc bởi bức xạ từ chất này, qua đó cho thấy rằng ngay cả một lượng phóng xạ tương đối nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm.

Năm 1985, Viện Xạ trị Goiania (Goiania Institute of Radiotherapy) chuyển trụ sở đến một địa điểm mới và để lại một chiếc máy trị liệu từ xa bằng Cesium-137 đã lỗi thời trong tòa nhà bỏ hoang của họ. Viện đã không thông báo đầy đủ cho các nhà chức trách về sự tồn tại của thiết bị này, và cỗ máy đã yên vị trong tòa nhà ở trung tâm thành phố Goiania, cách Sao Paulo 600 dặm, suốt hơn một năm trước khi hai người đàn ông đến trộm nó đi. Continue reading “18/09/1987: Hàng trăm người bị nhiễm độc phóng xạ ở Brazil”

Trường Đại học Y Đông Dương: Một thập kỉ khởi đầu bấp bênh

Tác giả: Lê Xuân Phán

Lời tòa soạn: Trường Y Hà Nội là một trong những trường đại học ra đời sớm nhất và nổi tiếng nhất ở Việt Nam, là cái nôi đào tạo ra những bác sĩ đầu ngành nổi tiếng như các ông Đặng Văn Ngữ, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Chung. Nhưng ít ai biết rằng, dù phát triển y tế là công việc cấp bách để duy trì ổn định xã hội và thúc đẩy kinh tế nhưng Trường Y Hà Nội lại có một quá khứ nhọc nhằn, có những lúc số y sĩ được đào tạo trong một khóa chưa đầy một bàn tay. Sự phát triển của Trường Y gắn liền với mâu thuẫn giữa mục tiêu chính trị của những nhà cầm quyền và mục đích khoa học của các giảng viên, giữa nền y học phương Tây và phương thức chữa bệnh truyền thống và cả trong bối cảnh chiến tranh ngổn ngang. Tiếp nối chuỗi bài về Đại học Luật Đông Dương, Tia Sáng xin giới thiệu đến với bạn đọc trường Đại học Y Đông Dương với lịch sử đầy thăng trầm của nó. Continue reading “Trường Đại học Y Đông Dương: Một thập kỉ khởi đầu bấp bênh”

Thế giới hôm nay: 17/09/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp cho biết việc Mỹ, AnhÚc ký hiệp ước an ninh mới là “một nhất đâm sau lưng”. Hiệp ước AUKUS thay thế một thỏa thuận trước đó giúp cung cấp tàu ngầm Pháp cho Úc. Trung Quốc cáo buộc ba nước thể hiện “tâm lý cạnh tranh tổng bằng không thời chiến tranh lạnh.” Thỏa thuận mới cho thấy các nước đang quan ngại trước sức mạnh gia tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Trong khi đó Trung Quốc nộp đơn xin gia nhập CPTPP, một hiệp định thương mại thay thế Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) thời Tổng thống Barack Obama vốn nhằm hạn chế ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ở khu vực. Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi TPP vào năm 2017 sau khi cả phe Dân chủ và Cộng hòa phản đối hiệp định. Để được tham gia, Trung Quốc phải được cả 11 thành viên chấp nhận. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/09/2021”

Báo Nga viết về 14 năm Liên Xô giúp Việt Nam đánh Mỹ

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau năm 1945, trên lãnh thổ Bán đảo Đông Dương hình thành hai nhà nước – Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (trong vùng lãnh thổ do quân đội Trung Quốc chiếm đóng) và Việt Nam Cộng hòa (trong vùng do Anh và sau đó là Pháp kiểm soát).[i] Ngày 19 tháng 12 năm 1946, xung đột giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp leo thang, trở thành hành động chiến tranh.

Từ đầu những năm 1950, Trung Quốc đã tích cực giúp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Kể từ năm 1953, Liên Xô cũng đã cung cấp cho Việt Nam trang thiết bị quân sự và vũ khí, đồng thời đào tạo sĩ quan. Về phía Mỹ, do bị phân tâm bởi hành động quân sự ở Triều Tiên nên hồi đó Mỹ không can thiệp vào tình hình Việt Nam. Continue reading “Báo Nga viết về 14 năm Liên Xô giúp Việt Nam đánh Mỹ”

16/09/2013: Tay súng giết 12 người trong vụ thảm sát tại Navy Yard

Nguồn: Gunman kills 12 in D.C. Navy Yard massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2013, một người đàn ông 34 tuổi đã bất ngờ nổi cơn thịnh nộ tại Navy Yard, Washington, D.C., giết chết 12 người và làm bị thương một số người khác chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ trước khi anh ta bị cảnh sát bắn chết. Các nhà điều tra sau đó kết luận rằng kẻ xả súng, Aaron Alexis, một nhân viên kỹ thuật máy tính làm việc cho một công ty công nghệ thông tin tư nhân, đã hành động một mình.

Khoảng 8 giờ sáng, Alexis sử dụng thẻ an ninh của mình để vào Tòa nhà 197 tại Navy Yard, một xưởng đóng tàu cũ được xây từ đầu những năm 1800, sau trở thành nhà máy sản xuất vũ khí, và bấy giờ đang được sử dụng làm trung tâm hành chính cho Hải quân. Đến 8 giờ 16 phút, Alexis, trên tay cầm khẩu súng ngắn Remington 870 đã cưa nòng, mặc áo sơ mi ngắn tay và quần dài, đã bắn gục nạn nhân đầu tiên của mình. Continue reading “16/09/2013: Tay súng giết 12 người trong vụ thảm sát tại Navy Yard”

Thế giới hôm nay: 16/09/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nội các Anh vừa cải tổ dẫn đến một loạt thay đổi: Ngoại trưởng Dominic Raab, người bị chỉ trích nặng nề vì đi nghỉ ở Crete giữa lúc Kabul thất thủ vào tháng trước, đã bị giáng xuống làm bộ trưởng tư pháp – nhưng được bù đắp bằng vai trò phó thủ tướng, vị trí mới được phục hồi. Bộ trưởng giáo dục Gavin Williamson và đồng chủ tịch đảng Bảo thủ Amanda Milling nằm trong số những người mất chức.

Cử tri California bác bỏ cuộc trưng cầu dân ý “thu hồi” của đảng Cộng hòa để phế truất Thống đốc Gavin Newsom (Arnold Schwarzenegger từng lên thống đốc vào năm 2003 nhờ bầu cử thu hồi). Nếu ông Newsom bị “thu hồi” chức vụ, Larry Elder, một người dẫn chương trình phát thanh da đen bảo thủ, sẽ trở thành ứng viên hàng đầu kế nhiệm ông. Ông Elder đã ngụ ý ra tranh cử vào năm tới khi ông Newsom chạy đua tái cử. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/09/2021”

Tác động từ việc Mỹ và Anh hỗ trợ Úc phát triển tàu ngầm hạt nhân

Nguồn: Australia is getting nuclear subs, with American and British help”, The Economist, 15/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Chỉ có 6 quốc gia trên thế giới — Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ và Nga — hiện đang vận hành tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Úc có thể trở thành nước thứ bảy một cách bất ngờ. Trong một tuyên bố đưa ra trong lần xuất hiện chung trên truyền hình vào ngày 15 tháng 9, Joe Biden, Boris Johnson và Scott Morrison, các nhà lãnh đạo của Mỹ, Anh và Úc, đã công bố điều mà họ mô tả là “quan hệ đối tác an ninh ba bên nâng cao”, có tên là AUKUS. Sáng kiến ​​đầu tiên, và là viên ngọc trên vương miện của họ, sẽ là việc hợp tác phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong tương lai cho Hải quân Hoàng gia Úc. Hiệp ước này, sẽ được ký chính thức tại Washington vào tuần tới, phản ánh mối quan ngại chung của họ về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, và mong muốn của Mỹ trong việc tăng cường khả năng quân sự của các đối tác châu Á. Continue reading “Tác động từ việc Mỹ và Anh hỗ trợ Úc phát triển tàu ngầm hạt nhân”

Thế giới hôm nay: 15/09/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Công tố viên trưởng của Haiti đã yêu cầu một thẩm phán buộc tội thủ tướng Ariel Henry liên quan đến vụ ám sát tổng thống Jovenel Moïse hồi tháng 7. Ngay sau vụ giết người, ông Henry được cho là đã hai lần nói chuyện điện thoại với một nghi phạm đang trốn chạy. Ông Henry hiện bị cấm rời khỏi Haiti.

Ngoại trưởng Pháp đã chỉ trích một thỏa thuận tiềm năng giữa Mali và nhà thầu quân sự Nga Wagner Group, theo đó sẽ gửi lính đánh thuê đến quốc gia Tây Phi này. Hãng tin Reuters cho biết lực lượng lính đánh thuê sẽ huấn luyện binh lính Mali và bảo vệ các quan chức cấp cao. Các quan chức Pháp được cho là đang cân nhắc rút quân khỏi chiến dịch chống quân Hồi giáo nổi dậy ở khu vực Sahel nếu thỏa thuận này diễn ra. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/09/2021”

Tộc người Hán: Một bản sắc được kiến tạo

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Sự hình thành “tộc người Hán” không chỉ được kiến tạo từ góc độ danh xưng, mà quan trọng hơn còn là quá trình mà rất nhiều nhóm người khác đã trở thành “Hán” theo bước đường mở rộng của các đế chế Trung Hoa. Sự bành trướng này không chỉ mang ý nghĩa về đất đai, lãnh thổ mà còn cả văn hóa, tộc người, biến những người ở vùng biên, từ “chưa phải Hán” thành “Hán”. Nhiều tộc người trong số này đã “biến mất”, sau đó xuất hiện trở lại thành “người Hán”.

Làm thế nào để tạo ra một “tộc người” với hơn một tỉ thành viên? Trước khi người “Hán” xuống phía Nam của sông Trường Giang, ở đây có “Bách Việt”. Sau khoảng 2000 năm, tại sao “99 Việt” đã biến mất, chỉ còn lại “Việt Nam”. Những “Việt” kia đã đi đâu cùng với nhiều người đồng hành khác như Tiên Ti, Hung Nô… và nhiều nhóm trong không gian của các đế chế Trung Hoa? Continue reading “Tộc người Hán: Một bản sắc được kiến tạo”

14/09/1944: Mỹ phát động Chiến dịch Stalemate trong Thế chiến II

Nguồn: Americans launch Operation Stalemate—at extraordinary cost, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến số 1 của Mỹ đã đổ bộ lên Đảo Peleliu, một đảo thuộc Quần đảo Palau ở Thái Bình Dương, trong một phần của một chiến dịch lớn hơn nhằm hỗ trợ cho Tướng Douglas MacArthur, người đang chuẩn bị đổ quân vào Philippines. Cái giá mà người Mỹ phải trả cho trận đánh này là một trong những cái giá đắt nhất trong lịch sử.

Palau, một phần của Quần đảo Caroline, là một trong những quần đảo bị lấy khỏi tay Đức và trao cho Nhật, theo một điều khoản của Hiệp ước Versailles vào cuối Thế chiến I. Quân đội Mỹ vốn dĩ không quen thuộc với quần đảo này. Đô đốc William Halsey đã phản đối triển khai Chiến dịch Stalemate, trong đó gồm cả việc đưa quân Mỹ đánh vào Morotai ở Đông Ấn Hà Lan – bởi ông tin rằng MacArthur sẽ chỉ gặp phải kháng cự tối thiểu ở Philippines, nghĩa là chiến dịch này là không cần thiết, đặc biệt là khi tính đến những rủi ro có thể xảy ra. Continue reading “14/09/1944: Mỹ phát động Chiến dịch Stalemate trong Thế chiến II”

Thế giới hôm nay: 14/09/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên cho biết nước này đã phóng thử thành công một tên lửa hành trình, đánh dấu một bước tiến nữa cho chương trình vũ khí của mình. Vì nằm trong tầm bắn, Nhật Bản cho biết “quan ngại sâu sắc”; còn Mỹ nói cam kết bảo vệ Nhật Bản và Hàn Quốc “vững như thép.” Hiện tên lửa hành trình không phải chịu các hạn chế vũ khí quốc tế như tên lửa đạn đạo.

Công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc Evergrande tiếp tục khó khăn khi xảy ra một cuộc biểu tình bên ngoài trụ sở chính của họ ở Thâm Quyến khiến cảnh sát phải can thiệp. Người biểu tình phản đối việc công ty này, vốn mắc nợ nặng nề, trì hoãn trả tiền cho nhà đầu tư. Trên mạng xã hội Trung Quốccũng xuất hiện các video biểu tình tương tự ở các địa điểm khác, dù chưa được xác nhận. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/09/2021”