Thế giới hôm nay: 17/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Vladimir Putin đồng ý cử các đại sứ trở lại thủ đô của nhau sau hội nghị thượng đỉnh ở Geneva nơi họ bất đồng về nhiều thứ nhưng mong muốn đối thoại về các vấn đề như an ninh mạng. Dù cuộc gặp kéo dài chưa đầy ba giờ, nhưng nó đã cho thấy dấu hiệu tan băng quan hệ. Ông Putin nói cuộc gặp “mang tính xây dựng” và cho biết đàm phán sẽ sớm bắt đầu về việc thay thế hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân New START khi nó hết hiệu lực vào năm 2026. Ông Biden cho biết ông đã nêu vấn đề nhân quyền và chương trình nghị sự của ông là “Vì người dân Mỹ”, chứ không nhằm chống lại Nga.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục giữ phạm vi mục tiêu lãi suất từ 0 đến 0,25%, nhưng cho biết có thể sẽ tăng lãi suất vào cuối năm 2023 lên 0,6%. Như vậy, Fed đã kéo thời điểm tăng lãi suất lên sớm hơn so với dự đoán hồi ​​tháng 3, chủ yếu do Mỹ phục hồi nhanh, tỉ lệ tiêm phòng tăng và lạm phát trong nước tăng vọt. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/06/2021”

Afghanistan: ‘Nghĩa địa các đế chế’ và cạm bẫy đối với Trung Quốc

Nguồn: The graveyard of empires calls to China”, Financial Times, 16/06/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Không phải ngẫu nhiên mà Afghanistan được gọi là nghĩa địa của các đế chế. Alexander Đại đế, đế chế Anh, Liên Xô và bây giờ là nước Mỹ hùng mạnh, tất cả đều đã thất bại trong nỗ lực chinh phục đất nước khốc liệt này. Giờ đây, Trung Quốc, siêu cường mới nổi của thế giới, có nguy cơ rơi vào cái bẫy tương tự ngay khi họ thậm chí chưa bắt đầu dự án tân đế quốc của riêng mình.

Khi cuộc chiến dài nhất của Mỹ dần kết thúc trước ngày mang tính biểu tượng là 11 tháng 9 năm 2021, các nhà lãnh đạo và nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc đang phải vật lộn với những suy nghĩ mâu thuẫn nhau. Một mặt, Bắc Kinh luôn cảm thấy các chiến dịch của Mỹ ở Afghanistan là một phần của “Âm mưu vĩ đại” mới nhằm bao vây, kiềm chế và có khả năng gây bất ổn cho Trung Quốc, quốc gia có chung một dải biên giới nhỏ với nước này. Vì vậy, sự rút lui nhục nhã cuối cùng của Mỹ và khả năng tái lập quyền kiểm soát của Taliban ở nước này được Trung Quốc hoan nghênh trên khía cạnh đó. Continue reading “Afghanistan: ‘Nghĩa địa các đế chế’ và cạm bẫy đối với Trung Quốc”

Quốc gia tầm trung với định hướng ngoại giao chuyên biệt: Một số gợi ý cho Việt Nam đến năm 2030

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng* – Đỗ Thị Thủy **

Tóm tắt: Ngoại giao chuyên biệt nhiều thập niên qua đã, đang là lựa chọn và định hướng chính sách đối ngoại quan trọng, phổ biến, phù hợp với thế và lực của các nước tầm trung trong một môi trường chiến lược biến động nhanh chóng, phức tạp nhưng cũng mở ra nhiều dư địa, cơ hội. Với thế và lực gia tăng ấn tượng sau 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế thành công cũng như với tầm nhìn, khát vọng phát triển đến năm 2045 được Đảng ta đề ra tại Đại hội XIII (tháng 1-2021), Việt Nam ngày càng có những đóng góp tích cực, chủ động, trách nhiệm vào hòa bình, an ninh, phát triển và thịnh vượng chung của khu vực, thế giới. Vì lẽ đó, ngoại giao chuyên biệt cần được xem là hướng đi, ưu tiên mới của ngoại giao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Continue reading “Quốc gia tầm trung với định hướng ngoại giao chuyên biệt: Một số gợi ý cho Việt Nam đến năm 2030”

Thế giới hôm nay: 16/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các đại diện thương mại MỹEU vừa khép lại tranh chấp kéo dài 17 năm qua về các khoản trợ cấp dành cho BoeingAirbus. Trước đây hai bên liên tục khiếu nại lên WTO về hành vi ưu ái không công bằng cho hãng hàng không vũ trụ của bên kia. Giờ đây họ đồng ý tạm hoãn 5 năm các mức thuế trừng phạt đối với các nhà sản xuất máy bay của bên kia, và ra các tuyên bố làm rõ những “hỗ trợ có thể chấp nhận được.” Động thái này được nhiều người coi là một phần của nỗ lực thắt chặt quan hệ hai bờ Đại Tây Dương trước sức mạnh kinh tế của Trung Quốc.

Tòa án cao nhất EU tuyên bố các cơ quan giám sát “trong một số điều kiện nhất định” ở bất kỳ nước thành viên nào cũng có thể đưa Facebook ra tòa dựa trên các cáo buộc vi phạm quy định quyền riêng tư của khối. Cho đến nay, các khiếu nại xuyên biên giới được xử lý bởi cơ quan quyền riêng tư dữ liệu của nước đặt trụ sở công ty —mà trong trường hợp Facebook là Ireland. Vì phán quyết khá hẹp  nên chưa thật rõ tác động của nó lên các công ty công nghệ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/06/2021”

Tại sao Trung Quốc cần tránh đi vào vết xe đổ của Nga?

Nguồn: Minxin Pei, “Putin’s Russia is a trap China should avoid”, Nikkei Asia, 13/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tự hào về việc học được các bài học từ sự sụp đổ của các chế độ độc tài khác. Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đặt hàng các nghiên cứu của giới hàn lâm và tổ chức các cuộc hội thảo nhằm tìm hiểu xem chế độ Liên Xô hùng mạnh một thời đã sụp đổ như thế nào.

Đây hoàn toàn không phải là một việc làm vô ích. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ sự sụp đổ của Liên Xô, chẳng hạn như sự dàn trải sức mạnh quá đà, chạy đua vũ trang tốn kém và kinh tế trì trệ, đã giúp ĐCSTQ hình thành chiến lược tồn tại của mình trong thời kỳ hậu khủng hoảng Thiên An Môn. Nhìn chung, đảng đã được hưởng lợi từ những bài học này – cho đến khi Chủ tịch Tập Cận Bình áp dụng một chiến lược hoàn toàn mới sau khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012. Continue reading “Tại sao Trung Quốc cần tránh đi vào vết xe đổ của Nga?”

15/06/1300: Dante trở thành Bề trên Thành Florence

Nguồn: Dante is named prior of Florence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1300, nhà thơ Dante Alighieri trở thành một trong sáu vị “bề trên” (city prior – chức vụ lãnh đạo cao nhất) của thành Florence, hoạt động tích cực trong việc điều hành thành phố. Các hoạt động chính trị của Dante, bao gồm việc trục xuất một số đối thủ, đã khiến ông bị buộc phải lưu vong khỏi Florence, thành phố quê hương ông, kể từ năm 1302. Ông sẽ viết tác phẩm vĩ đại nhất của mình, “Thần khúc” (Divina Commedia) trong khi lang bạt, tìm sự bảo vệ cho gia đình mình từ thành phố này sang thành phố khác.

Dante sinh ra trong một gia đình gốc gác quý tộc nhưng không may sa sút. Cha ông kiếm sống bằng nghề cho vay. Dante bắt đầu làm thơ ở tuổi thiếu niên và đã nhận nhiều lời khích lệ từ các nhà thơ nổi tiếng, những người được cậu thiếu niên gửi cho các bài thơ sonnet. Continue reading “15/06/1300: Dante trở thành Bề trên Thành Florence”

Tại sao Việt Nam phê duyệt vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc?

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Việt Nam hiện đang phải đối phó với đợt dịch Covid thứ tư dữ dội hơn những đợt dịch trước. Đợt dịch lần này gây lo ngại cho chính quyền lẫn người dân, nhất là vì chiến dịch chích ngừa Covid-19 ở Việt Nam còn quá chậm, với chỉ hơn khoảng hơn 1 triệu người được tiêm chủng, tính đến ngày 07/06, tức là mới khoảng 1,3% tổng dân số gần 100 triệu người, mức thấp nhất Đông Nam Á, thua xa Cam Bốt (16%).

Chính phủ Việt Nam nay đề ra mục tiêu chích ngừa cho 75% dân số, để có thể đạt được miễn dịch cộng đồng. Trong nỗ lực đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng, Việt Nam đang ráo riết tìm mua vac-xin, chứ không thể chỉ trông chờ vào cơ chế COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới WHO viện trợ thuốc tiêm ngừa cho các nước nghèo. Continue reading “Tại sao Việt Nam phê duyệt vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc?”

Thế giới hôm nay: 14/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng cầm quyền lâu nhất Israel, Binyamin Netanyahu, đã chính thức mất ghế sau 12 năm tại vị khi Yair Lapid, lãnh đạo đối lập theo đường lối trung dung, vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở quốc hội. Tuy nhiên, theo thỏa thuận chia sẻ quyền lực, nhà chính trị theo chủ nghĩa dân tộc hữu khuynh Naftali Bennett sẽ làm thủ tướng trong hai năm đầu, dẫn dắt một liên minh rất đa dạng mà xem ra chỉ đồng ý với nhau về việc phế truất ông Netanyahu.

Các nhà lãnh đạo G7 cùng lên án Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh hàng năm. Câu lạc bộ các nền dân chủ giàu có đã chỉ trích nước này vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, tước bỏ quyền tự trị của Hồng Kông và các vấn đề khác. Trung Quốc đã lường trước việc bị chỉ trích — trước đó, một phát ngôn viên của đại sứ quán Trung Quốc nói “cái thời mà một nhóm nhỏ các nước điều hành thế giới đã qua lâu rồi”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/06/2021”

Thách thức và rủi ro trong chương trình tiêm chủng Covid-19 của Việt Nam

Tác giả: Giang Nguyễn p/v Lê Hồng Hiệp

Việt Nam đang cấp bách triển khai chương trình tiêm chủng đại trà, đồng thời nỗ lực tìm nguồn cung vắc-xin trên thị trường và phát triển vắc-xin ngừa COVID-19 trong nước. Chương trình tiêm chủng đại trà sẽ gặp những khó khăn gì? Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute) đã trao đổi với phóng viên Giang Nguyễn về những khó khăn và rủi ro trước mắt.

Giang Nguyễn: Kính chào Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp. Trong bài bình luận trên trang Fulcrum của Viện nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak (ISEAS) đăng ngày 8 tháng 6 vừa qua Tiến sĩ đã nhận định rằng chiến dịch tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19 của Việt Nam quá chậm trễ. Việt Nam trước đây được thế giới khen ngợi là một trong những nước xử lý sự lây lan của dịch xuất sắc nhất. Vì sao có sự chậm trễ trong chiến dịch phòng ngừa? Continue reading “Thách thức và rủi ro trong chương trình tiêm chủng Covid-19 của Việt Nam”

Tại sao Belarus được gọi là nền độc tài cuối cùng của châu Âu?

Nguồn: Why Belarus is called Europe’s last dictatorship”, The Economist, 25/05/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Quyết định của tổng thống Belarus Alexander Lukashenko buộc một chuyến bay chở khách từ Hy Lạp đến Litva phải hạ cánh ở Minsk, thủ đô Belarus, để bắt giữ một nhà báo trên máy bay đã gây sốc cho thế giới. Nhưng có lẽ mức độ gây sốc sẽ không nhiều như khi bất kỳ lãnh đạo châu Âu nào khác làm như vậy. Sự sẵn sàng đàn áp người dân trong khi không sẵn lòng từ bỏ quyền lực của Lukashenko đã khiến ông nổi tiếng là nhà độc tài cuối cùng của châu Âu. Năm ngoái, ông đã “đánh cắp” một cuộc bầu cử và đàn áp các cuộc biểu tình lớn sau đó. Lukashenko đã cai trị Belarus trong 26 năm qua như thế nào?

Lukashenko được bầu làm tổng thống Belarus vào năm 1994, ba năm sau khi đất nước tuyên bố độc lập khi Liên Xô giải thể. Không giống như các nhà lãnh đạo của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ khác, ông đã bảo tồn các di tích của chủ nghĩa cộng sản. Ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười năm 1917 vẫn là một ngày lễ quốc gia, và các nhà máy quốc doanh vẫn nằm dưới sự kiểm soát của ông. Sự tiến bộ của nền dân chủ và thị trường tự do đã rất chậm chạp. Continue reading “Tại sao Belarus được gọi là nền độc tài cuối cùng của châu Âu?”

13/06/1381: Đoàn quân Nông dân tiến vào London

Nguồn: Peasant army marches into London, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1381, trong Khởi nghĩa Nông dân (Peasants’ Revolt), một đám đông nông dân Anh do Wat Tyler lãnh đạo đã tiến vào London và bắt đầu đốt phá, cướp bóc khắp thành phố. Một số tòa nhà chính phủ bị phá hủy, tù nhân được giải phóng, trong khi một thẩm phán cùng với hàng chục nhân vật nổi tiếng khác bị chặt đầu.

Khởi nghĩa Nông dân phát xuất từ hệ quả nghiêm trọng của đợt bùng bệnh dịch hạch xảy ra vào cuối những năm 1340, giết chết gần một phần ba dân số nước Anh. Khan hiếm lao động sau đại dịch Cái chết Đen dẫn đến việc tiền lương tăng và một tầng lớp nông dân cơ động hơn dần hình thành. Tuy nhiên, Nghị viện Anh đã tìm cách chống lại những thay đổi đối với hệ thống phong kiến truyền thống của mình và thông qua luật nhằm duy trì mức lương như cũ, trong khi khuyến khích địa chủ tái khẳng định quyền làm chủ đất đai của mình. Năm 1380, sự bất mãn của nông dân lên đến đỉnh điểm khi Nghị viện hạn chế quyền bầu cử bằng cách tăng thuế đi bầu (poll tax – mức thuế một người trưởng thành phải nộp để được bỏ phiếu) và Khởi nghĩa Nông dân bùng phát. Continue reading “13/06/1381: Đoàn quân Nông dân tiến vào London”

Mấy vấn đề xung quanh Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Tác giả: Nguyễn Thanh Tuân

Mấy ngày nay dư luận rộ lên bàn tán xung quanh sự việc công ty tư vấn Pháp ACT được nhà nước Việt Nam thuê khảo sát, đánh giá chất lượng của công trình dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, và đã công bố kết quả.

Dư luận băn khoăn vì sao Công ty tư vấn Pháp ACT ngày 29/4/2021 một mặt đã xác nhận và cấp Chứng nhận Công trình đạt điều kiện an toàn hệ thống cho công trình của Dự án, nhưng, mặt khác, lại vẫn “thòng” thêm 16 Khuyến cáo rằng công trình của Dự án chưa đạt tiêu chuẩn châu Âu theo các nhóm hạng mục khác nhau, và rằng nếu đưa vào sử dụng thì chủ dự án phải chấp nhận khả năng xảy ra rủi ro, tai nạn… (?!).

Trong khi đó, thông tin chính thức từ Bộ GTVT cho biết Dự án Cát Linh – Hà Đông sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành của Trung Quốc. Continue reading “Mấy vấn đề xung quanh Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông”

Nhật ký Bắc Kinh (25/01/21): Kế ‘ve sầu thoát xác’ của Viện Khổng Tử

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bắc Kinh đang thay đổi nhanh chóng, tôi thầm nghĩ khi lái xe ngang qua Đức Thắng Môn ở phía bắc thành phố vào cuối tuần qua. Tại ngã tư, tôi không còn thấy tấm biển “Trụ sở Viện Khổng Tử” trên một tòa nhà nữa.

Tôi chắc chắn nó có ở đó vào lần cuối tôi đi qua vào tháng 10. Thay vào đó, tôi thấy một tấm biển từ tiếng Trung nghĩa là “ngôn ngữ” cùng với các chữ cái “CLEC”.

Tôi ra khỏi xe và hỏi một nhân viên bảo vệ đang đứng trước tòa nhà đó. “Mới thay gần đây thôi”, người này cho biết. “Tôi nghĩ là cách đây chưa đầy một tháng.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (25/01/21): Kế ‘ve sầu thoát xác’ của Viện Khổng Tử”

12/06/2017: Otto Warmbier trở về nhà trong tình trạng hôn mê

Nguồn: Otto Warmbier returns from North Korean prison in a coma, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2017, Otto Warmbier, một sinh viên 22 tuổi bị bắt giam ở Triều Tiên 17 tháng trước đó, đã trở về Mỹ trong tình trạng hôn mê. Việc Warmbier được trở về nhà đã đánh dấu sự ấm lên trong quan hệ giữa Mỹ với Triều Tiên – nước khét tiếng với những vụ vi phạm nhân quyền trên diện rộng, đồng thời cũng thu hút sự chú ý của dư luận bởi cách mà Triều Tiên đối xử với tù nhân người nước ngoài.

Sau năm ngày lưu lại Triều Tiên trong một chuyến đi chơi mạo hiểm, cậu sinh viên Đại học Virginia đã bị bắt tại sân bay Bình Nhưỡng vào tháng 1/2016 vì tình nghi đã lấy cắp một tấm áp phích tuyên truyền từ phòng khách sạn của mình. Phiên tòa xét xử Warmbier chỉ kéo dài một giờ, và cậu nhanh chóng bị kết án 15 năm lao động khổ sai trong nhà tù Triều Tiên. Đến tháng 3 năm đó, cậu đã rơi vào hôn mê. Continue reading “12/06/2017: Otto Warmbier trở về nhà trong tình trạng hôn mê”

Học giả Trung Quốc nói về ba thay đổi lớn của trật tự quốc tế hiện nay

Giới thiệu: Việt Hải

Ngày 14/5/2021, Đại học Thanh Hoa Trung Quốc phối hợp cùng Đại học Bắc Kinh và Đại học Nhân dân tổ chức tọa đàm với chủ đề “Trật tự quốc tế thời kỳ hậu Covid”. Nội dung cụ thể của tọa đàm được đăng tải trên website Trung tâm nghiên cứu an ninh và chiến lược, Đại học Thanh Hoa. Tại tọa đàm, Giám đốc Cơ sở trao đổi nhân văn Trung – Mỹ, Học viện Quan hệ quốc tế, Đại học Bắc Kinh Giả Khánh Quốc đã có bài phát biểu trong đó nhấn mạnh 3 thay đổi lớn của trật tự quốc tế hiện nay bao gồm: Thứ nhất, Mỹ ngày càng trở nên bất lực khi tiếp tục lãnh đạo thế giới. Thứ hai, năng lực của các nước phương Tây trong việc lãnh đạo trật tự quốc tế đang suy giảm. Thứ ba, cán cân quyền lực thế giới thay đổi lớn do sự trỗi dậy của các nước lớn phi phương Tây.

Nội dung bài phát biểu của ông Giả Khánh Quốc như sau: Continue reading “Học giả Trung Quốc nói về ba thay đổi lớn của trật tự quốc tế hiện nay”

Thế giới hôm nay: 11/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giá tiêu dùng ở Mỹ tăng 5% trong năm tính đến tháng 5, mức tăng lớn nhất kể từ 2008. Giá tiêu dùng tăng do nhu cầu tiêu dùng quá cao, cộng với việc các công ty chậm đáp ứng, thiếu hụt nhiều loại hàng hóa và khan hiếm nhân công. Giá cả cũng tăng 0,6% trong tháng 5 so với tháng trước, giảm nhẹ so với mức tăng 0,8% của tháng 4.

Thủ tướng Anh Boris Johnson gặp Tổng thống Joe Biden trước thềm cuộc họp các nhà lãnh đạo G7. Hai ông đã cùng công bố một “Hiến chương Đại Tây Dương” mới, ám chỉ đến tuyên bố hữu nghị được ký năm 1941 bởi những người tiền nhiệm của họ, Winston Churchill và Franklin Roosevelt. Tinh thần này sẽ cần thiết để giải quyết các vấn đề mà G7 đang đối mặt. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/06/2021”

Các đặc tính và tệ nạn của văn hóa Trung Quốc

Tác giả: Dư Thu Vũ | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

1. Các đặc tính của văn hóa Trung Quốc

Rất nhiều học giả đã phát biểu về đặc tính của văn hóa Trung Quốc. Tôi không tán thành phần lớn các ý kiến của họ. Nguyên nhân chỉ có một: những “đặc tính” họ tìm ra thì không có gì khác với các tính đặc thù thực sự của các nền văn hóa khác.

Ví dụ: “mạnh mẽ, đầy triển vọng”, “vươn lên không biết mệt mỏi”, “nội dung bao la mênh mông”, “tôn sư trọng giáo”, “khoan dung nhường nhịn”, “hậu đức tải vật”,[1] những thành ngữ này luôn được thay nhau dùng để khái quát các đặc tính của văn hóa Trung Quốc. Thoạt xem dường như không có gì sai cả, nhưng một khi dịch ra tiếng nước ngoài thì rắc rối, vì trong những sách kinh điển của hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có cách nói tương tự, chẳng qua chúng ta trình bày bằng văn ngôn của Hán ngữ mà thôi. Continue reading “Các đặc tính và tệ nạn của văn hóa Trung Quốc”

10/06/1980: Nelson Mandela gửi thông điệp từ trong tù

Nguồn: Nelson Mandela writes from prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, tại Nam Phi, Đại hội Dân tộc Phi (African National Congress, ANC) đã công bố tuyên bố của Nelson Mandela, nhà lãnh đạo phong trào chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid vốn đang ngồi tù. Bức thông điệp, được lén chuyển khỏi vòng kiểm soát gắt gao của nhà tù Đảo Robben, có nội dung: “Đoàn kết! Tập hợp! Chiến đấu! Giữa cái đe của quần chúng đoàn kết và cái búa của đấu tranh vũ trang, chúng ta sẽ đè bẹp apartheid!”

Mandela, sinh năm 1918, là con trai một vị tù trưởng Tembu, một tộc người nói tiếng Xhosa. Thay vì nối nghiệp cha làm tù trưởng, Mandela theo học đại học và trở thành luật sư. Năm 1944, ông gia nhập ANC, một tổ chức chính trị của người da đen với mục tiêu đấu tranh giành quyền cho đa số người da đen ở đất nước Nam Phi do người da trắng cai trị. Continue reading “10/06/1980: Nelson Mandela gửi thông điệp từ trong tù”

Thế giới hôm nay: 10/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden đã bay đến châu Âu trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông trên cương vị tổng thống để tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 vào cuối tuần này. Điểm dừng chân đầu tiên của ông sẽ là St Ives, một thị trấn ven biển nhỏ của Anh. Tiếp theo là Brussels, nơi ông Biden sẽ gặp các nhà lãnh đạo EU và NATO. Cuối cùng là cuộc gặp ở Geneva với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Các cuộc đàm phán thương mại giữa AnhEU – hay “cuộc chiến xúc xích” – đã kết thúc mà không có giải pháp nào, đồng nghĩa xuất khẩu thịt ướp lạnh từ Anh sang Bắc Ireland sẽ bị cấm từ cuối tháng. Anh cho biết họ sẽ bất chấp và tiếp tục đưa hàng qua Biển Ireland. EU đe dọa áp đặt thuế quan đáp trả. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/06/2021”

Tiến trình mở rộng CPTPP: Sau Vương quốc Anh sẽ là ai?

Nguồn: Deborah Elms, “The CPTPP expands”, Asian Trade Center, 03/06/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Trans-Pacific Partnership, CPTPP) đã chính thức chấp nhận việc Vương quốc Anh khởi động tiến trình gia nhập hiệp định.

Dù đây là lần đầu tiên thỏa thuận thương mại này được mở rộng kể từ khi nó có hiệu lực, trước đó đã từng có thành viên gia nhập trong quá trình đàm phán hiệp định. Vào năm 2006, CPTPP khởi đầu chỉ với bốn thành viên (Brunei, Chile, New Zealand và Singapore). Tính đến thời điểm đạt được thỏa thuận, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, TPP) có 12 thành viên: 4 thành viên ban đầu cộng thêm Australia, Canada, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Peru, Mỹ và Việt Nam.

Bất ngờ bị suy yếu sau khi Mỹ quyết định rút khỏi hiệp định vào đầu năm 2017, TPP đã được chuyển đổi thành CPTPP, và gần hai năm sau đó, đã chính thức có hiệu lực đối với bảy thành viên. Continue reading “Tiến trình mở rộng CPTPP: Sau Vương quốc Anh sẽ là ai?”