Thế giới hôm nay: 18/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thị trường tăng đột biến sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng mạnh dự báo tăng trưởng GDP của nước này. Hồi tháng 12 Fed dự đoán nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm nay; giờ đây họ đã sửa con số đó thành 6,5%. Fed cũng báo hiệu họ sẽ giữ lãi suất ở gần mức 0 cho đến ít nhất năm 2024.

Cảnh sát đã bắt giữ một thanh niên 21 tuổi vì tình nghi bắn chết 8 người trong một loạt vụ tấn công tiệm massage ở Atlanta, Georgia. Sáu trong số các nạn nhân là phụ nữ châu Á. Nghi phạm khai với cảnh sát anh ta mắc chứng nghiện tình dục, song các nhà điều tra không loại trừ động cơ chủng tộc. Trước những diễn biến này, cảnh sát New York và Seattle cho biết họ sẽ tiến hành các biện pháp bổ sung nhằm bảo vệ các cộng đồng châu Á tại thành phố của họ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/03/2021”

Thế giới hôm nay: 17/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cơ quan Dược phẩm Châu Âu nói “không có dấu hiệu” nào cho thấy vắc-xin covid-19 của Đại học Oxford-AstraZeneca làm tăng nguy cơ đông máu. Síp, Latvia, Luxembourg và Thụy Điển là những quốc gia châu Âu mới nhất cho ngừng loại vắc-xin này, bên cạnh Pháp và Đức. WHO kêu gọi các nước tiếp tục chương trình tiêm chủng.

Trong khi đó Moderna đã bắt đầu thử nghiệm vắc-xin covid-19 của họ trên trẻ sơ sinh và trẻ em ở Mỹ và Canada. Các thử nghiệm sẽ đánh giá tính hiệu quả của thuốc trong độ tuổi từ sáu tháng đến 12 tuổi — nhóm người trẻ nhất được tiêm vắc-xin coronavirus cho đến nay.  Hãng cũng dự kiến ​​đầu hè này có kết quả của cuộc thử nghiệm đang diễn ra đối với nhóm 12 đến 17 tuổi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/03/2021”

Mỹ sẽ nâng cấp năng lực quân sự ở Thái Bình Dương như thế nào?

Nguồn: Dispersal orders”, The Economist, 11/03/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong nhiều năm qua, các lãnh đạo quân đội Mỹ đã chứng kiến cán cân quân sự ở châu Á chuyển dịch theo hướng bất lợi cho họ. Vào năm 2018, một ủy ban đã cảnh báo rằng, nếu chiến tranh với Trung Quốc xảy ra, “người Mỹ có thể phải đối mặt với một thất bại quân sự quyết định”. Vào ngày 4 tháng 3, Đô đốc Philip Davidson, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ (INDOPACOM), cho biết Trung Quốc sẽ đạt được sự “vượt trội” trong vòng 5 năm tới.

Triển vọng đó đã làm Quốc hội Mỹ bất an. Vào tháng 12, Quốc hội đã thông qua một quỹ 2,2 tỷ đô la gọi là Sáng kiến ​​Răn đe Thái Bình Dương (PDI) để hỗ trợ INDOPACOM. Giờ đây, các chỉ huy Mỹ ở châu Á đã yêu cầu Quốc hội tăng gấp đôi số tiền tài trợ cho sáng kiến ​​này lên mức 4,7 tỷ đô la trong giai đoạn 2021-22 – nhiều hơn ngân sách quốc phòng của Philippines – và 22,7 tỷ đô la cho giai đoạn 5 năm đến 2027. Trong một báo cáo được công bố ngày 1 tháng 3, họ giải thích cách họ sẽ chi tiêu khoản ngân sách lớn này. Continue reading “Mỹ sẽ nâng cấp năng lực quân sự ở Thái Bình Dương như thế nào?”

16/03/1945: Giao tranh tại Iwo Jima kết thúc

Nguồn: Fighting on Iwo Jima ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, sau nhiều tuần giao tranh ác liệt với quân phòng thủ của Nhật, lính Mỹ đã tuyên bố thành công trong việc chiếm giữ đảo núi lửa Iwo Jima ở phía tây Thái Bình Dương.

Người Mỹ bắt đầu gây áp lực lên hệ thống phòng thủ Iwo Jima của Nhật Bản kể từ tháng 02/1944, khi các máy bay ném bom B-24 và B-25 không kích hòn đảo suốt 74 ngày liên tiếp. Đây là đợt oanh tạc dài nhất trước khi đổ bộ trong cuộc chiến, tuy nhiên, đây là điều cần thiết nếu xét đến mức độ phòng vệ của Nhật tại hòn đảo – với 21.000 quân – đóng trong các công sự ở trên và dưới mặt đất, gồm cả một mạng lưới các hang động. Các đội người nhái được Mỹ cử đi ngay trước khi tấn công nhằm rà phá các bãi mìn và bất kỳ chướng ngại vật nào khác có thể cản trở đường tiến quân. Thực ra, người Nhật đã nhầm tưởng lực lượng người nhái là một đoàn quân xâm lược và đã giết 170 người trong số họ. Continue reading “16/03/1945: Giao tranh tại Iwo Jima kết thúc”

Thế giới hôm nay: 16/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

EU khởi động hành động pháp lý chống lại Anh vì đơn phương nới lỏng các điều kiện thương mại cho các doanh nghiệp ở Bắc Ireland, với cáo buộc vi phạm thỏa thuận Brexit. Trong tháng này, Anh đã ân hạn cho việc kiểm tra biên giới ở Biển Ireland từ cuối tháng 3 cho đến tháng 10. Anh có thể bị đưa ra Tòa án Công lý châu Âu và đối mặt trừng phạt thương mại.

Pháp, Đức và Ý trở thành các nước châu Âu mới nhất ngừng tiêm vắc-xin covid-19 của Đại học Oxford-AstraZeneca, vì lo ngại tăng nguy cơ đông máu. Trong khi đó AstraZeneca nói dữ liệu từ 17 triệu người đã tiêm vắc-xin không cho thấy tăng nguy cơ. Trên thực tế, một cuộc khảo sát được tiến hành với các cơ quan y tế châu Âu đã tìm thấy ít trường hợp đông máu hơn dự kiến (trong điều kiện không tiêm vắc xin). Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/03/2021”

Vì sao người Trung Quốc vô duyên với tự do dân chủ?

Tác giả: Tiêu Kiện Sinh (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thập niên 1980 tôi nảy ra ý nghĩ tái suy ngẫm một cách có hệ thống về lịch sử Trung Quốc. Hồi ấy nhiều người vẫn còn quen dùng quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp để xem xét các vấn đề lịch sử, lồng ghép lịch sử sống động vào trong cái khuôn phép giai cấp và đấu tranh giai cấp, tùy tiện xuyên tạc lịch sử, chia con người ra làm hai loại lớn là “cách mạng” và “phản động” để đánh giá người ta, không tôn trọng sự thực lịch sử. Tôi cảm thấy hiện tượng đó làm cho lịch sử bị đơn giản hóa và dung tục hóa.

Đến nay mấy chục năm đã trôi qua, lịch sử học của Trung Quốc đã có tiến bộ lớn. Nhưng trên nhiều vấn đề trọng đại, sử học Trung Quốc vẫn chưa có sự thay đổi thực chất, vẫn ở trong trạng thái tư tưởng hỗn loạn. Người nước ta không muốn triệt để suy ngẫm lại lịch sử của mình, cho nên không thể nhận thức chính xác các thành tựu văn minh trong lịch sử Trung Quốc, không học được các bài học kinh nghiệm thực sự hữu ích. Continue reading “Vì sao người Trung Quốc vô duyên với tự do dân chủ?”

Thế giới hôm nay: 15/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lực lượng an ninh Myanmar đã giết chết ít nhất 18 người biểu tình trong ngày Chủ nhật. Ít nhất 14 người trong số này thiệt mạng ở Hlaingthaya, một khu công nghiệp tại Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar. Đến nay hơn 100 người biểu tình đã thiệt mạng, và hơn 2.100 người bị bắt kể từ khi làn sóng biểu tình phản đối cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 lật đổ chính phủ dân cử bắt đầu.

Giám đốc Cảnh sát London, Cressida Dick, từ chối từ chức và bảo vệ quyết định đưa cảnh sát ra giám sát hoạt động thắp nến tưởng niệm Sarah Everard, trong đó các nam nhân viên cảnh sát đã dùng vũ lực chống lại những người biểu tình nữ. Nhà chức trách cấm cuộc tuần hành này vì nó vi phạm các quy tắc chống Covid-19. Một sĩ quan cảnh sát đã bị bắt vào tuần trước vì tình nghi giết Everard khi cô này đi bộ về nhà. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/03/2021”

Việt Nam, ASEAN và Đối đầu Mỹ-Trung ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nguồn: Jongsoo Lee phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Làm thế nào để Việt Nam và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đối phó với áp lực phải chọn bên trong cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung? Đâu là những thách thức chính về an ninh quốc gia và kinh tế của Việt Nam khi Việt Nam tìm cách thúc đẩy tăng trưởng và phát triển? Để có góc nhìn về những vấn đề này, Jongsoo Lee đã phỏng vấn Lê Hồng Hiệp, thành viên Chương trình Nghiên cứu Việt Nam và Chương trình Nghiên cứu Chính trị và Chiến lược Khu vực tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute), Singapore.

Ông đánh giá như thế nào về triển vọng ASEAN trở nên giống Liên minh Châu Âu hơn trong việc phát triển một chính sách đối ngoại chung? Các quốc gia thành viên ASEAN muốn hội nhập sâu rộng hơn trong những lĩnh vực nào? Continue reading “Việt Nam, ASEAN và Đối đầu Mỹ-Trung ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”

14/03/1776: Alexander Hamilton được bổ nhiệm hàm Đại úy Pháo binh

Nguồn: Alexander Hamilton is named captain of artillery company, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Alexander Hamilton đã nhận nhiệm vụ trở thành người đứng đầu một đại đội pháo binh ở New York. Trong suốt phần còn lại của năm 1776, Đại úy Hamilton đã tự khẳng định mình là một nhà lãnh đạo quân sự tài ba khi ông chỉ đạo đại đội pháo binh của mình trong một số trận chiến trong và xung quanh Thành phố New York. Sang tháng 03/1777, tài năng của Hamilton đã thu hút sự chú ý của Tướng George Washington và ông được phong hàm Trung tá kiêm trợ lý riêng cho Tướng Washington trong Quân đội Lục địa.

Sau khi phục vụ dưới quyền Washington suốt 4 năm, Hamilton từ chức vào tháng 02/1781 sau một cuộc tranh cãi với vị tướng, nhưng vẫn tiếp tục ở lại trong quân đội. Tháng 7/1781, Hamilton đảm nhận vị trí chỉ huy một trung đoàn quân New York và đã thể hiện xuất sắc trong Trận Yorktown vào mùa thu năm đó. Continue reading “14/03/1776: Alexander Hamilton được bổ nhiệm hàm Đại úy Pháo binh”

Nhật ký Bắc Kinh (16/11/20): Trung Quốc nay đã khác xưa rồi

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 11/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Gần đây tôi bắt gặp một bức ảnh cũ chụp Joe Biden đang bắt tay với chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ, Giang Trạch Dân. Nó được đăng trên trang nhất của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chính xác là vào ngày 9 tháng 8 năm 2001. Tất nhiên, cả hai người đều trông trẻ hơn bây giờ nhiều.

Biden, hiện là tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ, mới 58 tuổi khi ông đến thăm Trung Quốc trên cương vị Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và gặp ông Giang tại khu nghỉ mát ven biển Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc.

Giang, khi ấy 74 tuổi, nói người Trung Quốc luôn có tình cảm thân thiện với người Mỹ, theo bản tin về cuộc gặp. Dĩ nhiên bản tin nói Biden đã trả lời rằng Hoa Kỳ muốn Trung Quốc phát triển lớn mạnh, vì điều này có lợi cho cả hai nước. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (16/11/20): Trung Quốc nay đã khác xưa rồi”

13/03/1989: Tà thuật và giết người xảy ra tại Rancho Santa Elena

Nguồn: Black magic, voodoo, and murder occurs at Rancho Santa Elena, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, Adolfo de Jesus Constanzo, thủ lĩnh của một giáo phái tại Mexico, đã tiếp tục ‘sát tế’ một nạn nhân mới tại khu nhà trong rừng của mình ở Rancho Santa Elena. Vì người này đã không cầu xin lòng thương xót trước khi chết, Constanzo liền ra lệnh cho đám tay chân đi tìm một vật tế khác để tra tấn và sát hại. Khi bọn chúng bắt cóc sinh viên đại học người Mỹ Mark Kilroy bên ngoài một quán bar ở Matamoros, Mexico, Constanzo đã vô tình đặt dấu chấm hết cho giáo phái kỳ lạ của mình.

Tính đến thời điểm đó, Constanzo và giáo phái của hắn đã giết chết ít nhất 20 người, nhiều nhất có thể lên tới 100 người. Hắn đã không bị phát hiện vì các nạn nhân chủ yếu là gái điếm, người vô gia cư và cò buôn ma túy. Nhưng sự kiện Mark Kilroy biến mất đã trở thành một sự cố quốc tế, khiến mọi ánh mắt đổ dồn vào nỗ lực của cơ quan hành pháp Mexico. Continue reading “13/03/1989: Tà thuật và giết người xảy ra tại Rancho Santa Elena”

Thế giới hôm nay: 12/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đan Mạch, Na Uy và Iceland đã đình chỉ tiêm vắc-xin covid-19 của AstraZeneca-Oxford sau khi một phụ nữ Đan Mạch bị đông máu và chết sau khi tiêm vắc xin. Cũng trong tuần này ít nhất năm nước châu Âu khác đã ngừng tiêm loại vắc-xin này vì những lo ngại tương tự. Cơ quan Dược phẩm Châu Âu cho biết “không có dấu hiệu” cho thấy loại thuốc này gây ra đông máu. Một cuộc điều tra đang được tiến hành.

Các lãnh đạo đảo chính quân sự ở Myanmar cáo buộc vô căn cứ rằng nhà lãnh đạo trên thực tế của đất nước, bà Aung San Suu Kyi, đã nhận hối lộ vàng và tiền trị giá 600.000 USD. Một phát ngôn viên quân đội cũng cáo buộc một số thành viên cấp cao khác trong chính phủ của bà tham nhũng. Hiện bạo lực vẫn tiếp diễn trên đường phố nước này; hôm thứ Năm có ít nhất bảy người biểu tình đã thiệt mạng, nâng tổng số người chết lên hơn 60 người. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/03/2021”

Vai trò của Mục sư Martin Luther King trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: David J. Garrow, “When Martin Luther King Came Out Against Vietnam”, The New York Times, 04/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm mươi năm trước – và cũng là một năm trước khi ông bị ám sát – Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr. đã có bài phát biểu nặng chất chính trị nhất đời mình tại Nhà thờ Riverside ở khu Upper Manhattan. Đó là một cuộc tấn công mạnh mẽ nhắm vào cách thức vận hành chiến tranh của chính phủ tại Việt Nam, so sánh các chiến thuật của Mỹ với chiến thuật của Đức Quốc xã trong Thế chiến II.

Bài phát biểu đã vấp phải sự lên án rộng rãi từ mọi thành phần chính trị, bao gồm cả chính New York Times. Nhiều lãnh đạo dân quyền, những người ủng hộ cuộc chiến và đang cố gắng níu giữ Tổng thống Lyndon B. Johnson làm đồng minh chính trị, đã dần xa lánh vị mục sư. Continue reading “Vai trò của Mục sư Martin Luther King trong Chiến tranh Việt Nam”

11/03/1779: Quốc Hội Mỹ thành lập Công binh Lục quân

Nguồn: Congress establishes the U.S. Army Corps of Engineers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1779, Quốc Hội Mỹ đã cho thành lập Công binh Lục quân Hoa Kỳ (U.S. Army Corps of Engineers) để giúp lập kế hoạch, thiết kế, chuẩn bị cơ sở vật chất và môi trường cho Quân đội nước này. Bao gồm các nhân viên dân sự, các thành viên của Quân đội Lục địa và các sĩ quan người Pháp, Công binh Lục quân đã đóng vai trò thiết yếu trong các trận đánh quan trọng của Cách mạng Mỹ tại Bunker Hill, Saratoga và Yorktown.

Khi Chiến tranh Giành Độc lập kết thúc, các thành viên của Công binh tham gia ở thời điểm thành lập đơn vị vào năm 1779 đã rời quân ngũ cùng nhiều cựu binh khác. Năm 1794, trong chính phủ mới, Quốc hội Mỹ cho thành lập quân đoàn Pháo binh và Công binh (Corps of Artillerists and Engineers) với cùng một mục đích hoạt động như đơn vị tiền nhiệm. Phải đến năm 1802, Công binh Lục quân mới được tái lập như một bộ phận lâu dài của chính phủ liên bang. Continue reading “11/03/1779: Quốc Hội Mỹ thành lập Công binh Lục quân”

Thế giới hôm nay: 11/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Luiz Inácio Lula da Silva, cựu tổng thống cánh tả của Brazil mới được tuyên bỏ án tham nhũng trong tuần này, đã có một bài phát biểu gay gắt công kích tổng thống cánh hữu đương nhiệm, Jair Bolsonaro, bao gồm cách ông này xử lý vấn đề đại dịch đang ngày càng tồi tệ hơn ở Brazil. Mặc dù bỏ ngỏ khả năng quay lại chính trường, bài phát biểu của ông Lula đã khiến giới quan sát Brazil bàn tán về khả năng ông ra tranh cử đối mặt Bolsonaro vào năm tới.

Lạm phát của Mỹ tăng với tốc độ nhanh nhất trong sáu tháng qua, khi giá cả tăng 0,4% trong tháng 2. Song phần lớn là vì giá năng lượng tăng; trong khi lạm phát cơ bản, tức không tính thực phẩm và nhiên liệu, chỉ tăng 0,1%. Cục Dự trữ Liên bang đã ra dấu hiệu cho thấy họ sẵn sàng tạm thời chấp nhận lạm phát trên mức mục tiêu 2% khi nền kinh tế phục hồi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/03/2021”

Các nước Đông Nam Á mắc kẹt giữa hai siêu cường

Nguồn: Dominic Ziegler, “South-East Asian countries are trapped between two superpowers”, The Economist, 17/11/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Cân bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải là điều dễ dàng.

Không khu vực nào trên thế giới có nguy cơ hứng chịu sự cạnh tranh kinh tế, chiến lược và quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nhiều hơn so với 11 quốc gia Đông Nam Á. Và sự cạnh tranh đó sẽ gia tăng trong năm 2021.

Một mặt, nhiều người trong khu vực cảm thấy lo lắng trước mong muốn của Chủ tịch Tập Cận Bình trong việc giành lại vị trí trung tâm mà Trung Quốc từng có ở Đông Á trước khi bị phương Tây và Nhật Bản phế truất trong thế kỷ 19 và 20. Trung Quốc không chỉ đang hung hăng thách thức các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và trên biển của Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam ở Biển Đông, nơi phần lớn hoạt động thương mại đường biển của Trung Quốc đi qua. Ông Tập còn kêu gọi “người châu Á điều hành công việc của châu Á”, một cách nói cho việc Trung Quốc sẽ điều hành châu Á. Như một ngoại trưởng Trung Quốc từng phát biểu tại một cuộc họp của ASEAN: “Trung Quốc là một nước lớn còn [các anh] là các nước nhỏ, và đó là một thực tế”. Continue reading “Các nước Đông Nam Á mắc kẹt giữa hai siêu cường”

Thế giới hôm nay: 10/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Gói kích thích của Joe Biden sẽ đóng góp khoảng một điểm phần trăm vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2021, theo OECD. Và tác động của nó lên tốc độ tăng trưởng của Mỹ sẽ còn lớn hơn; cụ thể OECD đã tăng dự báo, từ 3,2% lên 6,5%. Dự luật trị giá 1,9 nghìn tỷ đô la đã được cả hai viện của Quốc hội thông qua. Ông Biden dự kiến ​​sẽ ký nó thành luật trong tuần này.

Vắc-xin covid-19 của Nga, Sputnik V, sẽ được sản xuất ở Ý tại các cơ sở thuộc sở hữu của Adienne, một hãng dược phẩm Ý-Thụy Sĩ. Đây là nước EU đầu tiên đồng ý sản xuất loại vắc-xin của Nga. Theo thỏa thuận, Ý sẽ sản xuất 10 triệu liều trong khoảng thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 1/2022. Sputnik V vẫn chưa được cấp phép dùng khẩn cấp ở châu Âu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/03/2021”

Con đường chính trị của Nguyễn Phú Trọng

Tác giả: Trần Lê Quỳnh | Biên dịch: Anh KhoaKhánh An

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã vượt qua các suy nghĩ thông thường và trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất như thế nào.

Khi năm 2021 bắt đầu, các nhà quan sát chính trị Việt Nam vẫn còn tự hỏi ứng cử viên nào có thể phù hợp để kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng sau khi ông hoàn thành nhiệm kỳ tổng bí thư thứ hai của ĐCSVN.

Theo điều lệ Đảng, Tổng Bí thư giữ chức vụ không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Vì vậy, ít ai hình dung rằng ngày 31/1, trong Đại hội đại biểu toàn quốc 5 năm một lần của Đảng, ông Trọng lại đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba hiếm hoi trên cương vị chính trị quyền lực nhất đất nước. Đảng đã dành cho ông trường hợp ngoại lệ trong khi theo quy định của Đảng, lãnh đạo chủ chốt tái cử thường không quá 65 tuổi.

Tại một cuộc họp báo sau đó, ông Trọng cho biết ông không trông mong nhận nhiệm kỳ thứ ba, ông muốn nghỉ hưu vì “cũng không được khoẻ lắm, tuổi đã cao rồi”. Nhưng ông tuyên bố rằng đại hội muốn bầu lại ông, và “Đại hội bầu phải làm, Đảng viên thì phải chấp hành”. Continue reading “Con đường chính trị của Nguyễn Phú Trọng”

09/03/1954: Tổng thống Eisenhower chỉ trích Joseph McCarthy

Nguồn: President Eisenhower criticizes Senator Joseph McCarthy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Tổng thống Eisenhower đã viết một lá thư cho người bạn của mình, Paul Helms, trong đó ông chỉ trích cách tiếp cận của Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy đối với việc loại bỏ những người cộng sản trong chính phủ liên bang. Hai ngày trước đó, cựu ứng viên Tổng thống Adlai Stevenson đã tuyên bố rằng sự im lặng của Tổng thống đối với hành động của McCarthy cũng tương đương với sự chấp thuận. Eisenhower, người coi việc bôi nhọ chính trị là nằm ngoài công việc của văn phòng Tổng thống, đã từ chối bình luận công khai về nhận xét của Stevenson hay chiến thuật của McCarthy.

Eisenhower không phải là nhân vật được kính trọng duy nhất chỉ trích McCarthy vào ngày 09/03. Trước đó, vào cùng ngày, trong một phiên họp của Quốc Hội, Thượng nghị sĩ Ralph Flanders đã công khai chỉ trích McCarthy vì đàn áp dã man những người Mỹ vô tội mà ông nghi ngờ là có cảm tình với cộng sản. Tối hôm ấy, nhà báo Edward R. Murrow cũng cảnh báo trong một bản tin rằng McCarthy đang vượt qua ranh giới giữa điều tra và đàn áp trong việc truy đuổi những người bị tình nghi là điệp viên cộng sản trong chính phủ liên bang. Continue reading “09/03/1954: Tổng thống Eisenhower chỉ trích Joseph McCarthy”

Thế giới hôm nay: 09/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Syria Bashar al-Assad và vợ vừa xét nghiệm dương tính với covid-19. Chính phủ cho biết họ có sức khỏe tốt và sẽ tự cách ly tại nhà. Chỉ mới có 1.000 người Syria được ghi nhận đã chết vì covid-19 kể từ khi bùng dịch hồi năm ngoái. Trong khi đó ở Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh ra thông báo những người đã được tiêm phòng đầy đủ giờ có thể tụ tập không khẩu trang trong nhà thành các nhóm nhỏ.

Apollo Global Management, một quỹ đầu tư tư nhân, cho biết họ sẽ hợp nhất với Athene Holding, một công ty bảo hiểm nhân thọ được thành lập từ năm 2009. Thương vụ này sẽ tạo ra một tập đoàn tài chính với tổng giá trị thị trường gần 30 tỷ đô la. Việc sáp nhập cũng khép lại một thỏa thuận dàn xếp béo bở cho hai công ty. Apollo nắm số cổ phần lớn nhất tại Athene, và cũng là khách hàng lớn nhất của hãng này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/03/2021”