Thế giới hôm nay: 28/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng giám đốc WHO cho biết ông lo ngại đại dịch covid-19 đã phá vỡ các dịch vụ y tế thông thường, đặc biệt là các chương trình tiêm chủng ở những nước nghèo. Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết trẻ em có nguy cơ nhiễm virus [corona] thấp nhưng có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh có thể phòng ngừa khác. Ông cho biết tiêm chủng chống bại liệt, sởi, dịch tả và viêm màng não cho 13 triệu người đã bị hoãn lại.

Ngân hàng Nhật Bản cam kết sẵn sàng mua thật nhiều trái phiếu khi chính phủ cần để tăng vay mượn trong đại dịch. Ngân hàng cũng cho biết sẽ giữ lãi suất ở mức thấp để hỗ trợ nền kinh tế ốm yếu của nước này. Tuần trước, chính phủ đã tăng các cam kết chi tiêu của mình thêm 8,9 nghìn tỷ yên (83 tỷ đô la), với kế hoạch phát cho mỗi công dân 100.000 yên. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/04/2020”

Robert Walpole: Thủ tướng đầu tiên của Anh

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Robert Walpole (1676 – 1745) là một chính khách người Anh của Đảng Whig, được xem là người đầu tiên giữ chức thủ tướng – người chi phối chính trị Anh dưới triều đại của George I và George II.

Robert Walpole sinh ngày 26/08/1676 tại Houghton, Norfolk, trong một gia đình địa chủ giàu có. Ông theo học tại Đại học Cambridge và năm 1701 trở thành nghị sĩ đại diện cho khu vực bầu cử Castle Rising ở Norfolk, nơi cha ông trước đây từng làm nghị sĩ. Walpole thăng tiến nhanh chóng và trở thành thành viên Bộ Hải quân, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh và sau đó là người phụ trách tài chính hải quân vào năm 1709. Tuy nhiên, sự thăng tiến của ông đã bị cản trở tạm thời bởi các thành viên Đảng Bảo thủ khi những người này lên nắm quyền vào năm 1710. Năm 1712, họ cáo buộc ông phạm tội tham nhũng và Walpole đã phải ngồi tù trong một thời gian ngắn. Continue reading “Robert Walpole: Thủ tướng đầu tiên của Anh”

27/04/1805: Hoa Kỳ tấn công thành phố cảng Derna, Tripoli

Nguồn: U.S. agent William Eaton leads U.S. forces “to the shores of Tripoli”, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1805, sau khi hành quân 804 km từ Ai Cập, đặc vụ Mỹ William Eaton đã lãnh đạo một lực lượng nhỏ thuộc Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ cùng lính đánh thuê Bắc Phi tấn công vào thành phố cảng Derna, Tripoli (thuộc Lybia ngày nay). Khi ấy, các lực lượng này đang thực hiện nhiệm vụ hạ bệ Yusuf Karamanli, nhà cầm quyền của Tripoli. Yusuf Karamanli đã lên nắm quyền sau khi lật đổ anh trai mình là Hamet Karamanli, một lãnh đạo có quan hệ tốt với Hoa Kỳ.

Bốn năm trước đó, Chiến tranh Barbary lần thứ nhất đã nổ ra khi Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson ra lệnh cho các tàu Hải quân Mỹ đến Địa Trung Hải để chống lại các cuộc tấn công liên tiếp nhằm vào tàu Mỹ của cướp biển đến từ các nước vùng Barbary: Morocco, Algeria, Tunis và Tripolitania. Continue reading “27/04/1805: Hoa Kỳ tấn công thành phố cảng Derna, Tripoli”

Thế giới hôm nay: 27/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Dường như phật ý vì những phản ứng gay gắt trước ý tưởng y tế lạ lùng của ông, Tổng thống Donald Trump hủy các cuộc họp báo hàng ngày. Ông phàn nàn trên Twitter rằng “Báo chí không hỏi gì khác ngoài những câu hỏi thù địch, và sau đó không báo cáo sự thật hoặc sự việc một cách chính xác”. Sau khi ông giải thích rằng nhận xét của ông về việc tiêm thuốc khử trùng [cho bệnh nhân covid-19] chỉ là “châm biếm”, báo chí đã tỏ rõ thái độ hoài nghi.

Không phật ý nhưng có lẽ là bất ổn, người bạn của ông Trump, nhà độc tài Kim Jong Un của Triều Tiên, đã không xuất hiện trong hai tuần qua, và thậm chí đã bỏ lỡ lễ kỷ niệm sinh nhật của ông nội mình, Kim Nhật Thành, vào ngày 15 tháng 4. Giữa những tin đồn ông bị ốm hoặc đã chết, chính phủ Hàn Quốc khẳng định ông vẫn còn sống và khỏe mạnh. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/04/2020”

Kim Yo Jong, người có thể kế nhiệm Kim Jong Un, là ai?

Nguồn: Will a Woman Run North Korea? Kim’s Sister Outshines Male Rivals”, Bloomberg, 26/04/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong tất cả các thành viên gia đình có thể thay thế nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, em gái ông dường như là sự lựa chọn rõ ràng nhất.

Kim Yo Jong, mới hơn 30 tuổi, đã ở cạnh anh trai mình trong hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngồi sau Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khi đại diện cho Triều Tiên tại Thế vận hội Mùa đông năm 2018, và trở thành thành viên trực hệ đầu tiên của gia đình họ Kim đến thăm Seoul, nơi cô gửi một thư riêng của anh trai mời Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tới dự một hội nghị thượng đỉnh.

Trở ngại tiềm tàng lớn nhất là việc cô là một phụ nữ trong một xã hội bị đàn ông kiểm soát chặt chẽ. Trong khi nhiều người theo dõi Triều Tiên nói rằng huyết thống quan trọng hơn giới tính, những người khác lại nghi ngờ điều đó. Continue reading “Kim Yo Jong, người có thể kế nhiệm Kim Jong Un, là ai?”

26/04/2012: Cựu tổng thống Liberia bị kết án vì tội ác chiến tranh

Nguồn: Former Liberian President Charles Taylor found guilty of war crimes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2012, cựu tổng thống Liberia, Charles Taylor, bị kết tội đã che giấu và xóa bỏ các tội ác chiến tranh khủng khiếp, bao gồm cưỡng hiếp và cắt xẻo thân thể ở Sierra Leone.

Bản án dành cho Taylor là lần đầu tiên tội ác chiến tranh của một cựu nguyên thủ quốc gia được đưa ra xét xử tại một tòa án quốc tế kể từ sau các phiên tòa Nuremberg nhằm xét xử các lãnh đạo Đức Quốc Xã sau Thế chiến II. Taylor bị kết tội giúp đỡ và tiếp tay cho một lực lượng phiến quân tàn bạo khét tiếng – những kẻ đã giết người, hãm hiếp, cưỡng bức nô lệ tình dục, xây dựng một đội quân trẻ em và khai thác kim cương để trả tiền mua vũ khí. Continue reading “26/04/2012: Cựu tổng thống Liberia bị kết án vì tội ác chiến tranh”

Vincent Van Gogh: Danh họa trường phái Hậu ấn tượng

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vincent Van Gogh (1853 – 1890) là một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất thuộc trường phái Hậu ấn tượng, dù lúc sinh thời tài năng của ông không được thừa nhận rộng rãi.

Vincent Van Gogh sinh ngày 30/03/1853 tại Zundert, miền nam Hà Lan, và là con trai của một mục sư. Năm 1869, ông có công việc đầu tiên tại chi nhánh Hague của một công ty mua bán tác phẩm nghệ thuật quốc tế. Ông bắt đầu viết thư cho em trai là Theo và hai người đã tiếp tục liên lạc như vậy cho tới khi Van Gogh qua đời.

Công việc của Van Gogh đã đưa ông đến London và Paris, nhưng ông không cảm thấy hứng thú với công việc này và đã bị sa thải vào năm 1876. Trong một thời gian ngắn, ông trở thành một giáo viên ở Anh, rồi sau đó đặc biệt quan tâm đến Cơ đốc giáo và trở thành một nhà truyền giáo tại một cộng đồng khai thác mỏ ở miền nam nước Bỉ. Continue reading “Vincent Van Gogh: Danh họa trường phái Hậu ấn tượng”

25/04/2015: Động đất làm hàng ngàn người chết ở Nepal

Nguồn: Magnitude 7.8 earthquake kills thousands in Nepal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2015, một trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã tàn phá Nepal, làm gần 9.000 người chết và 16.800 người khác bị thương. Đó là trận động đất tồi tệ nhất trong lịch sử các nước châu Á kể từ năm 1934.

Trận động đất xảy ra ngay trước buổi trưa, nhưng thảm họa vẫn tiếp diễn khi hàng chục cơn dư chấn sau đó thậm chí còn có sức tàn phá nghiêm trọng hơn. Tổng cộng Nepal đã bị rung chuyển bởi hàng trăm cơn dư chấn, trong đó cơn dư chấn lớn nhất mạnh 7,3 độ vào ngày 12/05. Trận động đất cũng gây ra vụ lở tuyết trên đỉnh Everest khiến 19 người thiệt mạng. Continue reading “25/04/2015: Động đất làm hàng ngàn người chết ở Nepal”

Thất Phủ Võ Đế Miếu và sự hình thành Tổng thương hội Hoa kiều ở Nam Kỳ

Tác giả: Nguyễn Đức Hiệp

Thất Phủ Võ Đế Miếu được xây năm 1775 (ông Lê Văn Lưu trong quyển Chùa người Hoa và Việt ở Chợ Lớn (Pagodes chinoises et annamites de Cholon) năm 1931, cho rằng chùa được xây năm 1820), cùng thời gian với đền Thất Phủ Thiên Hậu Cung. Hai đền này thuộc vào loại đền chùa cổ xưa nhất ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Thất Phủ Võ Đế Miếu thờ Võ Đế (Quan Công) còn Thất Phủ Thiên Hậu Cung thờ bà Thiên Hậu. Cả hai đều do bảy bang người Hoa cùng chung xây cất với mục đích là nơi cho cả cộng đồng người Hoa hội họp, gặp gỡ và thờ cúng.

Dưới thời Pháp thuộc, Thất Phủ Võ Đế Miếu là trụ sở của Thất phủ Công sở và cũng là trụ sở Phòng thương mại Hoa kiều ở Nam Kỳ, hay còn gọi Nam Kỳ Trung Hoa Tổng thương hội (Chambre de Commerce Chinoise de Cochinchine), được thành lập năm 1904 dưới sự bảo trợ của Thanh triều. Năm 1910, Tổng thương hội Hoa kiều là hội viên của Phòng thương mại Trung Hoa, trụ sở ở Thiên Tân. Continue reading “Thất Phủ Võ Đế Miếu và sự hình thành Tổng thương hội Hoa kiều ở Nam Kỳ”

Phải coi chừng tình hình Biển Đông!

Nguồn: Watch Out in the South China Sea”, Wall Street Journal, 23/04/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, khả năng xảy ra tính toán sai lầm sẽ tăng lên.

Với việc thế giới đang phải tập trung đối phó đại dịch coronavirus, Trung Quốc đã tìm cách tăng cường hơn nữa sự kiểm soát quân sự của mình ở Biển Đông. Tuần này ba tàu chiến từ Hạm đội bảy của Hoa Kỳ, cùng một tàu khu trục của Úc, đã đáp trả bằng cách đi vào vùng biển tranh chấp trong một màn trình diễn lực lượng. Điều nguy hiểm là các sĩ quan hải quân Trung Quốc đã hiểu sai suy nghĩ của người Mỹ và nghĩ rằng họ có thể làm Mỹ mất mặt mà không cần leo thang. Continue reading “Phải coi chừng tình hình Biển Đông!”

24/04/1863: Liên bang miền Bắc ban hành Bộ quy tắc ứng xử cho binh sĩ

Nguồn: Union issues conduct code for soldiers, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1863, quân đội Liên bang miền Bắc đã ban hành Tổng Lệnh số 100 để hướng dẫn quy tắc ứng xử cho các binh lính và sĩ quan liên bang khi tiếp xúc với tù nhân và thường dân của Hợp bang miền Nam. Bộ quy tắc này đã được nhiều quốc gia châu Âu sử dụng và có ảnh hưởng rõ rệt đối với Công ước Geneva (về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh chiến tranh).

Bộ luật là “đứa con tinh thần” của Francis Lieber, một người Phổ nhập cư có ba con trai đều từng phục vụ trong Nội chiến Hoa Kỳ. Một người con của ông đã bị trọng thương khi đang chiến đấu cho phe miền Nam trong Trận Williamsburg tại Virginia vào năm 1862. Hai người con còn lại ủng hộ Liên bang miền Bắc. Continue reading “24/04/1863: Liên bang miền Bắc ban hành Bộ quy tắc ứng xử cho binh sĩ”

Thế giới hôm nay: 24/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khoảng 4,4 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào tuần trước, đưa số lượng đơn lên đến 26 triệu kể từ khi đại dịch dẫn tới phong tỏa trên diện rộng. Một số nhà kinh tế cho rằng sẽ không còn đợt tăng số người xin trợ cấp mới nữa. Số khác lo ngại có thể có một đợt tăng đột biến khác khi những người chưa kịp đăng ký nhận trợ cấp vì nhu cầu quá cao đối với các hệ thống của các bang sẽ bắt đầu hiện diện trong các thông kê đơn xin trợ cấp mới.

Hoạt động kinh doanh trên khắp nước Mỹ và châu Âu gần như dừng hoàn toàn trong tháng 4, theo một cuộc khảo sát được xem là thước đo sức khỏe nền kinh tế. Chỉ số nhà quản lý mua hàng tổng hợp của IHS Markit đối với khu vực đồng Euro giảm xuống 13,5 từ mức 29,7 vào tháng 3, mức thấp nhất kể từ khi số liệu bắt đầu được ghi nhận năm 1998. Còn ở Mỹ, nó đã giảm xuống 27,4 từ mức 40,9 vào tháng 3, thấp nhất kể từ 2009. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/04/2020”

Phân tích công hàm Việt Nam gửi Tổng Thư ký LHQ ngày 30/03/2020

Tác giả: Nguyễn Thị Lan Hương

Ngày 30/3/2020, Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc đã gửi Công hàm số 22/HC-2020 tới Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) để trình bày một cách có hệ thống về lập trường của Việt Nam đối với các vấn đề pháp lý chính trên Biển Đông. Công hàm này ra đời trong bối cảnh cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông trở nên căng thẳng hơn khi Malaysia nộp báo cáo ranh giới ngoài thềm lục địa mở rộng khu vực phía bắc. Trên thực địa, tình hình cũng trở nên căng thẳng hơn, đặc biệt sau việc tàu Địa chất Hải Dương 8 và các tàu cá của Trung Quốc xâm phạm Vùng đặc quyền kinh tế của nhiều quốc gia ven biển, trong đó có Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Continue reading “Phân tích công hàm Việt Nam gửi Tổng Thư ký LHQ ngày 30/03/2020”

23/04/1975: Ford tuyên bố chiến tranh đã kết thúc ở Mỹ

Nguồn: Ford says that war is finished for America, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, trong một bài phát biểu tại Đại học Tulane, Tổng thống Gerald Ford nói rằng Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với Mỹ. “Hôm nay, người Mỹ có thể lấy lại cảm giác tự hào đã từng tồn tại trước Chiến tranh Việt Nam. Nhưng sẽ không thể đạt được điều đó nếu chúng ta quay trở lại chiến đấu trong cuộc chiến.” Đây là tin xấu đối với chính quyền Việt Nam Cộng hòa, những người đang tuyệt vọng cầu xin sự hỗ trợ từ Mỹ khi Bắc Việt bao vây Sài Gòn trong cuộc tấn công cuối cùng nhắm vào thủ đô.

Quân Bắc Việt đã phát động một cuộc tấn công lớn vào tháng 3 để đánh chiếm thủ phủ Ban Mê Thuột (tỉnh Đắk Lắk) ở Tây Nguyên. Lính Việt Nam Cộng hòa đã chiến đấu rất kém cỏi và nhanh chóng bị áp đảo. Bất chấp những hứa hẹn viện trợ trước đó của cả hai Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford, người Mỹ đã không hành động gì. Continue reading “23/04/1975: Ford tuyên bố chiến tranh đã kết thúc ở Mỹ”

Thế giới hôm nay: 23/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sáu bang miền Nam nước Mỹ bắt đầu cho mở cửa trở lại nhiều cơ sở kinh doanh hơn, bao gồm phòng gym và tiệm làm tóc. Tổng thống Donald Trump đã khuyến khích các bang dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa, nhưng các quan chức y tế vẫn thận trọng. Robert Redfield, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, cảnh báo số ca nhiễm covid-19 có thể tăng trở lại và nhấn mạnh cần phải giãn cách xã hội.

Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã cắt giảm lãi suất lần thứ tám liên tiếp nhằm giúp nền kinh tế ốm yếu vượt qua cuộc khủng hoảng coronavirus. Lãi suất cơ bản đã giảm từ 9,75% xuống 8,75%, sâu hơn dự đoán. Động thái này gia tăng áp lực lên đồng lira. IMF dự đoán ​​nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ suy thoái 5% trong năm nay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/04/2020”

Nhà Lý dưới thời vua Lý Thần Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên Hiệu: Thiên Thuận:1128-1132; Thiên Chương Bảo Tự:1133-1137

Vua Lý Nhân Tông lên ngôi đã lâu, nhưng không có con trai nối dõi; ngài bèn nuôi con của năm người thuộc dòng tôn thất làm con nuôi, rồi chọn Lý Dương Hoán con người em ruột là Sùng hiền hầu làm Thái tử; năm 1117 nhà Vua ban chiếu thư như sau:

“Năm Hội Tường Đại Khánh thứ 8 [1117] ‘Trẫm cai trị muôn dân mà lâu không có con nối dõi, ngôi báu của thiên hạ biết truyền cho ai? Vậy nên trẫm nuôi con trai của các hầu Sùng Hiền, Thành Khánh, Thành Quảng, Thành Chiêu, Thành Hưng, chọn người nào giỏi thì lập làm thái tử.’

Bấy giờ con Sùng Hiền hầu là Dương Hoán mới lên 2 tuổi, mà thông minh lanh lợi, vua rất yêu và bèn lập làm hoàng thái tử.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3. Continue reading “Nhà Lý dưới thời vua Lý Thần Tông”

21/04/1992: Hàng loạt vụ nổ cống ngầm xảy ra ở Mexico

Nguồn: Sewers explode in Guadalajara, Mexico, killing hundreds, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1992, hàng chục vụ nổ cống ngầm đã xảy ra ở Guadalajara, Mexico, cướp đi sinh mạng của hơn 200 người và làm hư hại khoảng 1.000 tòa nhà. Nguyên nhân của chuỗi vụ nổ này là rò rỉ khí gas, và các dấu hiệu cảnh báo về điều này đã bị phớt lờ bởi chính phủ Mexico và công ty dầu khí quốc gia.

Ba ngày trước vụ nổ, cư dân của một khu dân lao động tại Guadalajara đã nhận thấy mùi khó chịu trong không khí. Họ thậm chí cảm thấy bị cay mắt và rát họng, một số cảm thấy buồn nôn. Bất chấp những phản ánh của người dân, chính quyền địa phương đã không điều tra vấn đề một cách nghiêm túc. Continue reading “21/04/1992: Hàng loạt vụ nổ cống ngầm xảy ra ở Mexico”

Thế giới hôm nay: 22/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ ký một sắc lệnh hành pháp đình chỉ nhập cư vào Mỹ, viện dẫn lý do chống dịch. Động thái này sẽ được thực hiện “trong bối cảnh cuộc tấn công từ Kẻ thù Vô hình, cũng như sự cần thiết phải bảo vệ việc làm của những Công dân Mỹ TUYỆT VỜI của chúng ta”, ông đã tweet như vậy. Ông không cung cấp thêm chi tiết nào khác.

Số ca nhiễm covid-19 ở Ý giảm lần đầu tiên kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Khoảng 108.237 người được ghi nhận nhiễm bệnh, ít hơn 20 người so với hôm trước. Ý có số ca tử vong chính thức cao thứ hai, sau Mỹ. Thủ tướng Giuseppe Conte sẽ sớm công bố kế hoạch dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa, bắt đầu từ 4 tháng 5. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/04/2020”

Bàn thêm về nước Nam Việt của Triệu Đà và lịch sử Việt Nam

 

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nước Nam Việt (南越国 hoặc 南粤国) là một vương quốc ở vùng đông nam Trung Quốc do Triệu Đà lập ra năm 204 TCN. Sử Trung Quốc coi vương triều Nam Việt là một chính quyền cát cứ địa phương, không thuộc vương triều chính thống. Có lẽ vì thế mà tư liệu về nước Nam Việt đã rất ít lại quá sơ sài.

Dù chỉ tồn tại 93 năm và đã biến mất 21 thế kỷ qua nhưng Nam Việt quốc vẫn còn duyên nợ với Việt Nam ta. Phải chăng vì hai nước có tên gọi giống nhau hay vì ở liền kề nhau? Cớ sao một số nhà chính trị và sử gia nổi tiếng Việt Nam xưa và nay coi nhà Triệu là vương triều đầu tiên của nước ta, nhưng giới sử học chính thống Việt Nam hiện nay lại coi nhà Triệu là kẻ đầu tiên xâm chiếm nước ta, mở đầu thời kỳ Bắc thuộc? Continue reading “Bàn thêm về nước Nam Việt của Triệu Đà và lịch sử Việt Nam”

21/04/1989: Sinh viên bắt đầu biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn

Nguồn: Chinese students begin protests at Tiananmen Square, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, sáu ngày sau cái chết của Hồ Diệu Bang, nhà lãnh đạo có tư tưởng cải cách của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khoảng 100.000 sinh viên đã tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để tưởng nhớ ông và bày tỏ sự bất bình với chính quyền Trung Quốc. Ngày hôm sau, trong buổi lễ tưởng niệm Hồ Diệu Bang được tổ chức tại Đại Lễ đường Nhân dân cạnh Quảng  trường Thiên An Môn, đại diện nhóm sinh viên đã mang theo đơn kiến nghị, quỳ tại bậc thang Đại lễ đường và yêu cầu được gặp Thủ tướng Lý Bằng. Chính phủ Trung Quốc từ chối cuộc gặp này, dẫn đến cuộc bãi khóa của nhiều trường đại học trên khắp đất nước, cùng với đó là lời kêu gọi cải cách dân chủ rộng rãi. Continue reading “21/04/1989: Sinh viên bắt đầu biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn”