30/03/1855: Bạo lực nổ ra trong cuộc bầu cử đầu tiên ở Kansas

Nguồn: Violence disrupts first Kansas election, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1855, trong cuộc bầu cử đầu tiên tại Kansas, khoảng 5.000 người được gọi là “Các phiến quân Vùng biên” (Border Ruffians) đã xâm lược lãnh thổ này từ tây Missouri và yêu cầu Kansas phải bầu ra một cơ quan lập pháp ủng hộ chế độ nô lệ. Mặc dù số lượng phiếu bầu nhiều hơn số cử tri hợp lệ trong lãnh thổ, Thống đốc bang Kansas là Andrew Reeder vẫn phải miễn cưỡng chấp nhận cuộc bầu cử để tránh đổ máu thêm.

Mâu thuẫn ở Kansas bắt đầu từ khi Tổng thống Franklin Pierce ký Đạo luật Kansas-Nebraska vào năm 1854. Đạo luật này quy định những người cư trú tại các lãnh thổ mới gồm Nebraska và Kansas sẽ quyết định tình trạng nô lệ hoặc tự do ở lãnh thổ của họ bằng bỏ phiếu phổ thông. Continue reading “30/03/1855: Bạo lực nổ ra trong cuộc bầu cử đầu tiên ở Kansas”

Thế giới hôm nay: 30/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giám đốc Bệnh viện Bệnh Truyền nhiễm và Dị ứng Quốc gia Mỹ Anthony Fauci cảnh báo khoảng 100.000 đến 200.000 người Mỹ có thể chết vì covid-19. Ông phát biểu như vậy một ngày sau khi Tổng thống Donald Trump rút lại lời đe dọa sẽ phong tỏa New York, New JerseyConnecticut, giữa lúc số lượng ca nhiễm tăng chóng mặt ở các bang này. Thay vào đó, sau những chỉ trích từ các thống đốc bang, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh kêu gọi người dân ba bang này hạn chế đi lại nội địa không cần thiết trong 14 ngày tới.

Số ca tử vong trong ngày do covid-19 ở Ý đã giảm ngày thứ hai liên tiếp, xuống còn 756 hôm Chủ nhật. Ý đã bị Tây Ban Nha vượt mặt, nơi số ca tử vong hàng ngày đạt mức cao kỷ lục 838. Tây Ban Nha tuyên bố đóng cửa tất cả các nơi làm việc không thiết yếu trong hai tuần. Trong khi đó, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề khu vực của Ý cho biết chính phủ của ông sẽ “không thể tránh khỏi” việc gia hạn phong tỏa toàn quốc sau ngày 3 tháng 4. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/03/2020”

Tại sao Hoa Kỳ bất ngờ trước đại dịch Covid-19?

Nguồn: Jeffrey Frankel, “Foreseeable Unforeseeables”, Project Syndicate, 27/03/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Các sự kiện như đại dịch COVID-19, vụ sụp đổ thị trường nhà ở tại Mỹ năm 2007-2009 và các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 thường được gọi là sự kiện “thiên nga đen”. Thuật ngữ này có nghĩa là không ai có thể đoán trước chúng sẽ xảy ra. Nhưng, trên thực tế, những sự kiện này đều liên quan đến những ẩn số đã biết (known unknowns), hơn là những gì cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld từng gọi là “ẩn số chưa biết” (unknown unknowns).

Rốt cuộc, trong mỗi trường hợp, các nhà phân tích am hiểu đều biết được không chỉ điều đó có thể xảy ra, mà còn cả khả năng nó sẽ xảy ra trên thực tế nữa. Mặc dù tính chất và thời điểm chính xác của những sự kiện này không thể dự đoán được với độ chính xác cao, nhưng mức độ nghiêm trọng của hậu quả là có thể đoán được. Nếu các nhà hoạch định chính sách đã xem xét các rủi ro và thực hiện các bước phòng ngừa trước, họ có thể đã ngăn chặn hoặc giảm nhẹ được thiệt hại do thảm họa. Continue reading “Tại sao Hoa Kỳ bất ngờ trước đại dịch Covid-19?”

29/03/1951: “Mad Bomber” tấn công New York

Nguồn: The “Mad Bomber” strikes in New York, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, một thiết bị tự chế đã phát nổ tại nhà ga Grand Central ở Thành phố New York, khiến những người đi làm giật mình nhưng may mắn không ai bị thương. Trong vài tháng sau đó, năm quả bom nữa đã được tìm thấy tại các địa điểm nổi tiếng rải rác khắp New York, bao gồm cả thư viện công cộng. Nhà chức trách nhận ra rằng hành vi khủng bố mới này là tác phẩm của “Mad Bomber.”

Trải nghiệm đầu tiên của cư dân New York với “Mad Bomber” là vào ngày 16/11/1940, khi một quả bom ống được để lại trong tòa nhà Edison với một ghi chú rằng, “Bọn lừa đảo Con Edison, cái này là dành cho các ngươi.” Nhiều quả bom khác đã được phát hiện vào năm 1941, quả sau luôn mạnh hơn quả trước, cho đến khi Mad Bomber gửi đi một ghi chú vào tháng 12 rằng “tôi sẽ không tạo thêm bom trong thời gian diễn ra Thế chiến nữa.” Hắn cũng tiếp rằng công lý sẽ được thực thi với Con Edison, công ty điện lực New York, trong thời gian tới. Continue reading “29/03/1951: “Mad Bomber” tấn công New York”

Nhà Lý đánh bại quân Tống xâm lược

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trong lúc Đô tổng quản Quách Quì mang đại quân trên đường di chuyển xuống phương nam, Vua Tống sai Phó tổng quản Triệu Tiết chỉ huy đạo quân tiên phong làm cuộc hành quân mở đường tại vùng đất Trung Quốc giáp giới nước Đại Việt. Cuộc hành quân này rất cần thiết, vì đại quân chọn Vĩnh Bình [Bằng Tường] làm hậu cứ, thuyền chở lương thảo tích trử tại nơi này, nên cần phải giữ an ninh. Hơn nữa lúc quân ta sang đánh Trung Quốc, trưng bản Lộ Bố đã kích chính sách bảo giáp, trợ dịch, bóc lột kềm kẹp dân; nên được dân chúng khe động tại Tả Giang, Hữu Giang hưởng ứng; bởi vậy lúc quân ta rút lui, dân chúng tại vùng này cũng chưa chịu ngã theo Trung Quốc. Để đối phó lại, Vua Tống chủ trương một mặt đưa lợi lộc ra nhử, một mặt cho cầm đao đánh giết: Continue reading “Nhà Lý đánh bại quân Tống xâm lược”

28/03/1979: Thảm họa hạt nhân tại đảo Three Mile

Nguồn: Nuclear disaster at Three Mile Island, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào lúc 4 giờ sáng ngày này năm 1979, tai nạn tồi tệ nhất trong lịch sử ngành điện hạt nhân Hoa Kỳ đã bắt đầu khi một van áp suất trong lò phản ứng số 2 tại nhà máy điện hạt nhân Đảo Three Mile mắc lỗi và không thể đóng lại. Nước làm mát, bị nhiễm phóng xạ, đã từ van chảy lan sang các tòa nhà liền kề, và lõi hạt nhân bắt đầu nóng lên tới mức nguy hiểm.

Nhà máy điện hạt nhân Đảo Three Mile được xây dựng vào năm 1974 trên một bãi bồi trên sông Susquehanna của Pennsylvania, chỉ cách thủ phủ Harrisburg 10 dặm về phía hạ lưu. Năm 1978, một lò phản ứng tiên tiến thứ hai bắt đầu hoạt động trên đảo Three Mile, nơi được ca ngợi là tạo ra nguồn năng lượng đáng tin cậy với mức giá phải chăng trong thời kỳ khủng hoảng năng lượng. Continue reading “28/03/1979: Thảm họa hạt nhân tại đảo Three Mile”

George Starr: Đặc vụ Anh xuất sắc trong Thế chiến II

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

George Reginald Starr (1904 – 1980) là một kỹ sư mỏ người Anh và là một trong những đặc vụ thời chiến xuất sắc nhất của Cục Chiến dịch Đặc biệt (SOE).

George Reginald Starr sinh năm 1904 tại Shropshire, có cha là người Mỹ và mẹ là người Anh. Ông trở thành kỹ sư mỏ trong những năm 1920 và công việc này đã đưa ông đi khắp miền bắc nước Pháp và Bỉ trong những năm 1930. Sau khi người Anh di tản khỏi Dunkirk trong Thế chiến II, ông gia nhập Quân đội và khả năng ngôn ngữ đã sớm đưa ông đến với Cục Chiến dịch Đặc biệt (SOE). Continue reading “George Starr: Đặc vụ Anh xuất sắc trong Thế chiến II”

27/03/1912: Nhật Bản tặng 3.020 cây anh đào cho Mỹ

Nguồn: Japanese cherry trees planted along the Potomac, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1912, tại Washington, D.C, vợ của Tổng thống William Taft là Helen Taft và vợ của đại sứ Nhật Bản là Nữ tử tước Chinda đã trồng hai cây anh đào Yoshina trên bờ bắc của Sông Potomac, gần Đài tưởng niệm Jefferson. Sự kiện này diễn ra nhân dịp chính phủ Nhật Bản tặng 3.020 cây hoa anh đào cho chính phủ Hoa Kỳ.

Việc trồng cây anh đào Nhật Bản dọc theo bờ sông Potomac được đề xuất lần đầu bởi Eliza Scidmore, một người quảng giao và từng gây quỹ để thực hiện điều này. Trong thời gian Helen Taft sống tại Nhật Bản khi chồng bà là chủ tịch Ủy ban Philippine, bà đã nhìn thấy vẻ đẹp của hoa anh đào và ấp ủ một ý tưởng giống như nhà văn Scidmore. Sau khi biết đệ nhất phu nhân yêu thích hoa anh đào, lãnh sự Nhật Bản tại New York đã đề nghị tặng một vài cây ở thành phố Tokyo cho chính phủ Hoa Kỳ. Continue reading “27/03/1912: Nhật Bản tặng 3.020 cây anh đào cho Mỹ”

Thế giới hôm nay: 27/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Con số ban đầu của những người xin trợ cấp thất nghiệpMỹ đã tăng lên 3,28 triệu vào tuần trước, từ mức 282.000 của tuần trước nữa, giữa lúc các công ty sa thải hàng loạt công nhân nhằm đối phó với lệnh phong tỏa được ban hành để ngăn chặn covid-19 lây lan. Con số này phá vỡ kỷ lục trước đó là 695.000, chỉ trong một tuần hồi năm 1982.

Thượng viện Hoa Kỳ bỏ phiếu nhất trí phê duyệt gói kích thích kinh tế trị giá 2 nghìn tỷ đô la để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua đại dịch. Các biện pháp bao gồm phát trực tiếp 1.200 đô la cho mỗi người Mỹ kiếm được dưới 75.000 đô la mỗi năm và cung cấp các khoản vay do chính phủ hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Hạ viện sẽ bỏ phiếu vào hôm nay. Trong khi đó, các nước G20 hứa sẽ bơm 5 nghìn tỷ đô la vào nền kinh tế thế giới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/03/2020”

Thận trọng với sự phình to quyền lực nhà nước trong đại dịch

Nguồn: The state in the time of covid-19”, The Economist, 26/03/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Chỉ trong vài tuần, một con virus có đường kính một phần mười nghìn milimet đã biến đổi các nền dân chủ phương Tây. Các nước đã đóng cửa các doanh nghiệp và buộc người dân ở nhà. Họ đã hứa chi hàng nghìn tỷ đô la để giữ cho nền kinh tế không sụp đổ. Nếu Hàn Quốc và Singapore là một chỉ dẫn, quyền riêng tư y tế và điện tử sắp bị gạt sang một bên. Đó là sự mở rộng mạnh mẽ nhất của quyền lực nhà nước kể từ sau Thế chiến II.

Hết điều cấm kỵ này đến điều cấm kỵ khác đã bị phá vỡ. Không chỉ dưới hình thức đe dọa phạt tiền hoặc bỏ tù đối với những người bình thường làm những việc bình thường, mà còn về quy mô và phạm vi của vai trò chính phủ trong nền kinh tế. Ở Mỹ, Quốc hội đã sẵn sàng thông qua một gói cứu trợ trị giá gần 2 nghìn tỉ đô la, tương đương 10% GDP, gấp đôi những gói cứu trợ được hứa hẹn trong giai đoạn 2007-09. Bảo đảm tín dụng của Anh, Pháp và các quốc gia khác tương đương 15% GDP. Các ngân hàng trung ương đang in thêm tiền và sử dụng nó để mua những tài sản mà họ từng từ chối. Ít nhất, các chính phủ đang tìm cách ngăn chặn tình trạng phá sản trong một thời gian. Continue reading “Thận trọng với sự phình to quyền lực nhà nước trong đại dịch”

26/03/1950: McCarthy buộc tội Owen Lattimore là điệp viên Liên Xô

Nguồn: McCarthy charges that Owen Lattimore is a Soviet spy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, một buổi phát thanh liên quan đến cuộc điều tra của Thượng viện về những người cộng sản ở Bộ Ngoại giao Mỹ đã rò rỉ tin tức rằng Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy đã buộc tội Giáo sư Owen Lattimore là gián điệp cấp cao của Liên Xô. Lattimore sớm trở thành nhân vật trung tâm trong cơn cuồng loạn mang tên “Nỗi sợ Cộng sản” (Red Scare) xuất phát từ những cáo buộc liều lĩnh của McCarthy.

McCarthy sớm trở nên nổi tiếng vào tháng 02/1950 khi ông tuyên bố trong một bài phát biểu rằng mình đang nắm giữ một danh sách hơn 200 người “theo cộng sản” trong Bộ Ngoại giao. Tuy nhiên, khi bị ép công khai chi tiết, McCarthy lại tìm cách lảng tránh. Khi Thượng viện yêu cầu ông đưa ra bằng chứng để hỗ trợ cho khẳng định của mình, McCarthy chuyển sang trình bày lan man và hoàn toàn không mạch lạc. Continue reading “26/03/1950: McCarthy buộc tội Owen Lattimore là điệp viên Liên Xô”

Thế giới hôm nay: 26/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thái tử Charles xét nghiệm dương tính với covid-19 và đang tự cách ly ở Scotland. Người thừa kế ngai vàng Anh, hiện 71 tuổi và không phải ca bệnh nặng, lần cuối cùng gặp Nữ hoàng (93 tuổi) vào hai tuần trước. Thông báo đặt ra câu hỏi về lý do tại sao những người có triệu chứng nghiêm trọng hơn lại đang bị Sở Y tế Quốc gia từ chối xét nghiệm. Giám đốc y tế của Scotland cho biết Thái tử được xét nghiệm “vì lý do lâm sàng”.

IMFNgân hàng Thế giới kêu gọi các nước chủ nợ hoãn nợ cho các nước nghèo nhất thế giới, nếu được yêu cầu. Trong một tuyên bố chung, hai tổ chức cho vay đa phương nói bước đi này là cần thiết để giải phóng thanh khoản nhằm chống lại sự lây lan của covid-19. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/03/2020”

Màu sắc địa chính trị trong trợ giúp y tế của Trung Quốc cho Ý

Nguồn: Theresa Fallon, “China, Italy, and Coronavirus: Geopolitics and Propaganda”, The Diplomat, 20/03/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

Ở Ý, Trung Quốc không còn được xem như là quốc gia khởi nguồn của dịch COVID-19, mà là một người bạn trong thời điểm hoạn nạn.

Ý đã luôn là một phần thưởng địa chính trị hậu hĩnh trong mọi thời đại bởi vị trí chiến lược của nó giữa Địa Trung Hải cũng như sự thịnh vượng và các kỹ năng hữu dụng của người dân nơi đây. Và bây giờ, đã đến lượt của một cường quốc đang trỗi dậy – Trung Quốc- để tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình tại đây.

Năm ngoái, Ý đã ký một Bản ghi nhớ với Trung Quốc về việc tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Ý là quốc gia G-7 đầu tiên và cho đến nay là duy nhất tham gia. Sau nhiều năm trì trệ, Ý hy vọng sẽ mang lại một động lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế qua việc hợp tác với Trung Quốc. Động thái này đã bị các đồng minh của Ý ở phương Tây chế nhạo và gây tranh cãi trong nước, với một thành viên trong chính phủ liên minh hiện nay (Đảng cánh hữu Lega của nguyên phó thủ tướng Matteo Salvini) chống lại nó. Tuy nhiên sau tất cả, việc ký Bản ghi nhớ đã không mang lại cho Ý nhiều hợp đồng từ Trung Quốc hơn so với những quốc gia không làm vậy – ví dụ như Pháp. Continue reading “Màu sắc địa chính trị trong trợ giúp y tế của Trung Quốc cho Ý”

25/03/1774: Nghị viện Anh thông qua Đạo luật Cảng Boston

Nguồn: Parliament passes the Boston Port Act, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1774, Nghị viện Anh đã thông qua Đạo luật Cảng Boston (Boston Port Act), đóng cửa cảng Boston và yêu cầu cư dân thành phố phải thanh toán số tiền trị giá gần 1 triệu đô la (giá trị ngày nay) vì đã đổ trà xuống Cảng Boston trong sự kiện Tiệc Trà Boston ngày 16/12/1773.

Đạo luật Cảng Boston là đạo luật đầu tiên và dễ thực thi nhất trong số bốn đạo luật được gọi chung là các Đạo luật Cưỡng chế (Coercive Acts). Ba đạo luật còn lại là Đạo luật Đóng quân (Quartering Act), Đạo luật Quản lý Tư pháp (Administration of Justice Act) và Đạo luật Chính phủ Massachusetts (Massachusetts Government Act). Continue reading “25/03/1774: Nghị viện Anh thông qua Đạo luật Cảng Boston”

Bàn về chế độ chính trị và quan hệ Mỹ-Trung trong bối cảnh Covid-19

Nguồn: Thời báo Hoàn cầu p/v GS Trịnh Vĩnh Niên

Lời giới thiệu của Thời báo Hoàn cầu: “Chúng ta bước vào năm 2020 với sự bất định và cảm giác bất an” – cuối năm ngoái Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói như vậy trong lời chúc mừng năm mới. Nhưng ông Guterres chưa nghĩ tới việc đầu năm 2020 bỗng dưng bùng phát một trận đại dịch lây nhiễm toàn cầu. Năng lực quản trị của các nước bất phân giàu nghèo, to nhỏ đều đứng trước cuộc đại sát hạch của trận dịch viêm phổi gây ra bởi virus corona kiểu mới. Trận dịch đó khiến rất nhiều người liên tưởng đến cuộc đấu tranh về chế độ chính trị. Trải qua cuộc đại sát hạch này chúng ta có thể học được những gì? Ngoài dịch bệnh ra thì như ông Guterres nói, thế giới đầy bất định này sẽ diễn biến theo những xu thế nào? Ông Trịnh Vĩnh Niên (Zheng Yongnian), giáo sư Viện Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, Chủ tịch Hội đồng học thuật của Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa (Center for China and Globalization, CCG) đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Thời báo Hoàn cầu, qua đó ông trình bày suy nghĩ về một số vấn đề quốc tế quan trọng. Continue reading “Bàn về chế độ chính trị và quan hệ Mỹ-Trung trong bối cảnh Covid-19”

24/03/1989: Sự cố tràn dầu của tàu Exxon Valdez

Nguồn: Exxon Valdez crashes, causing one of the worst oil spills in history, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, một trong những sự cố tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ đã xảy ra khi tàu chở dầu hạng nặng Exxon Valdez, sở hữu và vận hành bởi Tập đoàn Exxon, mắc cạn trên một rạn san hô ở Prince William Sound ở phía nam Alaska. Ước tính tổng cộng 41,6 triệu lít dầu đã tràn xuống dòng nước. Nỗ lực ngăn chặn tràn dầu ồ ạt đã không thành công, gió và dòng hải lưu khiến dầu lan xa hơn 100 dặm từ nguồn ban đầu, cuối cùng gây ô nhiễm cho hơn 700 dặm bờ biển. Hàng trăm ngàn con chim và động vật đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thảm họa môi trường này. Continue reading “24/03/1989: Sự cố tràn dầu của tàu Exxon Valdez”

Thế giới hôm nay: 24/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chứng khoán Mỹ tiếp tục có một ngày tồi tệ sau khi Thượng viện không thể thông qua gói kích thích tài khóa trị giá 2 nghìn tỷ đô la nhằm giảm nhẹ tác động của coronavirus lên nền kinh tế. Các quan chức cấp cao của chính quyền Trump và các nhà lãnh đạo quốc hội nói họ sắp đạt một thỏa thuận, nhưng đảng Dân chủ đang cố gắng đạt được sự bảo hộ tốt hơn cho công nhân và cài vào một số hạn chế đối với cứu trợ cho các doanh nghiệp lớn. Chỉ số Dow Jones giảm 3,7% trong phiên giao dịch chiều.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố nới lỏng định lượng không giới hạn để hỗ trợ thị trường tài chính và nền kinh tế. Fed đã gỡ bỏ giới hạn mua trái phiếu Kho bạc và chứng khoán có thế chấp bảo đảm. Họ cũng tiết lộ các công cụ mới để mua một số loại nợ doanh nghiệp nhất định, làm sống lại một kế hoạch từng được dùng trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-09 vốn cho phép họ mua các chứng khoán được hỗ trợ bởi các khoản vay sinh viên, xe hơi, thẻ tín dụng và các tài sản khác, đồng thời mở rộng khả năng mua tài sản của họ trên thị trường trái phiếu địa phương và thương phiếu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/03/2020”

Harold II: Vị vua người Anglo-Saxon cuối cùng của Anh

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Harold (1020 – 1066) là vị vua người Anglo-Saxon cuối cùng của Anh và bị giết bởi William, Công tước xứ Normandy trong Trận Hastings.

Harold sinh ra vào đầu những năm 1020 và là con trai của Godwine, Bá tước xứ Wessex. Ông đạt được tước hiệu như cha của mình vào năm 1053 và trở thành người quyền lực thứ hai ở Anh chỉ sau quốc vương. Ông cũng là trung tâm của sự phản đối chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của người Norman ở Anh khi vua Edward (được gọi là ‘Người xưng tội’ vì lòng sùng đạo của ông) đã khuyến khích điều này. Continue reading “Harold II: Vị vua người Anglo-Saxon cuối cùng của Anh”

23/03/1994: Ứng cử viên tổng thống Mexico bị ám sát

Nguồn: Leading Mexican presidential candidate assassinated, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1994, Luis Donaldo Colosio, ứng cử viên tổng thống của đảng cầm quyền Mexico, đã bị bắn chết trong một chiến dịch tranh cử ở thị trấn biên giới phía bắc Tijuana.

Là thành viên của Đảng Cách mạng Thể chế (PRI), đảng chính trị nắm quyền ở Mexico trong gần suốt cả thế kỷ 20, Colosio đã được tổng thống sau này của Mexico là Carlos Salinas de Gortari bảo trợ, đồng thời được bầu vào Hạ viện và Thượng viện. Năm 1988, ông đã phụ trách chiến dịch tranh cử tổng thống thành công của Salinas, và được bầu làm lãnh đạo đảng PRI cùng năm đó. Continue reading “23/03/1994: Ứng cử viên tổng thống Mexico bị ám sát”

Thế giới hôm nay: 23/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủng mới của coronavirus tiếp tục càn quét toàn thế giới, đưa số ca nhiễm đã xác nhận vượt qua 310.000 và hơn 13.000 người tử vong. Thủ tướng Úc tuyên bố hạn chế các quán rượu và nhà hàng. Thủ đô Ấn Độ, Delhi, đã bị phong tỏa. Bologna – vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Ý – cấm mọi hoạt động ngoài trời. Và tại Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã phê chuẩn một tuyên bố tình trạng thảm họa đối với tiểu bang New York, cho thấy ông có thể làm điều tương tự với các tiểu bang khác, tạo cơ sở cho việc chi trả tài trợ liên bang.

Các nghị sĩ Cộng hòa và Dân chủ ở Thượng viện Mỹ tiếp tục tranh cãi về một dự luật kích cầu nhằm làm dịu tác động của đại dịch coronavirus lên nền kinh tế lớn nhất thế giới. Gói này có thể vượt quá 1,8 nghìn tỷ đô la và sẽ là gói giải cứu tài chính lớn nhất từ trước tới nay. Một điểm quan trọng là liệu, và bằng cách nào, các công ty được giải cứu bằng nguồn tài trợ của liên bang có thể bảo vệ người lao động của mình. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/03/2020”